CHA PACIFIQUE NGUYỄN B̀NH AN,
VỊ TỈNH ỦY TIÊN KHỞI, VỊ GIÁM SƯ KHẢ ÁI

Choir

 

 

 

Tôi vào chủng viện năm 1959, tức năm đầu tiên thành lập chủng viện Phanxicô Thủ Đức. Năm 1967, tôi lên triết học cùng tám anh em khác, trong số đó có bảy anh sau này là Linh mục, lớp anh Hải, Ngọc, Thanh…. Chi tỉnh thiếu Giáo sư nên đă đặt Triết viện tại Chủng viện Thủ Đức, để chúng tôi theo học ở Triết viện Liên Ḍng tại Đa Minh Học viện, đồng thời theo học tại Đại học Văn Khoa Sài G̣n. Suốt các năm 1967-1969, chúng tôi có cha Pacifique Nguyễn B́nh An, nguyên Tỉnh Ủy của Chi tỉnh Phanxicô Việt Nam, làm Giám sư.

Cha sinh ngày 12-12-1921 tại Hà Tĩnh, khấn tạm ngày 3-8-1943, khấn trọng ngày 3-8-1947, thụ phong Linh mục ngày 29-6-1950. Cũng năm 1950, cha đi du học ở Pháp, học khoa Xă hội học tại Institut Catholique de Paris. Trước khi cha làm Giám sư của chúng tôi, cha đă giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chi tỉnh. Ngày 9-1-1955, cha trở thànhø vị Tỉnh ủy người Việt Nam đầu tiên, lúc mới 34 tuổi. Cha cũng được đề cử làm Tổng thư kư Ban Thường vụ Hiệp hội Nam tu sĩ Việt Nam, Cố vấn Hiệp hội Nữ tu Việt Nam và Tuyên úy Phong trào Trí thức công giáo Việt Nam (Pax Romana).

Thoạt mới nh́n cha, ai cũng nghĩ là cha nghiêm khắc và khó tính, nhưng có sống với cha mới biết cha vui tính và dí dỏm, thương yêu cách cụ thể và luôn giữ lời hứa. Năm 1966, khi lớp chúng tôi được gửi ra Tu viện Phanxicô Nha Trang để học lớp Première tại Sơ tập viện La San, cha đă ra thăm và gặp riêng từng người. Đến phiên tôi, gần cuối thời gian nói chuyện với cha, cha hỏi tôi về t́nh h́nh sức khỏe. Tôi trả lời cha là sức khỏe tôi có phần yếu v́ bệnh sán xơ mít. Cha nói cha sẽ hỏi ư các vị dược sĩ nổi tiếng mà cha quen biết, và kiếm thuốc tốt gửi ra cho tôi uống. Tôi không chờ đợi ǵ, v́ nghĩ rằng cha bận biết bao đại sự, chuyện nhỏ của tôi nào nhằm nḥ chi. Tuy nhiên. chưa đầy một tháng sau, tôi nhận được thuốc từ Sài G̣n gửi ra, với những chỉ dẫn tỉ mỉ cách dùng thuốc. Và tôi lành bệnh nhờ uống thuốc đó. Trong hai năm triết học, chúng tôi đều được cha cấp thuốc, mỗi khi nhức đầu, sổ mũi, đau bụng: tất cả đều là thuốc ngoại cha mua để dùng.

Là giám sư, cha không chỉ hướng dẫn văn hóa, tinh thần, đạo đức, mà cả lời ăn tiếng nói, cách cư xử. Cha nhắc nhở một cách nhẹ nhàng nhưng người nghe thấm thía măi. Một lần nọ, không hiểu trong chuyện kể nào đó, tôi nói: “Chúng ta đớp đi!”. Lát sau cha ôn tồn chỉ dạy: “Con nói chữ đớp là sai rồi đó, chỉ có loài vật như chó mới đớp, chứ con người sao lại đớp, mà là ăn, cùng lắm là nhậu chứ. Lần sau con đừng nói vậy nữa”. Tôi nhớ măi chuyện này và không bao giờ nói từ ấy nữa. Trong bữa ăn quanh bàn vuông lớn, cha thường dẫn dắt câu chuyện. Cha thường hỏi thăm hôm nay đi học ở Đa Minh có vui không, có ǵ không hiểu không, có bị hư xe không (năm đầu chúng tôi đi xe đạp, năm sau đi Honda). Nếu có vui hoặc có buồn ǵ đó, là cha tạo ra đề tài thích hợp vừa ăn vừa nói chuyện luôn. Cha ăn nhẩn nha lắm và không ăn nhiều.

Cha kể chuyện cười rất ư vị. Tôi không nhớ hết được truyện nào, nhưng mỗi khi nghe cha kể xong, ai cũng cười thoải mái cả. Cha kể năm 1966, cha được Ḍng mời sang Roma giữ chức Ủy viên trong Ban Trung ương Canh tân Ḍng. Trong thời gian này, các cha kể chuyện tiếu lâm cho nhau nghe cho nhau nghe bằng tiếng Latinh. Có anh hỏi: “Thế cha có hiểu không?”, cha đáp: “Có hiểu mới cười được chứ”. Suy ra tŕnh độ La ngữ của cha cũng bậc thầy.

