Chuyện Tuổi Trẻ Tuổi Già

KhuuTuChan

Thời nào cũng có tuổi trẻ tuổi già. Và ai cũng kinh qua tuổi trẻ tuổi già. Tuổi trẻ tuổi già v́ vậy chỉ là một hiện tượng thuộc thế hệ (a generational phenomenon) như Erik H. Erikson, nhà tâm lư học thời danh của Havard, từng nói. Vậy mà không thời nào không có vấn đề tuổi trẻ tuổi già. Và không người nào không đối diện với vấn đề tuổi trẻ tuổi già cách này cách khác.

1. 1968. Nhưng chưa năm nào vấn đề trẻ già ấy đạt cao độ cho bằng năm 1968. Năm này đi vào lịch sử như năm tuổi trẻ làm cách mạng theo nghĩa cực đoan nhất. Năm ấy là năm ở Việt-Nam có biến cố Mậu Thân. Với sức chiến đấu anh dũng của Quân Lực ḿnh trong dịp hào hùng này, Việt-Nam Cộng Ḥa đáng lẽ đă chiếm được sự ngưỡng phục và ủng hộ của dư luận thế giới, th́ chẳng may v́ một lầm lỗi thật nhỏ của Tướng Nguyễn Ngọc Loan qua vụ xử tử một cán binh Việt-Cộng ngay trên đường phố Sài-G̣n (1 tháng Hai), đă làm dư luận ấy quay hẳn 180 độ chống đối lại Việt-Nam Cộng Ḥa. Vụ thảm sát tại Mỹ-Lai ngày 16 tháng Ba càng làm phản ứng tại Mỹ hoàn toàn thất lợi cho cố gắng đẩy lui Cộng Sản ra khỏi mảnh đất tự do. Ngày 4 tháng Tư, mục sư Martin Luther King Jr bị ám sát.

Ngày 5 tháng 6, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ, Robert F. Kennedy bị Sirhan Sirhan, một người Kitô giáo Mỹ gốc Palestine, ám sát. Phong trào đấu tranh dân quyền Mỹ và phong trào phản chiến Mỹ lên cao. Các đại học từ Bắc xuống Nam bị xáo trộn. Ngày 23 tháng 4, Sinh viên chiếm và đóng cửa Đại Học Columbia. Tuy nhiên, cao độ hành động của tuổi trẻ lại không xẩy ra tại Mỹ, mà là tại Âu Châu, nhất là tại Pháp, nơi tuổi trẻ đă biến tháng 5 năm 1968 thành “Tháng Năm Pháp” (French May).

Tháng ấy đánh dấu cuộc tổng đ́nh công trên toàn nước Pháp. Cuộc tổng đ́nh công này mau chóng đạt tới tầm vóc cách mạng, đe dọa không những chính phủ Pháp do ông Georges Pompidou cầm đầu, mà ngay cả sự nghiệp chính trị của Tướng Charles De Gaulle, lúc đó là Tổng Thống nước này. Nhiều triết và sử gia cho rằng cuộc biến loạn này là biến cố quan trọng duy nhất có tính cách mạng trong thế kỷ 20 v́ nó không do một nhóm dân số đơn độc mà có sự tham dự của quần chúng, bất phân biên giới sắc tộc, văn hóa, tuổi tác hay giai cấp. Tuy nhiên, nếu trước đó, không có những vụ đ́nh công của các sinh viên và học sinh đại học cũng như trung học tại Paris sau khi chạm trán với các giới chức quản trị đại học và cảnh sát, th́ cuộc tổng đ́nh công kia đă không xẩy ra.

 

Nhiều triết và sử gia cho rằng cuộc biến loạn này là biến cố quan trọng duy nhất có tính cách mạng trong thế kỷ 20 v́ nó không do một nhóm dân số đơn độc mà có sự tham dự của quần chúng, bất phân biên giới sắc tộc, văn hóa, tuổi tác hay giai cấp.

Các biến động của sinh viên khởi đầu xẩy ra tại Đại Học Paris ở Nanterre khiến ban giám đốc đóng cửa đại học này ngày 2 tháng Năm 1968. Sinh viên ĐH Sorbonne ở Paris biểu tỉnh ngày 3 tháng Năm chống đối việc đóng cửa trên. Giới chức đại học Sorbonne kêu gọi cảnh sát đến bao vây ĐH và bắt giữ bất cứ sinh viên nào từ trong thoát ra ngoài. Khi sinh viên đến ngăn không cho các xe cảnh sát chở các sinh viên bị bắt đi, cảnh sát chống biểu t́nh đă tung lựu đạn cay vào sinh viên. Thay v́ giải tán, lựu đạn cay càng khiến nhiều sinh viên khác đến tiếp cứu, ngăn hết các đường phố chung quanh, khiến xe cảnh sát không di chuyển được. Họ phải tăng thêm nhân số mới giải vây bằng cách bắt giam hằng trăm sinh viên. Ngày 6 tháng Năm, Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia (UNEF) và Hiệp Hội Giáo Chức Đại Học tổ chức cuộc diễn hành phản đối cảnh sát xâm lấn ĐH Sorbonne. Hơn 20,000 sinh viên, giáo chức và ủng hộ viên tiến về ĐH Sorbonne đang bị cảnh sát cô lập. Đoàn diễn hành lập tức bị dùi cui cảnh sát tấn công, một số chạy thoát, nhưng đa số ở lại, lập hàng rào đánh trả, khiến cảnh sát phải tạm thời rút lui. Cảnh sát đánh trả bằng lựu đạn cay, hàng trăm sinh viên bị bắt thêm.

