Bế mạc Khóa Chuẩn bị Hôn Phối 28
GXVN Paris

BeMacChuanBiHonPhoi

 

 

 

 

 

Paris. Tối thứ sáu 03 tháng 04 năm 2009, Ban Mục Vụ Hôn Nhân & Gia Đ́nh của Giáo xứ V́ệt nam Paris đă làm lễ bế mạc tổng kết khóa chuẩn bị hôn phối thứ 28, với sự hiện diện đầy đủ của 18 học viên và 11 giảng viên.

Khai giảng từ ngày 27.03.2009, các học viên đă đều đặn và đầy đủ dành sáu buổi tối đến tham dự 10 bài học và tổng kết bế mạc. Các học viên là những anh chị sau đây : Giuse Nguyễn Bảo Thịnh - Nguyễn thị Thanh Loan, Cyrille Đỗ Duy Hiếu - Elisabeth Phạm Ngọc Anh Thùy, Antoine Nguyễn Đan - Marie Brèce Christine, Đào Jean - Trần Catherine, Tuấn - Như, Nguyễn Xuân Chương - Marie Phạm Thị Quỳnh Trang, Đaminh Lê Quang Hải - Đỗ Phương Anh, Pierre Trần Quốc Dũng - Jeanne Nguyễn Thị Đông Hải, Phêrô Nguyễn Văn Hậu - Lucie Nguyễn Thị Minh Phượng.

Về ban giảng huấn, đặc biệt khóa 28 này đă tiếp đón hai giảng viên mới. Đó là thầy Vũ Đ́nh Khiêm và cô Ngô Thị Kim Đào. Hai vị đă thay Thầy sáu Nguyễn Văn Thạch để phụ trách môn « Sống Đạo trong gia đ́nh ». Không kể hai giảng viên mới, tầt cả 9 giảng viên cũ cũng đă đến tham dự buổi tổng kết bế mạc. Đó là : Đức Ông Mai Đức Vinh, Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, Luật sư Lê Đ́nh Thông, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh, Giáo sư Nguyễn Văn Nhơn và Bác sĩ Bích Hiền.


H́nh 1: Lễ bế giảng Khóa Chuẩn bị Hôn phối thứ 28, tối thứ sáu, 03 tháng 04 năm 2009


H́nh 2: Ban giảng huấn (từ trái qua phải) : Thầy Nhơn, Thầy Đỉnh, Cô Đào, Cô Minh Khánh, Thầy Khiêm, Cha Sách, Đức Ông Vinh, Thầy Cảnh, Thầy Thông, Cô Bích Hiền, Thầy Minh

 

A. Các học viên chia sẻ cảm nghĩ về khóa chuẩn bị hôn phối 28

Mở đầu buổi tổng kết, Gs Trần Văn Cảnh mời các học viên vắn gọn, nói ra cảm tưởng và nhận xét của ḿnh về khóa học, hoặc đưa ra những đề nghị cải tiến. Đại cương, ba cảm nghĩ quan trọng đă được các học viên phát biểu :

Trước nhất là sự ngạc nhiên thú vị được học hỏi về những đề tài không ngờ đến. Đa số các học viên chỉ chờ đợi được nghe nói về giáo lư hôn nhân và với các cha, các sơ. Thực tế họ đă được như vậy. Mà hơn nữa, họ được nghe nói đến những quan niệm văn hóa gia đ́nh truyền thống việt nam được hiện đại và thực tế hóa, được khám phá những lănh vực mới về y học, luật học, tài chánh, quản trị, giáo dục. Chẳng những họ được tiếp xúc với các cha, mà c̣n được học hỏi với các bác sĩ, luật sư, giáo sư chuyên môn. Đó là ư tưởng của anh Hiếu và chị Anh Thùy. Theo anh chị cho biết đă học được nhiều điều chưa biết, lại c̣n có thêm một thủ bản, để sau này, khi cần dến, đă có sẵn tài liệu để tra cứu. Đó cũng là ư nghĩ của anh Hải và chị Phương Anh, v́ chẳng những đă được học thêm về giáo lư đạo, mà c̣n được hiểu hơn về luật hôn nhân, về giáo dục gia đ́nh, về tương giao vợ chồng, về xă hội học. Anh Chương và chị Quỳnh Trang nhận định rằng đây là cơ hội hai người cùng được học hỏi những điều ḿnh đang sắp làm, thành ra tạo dịp cho hai người trao đổi, chia sẻ và đối thoại. Anh chị đặc biệt nhắc đến bài học về đời sống đạo trong gia đ́nh. Anh Đan và chị Christine thấy rằng khóa học đưa ra nhiều hướng học hỏi và suy nghĩ phong phú và hữu ích. Qua những hướng này, đôi bạn sẽ cùng nhau chia sẻ để t́m ra một hướng chung, cùng dắt nhau đi. Anh chị xin nồng nàn cám ơn ban giảng huấn da đđồng hành soi đường.

