VÀI NÉT VỀ
GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN THÁNH PIÔ X
ĐÀLẠT

Thánh Gia

Lm Micae Trần Đ́nh Quảng

 

1. Lịch sử h́nh thành

Nhằm giúp cho hàng giáo sĩ tương lai của Việt nam được đào tạo nghiêm túc về trí thức và tu đức (“une sérieuse formation intellectuelle et spirituelle”[1] ), các Giám mục miền Nam Việt nam đă thỉnh cầu Ṭa Thánh thiết lập một Giáo hoàng Chủng viện với cấp bậc đại học của một Phân khoa Thần học. Sau khi được Thánh bộ Truyền giáo chấp thuận, trong buổi họp ngày 25.01.1957 các ngài đă xin ḍng Tên đảm nhận điều khiển Chủng viện này.

Ngày 13.9.1958, Chủng viện được thành lập tại Đàlạt, với 4 cha ḍng Tên, đứng đầu là cha Ferdinand Lacretelle, và 24 chủng sinh đầu tiên đến từ các Giáo phận miền Nam, sinh hoạt trong một khu nhà do Viện Đại học Công giáo Đàlạt cung cấp, gần hồ Vạn Kiếp và trường trung học Trần Hưng Đạo. Đầu tiên, Chủng viện lấy tên là Giáo hoàng Chủng viện Mẫu tâm Vô nhiễm (Seminarium Pontificale Immaculati Cordis B.M.V.), nhưng năm sau (1959), Đức Khâm sứ Ṭa Thánh Giuseppe Caprio đổi thành Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X (Collegium Pontificium Sancti Pii X).

Sinh hoạt tạm thời của Học viện tại đây kéo dài cho đến hết niên khóa 1962-1963. Từ niên khóa 1963-1964, Học viện di chuyển tới cơ sở mới, số 13 Đinh Tiên Hoàng, trong một khuôn viên rộng gần 8 mẫu tây, kế cận trường trung học Bùi Thị Xuân và đồi cù, gần Viện Đại học Công giáo, không xa trung tâm thành phố, và trước mặt là hồ Xuân Hương thơ mộng. Cơ sở mới rất bề thế, khang trang, do kiến trúc sư Tô Công Văn vẽ kiểu, đă được Đức Khâm sứ Mario Brini đặt viên đá đầu tiên ngày 01.8.1961 và được Đức ông Francesco De Nittis, Đại diện Ṭa Khâm sứ, khánh thành ngày 23.4.1964 [2]

Cả cơ sở lẫn địa điểm và bầu khí đều thuận lợi cho việc tu luyện, học tập và đào tạo.

 

2. Điều hành và tổ chức sinh hoạt

Trước năm 1967, điều hành Học viện là cha Viện trưởng cùng với các cha giữ những chức vụ khác nhau trong nhà. Từ niên khóa 1967-1968, khi Phân khoa Thần học đă được chính thức thiết lập và đă có đủ các lớp thần học, th́ ban điều hành gồm Chưởng ấn (cha Bề trên Tổng quyền ḍng Tên), Phó Chưởng ấn (cha Bề trên miền) [3], cha Viện trưởng kiêm Khoa trưởng Phân khoa Thần học, cha Phó Viện trưởng, cha Quản lư, các cha Giám luật, các cha Linh hướng, cha Đặc trách tổng quát về học vụ, cha Trưởng ban Triết học, cha Quản thủ thư viện (Một số những chức vụ trên đây có thay đổi chút ít qua thời gian). Ngoài ra c̣n có Hội đồng tư vấn về Quản trị, về Phân khoa, và các cha điều hành những công việc chuyên biệt. Số các cha cơ hữu tại Học viện từ 4 (1958) lên tới 11 (1975).

Học viện tiếp nhận chủng sinh từ khắp các Giáo phận miền Nam Việt nam, có thêm một vài chủng sinh từ Lào và Cao miên. Mỗi khóa gồm 20-30 chủng sinh, b́nh thường 2 chủng sinh cho mỗi Giáo phận. Các chủng sinh được đào tạo trong 8 năm, cộng thêm 1 năm (hoặc 2 năm, tùy Giáo phận trong từng thời kỳ) đi thử (probation) xen kẽ.