Các học sinh trung học bắt đầu đ́nh công ủng hộ các sinh viên Sorbonne và Nanterre từ ngày 6 tháng Năm. Và ngày hôm sau họ tham gia cùng các sinh viên, giáo chức và một số công nhân trẻ đang tụ tập tại Khải Hoàn Môn, để đưa ra nhiều yêu cầu:như hủy bỏ mọi án h́nh sự đối với các sinh viên bị bắt, cảnh sát rời khỏi đại học và mở lại 2 ĐH Sorbonne và Nanterre. Các cuộc thương thuyết xụp đổ khi sinh viên trở lại đại học, tưởng lầm chính phủ chấp thuận các yêu cầu của họ, để chỉ thấy cảnh sát vẫn c̣n ở đó.

Ngày 10 tháng Năm, đụng độ lớn v́ thế đă xẩy ra kéo thêm nhiều ủng hộ viên. Cả truyền thanh lẫn truyền h́nh đều tường thuật tỉ mỉ. Việc chính phủ nặng tay với sinh viên học sinh khiến các công nhân nhẩy vào ṿng chiến. Ngày 13 tháng Năm, hơn một triệu công nhân biểu t́nh, buộc thủ tướng Georges Pompidou phải đích thân thả các sinh viên bị bắt và cho mở lại ĐH Sorbonne. Tuy nhiên các biện pháp ấy không dập tắt được bất ổn. Khi ĐH mở cửa, các sinh viên đă chiếm đóng nó và tuyên bố biến nó thành “đại học nhân dân” tự trị. Gần 401 “ủy ban hành động” được thiết lập tại Paris và vùng phụ cận trong mấy tuần kế tiếp đưa ra các kế hoạch chống chính phủ.

Ta hăy đọc lại một số các khầu hiệu tranh đấu trong dịp này. Lisez moins, Vivez plus (Đọc ít hơn, sống nhiều hơn); Pas de replâtrage, la structure est pourrie (Đừng vá víu, cơ cấu rữa thối rồi); On ne revendiquera rien, on ne demandera rien. On prendra, on occupera (không đ̣i hỏi, không xin xỏ. Hăy chiếm, hăy đóng!); On achète ton bonheur. Vole-le (Họ mua hạnh phúc của bạn. Hăy đánh cắp nó); Ni Dieu ni maître ! (không Chúa không chủ!); Comment penser librement à l'ombre d'une chapelle ? (Làm sao suy nghĩ tự do dưới bóng ngôi nhà nguyện?); Cours, camarade, le vieux monde est derrière toi ! (Chạy đi đồng chí, thế giới cũ đang đuổi sau lưng!)

2. Kẻ Thù Tự Nhiên? Cũng một t́nh h́nh như trên xẩy ra khắp các đại học Âu Châu và Mỹ Châu, thậm chí cả Nhật Bản nữa. Tuổi trẻ lần này không muốn sửa đổi, họ muốn thay thế xă hội cũ của cha ông họ. Điều ấy khiến Alexander Klein đặt câu hỏi phải chăng già trẻ là Những Kẻ Thù Tự Nhiên làm tựa đề cho một cuốn sách do nhà xuất bản J.B. Lippincott Company tại New York ấn hành năm 1969. Klein thu thập các bài viết và phát biểu của 77 nhân vật nổi tiếng thuộc đủ giai tầng và lứa tuổi trong xă hội Mỹ nói về tuổi trẻ tuổi già, trong đó có McGeorge Bundy, Erich Fromm, Walter Lippmann, Henry Miller, John Kenneth Galbraith, Robert F, Kennedy, Dwight D. Eisenhower, John D. Rockefeller 3rd, John Lennon & Paul McCartney (the Beatles), Erik H. Erikson.

Câu trả lời của Klein cho câu hỏi trên khá mơ hồ. Theo ông, sự va chạm giữa hai thế hệ này là một điều không thể tránh được. Chức phận tự nhiên của người trẻ là khẳng định tính độc lâp của ḿnh, là thách thức các truyền thống và tiền niệm (preconceptions) của người già cách hợp lư hợp lẽ cũng có mà cách “thiếu khôn ngoan” và “quá chừng mực” cũng có, đến độ đ̣i mọi người phải theo các nguyên tắc ḿnh ủng hộ.

Ngược lại, người già bao giờ cũng có khuynh hướng tự nhiên kháng cự lại sự thách thức trên, một cách chừng mực, hợp lư cũng có, một cách không chừng mực và vô lư cũng có, luôn luôn bảo họ “đứng yên tại đó” trong khi các vấn đề khẩn cấp không chịu nhường bước cho “các phương pháp lỗi thời” dựa trên “các quan niệm và cách nh́n quá thời hạn”. Trong gia đ́nh, con cái và cha mẹ, các mục tiêu hàng đầu của những xúc cảm lẫn lộn dành cho nhau, cả yêu lẫn ghét, trở thành vừa là liên minh vừa là kẻ thù tự nhiên của nhau, là nguồn tạo ra cả thoả măn lẫn thất vọng. Về phương diện này, trẻ già trở thành chất súc tác chủ yếu cho một xă hội năng động. Tuy nhiên, không thiếu những người trẻ gào lên như Bob Dyland: “Ông Jones ơi, ông tránh ra xa điều ông không hiểu nổi đi!”.