Thứ đến, lớp học khóa này gồm một số người chưa có kinh nghiệm sống đức tin công giáo. Nhân dịp này, người có đạo cũng như chưa có đạo, đều nhận ra rằng ḿnh đă học thêm được về đức tin, về đời sống hôn nhân và gia đ́nh công giáo qua những khía cạnh cụ thể của cuộc sống. Chị Minh Phượng và Anh Hậu đều thấy rằng khóa học đă giúp họ hiểu nhiều hơn về đạo, một trong hai người đang học đạo và chuẩn bị lănh phép rửa tội, người kia chưa chịu phép thêm sức, đang học thêm giáo lư, và cả hai sẽ chuẩn bị lănh bí tích hôn phối. Như vậy họ đang chuẩn bị lănh năm phép bí tích : Rửa tội, Thêm sức, Ḿnh thánh Chúa, Giải tội và Hôn Phối. Cả lớp học vỗ tay mừng anh chị.

Chị Phương Anh và anh Hải, Chị Catherine Trần và anh Jean Đào, chị Ngoan và anh Thịnh, Chị Như và anh Tuấn đều chia sẻ những tâm t́nh của anh chị Hậu và Minh Phượng. Và đặc biệt nhấn mạnh đến một số lời đă được nghe trong khóa học : Lời 1 : Nếu vợ chồng ḥa thuận, sinh con và dậy chúng nên người, cần cù làm ăn thịnh vượng, th́ có nhiều bảo đảm được tào khang, chung thủy. Lời 2 : Vợ chồng thương nhau không phải là chỉ để nh́n nhau, mà nhất là cùng nhau tao đổi để đồng hành, đi cùng một hướng, cùng xây hạnh phúc, cùng giáo dục con. Lời 3 : Chia sẻ và cầu nguyện giúp ḿnh hiểu nhau, t́m được thống nhất, tránh được những rạn nứt, những cách ly. Đặc biệt cảm tưởng của anh Thịnh có nhiều suy nghĩ chín chắn và làm nhiều người chú ư. Anh « cám ơn các cha và các cô bác đă dành thời giờ đến dậy chúng con về đời sống gia đ́nh tốt đẹp. Qua khóa học này con đặc biệt khám phá những điều sau đây :

1. Sự chia sẻ giữa hai người thật là cần thiết, đặc biệt là sự chia sẻ thời giờ cho nhau, nó cần thiết hơn sự chia sẻ về tiền của.

2. Đừng bao giờ nói xấu về gia đ́nh ḿnh hay gia đ́nh bạn, mà chỉ nên nói điều tốt.

3. Con trai cần phải khoan dung, chứ đừng nóng nảy, gắt gỏng. Rồi tùy theo hoàn cảnh mà cư xử cho phải đạo.

4. Trong gia đ́nh, con được thấy 2 gương gia đ́nh của chị con và anh con ḥa thuận, hạnh phúc.

5. Bạn con có tinh thần xă hội, tham gia sinh hoạt trong một số nhóm trẻ trong giáo xứ.

6. Nhưng sợ đám cưới, con khắc khoải không biết gia đ́nh ḿnh sẽ ra sao ? Con cứ đặt hoài cho ḿnh câu hỏi « Làm sao để có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đ́nh đầm ấm » ?

7. Con thấy rằng các bài học mà các cha và các thầy cô đă trao cho chúng con thật rất tốt đẹp. Để tiếp tục công việc tốt đẹp này, con nghĩ chúng con nên xin các ba má chúng con chia sẻ cho chúng con về kinh nghiệm sống vợ chồng và sống cha mẹ của các ngài.

Nhiều người đă vỗ tay tán đồng những cảm nhận của anh Thịnh.

