Con Người trường cửu

man

 

 

 

 

Tinh-Thần Hiệp Nhất

Từ khi con người ư thức được bản ngă, con người cũng bắt đầu phát hiện được tinh thần hiệp nhất nhiệm mầu được biểu-lộ trong môi sinh xă hội loài người. Tinh thần hiệp nhất là môi giới tương giao giữa các cá thể, mối tương giao này không phải chỉ phát sinh do tiện ích nhất thời, nhưng là do chính chân lư Tối-Thượng của đời sống nhân loại. Một cách nào đó con người cảm nghiệm tính chất thần thánh của tinh thần hiệp nhất siêu vượt trên cá thể và đ̣i hỏi sự hy sinh của các cá thể.

Sự thành kính của con người đối với tinh-thần hiệp nhất được biệu lộ qua tôn-giáo, và được biểu tượng trong chính các tên gọi của Thần Linh. Bởi thế ta hiểu tại sao, từ khởi thủy, các vị Thần Linh của con người phải là Thần Linh của bộ lạc, và có khi nhiều vị Thần Linh của các nhóm khác nhau đều qui về cùng một bộ lạc.

Trong tiến-tŕnh của ư thức về sự hiệp nhất nhân loạị này, Thượng- Đế đă mặc khải cho con người như một vị Thần-Linh. Tối Thượng duy nhất và phổ quát, Điều đó chứng tỏ rằng chân lư của sự hiệp nhất nhân loại là chính chân lư của THẤN-NHÂN.

Theo ngôn-từ Sankrit th́ tôn-giáo có tên là DHARMA, đồng nghĩ với nguyên-lư của tương-giao, đó là nguyên lư giúp cho con người được trường tồn. Nhưng DHARMA trong ư nghĩa chuyên biệt của nó đồng-nghĩa với cái đức của một vật-thể, nói khác đi DHARMA là tính thể của một vật-thể ví như sức nóng là tính-thể của lửa.

 

Nhiệm-Vụ của Tôn-Giáo

Tôn giáo được hiểu như một nỗ-lực của con người nhằm phát huy và diễn-tả bản-chất tiềm tàng trong CON-NGƯỜI-TRƯỜNG-CỬU và có niềm tin con người trường cửu này. Nếu con người chỉ thuần có những đặc tính vật thể tự nhiên như trăm ngàn vật thể khác th́ con người sẽ không c̣n là con người. Nếu loại trừ bản chất trường-cửu nơi con người th́ tôn giáo sẽ trở thành vô-nghĩa, nói cách khác, con người có tôn giáo-tính bởi v́ con người có chiều kích TRƯỜNG-CỬU.

Con người bắt đầu lịch sử đời ḿnh với những dữ-kiện đặc thù mà Trời phú bẩm để làm triển nở và phát huy như trăm ngàn vạn vật khác. Nhưng ch́m sâu đáy ḷng, con người c̣n cảm thấy một ḍng-sông mănh lực khác, một chiều hướng kỳ diệu khác được phát tỏa bằng một chiều kích nhiệm mầu khác: đó là ḍng sông của một nhân loại tính phổ quát. Tôn giáo có nhiệm vụ ḥa giải những mâu thuẫn trong con người, nghĩa là giữ cho ḍng sông tự nhiên và ḍng sông nhân loại-tính điều ḥa trong mức quân b́nh; Tôn giáo là trung tâm ḥa-giải cho sự xung khắc nội tại của con người.

Dẫu được gọi bằng nhiều tên khác nhau, dẫu được nh́n qua nhiều lăng kính khác nhau, tôn giáo cuối cùng chỉ có một nhiệm vụ: dâng hiến cho con người NIỀM-TIN, và giữ cho con người niềm tin vững-mạnh vào trường-cữu.

 

Ḍng-Sông Nhân-Loại-Tính Trường-Cửu.