Theo Klein, phong trào bạo động của giới trẻ thập niên 1960, mà cao điểm là 1968, đă kết hợp hai khía cạnh cách mạng văn hóa với đấu tranh chính trị để gửi tới thế hệ cha anh họ lời nhắn gửi sau đây: “chúng tôi không giống qúi vị, chúng tôi là những con người khác, chúng tôi là loại người mới, một chủng loại khác (a different species), với cái nh́n thông sáng sâu sắc hơn, một t́nh yêu chân thật hơn, một niềm vui tṛn đầy hơn, một lương tâm tinh tế hơn, một an b́nh lâu bền hơn”. Không thiếu những người thuộc cả hai thế hệ coi nhau không hẳn như những chủng loại khác nhau, th́ ít nhất cũng là từ những tinh cầu khác nhau mà tới như nhận định của Erik H. Erikson trong bài “Tuổi trẻ hôm nay và năm 2000”, hay là những đại biểu thuộc hai quốc gia như cách gọi của Marya Mannes qua bài “Chúng ta hăy thiết lập quan hệ ngoại giao”.

Mannes đưa ra lời kêu gọi đầy pha tṛ như thế này: “Thưa qúi vị trẻ, nếu có thể xin qúi vị vui ḷng vặn nhỏ máy truyền thanh bán dẫn hay máy truyền h́nh của qúi vị để qúi vị có thể nghe được giọng nói run run của các cha anh của qúi vị. Không quen như qúi vị với những câu không quá ba chữ… nên xin qúi vị lắng nghe, v́ đây không phải là một bài thuyết giảng. Nó thực sự là một lời tuyên bố (communiqué) giữa hai quốc gia vốn sống chung với nhau, dù qúi vị có muốn hay không”. Mannes gọi hai quốc gia này là “quốc gia vệ tinh Già” và “quốc gia Trẻ”. V́ bà nhân danh “quốc gia Già”, một quốc gia “vệ tinh” (satellite, phụ thuộc), nên bà muốn tŕnh bày các lư lẽ để thuyết phục “quốc gia Trẻ”, một quốc gia độc lập, chịu “ngưng bắn” mà ngồi vào bàn ḥa đàm (quả không giống ông Mỹ năn nỉ ông Việt Cộng hồi xưa). Điều “phi lư” của Mannes là những lư lẽ ấy, nếu “quốc gia Trẻ” chấp thuận, th́ họ phải đầu hàng chứ không c̣n là ngưng bắn v́ chúng đụng đến lối ăn mặc, tóc tai, yêu đương, hút sách… là những điều “quốc gia Trẻ” coi là “căn tính”. Bỏ căn tính th́ c̣n ra cái thể thống ǵ nữa!

3. Giới Trẻ Công Giáo. Klein có trích đăng bài của tạp chí America, một tạp chí Công giáo hàng đầu của Mỹ, với tiêu đề “Thiếu Niên Công Giáo Tranh Biện Các Phê Phán Của Người Trưởng Thành” trong đó có trích lại lời phát biểu của một thiếu niên rằng: “Khi họ đặt tràng hạt vào tay tôi, họ quên không đặt t́nh yêu vào trái tim tôi…Tôi chỉ xin các bậc trưởng thượng nh́n vào lối (sống) của chúng tôi. Và nếu họ không giúp một tay, xin họ đừng dùng lối (sống) của họ mà bẻ gẫy các ngón tay chúng tôi”. Cái h́nh thức giữ đạo bề ngoài là cáo buộc phản pháo thường được giới trẻ năng dùng nhất chống lại thế hệ cha anh.

Ta hăy nghe thêm một vài phát biểu nữa. Một thiếu nam nhận xét: “có lẽ lư do tại sao giới trẻ không bao giờ nắm được yếu tính Kitô giáo là v́ các linh mục và tu sĩ cấp giáo xứ cũng không nắm được nó nốt. Nếu nắm được, họ đă đem nó ra thực hành rồi. Tôi không đồng ư…trút mọi trách cứ lên thế hệ trẻ. Chúng tôi chỉ nh́n điều đang được thực hành thôi – không nh́n những đề nghị lư tưởng của Giáo Hội. Chúng tôi quan tâm đến sự kiện, chứ không lư thuyết”. C̣n Mary, tên một thiếu nữ, cho hay: “lúc tham dự buổi giảng dạy các giáo lư viên do CCD tổ chức, tôi hết sức bỡ ngỡ khi thấy người lớn trả lời câu hỏi: ’Bạn có ư tưởng ǵ về Giáo Hội’. Phần đông đọc lại mấy câu trả lời đă học thuộc ḷng từ Sách Bổn. Bạn tôi th́ thầm: ‘Vậy c̣n Ông già nhân hậu Kitô th́ sao?’. Vâng xin qúi vị giúp chúng tôi đem Đức Kitô trở lại tinh thần người ta. Chúng tôi không cần cơ cấu. Chúng tôi cần Thiên Chúa”.

Đấy là truyện của thế hệ 1968, thế hệ sống giữa hai thời kỳ trước và sau Công đồng Vaticăng 2. Bây giờ ta xem đến thế hệ tiếp theo, những người trong cỡ tuổi 25 tới 39 vào năm 2001, nghĩa là những người sinh giữa các năm 1962 và 1976, một thế hệ được Robert Dixon và Richard Rymarz gọi là Thế Hệ X (The Australasian Catholic Record, Tháng 4 năm 2005 tr.131-153). Dixon chú trọng đến việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Thế hệ X tỏ ra tham dự không thường xuyên bằng thế hệ trước. Và do đó cũng tỏ ra ít hiểu biết về mầu nhiệm Thánh Thể hơn.