Ngoài ra, vấn đề khả năng ngôn ngữ khác nhau : đa số nói và hiểu được cả hai tiếng việt và pháp. Nhưng, vài ba người không hiểu, hay hiểu rất ít tiếng việt. Nhưng tất cả đều ghi nhận cách tŕnh bày rơ ràng với nhiều câu chuyện và kinh nghiệm thực tế của các giảng viên, rồi giữa các học viên, họ đă dịch ngay cho nhau, hoặc chính các giảng viên, đa số các vị đều giảng song ngữ, làm cho những buổi học thành thú vị và hấp dẫn. Xin cứ tiếp tục như vậy.

Sau cùng, từ hai cảm nghĩ trên, trong lời phát biểu của ḿnh, tất cả các học viên đều bày tỏ tâm t́nh biết ơn với đức ông giám đốc, với các các cha và các thầy cô. Anh Tuấn bày tỏ rằng khi bé ở nhà được cha mẹ dậy về đạo nghĩa, lớn lên đến trường được học chữ học nghề. Trong khóa chuẩn bị hôn nhân này, được học sống đời sống hôn nhân gia đ́nh, một điều chưa bao giờ được dậy bảo. Xin cám ơn các cha và các thầy cô. Anh Dũng chia sẻ tâm t́nh cám ơn các cha và các thầy cô và đặc biệt nhắc đến nhu cầu anh em cùng khóa nên kết giao và giúp đỡ lẫn nhau. Để thực hiện điều này, anh đề nghị mời các cha và các anh chị em cùng khóa đi dùng cơm tối chung sau buổi tổng kết này. Lời phát biểu sau cùng của một học viên tóm gọn những tâm t́nh và cảm nghĩ trên : « Các bạn con đă nói hết những điều con muốn nói rồi. Vậy, con cũng nghĩ như họ và xin tóm tắt. Sau 6 tuần lễ theo học khóa chuẩn bị hôn nhân, con rất ngạc nhiên. Các thầy cô giảng bài không nhiều quá, không ít quá, mà vừa đủ. Giảng bài có bác sĩ, luật sư, giáo sư chuyên môn, con rất lấy làm lạ. Nhưng học rồi, hôm nay con mới hiểu. Con hiểu rằng đời sống gia đ́nh rất là quan trọng, rất là đa tạp, bao gồm rất nhiều khía cạnh. Con cũng đă đọc hết các bài viết của tất cả các thầy cô, con khám phá ra rằng ḿnh có trong tay những tư tưởng và tư liệu quí giá. Từ nay, con có thể xử dụng tư liệu của các thầy cô mà xử dụng trong cuộc sống, mà trích dẫn cho bạn bè. Con xin cám ơn các cha và tất cả các thầy cô ».

 

B. Các giảng viên và học viên trao cho nhau những bí quyết hạnh phúc gia đ́nh

Sau phần chia sẻ cảm nghĩ về khóa học, sang phần chia sẻ bí quyết cá nhân về hạnh phúc gia đ́nh, Gs Cảnh xin mọi người hiện diện chia sẻ bí quyết làm sao bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh, trước những khủng hoảng và nguy hiểm chia ly của đời sống hôn nhân và gia đ́nh hiện nay (1). Ông xin mọi người lắng nghe, có thể hỏi để hiểu rơ hơn, mà không được nhận định hay phê b́nh. Lần lượt 29 bí quyết của 29 người hiện diện đă được chia sẻ để « Bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh » như sau :

1. Đức ông Vinh : Cùng nhau sống đức tin. Lấy nhau làm đối tượng cho lời cầu nguyện mỗi ngày.

