Những thách đố trong đời sống đức tin

Thánh Gia

Kính thưa quí Cha
Kinh thưa quí ông bà,

Tuần lễ này, chúng ta đang sống những ngày nhộn nhịp và hạnh phúc nhất của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Tất cả 47 cộng đoàn địa phương, từ bắc, Rouen, Amiens, Lille, Reims, chí nam, Nice, Cannes, Aix en Provence, Toulon, Avignons, Marseille, Montpellier, Toulouse ; từ đông Metz, Nancy, Strasbourg, Colmar, Mulhouse, Annecy, Chambéry, Grenoble, Valence, qua tây Saint Brieuc, Rennes, Vannes, Nantes, Poitiers, Luçon, Angers, Bordeaux ; từ thủ đô Paris, Versailles và vùng phụ cận, Créteil, Evry, Garges, Sarcelles, Cergy, Marne La Vallée, Ermont, Villiers le Bel, Antonny, qua miền trung Troyes, Orléans, Dijon, Autun, Chalon, Chateauroux, Limoges, Clermont Ferrand, Saint Etienne, Lyon,…cùng tề tựu về Lộ Đức này, trong 5 ngày, từ 03 đến 07.08.2006, để cùng nhau, trước sự chứng kiến của Mẹ Maria, kỳ niệm hai biến cố quan trọng :

· 30 năm hành tŕnh đức tin (1976-2006), thành lập tổ chức Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp,

· 60 năm thành lập Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp (1946-2006).

Cụ thể, chúng ta cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau trao đổi và học hỏi. Ba đề tài đă được các cha tuyên úy chọn lựa và đề nghị các cộng đoàn cùng nhau trao đổi : Hiện t́nh các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp ; Những thách đố trong đời sống đức tin ; Sứ mệnh truyền giáo của người giáo dân. Được Ban Tuyên Úy mới tŕnh bày đề tài thứ hai, « Những thách đố trong đời sống đức tin », tôi xin gợi ư cùng quí Cha và Quí Ông bà ba loại thách đố cam go trong đời sống đức tin công giáo hôm nay.

Những thách đố thử đức

Ca ông bà ta vẫn bảo « Lửa thử vàng, gian nan thử đức ». Theo nghĩa này, những thách đố đức tin đầu tiên là những thách đố có tính cách thử thách, thử xem ta có ḷng mến Chúa thực không, thử xem ta có chắc chắn dám làm ky tô hữu thực không, thử xem ta có đủ can đảm, đủ dũng mănh, đủ chịu đựng, dủ đức tin không, thử xem ta có đủ can đảm giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời cùng 6 điêu răn Hội Thánh không. Đó là những hoàn cảnh khó khăn mà ta phải chịu trong đời sống đức tin, những gian nan, những bắt bớ, những giam cầm, hành hạ, những lăng nhục, hoạn nạn, những khinh khi, thoá mạ v́ đức tin, v́ 8 mối phúc thật. Nếu những khó khăn này cam go quá sức chịu đựng và nếu đức tin của người tín hữu không đủ mạnh th́ khó khăn sẽ thắng và người tín hữu sẽ sa ngă.

Những thách đố thử đức có hai nguy hiểm sa ngă lớn, nguy hiểm chối Chúa của Phê rô và nguy hiểm bán Chúa của Giu Đa. Nguy hiểm chối Chúa của Phê rô ngày nay được diễn ra dưới nhiều h́nh thức : bỏ đạo, nhạt đạo, lơ là với đạo, không dám nhận ḿnh là công giáo, không thực hành, cũng không dám bảo vệ những giảng dậy của Giáo Hội về các vấn đề xă hội và luân lư.