Rymarz chú trọng hơn đến ngôn ngữ xử dụng để chuyên chở giáo lư và cho hay v́ thế hệ X không tin tưởng thẩm quyền và ư thức hệ, thích xây dựng quan niệm của họ về Thiên Chúa dựa kinh nghiệm bản thân nhiều hơn, nên tỏ ra thờ ơ với những công thức cổ điển của đức tin. Nhu cầu v́ thế cần khai triển một loại ngôn ngữ mới để tŕnh bày học thuyết Công giáo. Vào sâu vấn đề hơn, Rymarz cho hay Thế hệ X không biết ǵ tới cái thế giới gắn bó (cohesive world) của Công giáo trước thời Công đồng Vatican 2. Cho nên có thể nói, điều ấy tạo nên cả một khoảng cách thế hệ (a generation gap) giữa họ và các người Công giáo lớn tuổi hơn. Rất dễ nhận ra những điều Thế Hệ X chưa bao giờ có kinh nghiệm:

 

V́ thế hệ X không tin tưởng thẩm quyền và ư thức hệ, thích xây dựng quan niệm của họ về Thiên Chúa dựa kinh nghiệm bản thân nhiều hơn, nên tỏ ra thờ ơ với những công thức cổ điển của đức tin. Nhu cầu v́ thế cần khai triển một loại ngôn ngữ mới để tŕnh bày học thuyết Công giáo.

1) Các thực hành sùng kính như Chầu Phép Lành và Thứ Sáu Đầu Tháng. Nhiều người Công giáo lớn tuổi nhớ đến những việc sùng kính này c̣n hơn cả Thánh Lễ Chúa Nhật.

2) Thay đổi việc Ăn Chay. Việc bỏ bớt những ngày ăn chay kiêng thịt được nhiều nhà xă hội học Công giáo coi là thay đổi có tầm quan yếu nhất, v́ nó gần như gạt ư niệm ăn chay ra khỏi ư thức người trẻ.

3) Thay đổi Phụng Vụ. Gần như mất hẳn ư niệm mầu nhiệm hy tế, chỉ c̣n ư niệm bữa ăn có tính cộng đoàn của Dân Chúa.

4) Tinh thần liên đới Công giáo. Kiệu Thánh Thể hay Kiệu các thánh quan thầy gần như không c̣n. Những tiếng nói “khác lạ” thường xuyên xẩy ra hơn, lại do những người “nặng kư”. Các hội đoàn ít sinh hoạt công khai qua hội hè đ́nh đám.

5) Các khác biệt giữa các giáo phái (denominational differences) không được chú trọng. Ư niệm bao dung và đa phức trổi vượt hơn.

Nói tóm lại, ba lănh vực sau đây tác động mạnh trên Thế hệ X:

a. Các niềm tin và giáo huấn Công giáo sau Công đồng, nhất là thuộc lănh vực luân lư và tính dục, đă bị thách thức như chưa từng có. Toàn bộ ư niệm thế giới quan Công giáo bị thách thức.

b. Qua hiến chế Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng), Giáo hội nhấn mạnh đến sự ḥa điệu và tính liên tục giữa nền Văn hóa Công giáo và văn hóa thế giới nói chung. Các nét đặc trưng Công giáo bị phai lạt phần nào. Nét huyền nhiệm và siêu nhiên của nhiều thực hành Công giáo được thay thế bởi bầu khí nhuốm mầu thế tục hơn và đôi khi duy lư nữa.

c. Các biểu thức văn hóa Công giáo mà các thế hệ trước được cung cấp khi bước vào tuổi trưởng thành nay không c̣n nữa. Giống các người cùng thời, Thế Hệ X xây dựng cho ḿnh một căn tính đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu cá nhân tương phản với ư nghĩa tập thể hay cộng đoàn.

4. Điều May Mắn. Những người quan tâm đến giới trẻ Công giáo như Richard Rymarz trên đây đă tích cực góp tay vào việc giáo dục đức tin cho họ. Rymarz là người viết Cuốn Lớp Bẩy trong Bộ To Know, Worship and Love mà Ban Tu Thư thuộc chương tŕnh Giáo Lư Thiếu Nhi của Cộng đồng Công giáo Việt-Nam ở Sydney chuyển ngữ thành bộ Biết Thờ Mến như chúng tôi đă có dịp thưa cùng qúi độc giả trong Dân Chúa tháng 7/2006. Một may mắn nữa là Văn Pḥng Giáo Dục Công Giáo của Tổng giáo phận Sydney đă bổ túc bộ To Know, Worship and Love bằng bộ Religious Education Curriculum nhấn mạnh đến khía cạnh cử hành các mầu nhiệm trong đạo, chứ không chỉ dạy các em các vấn đề thuần tri thức (cognitive). Ban Tu Thư, với sự tăng cường của các Nữ Tu Trinh Vương, đang dựa vào hai bộ ấy để viết thành tài liệu giáo khoa dùng cho các lớp giáo lư thiếu nhi ở đây. Một phần nào đó, những tài liệu này có tham vọng bắc được nhịp cầu nối liền các thế hệ công giáo, trước và sau Công đồng Vatican II, mang lại cho họ một căn tính đặc trưng Công giáo, chứ không mơ hồ lẫn lộn như từ trước đến nay. Bởi các nghị phụ dưới sự phối hợp của chân phúc Giáo Hoàng Gioan 23 không bao giờ có ư nghĩ tạo ra khoảng cách thế hệ nói trên.