2. Cha Sách : Nhịn nhục, tha thứ và chạy đến với nhau.

3. Bs Minh : Trong tất cả những điều mà đôi vợ chồng làm, th́ nên hợp ư hai người với nhau, để làm chung.

4. Gs Minh Khánh : Sống đức tin, cầu nguyện, chia sẻ đời sống đạo.

5. Gs Cảnh : Sống chân thành như ḿnh là và bàn hỏi với bạn mọi điều trước khi quyết định.

6. Ls Thông : Hăy bám chặt lấy Chúa, lấy cộng đoàn, lấy gia đ́nh và lấy nhau.

7. Bs Đỉnh : Khi đụng cham, xích mích, nên thinh lặng, nghĩ lại và cầu nguyện. Rồi để người đàn bà nói câu cuối cùng.

8. Gs Nhơn : Phải nghĩ đến tương lai, nên có con để tăng cường liên hê. Sống nhẫn nhục nhường nhịn nhau.

9. Bs Hiền : Tôn trọng lẫn nhau. Yêu thương tất cả mọi người.

10. Thầy Khiêm : Ghi tên Giêsu trên trán bạn ḿnh, để nh́n thấy h́nh ảnh Chúa.

11. Cô Đào : Khi ḿnh hiểu ḿnh có t́nh yêu thánh giá, th́ mỗi ngày sẽ theo gương Chúa Giêsu, dám bỏ ḿnh, chết cho người ḿnh yêu.

12. Minh Phượng: Đùng có gây lộn

13. Hậu : Đừng có gây lộn

14. Quỳnh Trang : Chia sẻ

15. Chương : Phải đồng thuận

16. Dũng : Phải công bằng về tiền bạc và việc làm. Biết xin lỗi và cám ơn. Sống đức tin.

17. Đông Hải : Phải biết đón nghe và tôn trọng nhau. Vợ không phải là máy đẻ hay người làm.

18. Catherine Trần : Nhường nhịn và chia sẻ, đừnglảm nhảm

19. Jean Đào : Đừng lảm nhảm, nhưng nhường nhịn và chia sẻ

20. Hải : Chịu đựng và tha thứ.

21. Phương Anh : Tránh nói lời xúc phạm, tránh uốn lộn nhau.

22. Hiếu : Nhịn nhục nhau, Đi về một hướng.

23. Anh Thùy : Nên bỏ bớt cái tôi, biết tập luyện cái tốt và bỏ cái xấu, Biết chiều sở thích người ḿnh thương.

24. Ngoan : Chia sẻ và quan tâm săn sóc lẫn nhau

25. Thịnh : T́m b́nh an giữa hai người

26. Đan : Cùng nhau đi về một hướng, bên cạnh và hoà nhịp với nhau.

27. Christine : Communiquer, pardonner, prier.

28. Tuấn : Làm sao cho ḿnh luôn là người hấp dẫn với người ḿnh yêu.

29. Như : Chăm sóc, yêu thương và chịu đựng nhau.

 

C. Các học viên nhận chứng chỉ tốt nghiệp khóa học

Sau những lời chia sẻ về bí quyết cá nhân bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh của các giảng viên và học viên cho nhau, lần lượt, theo tên gọi, các học viên đă được gọi lên lănh chứng chỉ đă tham dự khóa chuẩn bị hôn nhân ở Giáo xứ Việt Nam Paris. Với chứng chỉ này, các anh chị học viên có thể xin các cha sở khắp nơi cử hành Lễ Cưới cho ḿnh.

Đức ông Giám Đốc mời cha Sách và luật sư Thông trao chứng chỉ măn khóa cho các học viên. Tất cả 18 học viên nghe tên ḿnh, lần lượt tiến đến lănh chứng chỉ.

 

D. Tập tài liệu về « Trắc nghiệm hôn nhân » và « Dự án giáo dục con cái »

Ngài ra, để như một yếu tố giúp tiếp tục và giữ lại những kỷ niệm của khóa học, Gs Cảnh đă chuẩn bị và trao tặng mỗi vị giảng viên cũng như học viên một tập tài liệu gồm hai phần.

Phần một là một loạt câu hỏi « Trắc nghiệm hôn nhân ». Qua 125 câu hỏi về những khía cạnh khác nhau của cuộc sống hôn nhân và gia đ́nh, hai bạn có thể trao đổi để biết những dị biệt và những tương đồng. Biết những dị biệt để ư thức sự khác biệt hầu t́m cách giải quyết mà đi đến thống nhất. Biết những tương đồng hầu tăng cường ḥa thuận mà cùng nhau đi về một hướng, trên một con đường.

