Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam

Thánh Gia

 

 

 

 

Paris, ngày 16.11.2008. Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris, từ Créteil, Evry, Corbeil, Essonnes, qua Paris, Sarcelles, Cergy, Marne-La-Vallée, Ermont, Villiers-Le-Bel, Antony, đến Yvelynes, Versailles,… tất cả khoảng 1000 giáo dân đều đă qui tụ về Giáo Xứ Paris để cùng nhau cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau giờ thánh cầu nguyện với các thánh Tử Đạo Việt Nam, khởi đầu từ 14 giờ, tất cả cộng đoàn đă cùng nhau rước Kiệu và hôn kính hài cốt các thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau đó, với khoảng 15 linh mục, một thánh lễ đă được đồng tế cử hành thánh lễ.

Bắt chước kiểu đọc bài thương khó tuần thánh, Đức Ông Mai Đức Vinh đă được thầy phó tế Phạm Bá Nha phụ giúp chia sẻ Lời Chúa một cách đặc biệt sống động và cảm kích. Đức Ông đóng vai người kể chuyện, thầy phó tế đóng vai các thánh tử đạo nói lời di chúc. Bài chia sẻ của Đức ông có tựa đề là « DI CHÚC CỦA CÁC THÁNH TIỀN NHÂN ». Ngài kể :

« Thưa quư ông bà và anh chị em,

Hàng năm chúng ta quây quần lại trong nhà thờ này để tưởng nhớ đến các Thánh Tiền Nhân. Chúng ta rất tự hào được thuộc về ḍng giống anh hùng của 130.000 vị tử đạo. Theo một nghĩa thực tế, ‘tưởng nhớ các thánh tiền nhân’ có nghĩa là để ôn lại những lời khuyên răn được coi như những lời di chúc các Thánh để lại cho chúng ta, con cháu của các Ngài. Con cháu của các Ngài là ai hôm nay ? Xin thưa, là các linh mục tu sĩ, là mọi giáo dân cao niên trong cộng đoàn hay họ đạo, là các bậc phụ huynh gia đ́nh, là những người trẻ nam nữ và và các em thiếu nhi mầm sống của Giáo Hội, nói tắt là tất cả chúng ta.

1. Di chúc cho cả họ đạo, giáo xứ hay cả cộng đoàn tín hữu : Mối lo lớn nhất của các thánh tử đạo, giám mục, linh mục, thầy giảng hay ông trùm họ, là nghĩ đến họ đạo của ḿnh, giáo dân của ḿnh. Các ngài ngồi tù không yên v́ vẫn nghĩ đến giáo dân đau khổ, tân ṭng mồ côi. Không muốn để giáo dân trong họ đạo phải tốn tiền chuộc ḿnh về, các ngài nhất tâm tỏ cho họ thấy ḷng can đảm tuyên xưng đức tin, các ngài cầu nguyện cho họ luôn hiệp nhất và can trường sống đức tin. Đây, lời di chúc của thánh giám mục Giuse An, ḍng Đaminh bị chém đầu năm1857. Đức cha giơ tay, xin với viên chức xử chém rằng : «Tôi xin gửi quan lớn 30 đồng tiền để quan cho một ân huệ, là đừng chém tôi một nhát, nhưng chém ba nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đă dựng nên tôi và cho tôi tới đất Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ cha mẹ sinh thành ra tôi. C̣n nhát thứ ba là lời di chúc tôi gửi lại cho bổn đạo của tôi, để họ hiệp nhất với nhau mà bền vững sống đức tin, và can tràng tuyên xưng đức tin». Trước khi lănh án xử, đức cha đă viết cho các linh mục và thầy giảng một thư vắn tắt như sau : « Tôi chấp nhận những ǵ Chúa quan pḥng định liệu cho tôi ; Tôi chỉ thương các cha và các Thầy đang vất vả trong cơn nguy hiểm. Tôi ước mong ḍng máu sắp chảy, thành của lễ mang lại thanh b́nh và hiệp nhất » C̣n thánh linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan, trước khi bị điệu ra pháp tường năm 1858, đă xin phép đi một ṿng nhà tù an ủi các đồng bạn, trong đó có giáo dân của ngài : « Giờ cuối cùng của tôi đă đến. Tôi chào anh chị em được can tràng và hiệp nhất. Anh chị em hăy trung tín đến cùng. Xin Anh chị em cầu nguyện cho tôi hoàn thành ư Chúa ».

