HƯỚNG ĐẾN SỰ PHỤC HỒI CHIỀU KÍCH CÁNH CHUNG
CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1 2

Choir

 

 

 

Dẫn Nhập

Trong những năm gần đây, sự hiểu biết của Kitô giáo về bí tích Thánh Thể đă trở nên phong phú, đặc biệt với sự tái khám phá và nhấn mạnh đến chiều kích cánh chung của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. V́ khi cử hành bí tích Thánh Thể, Giáo Hội “tưởng niệm sự chết và phục sinh của Chúa ḿnh, biến cố trung tâm này của ơn cứu độ thực sự trở nên hiện tại và như vậy, công tŕnh cứu độ của chúng ta được thực hiện.”[1] Chính trong bối cảnh ấy, chúng ta sẽ khảo sát những nội dung chính yếu và triển khai sức h́nh thành của việc cử hành Thánh Thể trong đời sống Kitô hữu, cũng như tầm quan trọng mang ư nghĩa đại kết, xă hội, chính trị và đạo đức của bí tích ấy trong viễn cảnh cánh chung.

Có thể nói Thánh Thể là trung tâm của đời sống của Giáo Hội, bởi v́ khi cử hành hy lễ tạ ơn, Giáo Hội tưởng niệm và công bố Đức Kitô vừa như là hồng ân trong hiện tại vừa như là lời cầu nguyện và niềm khao khát mong đợi ngày Người lại đến. Thật ra, thái độ sống tích cực hướng về ngày cánh chung đó cũng là niềm hy vọng vào tương lai trong kinh nghiệm tôn giáo của cộng đoàn Kitô hữu thời sơ khai. Tân Ước làm chứng về kinh nghiệm này với một loạt biến cố các bữa ăn trong cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu, được mô tả như là việc “ăn uống trong Nước Thiên Chúa”.[2] V́ thế nghi thức ăn bánh và uống rượu trong bàn tiệc Thánh Thể không chỉ đơn thuần là việc tưởng nhớ Đức Kitô, nhưng c̣n là dự kiến về ngày trở lại của Người, như thông phần trước vào sự hoàn kết của những công tŕnh mà Thiên Chúa sẽ thực hiện cho thế giới và nhân loại.

Bí tích Thánh Thể, do đó, được cử hành trong bối cảnh phục sinh của Đức Kitô, trong niềm hy vọng vào việc đổi mới tận gốc toàn thể vũ trụ, và trong sự trông chờ Nước Thiên Chúa trị đến. Chúng ta biết rằng các tín hữu tiên khởi v́ đă xác tín mạnh mẽ về quyền năng của Thiên Chúa qua sự sống lại của Đức Kitô và sự kiện Chúa Thánh Thần ngự xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, cho nên họ mong đợi cuộc quang lâm sẽ diễn ra vào thời đại của họ. Trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh PhaoLô nói đến Thánh Thể như là bí tích cánh chung, trong đó cộng đoàn tín hữu được nhắc nhở về niềm hy vọng vào sự xuất hiện vinh quang của Đức Kitô: “Thật vậy, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em đă loan truyền Chúa đă chịu chết cho đến khi Ngài lại đến” (1 Cr 11:26). Chính do niềm hy vọng cánh chung này mà các tín hữu tiếp tục “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2:42). Như thế từ ngàn xưa, Giáo Hội đă có ư thức về bí tích Thánh Thể như lời cảm tạ về công cuộc cứu độ được thực hiện nơi Đức Kitô, được cử hành như một hy lễ chúc tụng Thiên Chúa, Đấng đă làm cho các tín hữu xứng đáng tiền dự vào sự hiệp nhất tương lai của Nước Thiên Chúa.

Ư nghĩa cánh chung của phượng tự Kitô giáo cũng được phản ánh trong hành động tụ họp lại vào các ngày Chúa Nhật để cử hành Thánh Thể. Sự liên kết lễ Vượt Qua với Bữa Tiệc Ly là lư do chính yếu để các tín hữu thời sơ khai cử hành Thánh Thể vào ngày thứ nhất trong tuần, ngày Chúa phục sinh. Bởi v́ trong bí tích Thánh Thể, hành vi cứu độ của Thiên Chúa được thể hiện trong Đức Kitô, Đấng đă vượt qua từ sự chết đến sự sống, nên cộng đoàn Kitô hữu có thể thông dự vào sự phục sinh vinh hiển của Người. Trong ư nghĩa đó, các Kitô hữu tiên khởi đă sống hướng về sự viên măn hồng phúc của Nước Thiên Chúa, như chúng ta đọc thấy trong sách Didache: “Như chiếc bánh bẻ ra tản mác trên các núi đồi và rồi qui tụ nhau lại, và trở nên một, xin cho Giáo hội được qui tụ lại từ mọi nơi trên trái đất vào Nước Thiên Chúa.”[3] Tài liệu quan trọng này sau đó đă minh nhiên đề cập đến việc dùng từ ngữ Maranatha trong phụng vụ, đó là một lời kinh cánh chung: “Xin ân sủng đến và thế giới này sẽ qua đi! Hoan hô Đức Chúa của Đavít; Amen, lạy Chúa Giêsu xin ngự đến!”[4] Như vậy, niềm hy vọng cánh chung, nỗi chờ mong ngày Đức Kitô quang lâm có liên quan chặt chẽ với kinh nghiệm về sự hiện diện đích thực của Người trong bí tích Thánh Thể.