Hội đồng chủng sinh được thành lập tháng 9.1968, dưới quyền cha Viện trưởng, nhằm “huấn luyện chủng sinh ư thức trách nhiệm và đối thoại trong sự vâng phục. Đây là một h́nh thức cộng tác của những người thuộc quyền với các bề trên, để giúp các ngài trong nhiệm vụ khó khăn là thấy được ư Thiên Chúa muốn và có thể huấn luyện…chủng sinh cách hữu hiệu hơn”[4]. Hội đồng góp ư và trao đổi trong những vấn đề đặc biệt liên quan tới đời sống chủng sinh.

Để giúp cho tổ chức sinh hoạt của Học viện được tốt hơn, một Hội đồng chủng sinh được thành lập tháng 9.1968, dưới quyền cha Viện trưởng, nhằm “huấn luyện chủng sinh ư thức trách nhiệm và đối thoại trong sự vâng phục. Đây là một h́nh thức cộng tác của những người thuộc quyền với các bề trên, để giúp các ngài trong nhiệm vụ khó khăn là thấy được ư Thiên Chúa muốn và có thể huấn luyện…chủng sinh cách hữu hiệu hơn”[4]. Hội đồng góp ư và trao đổi trong những vấn đề đặc biệt liên quan tới đời sống chủng sinh.

Sinh hoạt hàng ngày gồm các giờ đạo đức, học tập, công tác và giải trí. Thứ năm và Chúa nhật là những ngày nghỉ. Hàng tuần có chiếu phim. Hàng tháng có một Chúa nhật dành để tĩnh tâm tháng, và một ngày đi chơi (excursio), hoặc chung hoặc theo nhóm. Hàng năm có diễn kịch dịp Tết dương lịch. Trong năm, vào những dịp lễ hay kỷ niệm, thường có tranh tài thể thao giữa các lớp.

Hai ngày lễ đặc biệt là lễ thánh Piô X, Bổn mạng Học viện (03.9 theo lịch phụng vụ cũ) và Tết dương lịch. Ngày lễ thánh Bổn mạng thường cũng là ngày chính thức khai giảng niên học, được tổ chức long trọng, và luôn có bài Thuyết tŕnh khai mạc (Lectio inauguralis) về một đề tài triết học, thần học, v.v.

 

3. Đào tạo trí thức

Các chủng sinh phải qua một năm dự bị, ba năm triết học và bốn năm thần học.

Trong năm dự bị, chủng sinh học các môn cổ ngữ, sinh ngữ, khoa học, văn chương Việt nam, Lịch sử cứu độ và cách đọc Kinh thánh.

Ba năm triết học dành cho các môn triết học hệ thống (philosophia systematica: Luận lư học, Tâm lư học thuần lư, Hữu thể học, Đạo đức học, Thần lư học, Vũ trụ luận và Triết học về sự sống), Lịch sử Triết học Đông phương và Tây phương, các môn phụ (Disciplinae auxiliares), các môn chuyên biệt (Disciplinae speciales), các môn tự do (Disciplinae liberae).

Bốn năm thần học dành cho các môn chính (Disciplinae principales: Thần học cơ bản, Thần học tín lư, Kinh thánh, Thần học luân lư, Giáo luật, Phụng vụ, Giáo sử), các môn chuyên biệt và các cours đặc biệt (Cursus peculiares).

Để giúp vào việc đào tạo trí thức trên đây, không kể các cha tại chỗ c̣n có các cha ḍng Tên, thuộc nhiều quốc tịch, đến từ các nơi khác nhau trên thế giới. Học viện cũng mời các giáo sư ngoài ḍng (thuộc ḍng khác, linh mục triều, giáo dân, giáo sư đại học thuần túy) đảm trách một số môn chuyên biệt, tổ chức các buổi thuyết tŕnh về các đề tài thần học, triết học, Kinh thánh, mục vụ, tôn giáo, văn hóa…

Từ năm 1962 đến năm 1969, mỗi năm đều có tổ chức buổi Disputatio sollemnis.