Nguy hiểm bán Chúa của Giu Đa cũng không phải chỉ có ở thời Chúa. Nguy hiểm bán Chúa đặc biệt đă xảy ra trong các xă hội cộng sản. « Theo ước lượng của Viện Kư Ức Quốc Gia, vào tháng 3/2006 vừa qua th́ có khoảng 10% linh mục BaLan đă cộng tác với mật vụ cộng sản BaLan. Viện Kư Ức Quốc Gia hiện lưu giữ tất cả mọi hồ sơ của lực luợng mật vụ thời cộng sản nắm quyền tại BaLan”. Đảng Cộng Sản Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của Đảng Cộng Sản Balan, cũng đă áp dụng một kế hoạch tương tự và tạo nên cái gọi là Uỷ ban Công giáo yêu nước yêu hoà b́nh để mua chuộc những Giu đa thời đại mới hầu len lỏi vào các cơ cấu tổ chức của Giáo Hội.

Thực bụng trong ḷng thế nào, chỉ có Chúa biết, nhưng cứ theo những dữ kiện khách quan quan sát được, th́ “những linh mục và giáo dân quốc doanh cùng những tổ chức do họ lập nên”, đă và đang giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam trong chính sách “cải tạo tư tưởng tôn giáo” của họ. Nhưng không chỉ làm điệp viên cho cộng sản để phá Giáo Hội mới là Giu đa bán Chúa. Trong các xă hội tư bản, những dịp bán Chúa cũng không thiếu. Dùng danh hiệu công giáo để mua chuộc một chức vị, bất chấp lợi hại cho Giáo Hội; dùng địa vị trong Giáo Hội, trong Giáo Xứ, trong Cộng đoàn, để chèn ép ngưới khác, để thủ lợi,.. cũng có thể xếp vào những hành động ít nhiều bán Chúa. Thời Cộng Hoà cũ, từ 1954 đến 1975 ở miền Nam Việt Nam, không thiếu những người gia nhập Công Giáo Tiến Hành, Trí Thức Công Giáo,.. chỉ để được ra tranh cử dân biểu, để kiếm được một chỗ trong công quyền. Ngày nay, cha sở mua chuộc công an để họ không cho đổi xứ theo lệnh giám mục, giáo dân tống tiền cán bộ để làm dịch vụ hoặc thăng quan tiến chức,... đều là những hành động ít nhiều bán Chúa cả.

 

Những bí quyết để luôn chung thủy và trung thành với Chúa và Giáo Hội : yêu quê hương tổ quốc, mà xây văn hoá đức tin vững trong gia đ́nh, luyện tinh thần bác ái tông đồ với mọi người chung quanh, sống đời sống cầu nguyện cao và giữ tâm hồn b́nh thản tin tưởng vào Giáo Hội và phó thác vào Chúa Quan pḥng.

Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học đă viết một câu để đời : “Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi, mà khó v́ ḷng người ngại núi e sông”. Nguyễn Thái Học không có ư bảo là khách quan đường đi không khó đâu. Ông công nhận trên đường đi có nhiều khó khăn ; có núi cao ngăn, có sông dài chặn. Nhưng cái khó thứ hai, cái khó thiếu can đảm, thiếu dũng mănh để vượt những gian nan. Cái khó này mới là quyết định. Cái khó này mới là một thách đố.

Trên con đường hành tŕnh đức tin cũng vậy. Biết Chúa và mến Chúa không phải là không có những khó khăn, những gian truân, những nghịch cảnh. Chúa đă căn dặn trước : “Ai muốn theo ta, hăy vác thánh giá ḿnh mà theo ta”. Cái khó không phải là không biết những khó khăn. Cái khó, và đó là một thách đố, là làm sao có đủ đức để tin và mến Chúa luôn, mà không chối Chúa trước những sức mạnh khác, cũng không bán Chúa để cầu lợi riêng. Không thiếu những ky tô hữu đă chối Chúa và bán Chúa. May thay, một số tiền nhân tử đạo và các bậc đàn anh khác đă mách những bí quyết để luôn chung thủy và trung thành với Chúa và Giáo Hội : yêu quê hương tổ quốc, mà xây văn hoá đức tin vững trong gia đ́nh, luyện tinh thần bác ái tông đồ với mọi người chung quanh, sống đời sống cầu nguyện cao và giữ tâm hồn b́nh thản tin tưởng vào Giáo Hội và phó thác vào Chúa Quan pḥng.