Khi ư thức được ḍng sông nhân loại tính trường-cữu rồi, con người sẵn-sàng chấp-nhận mọi hy sinh gian khổ đến ngay cả cái chết để duy tŕ cho ḿnh sự trường-cữu. “CON NGƯỜI TRƯỜNG-CỮU”?! chúng ta không thể nh́n bằng mắt, chúng ta không thể sờ mó bằng tay! Chúng ta không thể vẽ vời trong trí tưởng-tượng! nhưng nó là một thực thể, và c̣n thực hơn là chính con người cá thể mà chúng ta đang sống bằng xương bằng thịt này. “CON NGƯỜI TRƯỜNG-CỬU” đang sống với ta, sống trong ta nhưng lại siêu-vượt trên ta. Chính nó quang tỏa trong nhân-cách phấn khởi đời ta. Nó như ánh-sáng soi-dẫn đời ta. Nó như hương hoa làm phấn khởi đời ta. Nó thăng hoa cuộc sống vật chất của ta. Con người trường cữu của ta tự bản chất là siêu việt (Transcendental). Nó là tiếng gọi hướng-thượng miên-trường. Nó là mời khẩn khoản thiết tha thúc-bách ta lên đường hành tŕnh t́m về đường Chân-Thiện-Mỹ.

Chúng ta những cá- thể với nhiều khác biệt trên màu da, ngôn ngữ, địa vị xă hội, ư thức hệ chính trị, nhưng vẫn t́m thấy h́nh ảnh của chính ḿnh trong cái cơ cấu, cả trên căn bản của con người trường cửu đó. Những khác biệt về nguồn gốc, màu da, đẳng cấp xă hội chỉ là cái vỏ bề ngoài. Xuyên qua cái vỏ bề ngoài đó tất cả chúng ta đều ch́m sâu vào sự ḥa điệu với con người trường cửu. Cho dẫu ta ư thức hay vô ư thức, con người trường-cửu đang tỏa-hiện trong ta.

Con người chỉ đặt tôn-giáo đích thực khi con người đích thực ư thức sự cộng tác với con người trường cửu; t́m thấy niềm tin vui thật qua hy sinh và chịu đựng gian khổ. Qua tin yêu và chấp-nhận hy sinh gian-khổ, con người trường cửu sẽ phát triển nơi ta hữu thể của Thần-Linh Tối-Cao đang quang tỏa một bầu trời t́nh yêu rực rỡ. Ư thức được con người trường cửu trong chính ḿnh, con người trở nên thân-hữu với Thấn-Linh Tối-Thượng. Con người sẽ là tất cả và bất diệt.

Lăo-Tủ nói: “Nhân hữu hạnh t́nh tâm chung bất măi miệt” có nghĩa là người có sự sống trường cữu trong tâm hồn th́ dẫu có chết nhưng không bị hủy diệt.

Sách Sankrit nói: “Con người mà chối bỏ DHARMA, th́ dẫu cho chiếm-hữu được muôn vật trên thế giới và chinh phục được vô số quân thù, th́ nó đă bị hủy diệt tận gốc rễ rồi. Cả Lăo-Tử và sách Sankrit đều muốn khẳng định rằng có một cuộc sống khác thật hơn, bền vững hơn, và có giá trị hơn, đang tiềm tàng trong con người, Xuyên qua những giá-trị tương đối, con người phải phát hiện được giá-trị tuyệt đối đó chính là con người trường cử được biểu lộ trong nhận-thức, trong ngôn ngữ, trong hành-động, trong sự tranh đấu và trong sự sáng tạo của con người.

Lịch sử nhân-loại là ǵ, nếu không phải là một nỗ lực liên tục nhằm thực hiện được chân giá trị náy. Có thực hiện được nhân-loại-tính trường cửu, con người sẽ không bị tận diệt.

Sách Upanishad viết: “Tam vedyam purusham veda, yathas ma vo mrityuh parivyatha” “Con hăy thực hiện cho bằng được con người trường cửu để khỏi phải chết”.

Chết mà không bị hủy-diệt! Nghe ra thật nghịch lư: giác-quan và lư trí không thể minh-chứng được!