5. Thế Hệ Trẻ Đẻ Ra Ông Giáo Hoàng. Klein, trong tài liệu nói trên, có trích đăng một bài của Tạp Chí Time. Tạp chí này cho hay những người dưới 25 tuổi vượt quá số người thuộc thế hệ cha anh và tiên đoán đến năm 1970, con số ấy sẽ lên đến 100 triệu tại Mỹ. Chưa bao giờ giới trẻ lại khẳng quyết, nói năng trôi chẩy, có tŕnh độ học thức và trần đời đến thế. Một cách có thể tiên đoán được, họ thuộc một lứa (breed) có tinh thần độc lập cao, và dưới mắt cha anh, tính độc lập ấy làm họ không thể tiên đoán được. Đây không chỉ là một thế hệ mới, mà là một loại thế hệ mới hẳn (new kind of generation)... Những cơ may khám phá chưa từng có đang chờ đợi họ: Họ là những người sẽ đổ bộ lên mặt trăng (chỉ mấy tháng sau bài báo này), chữa bệnh ung thư và cảm hàn, thiết kế những thành phố vô hại, không khói bụi (blight-proof and smog-free), làm giầu thế giới kém phát triển và chắc chắn sẽ viết đoạn chót đối với nghèo đói và chiến tranh. Nhưng thế hệ đó lại là thế hệ hoài nghi to tiếng. Chưa bao giờ có một thế hệ trẻ lại hoàn toàn quanh quẩn với các phương kế của chính ḿnh. Không một người trưởng thành nào có thể nói cho họ biết điều các thế hệ trước từng được bảo ban: đây là Chúa, đây là Điều Thiện, đây là Nghệ Thuật, đây là điều không được làm.

 

Đối với lời người lớn :” đợi chút”, họ trả lời ngay: “chúng tôi không đợi”. Họ không muốn chuẩn bị để sống, họ muốn sống ngay.

Giới trẻ ngày nay không chấp nhận những công thức bắt đầu từ bậc thang cuối cùng bước lên, những công thức từng hướng dẫn bước tiến thân của cha ông họ và cũng không chắc là ḿnh có muốn thành công hay không nữa, v́ chính ḿnh đă là một thành công rồi. Một điều chắc chắn: từ Bombay đến Berkeley, từ Vĩnh Long đến Volgograd, người trẻ ra dấu rơ ràng rằng anh ta nhất định chỉ sống bằng ánh sáng của riêng ḿnh. Họ chế riễu lớp đàn anh là những tên “chống gậy” và “bán đứng”. Rất thích những từ như “phân mảnh” và “vô luật” (fragmentation & anomie) trong việc tự nói về ḿnh, nhiều người trong số họ gần như rơi vào chủ nghĩa hư vô (nihilism). Đối với lời người lớn :” đợi chút”, họ trả lời ngay: “chúng tôi không đợi”.

Họ không muốn chuẩn bị để sống, họ muốn sống ngay. Buell Gallagher, chủ tịch một hội sinh viên tại New York, phát biểu: “Thế hệ này không có ảo tưởng. Ư niệm của họ là những ǵ đang xẩy ra. Hăy để nó thật cụ thể, thật sống động, hăy để nó thật bản thân. Hăy để nó có ngay bây giờ!” Ronald Allison, 23 tuổi, bảo rằng: “chúng tôi là những trẻ sơ sinh của Bom. Chúng tôi lớn lên nhờ sữa có phóng sạ” Câu nói xem ra có vẻ t́nh cảm, nhưng thực ra chỉ muốn nói v́ trái bom, họ muốn nén gọn cả đời người vào một ngày. Những người trẻ xem ra xả kỷ nhất như Laurance Rockefeller Jr, chắt nội John D. Rockefeller, chỉ nhận $22.50 một tuần làm thiện nguyện tại khu Harlem, hỏi th́ anh ta nhún vai: “ngoài giầu có, c̣n chi?”. Bạn cùng làm với anh ta là Tweed Roosevelt, 24 tuổi, chắt Teddy Roosevelt, trả lời :” cá nhân chủ nghĩa”!

Time tiếp tục kể ra nhiều “đặc điểm” của thế hệ trẻ 1968, khiến Marilyn Swartz phải lên tiếng qua bài “Một Người Dưới 25 Trả Lời Báo Time”. Cô than phiền rằng “truyền thông đặt tít phản kháng, mà bỏ qua các kết quả gây lợi”. Đây cũng là lời than phiền của các người trẻ trong bài báo của tờ America. Người trẻ tự hào về những cái tốt họ mang lại cho xă hội. Điều này xét cho cùng hoàn toàn chính xác.

Không một thế hệ nào lại không đóng góp cho xă hội, cho đà đi lên của lịch sử con người. Đối với chúng ta, những người có đức tin, càng nên nh́n mọi biến cố xẩy ra trong viễn tượng ơn cứu độ của Chúa. Xét cho cùng, chính cái thái quá của phong trào người trẻ năm 1968 đă dứt khoát xoay chiều tư duy của thần học gia Joseph Ratzinger, nhờ thế, chúng ta có được trụ cột bênh đỡ tính tinh ṛng của đức tin Công giáo suốt 24 năm dưới triều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, và nay tiếp tục trực tiếp dưới danh hiệu Bênêđíchtô 16. Trong cái họa có cái may và là cái may thật lớn.

