VÂNG, MỘT TRÁI TIM NHÂN ÁI ĐĂ NGỪNG ĐẬP

Diana

 

 

 

 

Được báo chí phương Tây mệnh danh là “Thần tượng của phái nữ toàn cầu” và nổi tiếng chỉ sau Grace Kelly và Jacqueline Kennedy Onassis, công nương Diana đă chết rạng sáng 31-8-1997 ở tuổi 36.

 

Chuyện thần thoại của thế kỷ 20

Ngày 29-7-1981, một “thần thoại của thế kỷ 20” đă trở thành hiện thực. Một cô gái dạy trẻ 20 tuổi, Diana Frances Spencer, đă kết hôn với thái tử Charles, người sẽ trở thành vị vua tương lai của nước Anh. Hàng trăm triệu người trên thế giới đă theo dơi đám cưới qua màn ảnh nhỏ.

Thời nhỏ, nàng sống ở miền Đông nước Anh. Do yêu thích trẻ, khi thôi học nàng xin làm cô nuôi dạy trẻ tại một trường mẫu giáo ở Luân Đôn. Thế rồi cuộc đời nàng hoàn toàn thay đổi với việc đính hôn và sau đó là đám cưới với thái tử Charles. Lúc đó, người ta đều hiểu và thông cảm sự bối rối của cô gái trẻ, khi nàng nói ngược tên của thái tử trong khi đọc lời thề kết hôn. Nàng trở thành một thứ “tài sản” của công chúng. Nơi nào nàng đặt chân đến là có hàng ngàn người đổ ra đường phố để được nh́n thấy nàng. Sự quyến rũ và cởi mở khiến nàng trở thành thành viên được ưa chuộng nhất của hoàng gia. Hai vợ chồng có hai con trai, hoàng tử William (sinh năm 1982) và Harry (sinh năm 1984).

Thế nhưng từ cuối thập niên 80, người ta bắt đầu bàn tán nhiều đến thực trạng cuộc hôn nhân giữa nàng và thái tử Charles. Hai người ngày càng xa rời nhau và khi ở bên nhau họ tỏ vẻ không có ǵ là hạnh phúc. Lời bàn tán này lên cao điểm khi cuốn sách Vương phi đa t́nh được xuất bản năm 1992 tiết lộ Diana đă thật sự bất hạnh và đă từng có lần tuyệt vọng, t́m cách tự tử trong suốt thời gian làm vợ thái tử Charles. Tháng 11-1995, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền h́nh, thái tử Charles thừa nhận ḿnh đă ngoại t́nh. Và trong một cuộc trả lời phỏng vấn khác, chính Diana cũng đă thừa nhận bản thân ḿnh cũng đă có mối quan hệ vượt mức t́nh cảm với một viên sĩ quan trẻ thuộc lực lượng kỵ mă hoàng gia. Khi đó, Diana đă vạch ra kế hoạch cho tương lai với mong muốn trở thành đại sứ của nước Anh: “Tôi muốn ḿnh là nữ hoàng trong trái tim của mỗi người chứ không nghĩ ḿnh là nữ hoàng của nước Anh”. Tháng 8-1996, Văn pḥng thủ tướng J. Major chính thức tuyên bố: thái tử Charles và công nương Diana ly hôn. Diana nói: “Đó là ngày buồn nhất trong cuộc đời tôi”.

Người dân Anh và cả William (con của Diana-Charles) đánh giá sự kiện Diana ly dị Charles không qúa nghiêm trọng như cái nh́n khắt khe của hoàng gia, bởi Anh là nước có tỷ lệ ly dị cao nhất Châu Âu. Mối rạn nứt giữa hai người xuất phát từ cách sống qúa khác biệt nhau. Charles lại khép kín, tránh hoạt động xă hội (như mọi thành viên hoàng tộc khác). Lần căi nhau năm 1992 là nguyên nhân nổi cộm dẫn đến việc ly thân (rồi ly dị vào tháng 7-1996), khi Charles dự định đưa gia đ́nh tham gia buổi săn bắn tại Sandringham trong khi Diana muốn đưa con về Windsor thăm nữ hoàng hay đến cung điện riêng Highgrove. Sau lần đó, sự chán nản của Diana lên đến cực điểm và nàng khởi động cuộc chiến tiết lộ bí mật hoàng gia bằng cuốn Diana: her true story (Diana: chuyện thật đời ḿnh) do Andrew Morton viết (sau đó là quyển Diana, her new life của cùng tác giả). Charles cũng chẳng vừa, trả đũa bằng quyển Prince of Wales (Hoàng tử xứ Wales) do Jonathan Dimbledy thủ bút.