Phần hai là 8 « Dự án giáo dục con cái » mà tám cặp anh chị đă cùng nhau bàn thảo viết chung, như một « bài làm », trong môn « Giáo dục con cái ». Nhiều ít mỗi dự án đều nêu ra những lănh vực đức tin, luân lư, đức dục, trí dục, nghề nghiệp,…. Nhiều ít, mỗi dự án đều minh nhiên hay mặc nhiên nhắc đến những phương pháp tâm lư phát sinh, gương sáng, cắt nghĩa và chỉ dẫn, theo dơi, thưởng phạt, yêu thương,…Nhưng mỗi dự án đều có một sắc thái riêng. Đựa vào mục tiêu gần hay chính, tám dự án được thiết kế như sau :

1. Phải chăm chỉ học hành,
2. Làm sao để con trở thành người tốt ?
3. Dậy con thành người hữu ích và có nề nếp gia đ́nh
4. Comment élève-t-on nos en fants (dans la foi et la prière) ? (Làm sao giáo dục con cái trong đức tin và cầu nguyện )
5. Dậy con trong gia đ́nh công giáo
6. Mục tiêu làm một học tṛ giỏi
7. Dậy con hiếu thảo
8. Hướng con cái biết tiêu tiền hợp lư .

 

LỜI KẾT

Trong thơ chung về « Môi trường giáo dục gia đ́nh công giáo », viết ngày 05.12.2008, Hội đồng giám mục Việt Nam đă đặc biệt báo động về những khủng hoảng gia đ́nh hiện nay : « Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về một truyền thống gia đ́nh trên thuận dưới ḥa, trong đó ḷng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đ́nh và xă hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài. Nhưng truyền thống tốt đẹp đó đang có nguy cơ bị xói ṃn và mai một.

1. Có những gia đ́nh đang trở thành một thứ quán trọ thay v́ là tổ ấm yêu thương.

2. Có nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa.

3. Nạn bạo hành gia đ́nh c̣n khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người.

4. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều.

5. Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đ́nh bất ḥa, ly tán và đổ vỡ.

6. Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đ́nh, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em c̣n ở độ tuổi học tṛ.

7. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lư, hành động phá thai đă để lại những vết thương tâm lư thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan (1) ».

Sau đó, để chữa trị cái khủng hoảng giáo dục hiện nay, Hội Đồng Giám Mục đă đề nghị một số thực hành giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đ́nh, « v́ gia đ́nh là trường học đầu tiên, nơi h́nh thành nhân cách và là nơi định hướng cho tương lai của một con người ». Các ngài đă đưa ra sáu chiều hướng :

1. Gia đ́nh và việc giáo dục đức tin.
2. Gia đ́nh và việc giáo dục đức ái.
3. Gia d́nh và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật.
4. Gia đ́nh và việc giáo dục các đức tính nhân bản.
5. Gia đ́nh và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống.
6. Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đ́nh.

Có lẽ chiều hướng thứ nhất liên quan đến việc giáo dục đức tin là quan trọng hơn cả cho các gia đ́nh công giáo. Các ngài viết : «Cha mẹ được mời gọi để biến t́nh thương con cái thành dấu chỉ hữu h́nh cho chúng nhận ra được t́nh yêu của Thiên Chúa là "nguồn gốc mọi t́nh phụ tử trên trời đưới đất" (Ep 3,15)» (Tông Huấn Gia Đ́nh, số 14). Thiên chức làm cha mẹ nhắn nhủ những bậc phụ huynh có trách nhiệm thông truyền đức tin cho các thế hệ kế tiếp. Chính cha mẹ là những giáo lư viên đầu tiên cho con cái. Hăy giới thiệu cho con cái biết Thiên Chúa ngay khi con c̣n bé qua những lời nguyện bập bẹ đơn sơ và cử chỉ đơn giản (làm dấu Thánh Giá, ṿng tay, cúi đầu...). Những lời cầu nguyện ngắn gọn, những nội dung giáo lư căn bản, những câu chuyện lấy từ Thánh Kinh, nếu được cha mẹ ân cần chỉ bảo, sẽ tạo nơi các em một nền tảng giáo lư vững chắc và một đời sống thiêng liêng sâu đậm sau này. Trách nhiệm của cha mẹ không dừng lại ở đó, mà c̣n thể hiện qua việc hướng dẫn, nhắc nhở con em ḿnh đi học giáo lư, tham gia các hội đoàn đạo đức để trưởng thành hơn trong đời sống đức tin ». (http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=75&ctl=ViewArticleDetail&mid=431&ArticlePK=316)

 

 

Paris, ngày 07 tháng 04 năm 2009
Trần Văn Cảnh

 

 

 


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.