Bắt đầu niên khóa 1970-1971, Quy chế mới của Phân khoa Thần học được áp dụng đồng bộ, gồm 3 giai đoạn: 1/ Giai đoạn nền tảng gồm 1 năm Dự bị, 2 năm Triết học và 3 năm Thần học; 2/ Giai đoạn Cử nhân kéo dài 2 năm; 3/ Giai đoạn Tiến sĩ kéo dài ít nhất 2 năm.[5]

Cũng từ 15.11.1971, khi lớp Dự bị bắt đầu theo học tại Viện Đại học Đàlạt để lấy văn bằng Cử nhân Triết học, th́ vẫn học tại Học viện các môn như có trong các lớp Dự bị trước đây, cộng thêm một vài môn triết học. Hai năm kế tiếp năm Dự bị, theo sự thỏa thuận với Viện Đại học, một số môn Triết cũng được dạy tại Học Viện.

Để giúp vào việc đào tạo trí thức trên đây, không kể các cha tại chỗ c̣n có các cha ḍng Tên, thuộc nhiều quốc tịch, đến từ các nơi khác nhau trên thế giới. Học viện cũng mời các giáo sư ngoài ḍng (thuộc ḍng khác, linh mục triều, giáo dân, giáo sư đại học thuần túy) đảm trách một số môn chuyên biệt, tổ chức các buổi thuyết tŕnh về các đề tài thần học, triết học, Kinh thánh, mục vụ, tôn giáo, văn hóa…

Học viện c̣n lập một thư viện với khoảng 50.000 đầu sách, (đa phần thuộc triết học, thần học hoặc Kinh thánh) và nhiều tạp chí đạo đời, thực hiện tập san Tuyển tập Thần học, dịch thuật và xuất bản các Văn kiện của Công đồng Vaticanô II, bộ Điển ngữ Thần học Thánh Kinh và một số sách khác.

Khi Phân khoa Thần học được thiết lập (07.3.1966, chiếu theo Sắc lệnh của Ṭa thánh, 31.7.1965), Học viện tiếp nhận thêm nhiều tu sĩ ngoại trú thuộc các ḍng như: Phanxicô, Salésien, Chúa Cứu thế, Vinh sơn, La san, Biển dức, ḍng Tên…Ngoài ra, Học Viện c̣n mở lớp Học thuật Tôn giáo (16.11.1970) nhằm nâng cao tŕnh độ giáo lư của một số tu sĩ và giáo dân.

 

4. Huấn luyện tu đức

Cùng với việc đào tạo trí thức và học vấn, việc huấn luyện tu đức rất được chú trọng, theo truyền thống tu đức của các chủng viện, và sau này dựa vào những chỉ thị của Công đồng Vaticanô II, nhất là Sắc lệnh về Đào tạo linh mục, và những chỉ thị khác của Ṭa Thánh. Các chủng sinh được huấn luyện để có một đời sống thân mật với Chúa Ba ngôi, Chúa Kitô và Đức Mẹ, có tinh thần Giáo hội, ư thức về sự độc thân linh mục, trưởng thành về nhân cách…

Phụ trách trực tiếp việc huấn luyện tu đức là cha Viện trưởng cùng với các cha Linh hướng. Để giúp cho việc theo dơi hướng dẫn ơn gọi của chủng sinh được liên tục và thuận lợi, Học viện đặt hai cha Linh hướng, một cho cấp Triết học (kể cả năm Dự bị) và một cho cấp Thần học. B́nh thường mỗi tháng đều có cuộc gặp gỡ riêng giữa cha Linh hướng và người thụ hướng.