Bởi thế con người của kỷ nguyên khoa-học và văn minh có-khi muốn xa tránh và lăng-quên chân lư này. Nhưng chân-lư vẫn là chân lư! Con người dẫu muốn chạy trốn, t́m quên, thực thể siêu việt vẩn c̣n đó, hiện diện gần kề và ngay trong cung ḷng con người. Ngôn từ thực thể siêu việt tinh thần nghe thật mơ hồ, tuy thế chúng ta vẫn có thể cảm nghiệm được một cách nào đó xuyên qua hàng rào của hiện hữu thể lư. Thật vậy, khi con người ư thức được lịch sử đời ḿnh, con người đă có cảm-quan rằng những dữ kiện của cuộc hiện sinh con người là ở khả-thể duy tŕ mối tương giao với sự bí-nhiệm đằng sau bức màn vật thể, c̣n có một cái ǵ đó chưa đến với con người nghĩa là có một thực thể khác đang đến sẽ đến trong mai-hậu.

 

Thân-Xác thể-Lư và Thế-Giới Vật-Chất.

Thân xác thể lư của chúng ta đâm rễ sâu vào thế giới vật chất cũng gọi là thân xác phổ quát, chính nhờ vào thế giới vật chất này mà cá nhân thể lư thực hiện phận vụ của nó. Sự sống thể lư thực hiện ư nghĩa trưởng-thành của nó qua sự làm lớn mạnh tự do qua tương giao với thế giới thể lư. Thế-giới vật chất đem đến cho con người hạnh phúc, một thứ hạnh phúc vượt trên những khoái lạc và sự thơa-măn các nhu cầu tự nhiên.

Chúng ta chỉ bắt đầu nhận thức ư nghĩa sâu xa của bản ngă, khi nào chúng ta phát-hiện ra lư tưởng của CHÂN-THIỆN-MỸ. Chính lư tưởng này sẽ dâng hiến chúng ta ư nghĩa tự nội (Immanent) của sự toàn vẹn và sự cao-quư của chính thực tại chúng ta. Lư-tưởng CHÂN THIỆN MỸ sẽ làm vững mạnh niềm-tin con người vào sự toàn hỏa khách thể (Objective perfection) đang liên tục kêu mời con người t́m về hội ngộ (Encounter).

Cái nh́n của con người vào thế-giới và lư-tưởng của ḿnh sẽ đúng đắn hay lệch lạc, sẽ sáng chói hay lu mờ là tùy vào những giai đoạn phát-triển mà trí thức con người đạt tới. Dưới bất cứ danh hiệu nào và bất cứ bản-chất nào con người gắn cho niềm tin tôn giáo của ḿnh, lư tưởng hoàn hảo vẫn xây dựng trên căn bản của sự hiệp nhất: nguyên nhân nối kết con người và HỮU- THỂ-TỐI-THƯỢNG, dung biểu hiệu cho trường-cữu-tính (Immortability).

 

Thái- độ Con Người Trước Nền Văn-Minh Kỹ-Thuật.

Văn-Minh cơ khí đă làm cho con người chóa mắt và cuộc sống tiện nghi vật chất của thế-kỷ 20 này đă làm cho con người nh́n sai và hiểu sai lư-tưởng hoàn hảo của nhân-loại-tính trường-cữu.

Hồi c̣n thơ bé, mỗi chúng ta có tự do tạo ra đồ chơi và tṛ chơi theo năng khiếu và trí tưởng tượng của ḿnh. Bạn bè lối xóm cùng lứa tuổi tham gia vào tṛ chơi và chia xẻ niềm vui sướng đơn sơ của chúng ta. Niềm vui của ta trong cuộc chơi ở chỗ có bạn bè tham dự vào.

Rồi một ngày nào đó, cái thiên đàng tuổi-thơ đă bị xáo trộn: cơn cám dỗ đă xen lấn vào từ cái thị trường đồ chơi của thế giới người lớn. Một đứa trong đám bạn bè lối xóm có món đồ chơi mới là nhăn-hiệu ngoại quốc. Cầm cái đồ chơi tuyệt đẹp lạ-lùng và thích thú đó, đứa bé ǵn giữ đồ chơi quư của nó thật cẩn thận, ngoài nó ra bạn bè nó đừng ḥng đụng tới. Nó tự măn v́ có đồ chơi đẹp-đẽ và đắt tiền. Nó cản thấy nó hơn chúng bạn, Nó nghĩ nó văn minh hơn chúng bạn.