Làm thế nào để việc cử hành Thánh Thể trong viễn tượng cánh chung bao hàm một ư nghĩa chính đáng, vừa soi chiếu cho lối sống của chúng ta trong hiện tại, cũng như hướng chúng ta đến tương lai vĩnh cửu?

Ngày nay, vấn đề đặt ra là liệu có thể và có nên phục hồi chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể hay không? Trong ngàn năm thứ ba của lịch sử Kitô giáo, làm thế nào đánh giá đầy đủ hơn về Thánh Thể như một bí tích, mà trong đó “Đức Kitô hiện diện như là bánh và rượu của niềm cậy trông,”[5] và Thánh Thể được cử hành như sự tiên báo cho bữa tiệc thiên quốc? Làm thế nào để việc cử hành Thánh Thể trong viễn tượng cánh chung bao hàm một ư nghĩa chính đáng, vừa soi chiếu cho lối sống của chúng ta trong hiện tại, cũng như hướng chúng ta đến tương lai vĩnh cửu? Làm thế nào để phương cách tiếp cận cánh chung quan với Thánh Thể trở nên nguồn phong phú cho sự suy tư thần học về mọi khía cạnh của niềm hy vọng Kitô giáo, vốn mang các chiều kích nội tại và siêu việt, tiên tri và khải huyền?

Với những câu hỏi như thế, mối tương quan nội tại giữa bí tích Thánh Thể và cánh chung học thực sự là một lănh vực quan trọng và lư thú. Tuy nhiên, nói chung, chỉ có trào lưu tư tưởng của thế kỷ 20 mới có thể chứng kiến được“sự phục hưng” của học thuyết cánh chung trong thần học Kitô giáo.[6] Bởi v́ có một thời, chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể đă mờ nhạt trong diễn đàn thần học, mặc dù không bao giờ biến mất hẳn. Nhờ thấm nhập sâu đậm trong Tân Ước và văn chương của các Giáo phụ, chúng ta thấy sắc lệnh về bí tích của Công Đồng Trento có nhắc đến Thánh Thể như “bảo chứng của vinh quang mai sau và hạnh phúc muôn đời.” Thánh Thomas Aquinas cũng mô tả bí tích Thánh Thể như một signum pronosticum, một dấu chỉ biểu thị một biến cố đă qua về cuộc thương khó của Đức Kitô, và nói lên tác động của cuộc khổ nạn của Người nơi chúng ta, đó là ân sủng, báo trước vinh quang Chúa sẽ đến.[7] Thế nhưng, tại sao đặc tính cánh chung của bí tích Thánh Thể chỉ được phục hồi trong những năm gần đây?

Nh́n lại quá khứ, v́ lăng quên bối cảnh Kinh Thánh, nên hầu như trong một thời gian dài, thần học truyền thống và tân kinh viện chỉ chú trọng đặc biệt đến các giáo lư về hy tế và sự hiện diện thực sự của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, mà bỏ qua chiều kích cánh chung. Do đó, đề tài cánh chung được coi như phần phụ lục của thần học tín lư, và v́ thế không thể phát huy chức năng soi chiếu các thực tại khác của đức tin Kitô giáo. Theo cách hiểu thông thường, th́ cánh chung học là bộ môn thần học về những thực tại cuối cùng, thuộc hồi chung kết. Cánh chung học được chia làm hai loại. Cánh chung quan cá nhân đề cập đến số phận của mỗi người sau khi chết như sự phán xét, thiên đàng, luyện ngục và hỏa ngục. Cánh chung quan tập thể bàn luận về vận mạng của thế giới và lịch sử nhân loại, như ngày tận thế, sự sống lại chung, thời đại trị v́ của Đức Kitô khi Người trở lại, và cuộc thẩm phán chung. Tuy nhiên, có thể nói, phương thức nghiên cứu về cánh chung này chỉ tập chú vào số phận đời đời của mỗi cá nhân và sự tận cùng của lịch sử, hơn là nhấn mạnh đến niềm hy vọng vào sự hoàn kết của những công tŕnh mà Thiên Chúa thực hiện cho con người, thế giới và toàn thể vũ trụ vạn vật, hoặc về tác động sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa qua Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là bàn luận về sự hiển trị của Triều Đại Thiên Chúa vào thời viên măn chung cuộc.