2. Di chúc cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh : Đặc sắc nhất có lẽ là những lời thơ tâm huyết thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đă viết cho các linh mục giáo sư và các chủng sinh chủng viện Kẻ Vĩnh mà đọc lên chúng ta có cảm tưởng như những lời thư thánh Phaolô Tông đồ viêt cho các môn đệ Titô và Timôtê hay như lời kinh Tán Tụng của Đức Mẹ. Thánh Lê Bảo Tịnh viết : «Anh em thân mến, nghe tường thuật về những đau khổ tôi đang phải chịu… anh em hăy hân hoan cảm tạ Thiên chúa, Đấng ban phát mọi ơn lành, và cùng với tôi hăy tán tụng Ngài. Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi vui mừng hớn hở, v́ Chúa đă nh́n đến phận hèn tôi tớ Ngài. Muôn đời các thế hệ tương lai sẽ khen tôi có phúc… Qua miệng lưỡi tôi, thần trí ngài đánh bại những hiền triết, các môn đệ của các bậc khôn ngoan thế gian, v́ muôn đời Chúa vẫn là Đấng từ bi và nhân hậu… Thưa anh em, những ḍng chữ này được viết ra để phối hợp niềm tin của anh em với niềm xác tín của tôi. Giữa lúc cuồng phong vũ băo, tôi thả neo níu chặt vào Chúa. Anh em thân mến, đây là niềm tin tôi giữ măi trong ḷng, là tôi phải chạy đua làm sao để đoạt giải thắng, phải mang lấy khí giới của Chúa Kitô mà vung hai bên tả hữu, hăy mang mă giáp đức tin… Anh em thân mến, khi tái ngộ gần ṭa Chúa, chúng ta sẽ cùng ḥa âm ca tụng Ngài trong hoan lạc và trong khải hoàn trường cửu’.

3. Di chúc cho các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ gia đ́nh. Chúng ta có rất nhiều lời di chúc thật t́nh nghĩa và siêu nhiên, các thánh tử đạo để lại cho vợ hay cho chồng trước khi đi chịu chết v́ đức tin. Thật là những lời di chúc nặng trĩu t́nh yêu và sức mạnh trao truyền đức tin. C̣n ǵ cảm động hơn lời thư thánh Giuse Lê Đặng Thị, tử đạo năm 1860, đă gửi về cho người bạn trăm năm : «Em yêu, anh nghĩ rằng chúng ta không c̣n găïp nhau trên đời này nữa. Dầu chuyện ǵ xảy ra, chúng ta đang và sẽ thương nhau măi. Anh luôn nhớ đến em và các con mỗi ngày ». Riêng thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, tử đạo năm 1838, đă được phấn khởi để chịu đau khổ và chịu chết v́ đức tin, nhờ những lời an ủi và khuyên nhủ của người vợ hiền. Rưng rưng nước mắt, bà trao cho chồng đứa con nhỏ chưa đầy hai tuổi và nói : «Vợ con ai mà chẳng thương chẳng tiếc. Nhưng anh hăy hy sinh tất cả cho Chúa, hăy trung thành với Chúa cho đến cùng, đừng lo nghĩ về mẹ con em. Thiên Chúa quan pḥng tất cả. Em đến thăm anh lần này có lẽ là lần sau hết. Cầu xin Chúa cho anh theo thánh ư Ngài». Cố trấn át mọi xúc động, thánh Mỹ b́nh tĩnh và can đảm nói với người vợ hiền : «Lời em khuyên nhủ làm bốc cháy thêm ngọn lửa mến Chúa trong ḷng anh. Em bế con về chăm sóc thay cho anh. Sớm tối xin em cầu cho anh vững ḷng xưng đạo Chúa. Hẹn ngày sau gặp em và các con chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời ». Thấy thánh Mỹ c̣n trẻ, mới 34 tuổi, quan tỉnh khuyên bảo ‘hăy chối đạo mà về với vợ con’, nhưng thánh nhân trả lời dứt khoát : «Thưa quan, Thiên Chúa trao cho tôi chăm lo vợ con khi tôi có thể. Nay tôi ở trong tay quan lớn. Tôi kư thác vợ con lại cho Chúa. Tôi quyết vâng theo ư Chúa. Vợ con tôi cũng hài ḷng như vậy. Xin quan cứ yên tâm ».