Vụ ly dị được giải quyết với khoảng bồi thường cho Diana có lẽ khoảng 23 triệu USD (con số chính thức không được công bố, nghe nói Diana đ̣i tới 75 triệu USD), nhưng Diana không được lấy hết mà phải gửi vào ngân khố hoàng gia và chỉ nhận tiền lăi định kỳ. Nàng được tiếp tục ở điện Kensington (không mất tiền thuê) và được giữ lại toàn bộ nữ trang.

 

NGƯỜI ĐÀN BÀ DÁM CHỐNG LẠI VƯƠNG TRIỀU ANH

Có thể cuộc đời riêng của Diana có nhiều điều tranh căi, nhưng những ai đă từng gặp hay tiếp xúc với bà đều bị thu phục bởi ḷng nhân hậu mà bà dành cho người yếu đuối, già cả, tàn tật hay bất hạnh. Một t́nh cảm ấm áp thật sự, mà nếu chỉ làm theo nghĩa vụ thôi th́ sẽ không bao giờ có được. Chính v́ thế, Diana xứng đáng với danh hiệu “Nữ hoàng của người nghèo”.

Với Diana, vương triều Anh đă trở nên lỗi thời và không c̣n mang khái niệm bất khả xâm phạm. Trong suốt nhiều năm, bà giáo dục con cái theo cách hoàn toàn khác với các thế hệ hoàng tộc trước. Bà cho rằng phép tắc gắt gao trong lề lối giáo dục sẽ khiến các thành viên hoàng gia bị ảnh hưởng mạnh về mặt t́nh cảm, không thể và cũng không muốn hiểu cơ cấu xă hội hiện đại. Bà tin chắc rằng vương triều Anh hiện nay chỉ là một thể chế chệch choạc, không biết lường trước cũng như đối phó với những thay đổi trong tương lai. Bà nói về việc giáo dục con ḿnh: “Tôi muốn chúng trực nghiệm những ǵ mà hầu hết người khác đă biết rơ. Chúng được nuôi dạy trong một xă hội đa dân tộc mà trong đó không phải ai cũng giàu, ai cũng có bốn kỳ nghỉ một năm, nói tiếng Anh theo kiểu kinh điển và có một chiếc Range Rover”.

Trong cuộc đương đầu và cạnh tranh nhằm khuôn định một thể chế mới cho vương triều Anh tương lai mà con trai trưởng của bà – William- sẽ là vua William V, Diana hoàn toàn đi theo công thức không phù hợp với “đệ nhất hoàng gia Anh”. Không như cung cách tiêu biểu của các vương phi khác, Diana chọn lối sống giống như mọi phụ nữ đương đại. Bà sinh hoạt ngoài xă hộâi nhiều hơn trong cấm cung.

Bảy giờ sáng, bà đến tập thể dục tại CLB Chelsea Harbour cách điện Kensington (“Nhà tù của tôi” – như cách nói của Diana) hai dặm (bà là vương phi duy nhất của hoàng gia Anh dám mặc quần sooc ra ngoài đường tập chạy thể dục). Trong khi các vương phi công chúa khác đang ngồi giũa móng tay trong vườn thượng uyển, Diana ra ngoài đi “shopping” hoặc có mặt tại các nhà hàng quen thuộc như Mortons, Launceston, Le Caprice hay Kaspia. Bà thường ăn tối ở “nhà tù”ø Kensington một ḿnh, với ly nước khoáng, đĩa bột nhồi hay củ khoai tây nướng. Thỉnh thoảng, bà đi xem phim, kịch cùng vài người bạn gái. Chủ nhật, bà chơi tennis ngay trong điện Kensington hoặc qua thăm bà công tước xứ York. Vương phi Diana cũng là gương mặt quen thuộc xuất hiện tại các buổi lễ lớn mang tính quốc gia và thường đến nhiều nước nghèo cho hoạt động từ thiện. Gần đây nhất, cuối tháng 6-1997, Diana đă tổ chức bán đấu giá 79 chiếc váy của ḿnh tại nhà Christie ở New York với mục đích gây qũy cho các dự án chữa bệnh ung thư và AIDS (chiếc rẻ nhất giá 20.000 USD và đắt nhất lên đến 222.500 USD !). Bà là thành viên của 120 tổ chức từ thiện khắp thế giới.