Nói về sinh ngữ, phải công nhận cha có năng khiếu. Ngoài tiếng Pháp, tiếng Latinh và Hy Lạp, cha c̣n giỏi tiếng Anh, sơ sơ tiếng Ư và tiếng Đức. Hồi ấy, các cha Ḍng ḿnh ít biết Anh Văn, trừ ra vài cha dạy Anh Văn như cha Richard, cha Xavier Nguyễn Thế Kỷ. Cha tự học Anh Văn, bằng từ điển, bằng các đĩa Anglais sans peine, Pratique de l’Anglais, nghe đài BBC...Cha cho biết mỗi ngày cha quyết tâm học thuộc ḷng vài chục từ tiếng Anh, và học phát âm chuẩn theo giọng BBC. Tôi nhớ vào thời kỳ chiến tranh dịp Tết Mậu Thân 1968, cha thường nghe đài BBC tiếng Anh lúc 4 giờ chiều, và trong giờ cơm, cha kể lại tin chiến sự và chính trị cho chúng tôi nghe. Khả năng nghe và nói tiếng Anh của cha thật đáng nể. Cha kể trong lúc cha đi xe máy Goebels trên đường, chẳng hạn trên xa lộ Biên Ḥa (nay là xa lộ Hà Nội), cha vẫn lẩm nhẩm ôn tập tiếng Anh.

Về văn hóa, cha kèm cặp chúng tôi đến nơi đến chốn. Cha đúng là cuốn bách khoa từ điển sống. Mỗi lần chúng tôi hỏi cha vấn đề ǵ, cha đều nói thao thao bất tuyệt, khỏi cần sách vở, mà nói chính xác đấy nhé, chứ không phịa đâu. Do đó, không lạ ǵ mỗi khi lên lớp, cha ôm cả một chồng sách cao, hầu nói có sách mách có chứng liền. Thường chúng tôi đi học ở Đa Minh Học viện buổi sáng, buổi chiều đi học Văn khoa, hoặc cha dạy thêm, bổ túc thêm.

Về việc thiêng liêng và đạo đức, cha tổ chức những giờ suy niệm chung, cầu nguyện chung, phân công làm bài t́m hiểu về Đức Kitô. Cha thường xuyên gặp riêng từng người, hướng dẫn phần tu đức và giải đáp thắc mắc. Tuy cha bận nhiều việc, nhưng mỗi khi có ai trong chúng tôi đến gặp cha bàn hỏi chuyện ǵ đó, cha sẵn sàng trao đổi bàn bạc suốt cả buổi cho đến khi t́m ra chân lư. Cha chú trọng môn Phan sinh học, đi sâu t́m hiểu Cha thánh Phanxicô qua Di cảo, kèm theo những mẫu chuyện về nơi chốn Cha Thánh đă sinh sống, mà cha đă có dịp đến thăm.

Cha tuy cao lớn, nặng kư, to xương, khỏe mạnh nói chung, nhưng cũng có bệnh tật trong người. Cha thường tập thể dục, chữa bệnh theo lối uống nước lă thật nhiều mỗi ngày. Có lần cha kể: cha đổ nước đầy một thùng lớn trong pḥng, có nắp đậy đàng ḥang, cha uống nước lă mỗi ngày trên hai lít để chữa bệnh; nhưng khi uống hết thùng nước, cha mở thùng ra...th́ ôi thôi, một con thằn lằn chết ph́nh bụng nằm trong thùng. Kể từ đó, cha không để nước trong thùng mà đựng vào chai cho chắc ăn. Tôi hỏi cha: “Khi cha uống như thế, cha có ngửi mùi ǵ không?”, cha đáp là chả ngửi thấy mùi ǵ cả mới nguy chứ!


Cha giám sư Pacifique An và lớp Triết 67-69 trên sân thượng tu viện Thủ Đức. Cả 9 người đều học GHHV từ năm 1970 (khóa 8 GHHV), và 7 anh em trở thành Linh muc.
Từ trái sang: Mr Trần Xuân Hồng, Rev Nguyễn Văn Chúc, Rev Nguyễn Tín, Rev Nguyễn B́nh An, Rev Nguyễn Xuân Thảo, Rev Nguyễn Văn Có, Rev Nguyễn Đ́nh ngọc, Rev Lê Thanh, Mr Nguyễn Trọng Đa và Rev Trần Đức Hải