Từ niên khóa 1967-1968, Học viện bắt đầu tổ chức “Tháng Tu đức” dành cho các chủng sinh năm I (năm II) Triết học, dựa theo phương pháp Linh thao của Thánh Inhaxiô Loyola, phù hợp với chỉ thị của Công đồng Vaticanô II là cần “ấn định một thời gian thích hợp cho việc huấn luyện tu đức sâu rộng hơn”, “để giúp cho việc huấn luyện tu đức có căn bản vững chắc hơn và để các chủng sinh quyết chí theo đuổi ơn gọi với sự chấp nhận đă cân nhắc chín chắn” (Sắc lệnh về Đào tạo linh mục, số 12)

Ngoài những việc đạo đức cơ bản hàng ngày, mỗi tuần đều có giờ huấn đức, hướng dẫn suy niệm và trong mấy năm cuối c̣n có chia sẻ Lời Chúa cũng như kiểm điểm đời sống theo nhóm. Mỗi tháng có một Giờ thánh và trọn một ngày để tĩnh tâm. Đầu mỗi niên học có tĩnh tâm năm kéo dài 4 ngày.

Từ niên khóa 1967-1968, Học viện bắt đầu tổ chức “Tháng Tu đức” dành cho các chủng sinh năm I (năm II) Triết học, dựa theo phương pháp Linh thao của Thánh Inhaxiô Loyola, phù hợp với chỉ thị của Công đồng Vaticanô II là cần “ấn định một thời gian thích hợp cho việc huấn luyện tu đức sâu rộng hơn”, “để giúp cho việc huấn luyện tu đức có căn bản vững chắc hơn và để các chủng sinh quyết chí theo đuổi ơn gọi với sự chấp nhận đă cân nhắc chín chắn” (Sắc lệnh về Đào tạo linh mục, số 12)

 

5. Hoạt động tông đồ

Trong số những sinh hoạt phụ (activités para-scolaires) của Học viện (hoạt động tông đồ, phim ảnh, sân khấu, thể thao, liên lạc với chủng sinh đi thử và với cựu chủng sinh…) th́ hoạt động tông đồ được quan tâm và khuyến khích nhất, v́ rất cần thiết cho việc đào tạo toàn vẹn những linh mục tương lai.

Các chủng sinh thực tập hoạt động tông đồ trong ba ngành chính: 1/ thăm viếng mục vụ (strada) trong các môi trường gia đ́nh, khu phố, nhà thương, nhà tù; 2/ dạy giáo lư tại các trường công giáo; 3/ phụ trách hay trợ úy các hội đoàn (Thanh sinh công, Hùng tâm Dũng chí). Trong quá tŕnh học tại Học viện, mỗi chủng sinh phải tham gia ít nhất hai năm vào một trong những hoạt động tông đồ trên đây, được thực hiện vào các ngày nghỉ trong tuần. Trong mấy năm cuối, hoạt động tông đồ c̣n nới rộng tới tầng lớp thanh niên, nhất là sinh viên đại học.

Các chủng sinh thực tập hoạt động tông đồ trong ba ngành chính: 1/ thăm viếng mục vụ (strada) trong các môi trường gia đ́nh, khu phố, nhà thương, nhà tù; 2/ dạy giáo lư tại các trường công giáo; 3/ phụ trách hay trợ úy các hội đoàn (Thanh sinh công, Hùng tâm Dũng chí).

Hàng năm có tổ chức ngày Đại hội Giáo lư tại Học viện quy tụ đông đảo các học sinh nhỏ tuổi được các thày dạy giáo lư tại các trường Trung Tiểu học trong thành phố Đàlạt.

Hỗ trợ cho việc tông đồ là ngành báo chí. Tập san “Thông cảm” phát hành mỗi tháng, được các chủng sinh làm công tác tông đồ phát không cho các độc giả. Sau này, do nhu cầu của tầng lớp thanh thiếu niên, “Thông cảm” được thay thế bằng hai loại báo khổ nhỏ là “Lửa hồng” và “Thông xanh”.

 

6. Hoạt động giao lưu

Để tạo mối dây liên lạc thường xuyên và gắn bó giữa Học viện và các cha cựu chủng sinh, hội Ái hữu Piô X được thành lập ngày 07.3.1967. Hội có ban Điều hành và Nội quy riêng. Phương tiện liên lạc là tờ “Liên lạc Piô X” và các Đại hội tổ chức mỗi năm tại Học viện.

Hội Ái hữu Piô X được thành lập ngày 07.3.1967. Hội có ban Điều hành và Nội quy riêng. Phương tiện liên lạc là tờ “Liên lạc Piô X” và các Đại hội tổ chức mỗi năm tại Học viện.