Qua ví-dụ tuổi-thơ và tṛ chơi, chúng ta đi đến nhân-định này: một nền văn minh tiến-bộ đích thực phải diễn tả được con người tôn giáo, con người trường cữu, chứ không phải chỉ phô trương sức mạnh và sự chiếm hữu của con người trên thế giới thuần vật chất, cũng như niềm vui và t́nh thần sáng tạo là ư nghĩa của tṛ chơi chứ không phải là chiếm hữu được đồ chơi. Bởi v́ sức mạnh thể lư và sự chiếm-hữu vật chất của một con người đích thực không hệ tại ở số lượng vật chất nó chiếm hữu, nhưng là phẩm hạnh, đức-tính mà con người tài-bồi cho ḿnh qua những nỗ lực liên tục nhằm siêu vượt hóa thế-giới vật chất. Trong chiều hướng đó, Đức Khổng-Tử nói: “Quân tử bất thụ nhân chi ái, thành sự mặc thuyết tất thiên hạ chi tri”. Nghĩa là người quân tử hành động mà không kiêu-hănh, khoe khoang, hoàn thành sự nghiệp mà không bám vào danh lợi, bởi thế mà được trăm họ yêu chuộng.

 

Đạo của Con Người

Đạt Đạo trong tinh-thần Triết Ấn hay trở thành quân-tử trong chiều-hướng Khổng-Giáo, không có nghĩa, chiếm lấy một danh hiệu, một chức phận để rồi có đạo hay có tiếng quân tử. Nhưng là đồng hóa với đạo, trở thành quân tử.

Lăo-Tử nói: “Đạo khả-đạo phi-thường đạo,
Danh khả danh phi thường danh.

Có tên đạo chưa phải là đạo, có danh hiệu chưa phải là danh hiệu. Chính-đạo và chính-danh không đồng-nghĩa với đạo và có danh, nhưng “LÀ ĐẠO,LÀ DANH”. Khi chúng ta cùng với ĐẠO đă là ĐẠO, là QUÂN-TỬ; th́ ĐẠO chính là TA, nói khác đi, TA là ĐẠO, TA là QUÂN-TỬ nghĩa là chúng ta vượt ra khỏi PHẠM TRÙ CHIẾM HỮU (Avoir) để tiến vào PHẠM TRÙ HỮU THỂ (ETRE, BEING). Tiến vào phạm-trù hữu-thể tức là con người tiến gần với Thượng-Đế, v́ Thượng-Đế là Hữu-Thể-Tối-Thượng, là nguồn hiệp nhất, là điểm hội tụ (Convergence) của các hữu thể khác.

Nếu nh́n từ phạm-trù chiếm hữu, th́ hữu-thể Tối-Thượng được coi như là một thực-tại xa lạ bí nhiệm, một cái ǵ đó ngoài tầm tay với của con người. Nhưng nếu ai đă đạt tới miền hữu thể rồi, th́ đạo hay hữu thể Tối-Thượng xuất hiện một cách tự nhiên, đơn sơ, thật gần gũi và thân mến , như một thực thể khởi-xuất tự nơi (Immanent) của con người. Nói khác đi, đạo là bản chất cơ hữu của con người.

 

Con Đường vào Trường-Cửu

Thế nên con đường vào trường-cữu hiển-hiện trước con người cũng thật đơn sơ, tự nhiên và thân-mến. Những ĐẠO SĨ ẤN Độ giáo t́m thấy con đường vào trường cửu ngay chính trong hành vi dâng bát nước cho những khách bộ hành cũng ngang hàng như hành vi tế tự Thần-Linh. Dâng một bát nước lă cho một lữ khách đang khát là thật dễ dàng, thật đơn sơ, nhưng người Đạo Sĩ đă coi đó như là con đường đi vào ĐẠO. V́ đạo là sự đơn sơ (simplicity) xuất khởi từ ḷng người đơn-sơ. Hành vi dâng bát nước lă tuy vậy mà phong-phú vô cùng, nói lên sự tự-tâm, phát-biểu đức NHÂN, và nối kết nhân loại-tính của con người với tha nhân, Hành vi dâng bát nước lă đơn sơ đó có giá-trị hơn là những tính toán phức tạp của một thương gia giàu có t́m cách chiếm hữu bằng xảo kế nhằm phục vụ cái tính ích kỷ của ḿnh và làm hại tha nhân

ĐƠN-SƠ, vâng chính sự đơnn-sơ khởi-xuất từ con người co tự-tâm để làm cho người khác trở nên tự tâm. Sự đơn-sơ và ḷng tự-tâm không phải một sớm một chiều mà có được, nhưng là kết tính của một gịng thời gian, của một nền phong-hóa, của một truyền thống lâu dài.