Những thách đố thách ḷng

Trên đường tu đức Khổng Mạnh, để có được một đức độ vững mạnh như núi, tinh trong như vàng ṛng, năm bước đường quan trọng phải vượt qua. Đó là 5 bước đường đạt Đạo, gồm Định, Tĩnh, An, Lự và Đắc. Ba bước đầu tiên nhằm luyện ḷng sao cho ổn định, yên tĩnh và an b́nh, không bị lung lay v́ những cám dỗ, không bị thu hút bởi những quyến dũ, không bị xao xuyến, thúc đẩy do những áp lực. Những thách đố thách ḷng vừa có tính chất thử, vứa có tính chất thách. Thử v́ những thách đố này có bao gồm những khó khăn thử thách. Thách v́ những thách đố này có bao gồm những thách thức.

Cụ thể mà nói, những thách đố thách ḷng không là ǵ khác hơn là những cám dỗ, những quyến dũ, những đam mê, mà một phần đă có sẵn trong ta. Những cám dỗ này, căn bản là những nết xấu dính liền đến thân xác và tâm tính con người, như tham ăn uống, tham sắc dục, tham tiền tài, tham danh vọng, tham chức quyền, ..Nói theo kinh sách cổ của ta, th́ đó là 7 mối tội đầu : làm biếng, kiêu ngạo, hà tiện, dâm dật, ăn uống, hờn giận, ghen ghét.

Đích thân Đức Ky tô, cũng đă bị những cám dỗ này thách ḷng. Cũng là dịp để Đức Ky tô bày cho ta những phương dược giải quyết những thách đố thách ḷng :
1- Sống v́ lời Chúa,
2-Chỉ thờ phượng một ḿnh Chúa mà thôi,
3-Chớ thử thách Chúa.

Ngày nay, những thách đố thách ḷng này qui tụ tấn công một đơn vị căn bản nhất của xă hội và Giáo Hội, chúng chỉ mũi dùi vào gia đ́nh. Theo người Việt Nam ta, gia đ́nh là yếu tố quyết thắng trong cuộc đời « Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn ». Những thách đố thách ḷng đang gây những nguy hiểm cho gia đ́nh và thành ra càng khẩn thiết. Cả Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo Hội Việt Nam đang rất lưu tâm đến những thách đố này.

Tháng 5/2006 vứa qua, Viện Chính Sách Gia Đ́nh có trụ sở tại thủ đô Madrid Tây Ban Nha vừa cho xuất bản một tài liệu có tên là “Phúc Tŕnh Về Sự Tiến Hóa Gia Đ́nh Ở Âu Châu Năm 2006”. Cho thấy những vấn đề chính sau đây ở Âu Châu về gia đ́nh : mức suy giảm sinh sản, t́nh trạng người già, số lượng các cuộc hôn nhân trong 25 nước thành viên của Liên Hiệp Âu Châu đă giảm bớt 663 600 vụ, ngày càng có nhiều hài nhi sinh ra bên ngoài hôn nhân, vào năm 1980 chỉ có 9.6% hài nhi là con ngoại hôn; đến năm 2004, số này tăng lên tới 32.8%. Về t́nh trạng ly dị, trong khoảng ba thập niên qua, số gia đ́nh ly dị tăng 50%.