Ngoài giao lưu có tính chất nội bộ trên đây, Học viện c̣n giao lưu với các học viện, chủng viện và ḍng tu nam tại thành phố Đàlạt (salésien, Sư huynh La san, Tiểu chủng viện Simon Ḥa..), với các sinh viên Đại học Đàlạt, trường Vơ bị Quốc gia, trường Chiến tranh Chính trị, chủ yếu qua các hoạt động thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn…).

 

7. Một vài con số

Thành phần giảng huấn: Trong những năm 1958-1975, có hơn 50 cha ḍng Tên dạy tại Học viện. Học viện trải qua 5 đời Viện trưởng: cha Fernandus Lacretelle (1958-1960), cha Franciscus Burkhardt (1960-1962), [6] cha Paulus W.O’Brien (1962-1965), cha Josephus Raviolo (1965-1972), cha Josephus Ramon de Diego (1972-1975). Các cha cơ hữu hoặc thường xuyên có mặt gồm: Paulus Deslierres, Aloisius Bobbio, Albertus Palacios, Josephus A. Ruiz, Franciscus Bolumburu, Josephus Ch’en, Matthias Ch’en, Josephus Krahl, Henricus San Pedro, Antonius Drexel, Joannes Motte, Hervaeus Coathalem, Franciscus Xavier Urrutia, Aloisius Leahy, Gildo Dominici, Philippus Gomez, Nilus Guillemette, Paulus Lachance…

Với 18 khóa, trước sau có khoảng 370 chủng sinh đă thụ huấn tại Học viện. Số linh mục khoảng 200, trong đó, tính đến hiện nay (2007), có 10 vị được tấn phong Giám mục.

Sau tháng 8.1975, khi các cha ngoại quốc phải rời khỏi Học viện và Việt nam, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đă mời một số cha triều và ḍng (cha Stanislaô Hoàng Đắc Ánh OP, cha Anrê Đỗ Xuân Quế OP, cha Phi Khanh Vương Đ́nh Khởi OFM, cha Giuse Nguyễn Quang Thạnh…) điều khiển Học viện và dạy chủng sinh, cho dến khi Học viện giải tán năm 1977.

Thành phần chủng sinh: Với 18 khóa, trước sau có khoảng 370 chủng sinh đă thụ huấn tại Học viện. Số linh mục khoảng 200 (?), trong đó, tính đến hiện nay (2007), có 10 vị được tấn phong Giám mục, theo thứ tự: Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (Đàlạt, 1991), Giuse Nguyễn Tích Đức (Ban mê thuột, 1997), Phêrô Nguyễn Văn Nho (Nha trang, 1997; qua đời 2003), Phêrô Nguyễn Soạn (Quy nhơn, 1999), Tôma Nguyễn Văn Tân (Vĩnh long, 2000), Stêphanô Tri Bửu Thiên (Cần thơ, 2003), Micae Hoàng Đức Oanh (Kontum, 2003), Antôn Vũ Huy Chương (Hưng hóa, 2003), Giuse Nguyễn Chí Linh (Thanh hóa, 2004), Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng (Huế, 2005).

Lm Micae Trần Đ́nh Quảng

 