4. Di chúc lại cho con cái hay cho giới trẻ, thế hệ tương lai : Trước tiên là người mẹ trấn tĩnh các con. Đó là trường hợp thánh nữ Anê Lê Thị Thành khuyên người con gái là cô Lucia Nụ vào thăm mẹ trong tù và thấy áo mẹ nhuốm đầy vết máu, đă oà lên khóc. Bà Anê ôm lấy con mà nói : «Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy con. Mẹ vui ḷng chịu khổ v́ Chúa, sao con lại khóc. Con nín đi, và về nhà, con nói với anh chị em con rằng : Mẹ thương thăm các con tất cả, mẹ mong các con luôn thương yêu nhau, giữ đạo sốt sắùng, sáng tối đọc kinh , siêng năng đi lễ và cầu nguyện cho mẹ được vác Thánh Giá với Chúa cho đến cùng. Chẳng bao lâu nữa Mẹ được về trời. Mẹ sẽ cầu nguyện cho các con luôn ». Rồi thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, tử đạo năm 1861, lúc vừa đúng 50 tuổi. Thánh nhân có 8 mặt con, nhưng lúc chịu chém ở pháp trường, chỉ người con trai và người con gái lớn có mặt. Nom thấy hai con, thánh nhân nhắn nhủ : «Cha thương các con nhiều và hằng quan tâm săn sóc các con hết thảy. Nhưng càng thương các con, cha càng mến Chúa. Các con đừng buồn nhưng hăy vui lên và theo gương cha sống trung thành với đức tin vào Thiên Chúa. Cha cầu cho các con biết hiếu thảo với mẹ và thương yêu nhau luôn. Các con hăy giúp mẹ chăm lo việc nhà. Chúa muốn Cha chịu đau khổ v́ Ngài, Cha xin vâng. Cha luôn cầu cho đức tin của gia đ́nh ta và các gia đ́nh khác trong họ đạo… ». Và sau đây, tôi xin trích thêm những lời di chúc tha thiết và cụ thể của thánh Martinô Thọ, tử đạo năm 1840. Lần cuối cùng được gặp các con đến thăm, thánh nhân đă khuyên bảo như sau : «Các con thân mến, cha không c̣n ǵ để giúp các con ở thế gian này được nữa. Cha chỉ c̣n lo chuẩn bị tâm hồn đón nhận những thử thách cuối cùng. Ư Chúa muốn cha ĺa xa các con. Cha xin dâng các con cho Chúa như lễ vật của cả gia đ́nh. Cha yên tâm, v́ tuy vắng cha, các con c̣n có mẹ hiền bên cạnh, hăy luôn vâng lời mẹ. Các con lớn khôn, hăy quan tâm chăm sóc các em nhỏ dại. Các con nhỏ dại, phải biết kính trọng vâng lời anh chị. Hăy yêu thương nhau, siêng năng làm việc đỡ đần mẹ. Hăy nhớ đọc kinh tối sáng và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày. Chúa trao cho mỗi người một thánh giá riêng, hăy vui vẻ vác thánh giá theo chân Chúa và kiên trung giữ đạo ». Trước khi bị bắt, ông trùm Phượng làm nghề nuôi tằm dệt tơ. Ông thường khuyên các con : «Sống công bằng chưa đủ, các con c̣n phải có đức bác ái nữa. Bác ái là như hoa nở của cây công bằng ».

Thưa quư ông bà và anh chị em.