Trong Thư Mục Vụ năm 2002 về Thánh Hóa Gia Đ́nh, các Đức Giám Mục Việt Nam đă đưa ra những nhận định như sau : H́nh ảnh đẹp về gia đ́nh Việt Nam hiện nay đang có nguy cơ mờ nhạt dần đi. Nguyên do dễ thấy nhất là tiến tŕnh "công nghiệp hoá, đô thị hoá". Tiến tŕnh này tự nó đem lại nhiều phúc lợi cho xă hội như những tiện nghi vật chất và cuộc sống văn minh, nhưng đồng thời cũng kéo theo những xáo trộn trong sinh hoạt gia đ́nh, làm ảnh hưởng đến nề nếp gia phong như lôi cuốn một số người đến chỗ hưởng thụ ích kỷ, và xa hơn đến lối sống buông thả sa đà, từ đó làm gia tăng những trường hợp ly dị và làm suy giảm ư thức về phẩm giá sự sống.

Cùng với tiến tŕnh này là hiện tượng di dân ồ ạt về các thành phố lớn để t́m việc làm. Hậu quả là một số cha mẹ phải sống xa con cái, nên việc giáo dục cơ bản không được lưu tâm đúng mức; một số người trẻ phải rời gia đ́nh đến làm việc ở nơi xa lạ, nên dễ bị bóc lột sức lao động và mắc phải những tệ nạn xă hội như x́ ke, ma tuư hay rơi vào những hoàn cảnh trong đó nhân phẩm bị coi thường; một số trẻ em bị đẩy ra đường phố sống lang thang.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng các phương tiện truyền thông xă hội, một mặt cung cấp những thông tin hữu ích giúp thăng tiến con người, nhưng mặt khác lại du nhập những lối sống thiếu lành mạnh, tác hại đến nếp sống đạo đức gia đ́nh như tự do luyến ái, sống chung không cưới xin, dễ dàng sử dụng bạo lực...

Và từ những nhận định ấy, Các Đức Cha đă đề nghị một chương tŕnh hành động như sau cho các gia đ́nh : “Mục vụ gia đ́nh chỉ thực sự có kết quả khi các gia đ́nh tự ư thức, tích cực tham gia các chương tŕnh học hỏi và nhất là chủ động canh tân đời sống gia đ́nh bằng đổi mới chính bản thân.

Gia đ́nh là chiếc nôi, là trường học đầu tiên, nơi con cái lớn lên cả về thể xác lẫn tinh thần, nơi con cái không chỉ được dạy dỗ bằng lời nói mà c̣n bằng gương sáng. V́ thế cha mẹ không chỉ lo cho con cái được rửa tội mà c̣n phải lo cho đức tin con cái được lớn lên trong bầu khí gia đ́nh đạo đức chan hoà t́nh mến Chúa yêu người. Hướng dẫn con cái trân trọng t́nh liên đới trong mối liên hệ bác ái giữa các thành viên trong gia tộc.

Để con cái tiến bộ về mọi mặt, cha mẹ cần quan tâm làm trong sạch môi trường sách báo, phim ảnh, bạn bè của con cái ḿnh.

Một gia đ́nh Kitô hữu thực sự tốt đẹp không thể chỉ đóng kín trong những sinh hoạt riêng tư, nhưng cần mở rộng mối quan hệ với những gia đ́nh chung quanh, để kính trọng yêu thương, trao đổi học hỏi và quan tâm giúp đỡ, góp phần phát triển nền văn minh t́nh thương."

Trong sách Đại Học, Thầy Tăng Tử thâu góp những lời dậy của Đức Khổng Tử, soạn thành hai chương để dạy người ta sống cho đúng là người. Trước nhất là « Tam cương lănh », tức là ba điều cốt yếu tổng quát mà lúc nào, ở đâu và ai ai cũng phải lưu ư. Đó là « Minh đức », sửa nết cho sạch, « Tân dân », dậy dân phong hoá cho mỗi ngày mỗi mới mẻ, và « Chỉ chí thiện », cho đến mức tốt đẹp nhất. Rồi đến « Bát điều mục », tức là tám điều áp dụng thực tế và theo chuyên biệt khu vực. Đó là « Cách vật », học điều ǵ phải cho đến nơi, « Trí tri », biết điều ǵ phải cho đến chốn, « Thành ư », ư tưởng phải cho thành thật, « Chánh tâm », để bụng việc ǵ phải cho ngay thẳng, « Tu thân », tu sửa bản thân, nhân vị ḿnh, « Tề gia », điều khiển việc nhà cho ổn thoả, «Trị quốc », lo việc ḿnh cho phải phép để nước được thịnh trị và kỷ cương, « B́nh thiên hạ », góp phần lo cho thiên hạ được thái b́nh.