Với đà phát-triển của kỹ-thuật khoa-hoc, một ngày nào đó con người có thể xâu sợi chỉ nhỏ qua hàng triệu lỗ kim trong nháy mắt, nhưng ḷng hiếu khách đối với người xa lạ, ḷng nhân đạo đối với kẻ thù đ̣i hỏi bao nhiêu thế hệ học hỏi và luyện tập. Sự đơn sơ của con người có tự tâm hành động mà không đ̣i hỏi tính-toán thiệt hơn, hoàn thành công việc mà không phô trương khoác loác, không mưu cầu tư lợi, nhung chỉ diễn tả một cách thuần nhiên bản chất của tâm hồn ḿnh, một tâm hồn đang gần kề với đạo, đang song-hành với trường-cữu-tính.

Dẫu cho ḍng đời với muôn vàn triều-hướng hấp-phủ, kéo lôi; dẫu cho bị thống-trị bởi bao thứ cuồng vọng ngổn ngang; dẫu cho bị nô lệ bởi muôn vàn hào nhoáng vật chất, nhưng con người nh́n lên và hướng về

Lamartin viết: “Bordeé dans sa nature
Infini dans ses voeux
L’homme c’est un dieu dechu
Qui se souvient des cieux.”

“H́nh-hài tuy hữu-hạn
Th́ dục vẫn vô cùng
Người là Tiên đọa-lạc
Vẫn ước nhớ Thiên-cung”.

 

Tiếng Gọi Mầu-Nhiệm

Tiếng gọi mầu nhiệm đó, đích điểm xa vời đó là một thực tại siêu thực tại (surréalité) đă được MỘT BÀN TAY nào đó ghi khắc trong tâm-hồn con người. Dẫu phủ nhận hay khước từ, con người không thể không đối-diện với nó.

Dẫu con người có-tính quên lăng, đàn-áp hay áp chế, con người không thể chạy trốn siêu thực tại đó.

Hăy lặn sâu, lặn thật sâu vào gịng-vô-thức để t́m thấy cái siêu-thực-tại ấy đang âm ỉ khơi ng̣i cho muôn vàn hảo diệm-sơn cho thời cơ phun lửa sang của tri thức, của tư-duy và nhưng dẫu ở niền vô-thức hay tri-thức (consciousness), siêu thực tại nơi con người t́m về với cái H̉A-ĐIỆU-NHIỆM-MẦU.

Sách Atharva Veda gọi cái ḥa điệu nhiệm mầu ấy là âm-nhạc. Bởi v́ âm nhạc là sự ḥa điệu. Và con người được gọi là hữu thể âm nhạc (Musical Being). Con người được gọi là cao điểm của công tŕnh sáng tạo của Thượng Đế, v́ con người là sinh vật duy-nhất biết ca hát và biết phát-triển hệ thống âm-nhạc.

Chim kêu, Vượn hót, chó tru, gà gáy, nhưng con người th́ ca hát, v́ ca hát là ḥa-điệu. Con người ca hát bởi v́ con người muốn diễn tả một thực tại nào đó. Một thực tại đang ḥa điệu hay đang t́m về sự quân b́nh của ḥa điệu. Âm nhạc là một sự kỳ diệu qua các âm điệu.