Niên biểu và sự kiện chính


25.01.1957 Các Giám mục Nam Việt nam xin ḍng Tên điều khiển Chủng viện Giáo hoàng được Ṭa thánh chấp thuận cho thiết lập.
13.9.1958 Khai giảng khóa đầu tiên với 4 cha và 24 chủng sinh.
01. 8.1961 Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Học viện, do Đức cha Mario Brini, Khâm sứ Ṭa thánh tại Việt nam, chủ sự với sự hiện diện của nhiều Giám mục Nam Việt nam.
22.7.1963 Bắt đầu sinh hoạt tại cơ sở mới.
23.4.1964 Khánh thành Học viện do Đức ông Francesco De Nittis, Đại diện Ṭa Khâm sứ.
31.7.1965 Sắc lệnh Ṭa thánh thiết lập Phân khoa Thần học tại Học viện.
07.3.1966 Khai giảng Phân khoa Thần học.
8.1966 Học viện nhận học viên tu sĩ ngoại trú thuộc các ḍng.
21.12.1966 Lớp linh mục đầu tiên của Học viện.
07.3.1967 Thành lập Hội Ái hữu Piô X.
21.3.1970 Cha J. Motte qua đời tại Học viện
15.11.1971 Lớp Dự bị theo học các môn Triết tại Đại học Đàlạt
16.11.1970 Khai giảng lớp Học thuật Tôn giáo.
8.1972 Mở lớp dọn Tiến sĩ Thần học.
1973 Cha A. Drexel qua đời tại Học viện.
***
02.6.1975 Tái tục các lớp Triết học và Thần học.
30.8.1975 11 linh mục và 2 tu sĩ ḍng Tên ngoại quốc rời Học viện. Quyền quản trị Học viện được trao lại cho Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Giám mục Giáo phận Đàlạt.
09.8.1977 Học viện giải tán.
1980 Nhà Nước mượn cơ sở để sử dụng cho công tác khoa học và giáo dục.

 


Ghi Chú

[1] Thư của hàng Giám mục miền Nam Việt nam gửi cha Bề trên Cả ḍng Tên, 25.01.1957

[2] Statuta Facultatis Theologiae (tr.1), Kalendarium 1974-1975 (tr.4) và Kỷ Yếu mừng 50 năm ḍng Tên trở lại phục vụ tại Việt nam (tr.104) đều ghi ngày khánh thành là 22.4. Nhưng theo Chroniques của Học viện, ngày 22 là ngày Đức Ông De Nittis đến Đàlạt, và ngày hôm sau, 23.4, mới khánh thành (8g15: làm phép nhà nguyện; 8g45: Thánh lễ đại trào…).

[3] Niên khóa 1974-1975, khi Học viện chính thức sát nhập vào Viện Đại học Đàlạt, việc quản trị được sắp xếp như sau: Chưởng ấn là Chưởng ấn Viện Đại học Đàlạt (ĐGM Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang), Viện trưởng Viện Đại học Đàlạt (cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Lư), Đại diện ḍng Tên (cha Sextus Quercetti, Bề trên miền), Viện trưởng Giáo hoàng Học viện kiêm Khoa trưởng Phân khoa Thần học (cha Joseph Ramon de Diego)…

[4] Lời cha Viện trưởng, Thông Tin Ái Hữu Piô X, số 19, tháng 8.1969

[5] Để được lănh văn bằng Cử nhân thần học, học viên phải : dự lớp và các h́nh thức học hỏi khác, và phải đủ điểm trong kỳ thi các môn chính; đủ điểm trong kỳ thi Thần học tổng quát gồm những môn quan trọng (praecipua capita: Kinh Thánh, Thần học cơ bản và tín lư, Luân lư suy luận) của tất cả thần học, kéo dài 1 giờ do 4 giáo sư khảo hạch; đến năm thứ tư thần học, phải ghi tên theo một ngành đặc biệt (sectio specialis); chọn đề tài liên hệ đến ngành đặc biệt này, được giáo sư hướng dẫn khảo cứu theo phương pháp khoa học, tŕnh bày tiểu luận đă viết và được chấp thuận.

Muốn được cấp văn bằng Tiến sĩ thần học, học viên phải : đă ghi tên theo khóa tŕnh thứ ba (3e cycle) được 2 năm; đă có bằng Cử nhân thần học; đă hoàn thành một số chuyên khảo do Phân khoa ấn định và đă được chấp thuận; đă hoàn thành luận án theo những quy tắc đă định, và nếu được chấp thuận, luận án c̣n phải được học viên bênh vực cách thỏa đáng, và phải xuất bản luận án, toàn phần hay một phần (x. Statuta Facultatis Theologiae, art. 43-46)

[6] Khi cha F. Burkhardt được đặt làm Giám tỉnh th́ cha Karl Steinmetz làm Viên trưởng tạm thời trong mấy tháng, trước khi cha P. O’Brien được bổ nhiệm.

 


Xem các bài viết khác trong Trần Đ́nh Quảng , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.