Trong cuộc hành tŕnh đức tin, không thiếu những khó khăn và thách đố, đặc biệt là những thách đố thách tâm, tức là những cám dỗ của thân xác, những quyến dũ của tiền tài, chức quyền, những áp lực của danh vọng. Những bí quyết của tu đức học công giáo, những ánh sáng của Tin Mừng, dĩ nhiên, giúp tín hữu rất nhiều. Nhưng những giải pháp mà Tăng Tử đă đưa ra qua Tam cương lănh và Bát điều mục, chắc chắn đă, đang và sẽ là những phương dược giúp giáo dân Việt Nam, thấm nhuần tinh thần Khổng Mạnh, giải quyết được những thách đố thách tâm. Nhờ đó, chẳng những họ không bị sa vào hố bảy mối tội đầu, mà c̣n có thể đáp lời Giáo Hội khuyên dậy để góp phần xây dựng gia đ́nh hầu đưa Chúa vào trung tâm đời sống gia đ́nh, mà nuôi dưỡng và giáo dục con cái một cách ư thức, tích cực và chủ động để con cái lớn lên trong bầu khí gia đ́nh đạo đức chan hoà t́nh mến Chúa yêu người và mở rộng mối quan hệ với những gia đ́nh chung quanh, để kính trọng yêu thương, trao đổi học hỏi và quan tâm giúp đỡ, góp phần phát triển nền văn minh t́nh thương.

Những thách đố đọ trí

Trong Tôn Ngô Binh Pháp, có kể câu chuyện này : « Thân Bao Tư nước Sở sang sứ nuớc Việt. Vua Câu Tiễn nước Việt sắp sang đánh Ngô, nhân hỏi về chiến trận. Thân Bao Tư thưa rằng : Nay chiến trận, lấy trí làm đầu, thứ đến nhân, thứ đến dũng. Không trí th́ không biết hết được t́nh dân, không thể lường tính được sự đông vắng ở trong thiên hạ ; không nhân th́ không thể cùng ba quân chịu chung cái nạn đói khát vất vả ; không dũng th́ không thể đoán định được điều ngờ để nẩy ra kế lớn ». Đức tin không khác ǵ chiến trận về phương diện thách đố. Nếu dũng là giải pháp cần để giải quyết những thách đố thử đức, nhân là giải pháp cần để giải quyết những thách đố thách ḷng, th́ trí là giải pháp cần để giải quyết những thách đố đọ trí. Trên phương diện quyết định, các nhà quản trị phân biệt 3 loại quyết định : những quyết định làm việc, những quyết định chức vụ và những quyết định chiến lược. Loại quyết định thứ ba đ̣i hỏi nhiều trí lực, v́, nói theo Tôn Từ, phải biết dựa vào thiên thời, địa lợi, nhân hoà, pháp lệnh, tướng soái.

Những thách đố đọ trí này gặp hai nguy hiểm rất lớn : nguy hiểm không biết ḿnh cho đủ, không vững bản lănh của ḿnh và nguy hiểm không biết người cho rơ, không biết hoà đồng với người. Thách đố đọ trí này càng trở nên cam go cho giáo hữu Việt Nam, khi lịch sử và địa dư cho thấy rằng đức tin Ky tô đă du nhập vào Việt Nam từ Âu Châu. Trong bài nghiên cứu về « Tôn kính tổ tiên » linh mục Mai đức Vinh khi đề cập đến sự va chạm và dung hoà giữa truyền thống Việt Nam và Công Giáo, đă khẳng định rằng có những điểm tương đồng và những điểm dị biệt.