Cha sống đơn sơ, giản dị, nghèo khó. Ngoài áo Ḍng ra, tôi thường thấy cha mặc bộ bà ba trắng trong khuôn viên tu viện, loại vải dày, quần hay giắt lên một chút. Ít khi thấy cha mặc âu phục, trừ khi đi ra ngoài tu viện. Về phương tiện đi lại, cha xài chiếc xe máy Goebels cũ, tiếng nổ to. Đi đâu cha cũng cỡi chiếc Goebels ấy. Cha nói có nhiều vị trong phong trào Pax Romana trí thức nói với cha là mỗi lần cha đi họp Phong trào, họ sẽ đưa xe hơi đời mới đến Ḍng đón cha, nhưng cha bảo là cha đi xe Goebels quen rồi. Thế là trong khi các vị trí thức đi họp bằng xe hơi láng coóng, cha tuyên úy lại đi xe Goebels cũ mèm. Chiếc xe không làm giảm bớt sự thông minh uyên bác của cha. Cha sống nghĩa đơn nghèo thật sự trong hành động và trong gương mẫu. Cha làm tuyên úy, cùng với cha Nguyễn Huy Lịch, ḍng Đa Minh, cho phong trào Pax Romana suốt 10 năm trường.

Trong hai năm làm giám sư, cha đă giúp chúng tôi tiến bộ về nhiều mặt. Cha để lại cho chúng tôi nhiều t́nh thương, gương sáng về lư tưởng và linh đạo Phan sinh.

Cuối tháng 7-1969, chúng tôi bùi ngùi từ giă cha ở Thủ Đức để vào tập viện ở Nha Trang. Sau đó ít lâu cha được bầu làm Giám hạt Ngày 6-7-1970, cha từ giă cuộc đời này để về với Chúa, sau cơn bạo bệnh tại Thủ Đức. Chúng tôi vô cùng thương tiếc cha, một người thầy đă để lại bao dấu ấn cho đời ḿnh, nhưng đang trong thời kỳ nhà tập, chúng tôi đă không thể dự lễ tang của vị giám sư kính yêu của ḿnh được. Tại Nha Trang thùy dương cát trắng, chúng tôi chỉ c̣n biết hát lễ sốt sắng cầu nguyện cho cha sớm về nước Chúa, sống đời b́nh an muôn thuở bên Chúa, ca hát t́nh Chúa bao la như thánh Pacifique (cũng là B́nh An, lễ ngày 10-7) đă đệm đàn ca hát với Cha Thánh Phanxicô ngày xưa. Cha qua đời khi mới 49 tuổi, nhưng công nghiệp cao dày. Cha xứng đáng là một người con ưu tú của Tỉnh Ḍng Phanxicô Việt Nam và của Giáo hội Việt Nam.

Kết thúc bài kỷ niệm về cha Pacifique, tôi xin trích một đoạn nói về tính hèn mọn Phan sinh của cha trong điếu văn do dược sĩ Trần Quư Thái, đại diện Pax Romana, đọc bên linh cữu cha ngày 8-7-1970 :

Cha đă nêu một gương sáng nhờ kiến thức sâu sắc và rộng răi, nhờ đời sống hết sức thánh thiện và nhất là nhờ ḷng khiêm nhường tột độ. Khiêm nhường là một nhân đức, cha hằng nhắc nhở chúng con thường xuyên, không phải như một danh từ suông, nhưng bằng chính cử chỉ, ngôn từ và đời sống của cha. Ngay cả những khi đau đớn trên giường bệnh, cha cũng đă không quên một người nào trong anh chị em chúng con, cha đă nhắc đến họ với tất cả ḷng thương mến. Với tất cả anh chị em đoàn viên tới thăm, cha đều nhắc nhủ qua sự đau đớn của cha rằng, hăy tin tưởng mănh liệt vào ḷng từ bi của Chúa, hăy vui mừng lănh nhận thánh giá Chúa trao cho mỗi người và hăy cầu nguyện theo thánh ư Chúa. Hôm nay, ư Chúa đă thể hiện, cha vinh hiển về cùng Chúa để lại cho chúng con muôn vàn mến tiếc. Chính vị y sĩ không công giáo điều trị bệnh cho cha tại bệnh viện cũng phải nói rằng sự ra đi vĩnh viễn của cha là một thiệt tḥi lớn cho Giáo hội Việt Nam nói riêng và cho Việt Nam nói chung” (Sđd, trang 201)

Và kết thúc bài điếu văn, phong trào Pax Romana đă khóc cha Pacifique bằng câu đối:

Cảm thương thay! Hội Trí thức mới trưởng thành, công lao hướng dẫn, mộng thế vẫn c̣n tươi, hoài băo xây đời chưa thỏa măn.

Đau đớn nhé! Ḍng Khó nghèo đang phát triển, sự nghiệp lái chèo, thuốc trần khôn chữa nổi, ước nguyền hoằng đạo phải mang theo”.

Cuộc đời cha quả là đúng như vậy, thưa cha Pacifique An! Tưởng nhớ cha cũng là tưởng nhớ bao công ơn của Tỉnh Ḍng Việt Nam đối với tất cả anh em Cựu Phan sinh nói chung, và đối với con nói riêng. Xin tạ ơn Tỉnh Ḍng, xin tạ ơn Cha.

 

Nguyễn Trọng Đa

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.