Thật vậy, trong tất cả các bài viết về tiều sử Đức Bênêđictô 16, 1968 đă được dùng làm mốc đánh dấu hai giai đoạn tư duy của Ngài. Ai cũng biết trước 1968, và ngay trong giai đoạn tham dự Công đồng Vaticăng 2, trong tư cách chuyên viên của Hồng Y Frings, tổng giám mục Cologne, thần học gia Ratzinger được mọi người coi như cấp tiến có xác tín. Thực tế, ngài đă cộng tác với những thần học gia thuộc cánh tân thời (modernist) như Hans Kung và Edward Schillebeeckx. Riêng đối với Hans Kung, hai bên từng gặp nhau từ năm 1957 tại một đại hội các thần học gia tại Innsbruck.

Trong cuốn tự thuật Cột Cây Số (Milestones), sau khi đọc luận án tiến sĩ của Kung viết về Karl Barth, ngài viết: “tôi có nhiều câu để hỏi về cuốn sách này v́, dù văn phong thần học của sách không phải là văn phong của tôi, nhưng tôi rất thích thú khi đọc nó và rất kính phục tác giả của nó, là người tôi thích sự cởi mở thu phục ḷng người và tính nói thẳng”. Ngài gặp lại Hans Kung một lần nữa tại Công đồng Vaticăng 2 v́ cả hai cùng là chuyên viên cho Hồng Y Frings. Năm 1966, chính Hans Kung nhiệt liệt vận động ủng hộ việc ngài được mời giữ ghế giáo sư thực thụ tại ĐH Tubingen.

Cuốn Dẫn Nhập Vào Kitô giáo xuất bản năm 1968 phản ảnh khuynh hướng cấp tiến của Ngài trong giai đoạn này. Sau Này chính ngài nói như sau: “Tôi nhận ghế giáo sư ở Tubingen với ư niệm được ‘gần gũi trường phái Tubingen’ hơn, một trường phái đề cập đến thần học theo đường hướng sử học và đại kết. Một phần nào đó, trường phái Tubingen đă ảnh hưởng đến tác phẩm vừa kể, trong đó ngài viết rằng Đức Giáo Hoàng có nhiệm vụ lắng nghe các tiếng nói khác nhau trong ḷng Giáo hội trước khi đưa ra quyết định. Cũng trong sách đó, ngài tỏ ra không ủng hộ tính tập quyền của ngôi vị giáo hoàng. Theo ngài, Giáo hội lúc ấy quá trung ương tập quyền, thích quy luật và bị Rôma kiểm soát quá trớn. Những điểm ấy sau này bị bỏ khỏi tác phẩm v́ bị trích dịch ra ngoài mạch văn nhiều quá.

 

bản nhiên của Chúa là tương giao trong yêu thương. Nếu người già người trẻ luôn tâm niệm như thế th́ sự khác biệt trẻ già chỉ có thể là năng động cho lẽ sống c̣n của văn minh con người.

Sau đó, th́ lịch sử đi vào cơn lốc tư tưởng dữ dội như ta đă thấy. Các vụ nổi loạn của sinh viên xẩy ra khắp nơi trên thế giới và chủ nghĩa Mac-xit mau chóng trở thành hệ thống trí thức nổi bật tại đại học Tubingen, nhồi sọ không những các sinh viên của ngài mà c̣n nhiều sinh viên thuộc các phân khoa khác. Nhận thấy tôn giáo đang bị khống chế bởi ư thức hệ chính trị Mác-xit, ngài viết: “Lúc ấy có việc dụng cụ hóa bởi các ư thức hệ vốn bạo chúa, bạo tàn, bất nhân. Kinh nghiệm ấy làm tôi thấy rơ rằng việc hạ nhục đức tin cần phải được kháng cự nếu ta muốn giữ vững ư chí của Công Đồng” (Muối Cho Đời). Ngài hành động ngay bằng cách rời bỏ Tubingen, trở về quê hương Bavaria dạy tại ĐH Regensburg, nơi ngài trở thành khoa trưởng và phó viện trưởng, đồng thời làm cố vấn thần học cho hội đồng giám mục Đức. Tháng 3/1977, ngài được cử làm tổng gím mục Munich, tháng 6/1977, được nâng lên hàng hồng y và tháng 11/1981 được bổ nhiệm làm tổng trưởng thánh bộ Đức Tin.