Nh́n vào lịch-sử các tôn-giáo, chúng ta thấy âm-nhạc đáng một vai-tṛ quan trọng. Đức Khổng-Tử đặt cho NHẠC ngang hang với LỄ, c̣n Kitô Giáo th́ nâng nhạc lên hang Thánh, gọi là Thánh-Nhạc, dùng Thánh Nhạc trong phụng vụ để tôn thờ Thượng-Đế. Tại sao Đức Khổng-Tử gán cho Nhạc nhiệm vụ giáo-hóa con người? Tại sao Kitô Giáo dung Thánh Nhạc trong phụng tự? Thưa v́ Nhạc phát-biểu một thực-chất nội-tại của con người, hay nói khác đi, con người tự bản chất là một ḥa-điệu và muốn t́m về ḥa diệu. Một chiều thứ Bảy nào đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên nh́n thấy ngàn ngàn lớp lớp giới-trẻ Chicago bất kể băo tuyết và giá-lạnh, tranh dành nhau để mua vé vào ARAGON nghe nhạc sống, và để được nh́n tận mắt những thần tượng âm nhạc… Họ ham nhạc hơn ham cơm bánh. Họ mê nhạc hơn mê cái đất nước văn-minh, tiến bộ, giàu có khổng lồ nhất thế kỷ này. Họ tôn thờ ca-sĩ, nhạc sĩ như người tín hữu tôn thờ Giáo Chủ. Họ khao khát nhạc như người tỵ nạn Việt-Nam khao khát tự do. Có nhà thờ chùa nào trên nước Mỹ này thu hút giới trẻ Mỹ cho bằng các thính đường nhạc Rock and Roll? Có chính trị gia nào của nước Mỹ bây giờ được giới trẻ Mỷ yêu chuộng cho bằng Elivis? Có triết lư nào lôi cuốn được giới trẻ Mỹ cho bằng nhạc Trẻ Mỹ?

Hiện tượng giới-trẻ Mỹ tôn-thờ ca sĩ chỉ là một bằng chứng phủ phàng rằng cái xă-hội văn minh của Mỹ Quốc thiếu sự quân b́nh, hay nói khác đi đang vắng sự ḥa điệu. Con người hôm nay và nhất là giới trẻ đang thét gào đ̣i cho được sự ḥa điệu ấy.

Nói rằng âm nhạc là sự ḥa điệu bởi v́ âm-nhạc đem đến cho con người một sự quân b́nh nội tâm, và sự ḥa-điệu nội tâm này sẽ chuyển-biến các dữ kiện rời rạc của cuộc đời vật chất qua nhịp cầu chân lư.

Xuyên qua âm thanh, con người t́m thấy một sự nhất thống nào đó, một thỏa măn, một nhắc nhở, một h́nh ảnh, một mơ ước, một sự thành tựu nào đó của dĩ văng hay của tương lai.

Một cách nào đó, con người đă t́m thấy lư-tưởng của sự hiệp nhất tuyệt-hảo qua những nhạc khí và quan năng của thân xác ḿnh. Và một cách nào đó qua các quan năng, con người biểu lộ sự hiện diện của nhân-loại-tính trường-cữu.

Chỉ có con người mới làm văn hóa, mới sáng tạo nghệ thuật văn chương, và văn-chương nghệ thuật là ǵ nếu không phải là một sự bày tỏ của con người đối với thực tại siêu thực tại. Nói khác đi, qua văn chương nghệ thuật, con người tự bày tỏ là một thực tại siêu vượt thực tại. Lịch sử nhân loại là một gịng sông không cùng, trong gịng sông đó, con người tiếp-diển nhau bày tỏ cái siêu thực tại ấy.

Lăo-Tử nói: “Nhân hữu-hạnh tâm-t́nh chung-bất măi-miệt, tử nhi bất diệt”. Người có đức hạnh, có tư tâm th́ dẫu chết mà không bị hủy diệt. Bởi v́ khi chết, chúng ta mất đi thân xác thể lư, c̣n bị hủy diệt là khi chúng ta mất nhân-loại-tính trường-cửu của ḿnh.

Trên gịng-sông thể lư và trong thế giới vật chất lưu chuyền này, con người xuất hiện, phát triền, đổi thay rồi biến dạng, nhưng trong thế giới tâm linh con người trường cữu luôn tồn tại, tồn tại trong sự ḥa điệu bao la của vũ trụ, tồn tại như HỮU-THỂ-TỐI-THƯỢNG tồn tại.

Vũ trụ bao la không ngừng quang tỏa và kêu mời con người về với ĐẠO. ĐẠO của con người chính là trường cữu chính đang hiện diện tàn ẩn nhiệm mầu vô thường (Contigent), hữu thể bé nhỏ và gịn mỏng này chứa đựng cả một bầu trời huyền nhiệm (Mystery), khiến cho Thượng Đế phải quan tâm và các Thiên Thần phải lo âu!

 

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D

 


Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.