 

NỮ HOÀNG CỦA TRÁI TIM

Diana là điển h́nh của một vị công chúa của thời đại mới đă dám vượt qua bức tường lễ giáo phong kiến, từ bỏ cuộc sống nhung lụa nơi cung vàng điện ngọc để đến với con người, với xă hội bằng tất cả tấm ḷng nhân ái. Bà đi khắp nơi vận động cho việc thành lập các viện dưỡng lăo, trại trẻ mồ côi, những người vô gia cư…, thành lập qũy chống bệnh AIDS, ung thư… Gần đây nhất, bà đă tham gia vào một chiến dịch quốc tế vận động cho một hiệp ước ngăn cấm sử dụng ḿn trên toàn thế giới. H́nh ảnh một vị công nương liễu yếu đào tơ bất chấp nguy hiểm đi vào tận những băi ḿn ở Bôxnia, hay cùng với các nạn nhân bị thương tật v́ ḿn sát thương chơi bóng chuyền đă gây nên một sự xúc động lớn từ phía công chúng. Tâm sự trên tờ Le Monde (Pháp), Diana đă xác định con đường của ḿnh: “Đối với tôi, điều hạnh phúc nhất là giúp đỡ những người yếu đuối trong xă hội. Đó là mục tiêu và là một phần quan trọng của cuộc đời tôi. Nếu có ai trong hoàn cảnh khốn cùng gọi tên tôi, tôi sẽ đến ngay dù người đó ở bất cứ nơi đâu…”. Nhưng chính sự hăng hái và ḷng nhiệt t́nh này, Diana đă bị các thế lực bảo thủ, trong đó có cả Chính phủ Anh, chỉ trích cho là gàn dở, đạo đức giả…

Tin công nương Diana qua đời đă được đón nhận trong đau buồn, không chỉ tại Anh mà c̣n ở nhiều nơi trên thế giới; không chỉ ở giới chính trị thượng lưu mà c̣n ở người dân b́nh thường như ước mơ của bà :“Tôi muốn trở thành hoàng hậu của trái tim, chứ không thấy ḿnh trở thành hoàng hậu của nước Anh”.

Sự yêu mến mà dân chúng dành cho bà dựa trên nhiều yếu tố: sự quan tâm đến quần chúng, sự đồng t́nh mà cuộc sống bất hạnh của bà tạo ra, và cố nhiên là vẻ đẹp, sự trẻ trung và lịch sự của bà. Thủ tướng Anh Tony Blair nói như sau :“Dân chúng khắp nơi, không chỉ ở Anh, đều tin vào công nương Diana. Họ thích và yêu bà, coi bà như một người trong họ và là một vị công chúa của quần chúng. Và đó chính là h́nh ảnh c̣n lại của bà trong trái tim chúng ta, như được ghi nhớ măi măi trong kư ức chúng ta”. Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela cũng nói: “Tôi hoàn toàn sững sờ bởi cái tin chấn động này. Lúc nào tôi cũng có h́nh ảnh của một công chúa là vị đại sứ giỏi nhất của nước Anh. Và bà đă làm rất nhiều để giáo dục thế giới về AIDS, và những ǵ bà đă làm tại Anggôla để chống việc sử dụng ḿn đă làm bà trở nên thân thương với dân chúng trong vùng này. Thật là đáng tiếc khi chúng ta mất bà đúng vào lúc khó khăn”.

Một tổ chức xă hội ở Anh đă đề nghị nên xây dựng tượng đài Diana ở thủ đô Luân Đôn: “Đây là cách tốt nhất để ghi nhớ công lao của bà trong các hoạt động từ thiện cũng như giúp giáo dục thế hệ trẻ Anh tấm ḷng nhân ái”. Một số tổ chức khác lại cho rằng nên xây dựng một bệnh viện, nhà dưỡng lăo, trại mồ côi hay một qũy giúp chống bệnh AIDS mang tên bà, vừa thiết thực vừa gây ấn tượng hơn.

Riêng hoàng gia và Chính phủ Anh quyết định tổ chức tang lễ trọng thể, tuy không phải là quốc tang. Theo một phát ngôn viên của hoàng gia, đây là “đám tang độc đáo dành cho một người độc đáo”. Thủ tướng Anh Tony Blair muốn đông đảo quần chúng tham gia tang lễ, trong đó có đại diện của người già cả, tàn tật, bất hạnh, người Ănggôla và Bôxnia, vốn đă được bà đến thăm. Hội nghị về cấm ḿn diễn ra tại Na Uy đă dành phút mặc niệm bà, một người có công lớn cho việc tổ chức hội nghị, nhưng cái chết đột ngột đă ngăn bà đến dự.

Vâng, một trái tim nhân ái đă ngừng đập.

 

Nguyễn Trọng Đa

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.