Tác động của biến cố 1968 sâu đậm đến nỗi ưu tư hàng đầu của ngài là Thần Học Giải Phóng. Ngài nh́n trong nó cái bóng dáng thần học Mác-xit năm xưa. Bởi thế, tháng 5/1985, ngài cho linh mục ḍng Phanxicô người Ba Tây là Leonardo Boff, vốn được coi là tiên phong của nền thần học trên, hay không được lên tiếng chi nữa. Rất may, LM Boff chấp nhận phán quyết của ngài và âm thầm rút về tu viện Phanxicô Petrópolis, ngoại ô Rio de Janeiro. Rồi lần lượt đến một số thần học gia nổi danh khác như LM Charles Curran, người Mỹ, nhất là Hans Kung, người mà ngài từng kính phục ngày nào, cũng bị cấm không được giảng dạy tại các đại học Công giáo. Dù bị chống đối và bị gọi bằng nhiều tên không đẹp, ai cũng phải nhận một điều, đối với ngài chân lư là điều quan trọng. Và chân lư đă được ngài dùng khả năng trổi vượt để làm sáng tỏ. Và xét cho cùng, quan điểm năm xưa của ngài về giáo triều Rôma vẫn đúng cho đến nay. Hồi ấy, ngài chỉ trích Bộ Tín Lư là một trong những cơ quan “bí hiểm” (secretive) nhất của giáo hội trung ương. Ngày nay, sau 24 năm ngài cầm đầu Bộ ấy, nó đă trở thành cơ quan cởi mở nhất, tân thời nhất, với lối làm việc khoa học và diễn tŕnh tham khảo rộng răi nhất. Đến độ, linh mục Boff ngần ngại không muốn phản pháo lại Hồng Y Ratzinger, dù được một số giám mục cảm t́nh viên khuyến khích (theo John L. Allen, trong bài The Vatican’s Enforcer đăng trong tờ National Catholic Reporter, tháng 4/1999).

Những điểm mạnh của Hồng Y Ratzinger, sau biến cố 1968, nhiều đến nỗi giám đốc nhà xuất bản Ignatius Press của Mỹ là linh mục Fessio tiên đoán ngài sẽ là “một trong những vị thánh lớn của thời đại ta” (Bài trên của J.L. Allen). “Vị thánh được tiên đoán trước” này hiện đương ngồi trên ṭa Phêrô từ ngày 19 tháng 4 năm 2005. Giống như lời Kinh Exultet ca tụng “tội hồng phúc” v́ đă đem đến cho chúng ta Đấng Cứu Độ, ta cũng phải cám ơn những người trẻ bạo động 1968 khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở Paris và Tubingen, đă đem đến cho chúng ta vị giáo hoàng lỗi lạc, người đă được nhiều nhà b́nh luận cho là đă vẽ được “lằn ranh rơ ràng trên cát” để chúng tôi, ít nhất những người Công giáo, biết đường mà ṃ.

6. Ông Của Thế Giới. Thành ra, hành động phản kháng của người trẻ không những chỉ là hiện tượng thuộc thế hệ bắt buộc phải có mà thực sự có đóng góp vào đà tiến đi lên của lịch sử. Về phương diện này, không ǵ bằng đọc lại Công đồng Vaticăng 2 theo gương tạp chí America. Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, số 7, cho hay: “Sự thay đổi trong thái độ và cơ cấu thường đặt lại vấn đề đối với các giá trị hiện được chấp nhận. Việc này càng đúng đối với giới trẻ, những người hơn một lần tỏ ra thiếu kiên nhẫn; và thực sự đă nổi loạn trong cơn buồn bực của họ”. Người trẻ, tài liệu viết tiếp, v́ ư thức được ảnh hưởng của ḿnh trong xă hội, nên họ muốn đảm nhiệm vai tṛ của họ ngay từ bây giờ. Các định chế, luật pháp, những lối suy tư và cảm nghĩ của người xưa truyền lại h́nh như không phải lúc nào cũng phù hợp với t́nh thế hiện tại, do đó, có sự xáo trộn trầm trọng trong phương thức và trong các tiêu chuẩn hành động.

Muốn t́m ra điều trên trong hoàn cảnh cụ thể, việc lắng nghe người trẻ phải được đặt lên hàng đầu. Không biết có phải v́ thế mà hàng triệu người trẻ đă t́m về với Đức Gioan Phaolô 2 cả lúc ngài không c̣n trên cơi đời này? Tuy nhiên khi người trẻ coi ḿnh là một chủng loại khác, khi đóng cửa rút cầu khỏi thế hệ cha anh, nhất là thế hệ ông nội bà ngoại, người trẻ đánh mất nhiều thứ lắm, nhiều thứ để ḿnh thành người, ngay theo nghĩa nhân bản mà thôi, như Khổng Tử từng nói: “nhân giả nhân dă”. Trong diễn tŕnh thành người theo nghĩa nhân bản này, người già đóng góp rất nhiều, như lời Đức Bênêđictô 16 phát biểu trong Đại Hội Thế Giới về Gia Đ́nh họp tại Valencia, Tây Ban Nha, ngày 9 tháng 7 vừa qua: “Ông bà là những người bảo đảm (cung cấp) t́nh âu yếm và dịu hiền rất cần cho mỗi con người…Họ cũng đưa lại cho người trẻ viễn tượng về thời gian; v́ họ là kư ức…của gia đ́nh. Họ là kho tàng mà thế hệ trẻ không nên thiếu”.

Đức Giáo Hoàng, trong bài nói truyện trên, khi Kịch sĩ Lino Banfi của Ư cho ngài hay ông là “ông của Nước Ư”, cũng nói đùa mà tự xưng ḿnh là “ông của thế giới”. Người ông này, trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội trên, có nói đến việc nền văn hóa thời nay quá đề cao tự do cá nhân, coi cá nhân như một chủ thể tự trị, dường như thể ḿnh là tự tạo, tự đủ cho chính ḿnh, bất cần các liên hệ với người khác và các trách nhiệm đối với họ. Trong khi thực sự ta được dựng nên giống h́nh ảnh Chúa. Mà bản nhiên của Chúa là tương giao trong yêu thương. Nếu người già người trẻ luôn tâm niệm như thế th́ sự khác biệt trẻ già chỉ có thể là năng động cho lẽ sống c̣n của văn minh con người.