 

Người tín hữu Việt nam khắp nơi nói chung có hai nét cá biệt vẽ ra bản lănh của họ là « đỏ máu đức tin công giáo và vàng da văn hoá việt nam."

Trong sách Binh Pháp, ở chương 3, chương nói về « Mưu công », Tôn tử viết : « Cái đạo biết sự thắng là : Biết người, biết ḿnh, trăm trận không nguy ; không biết người mà biết ḿnh, một được, một thua ; không biết người, không biết ḿnh, hễ đánh là thua ».

Hai thách đố cam go của người tín hữu Việt nam, ở mức độ chiến lược, mức độ đọ trí hẳn nhiên là biết ḿnh, giữ được bản lănh của ḿnh và biết người, thực hiện được việc hoà đồng với người. Biết ḿnh, giữ được bản lănh của ḿnh. Ḿnh là ai ? Ḿnh từ đâu đến, đi trên con đường nào ? Đi về đâu ? Phải làm ǵ để biết được ḿnh và giữ được bản lănh của ḿnh ?

Vào năm 2004, để kết luận bài « Cây Văn hoá Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris » , tôi đă viết : Người công giáo việt nam Paris nói riêng và người tín hữu Việt nam khắp nơi nói chung có hai nét cá biệt vẽ ra bản lănh của họ là « đỏ máu đức tin công giáo và vàng da văn hoá việt nam. Nh́n vào những người giáo dân Việt Nam ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, ta chẳng có ǵ ngạc nhiên, v́ tiền nhân của họ đă là những anh hùng tử đạo, vững đức tin công giáo và nặng văn hoá Việt Nam »

Biết người, thực hiện được việc hoà đồng với người. Tập kỷ yếu « 30 năm hành tŕnh Đức Tin của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp » vừa được Tuyên Úy Đoàn cho in, dành cho Đại Hội hành hương Lộ Đức lần thứ 6, từ 3 đến 7 tháng 8 năm 2006. Không rơ rệt, nhưng qua nội dung 3 phần của tập kỷ yếu, đặc biệt ở phần 1 và 3, dường như ban biên tập muốn nêu ra ba thách đố với cộng đoàn.

Cha Phêrô Luca Hà quang Minh, đại diên Tuyên Úy Đoàn nêu ra thách đố thứ nhất và đặt vấn nạn : « Có nên duy tŕ các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hay không ? Nếu có, dưới h́nh thức nào ? Việc hội nhập vào các xứ đạo địa phương phải chăng là con đường mục vụ cho tương lai ? ».

Cha Mai đức Vinh th́ nhắc lại lời thánh Gioan thánh giá về lời Chúa sẽ hỏi mỗi người « Này con, con có luôn giơ cao đèn sáng không ? Con biết rơ, đèn sáng t́nh yêu mà Cha đă trao cho con. ». Sau cùng, qua bốn bài trích đăng khác : « Người Việt sống trên đất Pháp » của Ông Bùi Xuân Quang, « Quan điểm của Giáo Hội Pháp về người trẻ Việt Nam » của Nt Marie Pascale Lài, « Sự tham gia của người tín hữu Việt Nam vào Giáo Hội Pháp » của Nt Trần Thiết, và « Vấn đề hội nhập xứ đạo Pháp » của Lm Nguyễn Văn Dziên, dường như Ban Tuyên Úy muốn ghi đậm một thách đố tổng quát hơn « Làm sao mở ra và hoà đồng được với xă hội và giáo hội địa phương mà không mất Việt tính ? »