Thời giờ không cho phép chúng ta trích dẫn nhiều hơn những lời di chúc thánh thiện của các thánh tiền nhân. Nhưng chỉ những lời dẫn chứng trên đây, cũng đủ để chúng ta nắm bắt được những điểm tương hợp giữa đời sống các thánh Tử Đạo Việt Nam với những bài Thánh Kinh Giáo Hội rót vào tai chúng ta hôm nay. Chúng ta có ba câu trả lời đầy đủ cho ba câu hỏi.

• Các thánh tử đạo tiền bối của chúng ta là ai ? – Xin thưa : Các ngài là những người công chính, những người được tinh luyện như vàng trong lửa, những người đă trải qua bao thử thách lớn lao và đă giặt sạch áo trong máu con chiên, những người tuy sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, và đă được thánh hiến trong sự thật.

• Khi c̣n tại thế, các thánh tử đạo tiền bối của chúng ta đă sống như thế nào ? - Xin thưa : Các ngài sống đức tin vào Chúa Giêsu, và nhờ Chúa Giêsu, các ngài tin nhận Thiên Chúa là Cha. V́ tin nhận Thiên Chúa, các ngài bị thế gian ghét bỏ, bị coi như những kẻ vô phúc, bị trừng phạt, bị tiêu diệt, bị Thiên Chúa ruồng bỏ… Nhưng thực ra các ngài được Thiên Chúa yêu thương, sống chung niềm tin với một số đông vô kể, thuộc mọi dân tộc, mọi văn hóa, các ngài hiên ngang sống giữa thế gian, mặc áo trắng tinh, tay cầm thiên tuế, và tràn đầy hy vọng vào ân huệ lớn lao sẽ được hưởng, vào đời sống vĩnh cửu Thiên Chúa sẽ trao ban cho những kẻ Chúa yêu thương và tuyển chọn.

• Hiện nay ở trên trời, các thánh tử đạo tiền bối làm ǵ cho chúng ta là con là cháu ? – Xin thưa : Trước tiên các ngài phủ phục, tôn thờ, chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa thay cho chúng ta. Các ngài đă đón nhận đức tin, các ngài chỉ muốn trao truyền đức tin ấy cho chúng ta và cho mọi người, các ngài đă sống và chết v́ đức tin, v́ danh Chúa, th́ các ngài cũng chỉ mong con cháu của các ngài luôn bền vững sống đức tin, luôn can đảm bênh vực đức tin và luôn nhiệt thành truyền bá đức tin. Sau cùng, ở trên trời, các thánh hân hoan hưởng b́nh an vô tận, uống mạch nước trường sinh và sống măi muôn đời trong t́nh thương của Thiên Chúa, các ngài không mong ǵ hơn là lần lượt chúng ta nối tiếp nhau đoàn tụ với các ngài trong nhà Cha trên Trời. Amen [1]».

Sau phần chia sẻ Lời Chúa, thánh lễ đă được tiếp tục với phần Dâng Lễ, mà « Bài ca ngàn trùng » của Hoàng Khánh và Kim Long đă đặc biệt có ư nghĩa trong « ngày lễ giỗ » Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay :

« Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa.
Bài ca thắm nhuộm máu hồng.
Từng bao người anh dũng
tiến lên hy sinh v́ t́nh yêu.

Không có t́nh yêu nào trọng đại
cho bằng chết v́ yêu
Nh́n Chúa đẫm máu trên đồi cao
Từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường.

Ai chối từ xác phàm trần lụy
sẽ được sống hiển vinh
V́ Đấng phán xét trong quyền linh
Đă tự nhận đau đớn với muôn khổ h́nh,… »

Và thánh lễ tiếp tục được cử hành trên bàn thờ và trong cuộc sống,…

 

 

Paris, ngày 18 tháng 11 năm 2008
Trần Văn Cảnh

 

  Ghi chú:

[1]. Tài liệu : Thiên Hùng Sử 117 Thánh Tử Đạo VN, CA 1990 – Truyện các Thánh, 4 cuốn, Hương Việt, SGVN, 2007-2008

 


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.