Trong viễn tượng cuộc sống trường sinh, xin mượn đoạn kết của tài liệu “Thánh Đố Của Tuổi Già” do Hội Đồng Giám Mục Úc công bố năm 1998, nhân Năm Quốc Tế Tuổi Già, để kết thúc mấy gịng này. Sau khi trích sách Huấn Ca (25:6) nói rằng triều thiên của tuổi già là đức khôn ngoan, tài liệu trên quảng diễn nội dung của đức khôn ngoan ấy. Nó bao gồm thái độ chấp nhận, một khả năng biết ư thức cái đa dạng và khác biệt, một khả năng biết chào đón việc không thể tránh được các đổi thay, một khả năng biết chấp nhận cái mỏng ḍn hay chết của ḿnh, không phải chỉ trong chính sự chết giữa ḍng đời, nhưng c̣n là sự yếu đuối bệnh hoạn giữa lúc đang mạnh khoẻ, sự thất bại giữa lúc đang thành đạt, sự ân hận giữa lúc đang thỏa măn. Chiều kích căn bản của khôn ngoan chính là khả năng chấp nhận rằng sự tổng hợp đầy phức tạp giữa tích cực và tiêu cực, giữa ánh sáng và bóng tối này là chính bản sắc của chúng ta, và biết ra rằng chính sự phối hợp này tạo nên cuộc sống ta. Nó cũng bao gồm thái độ biết buông tha, biết bằng ḷng để sự vật rời khỏi tay ḿnh. Việc buông tha này thực ra vốn là diễn tŕnh tăng trưởng nhân bản từ lúc con người mới sinh ra, một diễn tŕnh để những cái quen thuộc ra đi và tiếp tục bước tới cái chưa biết.

Bước lớn sau cùng vào cơi vô minh chính là sự chết và điều này, như Elizabeth Kubler-Ross đề nghị, có thể được coi như "giai đoạn tăng trưởng sau cùng", một cái ǵ không hẳn đi ngược lại sự sống, nhưng là thành phần của chính cấu trúc sự sống. Sau cùng, sự khôn ngoan của tuổi già là biết nh́n lại, để thu hoạch hoa trái cuộc đời, để tự hào và hy vọng. Người ta thường ví đời người như h́nh ảnh bốn mùa quanh năm. Tuổi trẻ như mùa xuân, trưởng thành và trung niên như mùa hạ, và tuổi già như mùa thu. Thường th́ h́nh ảnh mùa thu đem vào trí ta những lá vàng rơi và cái chết đến gần của mùa đông.

Nhưng mùa thu cũng là mùa gặt hái và thu lượm hoa trái đă chín mọng dưới nắng hạ."Khi vào thu trong đời, những sự việc xẩy ra trong quá khứ, hoặc những kinh nghiệm được gieo trong thửa đất trái tim, gần như bạn không biết đến, nay đă mang hoa trái. Mùa thu trong đời là mùa thu hoạch lớn. Là lúc gặt hái những hoa quả kinh nghiệm đời bạn" (John O'Donoghue, Anam Cara, Bantam Press, London 1996, tr.167). Việc gặt hái khôn ngoan và tu đức này có thể có giá trị vô song đối với thế giới và các thế hệ tương lai. Chúng ta, với tư cách là một cộng đồng, đang cần rất nhiều những giá trị từ mùa gặt kia. Thái độ bất khoan dung với những dị biệt, bất kể v́ lư do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, chính kiến, quốc tịch, giai cấp hoặc văn hóa, thường là mồi lửa châm ng̣i cho bạo hành và áp bức. Tinh thần chấp nhận, vốn được coi là đặc điểm của người già, sẽ là một thách đố đối với thái độ bất khoan dung kia. Năo trạng tích góp (acquisitiveness), hay nói trắng là ḷng tham lam, đă được giáo huấn của Giáo Hội về xă hội nhận dạng như là nguồn sinh ra tranh chấp, bất b́nh đẳng vá áp bức.

Năo trạng này sẽ bị khả năng biết buông ra nói trên thách thức, v́ ư thức rằng hiện hữu quan yếu hơn là chiếm hữu. Xă hội ta đang mang sắc thái của một thái độ, gần như một thứ cuồng tín (cult), gọi bằng bận bịu làm ăn (busy-ness). Nó hiện được coi như một nhân đức, và thường nơi làm việc đ̣i bạn phải làm việc lâu giờ, quên cả nghĩ ngơi nhàn tản, làm cả trong những lúc nghỉ ngơi. Thói quen chiêm niệm, mà nhiều người già thấy thích thú, có thể đặt vấn nạn cho cái lối sống quá ư ngược xuôi trên. Thói quen này nhấn mạnh giá trị của khả năng biết thinh lặng, khả năng dành th́ giờ đi t́m ư nghĩa đời ḿnh hơn là cảm thức phải tộng vào nó đầy ứ những khích động. Các phẩm tính vốn dồi dào nơi người già ấy hiện xă hội đang rất cần. Chúng quan trọng không những đối với thế hệ này, nhưng c̣n cho các thế hệ tương lai, v́ những thói hư mà chúng chống đối nếu không bị thách thức sẽ phát sinh ra một thế giới trong đó các giá trị nhân bản sẽ mất đi.

Vũ Văn An
Sydney 10/7/2006


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.