Vào năm 1883, trong buổi lễ ra mắt của Hội Đồng Mục Vụ tiên khởi của Giáo Xứ Việt Nam Paris, tôi có hân hạnh được nói truyện với Cha Frikart, cha chính địa phận Paris, thay mặt Đức hồng y J.M. Lustiger đến tham dự buổi lễ. Tôi ṭ ṃ hỏi ngài nghĩ ǵ về Cộng Đoàn Công Giáo Paris. Ngài b́nh thản trả lời : « Chúng tôi quí mến và thán phục các giáo dân Viêt Nam. Chúng tôi thấy, một đàng họ cởi mở, đón nhận và hội nhập vào văn hoá Pháp một cách rất dễ dàng và tự nhiên, một đàng họ vẫn giữ và phát triển được ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam qua việc giáo dục văn hoá cho thanh thiếu niên , họ biết nghĩ đến tương lai của ḿnh v́ tôi thấy họ hằng lo nghĩ đến việc xây dựng cơ sở và đào tạo lớp linh mục tương lai của họ ». Tôi thiết nghĩ đây là bức ảnh căn cước rất đẹp mà một vị hữu trách Pháp có thể nh́n ra và hoạ lại về người giáo dân Việt Nam. Ước chi bức họa này sẽ tồn tại măi măi và càng ngày càng được tô điểm lộng lẫy và thanh tao thêm.

Kính thưa quí Cha,
Kinh thưa quí ông bà,

Những thách đố trong đời sống đức tin cho người công giáo Việt Nam hôm nay, như tôi vừa tŕnh bày trên đây qui tụ vào trong sáu cái chính, mà chúng ta có thể lặp lại dưới h́nh thức câu hỏi như sau :


1. Làm sao đủ dũng mănh để vẫn trung thành mà không vấp ngă chối Chúa trước những núi cao « lăng nhục, hoạn nạn, đe doạ, bắt bớ, tra tấn » v́ đức tin trong cuộc đời ?
2. Làm sao đủ kiên cường để thờ kính mà không bị cuốn lôi vào việc bán Chúa trước những sông sâu « khinh khi, thoá mạ, đe dọa, hoặc những vuốt ve, quyến dũ, lôi cuốn của lợi lộc, danh vọng, chức quyền » trên ḍng đời ?
3. Làm sao cho ḷng tin cậy mến cao và mạnh đủ để vẫn giữ được tâm hồn ổn định, yên tĩnh và an b́nh mà không bị lôi đẩy té xuống hố sâu dục vọng ?
4. Làm sao xây luỹ Gia Đ́nh cho vững mạnh trong văn hoá t́nh yêu của Chúa ?
5. Làm sao dựng thành Bản Thân cho kiên cố, để ḿnh vẫn là ḿnh, vàng da văn hoá Việt Nam và đỏ máu đức tin công giáo ?
6. Làm sao kiến quốc Hoà Đồng mà mở ra với mọi người để hội nhập tôn giáo, hội nhập văn hoá mà giơ cao Đèn T́nh Yêu để chiếu sáng vào môi trường ḿnh sống, cho những người ḿnh gặp, bất kể là đồng hương hay không ?

Trong phần trao đổi, có lẽ sẽ có người xin đặt thêm năm vấn đề khác, đại để như :


7. Đức tin là ǵ ?
8. Nhờ đâu và làm sao mà nhiều tín hữu vẫn vững mạnh tin vào Chúa ?
9. Làm sao để đức tin không bị lỏng lẻo, nhất là nơi người trẻ ?
10. Làm sao để lấy lại đức tin khi đă bị mất ?
11. Làm sao truyền bá đức tin (dẫu c̣n tin mạnh, tin lỏng lẻo hay không c̣n tin) ?

Xin các Cha và Quí Ông Bà chúng ta cùng nhau suy nghĩ và thành thật trao đổi để đời sống đức tin của chúng ta thêm sức mạnh và phong phú hơn, dưới sự chúc lành của Đức Mẹ Lộ Đức và Đúc Mẹ La Vang.

Lộ Đức, ngày 04/08/2006
Trần Văn Cảnh

 


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.