Mới đây, kể từ Công Đồng Vatican II, do những biến động văn hóa theo các trào lưu tư tưởng của thế giới và những biến chuyển tận căn trong nhân sinh quan của Giáo Hội, đề tài Nước Thiên Chúa đă trở thành trọng tâm cho những nghiên cứu và thảo luận thần học. Với một cái nh́n toàn diện hơn do việc trở về với cội nguồn Thánh Kinh và Thánh Truyền, thần học đương đại nhận định cánh chung như là một chiều kích bao hàm mọi khía cạnh của đời sống và suy tư Kitô giáo, trong đó mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô là tiêu điểm chính để hiểu được ư nghĩa cánh chung của Thánh Thể.

Hiến chế Lumen Gentium tuyên xưng bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch tột đỉnh của đời sống Kitô hữu.”[8] Điều này dẫn đến việc canh tân phụng vụ, tạo hướng phát triển cho thần học, cũng như góp sức cho sự phục hồi chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể. Do đó, tự bản chất, bí tích Thánh Thể là dấu chỉ tiên báo “bữa tiệc cánh chung trong Nước Thiên Chúa, công bố sự chết của Đức Kitô cho đến khi Người lại đến.”[9] Chính nơi bí tích Thánh Thể mà Giáo Hội được mô tả như một đoàn người lữ hành cần được nuôi dưỡng bởi Ḿnh và Máu Đức Kitô, v́ họ đang dong duổi trên những nẻo đường trần thế, để “xứng đáng tham dự vào tiệc cưới và vào số những người được Thiên Chúa chúc phúc.”[10] Như vậy, bí tích Thánh Thể đề xướng một cảm thức hướng dẫn nhân loại vào con đường giải thoát để dự phần vào sự tự do của con cái Thiên Chúa, đồng thời là động lực thúc đẩy tinh thần hy vọng trong mọi thực tại của thế giới hôm nay.

V́ thế, được tràn đầy hy vọng hướng về lịch sử đang tới, như Hiến Chế Phụng Vụ Thánh đă quả quyết: các Kitô hữu cử hành Thánh Thể như là“bí tích t́nh yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, tâm hồn chúng ta được tràn đầy ân sủng, và được bảo đảm cho vinh quang tương lai.”[11] Trong phần mở đầu, Hiến chế Mục Vụ, Gaudium et Spes, cũng đề cao sự thay đổi tư duy và những hiểu biết của Giáo Hội về vị trí của lịch sử:

Niềm vui và hy vọng, nỗi ưu phiền, hệ lụy và thống khổ của con người trong thời đại của chúng ta hiện nay, đặc biệt là những người nghèo hoặc những ai, một cách nào đó, đang phải chịu đau khổ, th́ đó cũng chính là niềm vui và hy vọng, nỗi ưu phiền, hệ lụy và thống khổ của các môn đệ Chúa Kitô: không có ǵ liên quan thật sự đến nhân loại mà không gây âm hưởng trong tâm hồn của họ.[12]

Như thế cộng đồng Kitô hữu được mời gọi hợp tác với Đức Kitô qua quyền năng của Chúa Thánh Thần trong công tŕnh kiện toàn thế giới, như lời khẳng định của Giáo Hội:

Chúa đă để lại cho những kẻ tin theo Người một bảo chứng cho niềm hy vọng đó, và lương thực cho cuộc hành tŕnh trong bí tích đức tin. Nơi bí tích ấy, những thành tố thiên nhiên, những thành quả do sức lao động canh tác của con người, được biến đổi thành Ḿnh và Máu vinh hiển của Đức Kitô, để trở nên như bữa tiệc hiệp thông trong t́nh huynh đệ, và như là một sự nếm hưởng trước bữa tiệc trên trời.[13]

Trong bối cảnh này, bí tích Thánh Thể là biểu tượng cho sự viên thành cánh chung của Nước Thiên Chúa. Sống, làm việc và chờ đợi trong niềm hy vọng vào tương lai toàn phúc là mong ước rằng: “Ở đó, cùng với muôn loài thọ tạo đă được giải thoát khỏi t́nh trạng hư nát v́ tội lỗi và sự chết, chúng con sẽ được tôn vinh Cha,” theo lời cầu của Kinh nguyện Thánh Thể, và được hiệp nhất với Đức Kitô, Đấng đă “sai Chúa Thánh Thần đến với các tín hữu như ân huệ mở đầu, để Chúa Thánh Thần kiện toàn sự nghiệp của Người nơi trần gian và hoàn tất công tŕnh thánh hoá loài người.”[14] Do đó, sự biến đổi Thánh Thể mang ư nghĩa cánh chung, hàm chứa mọi yếu tố của thiên nhiên và văn hóa, liên quan đến toàn thế giới tạo thành. Để đào sâu đặc tính cánh chung này, sách Giáo lư Công giáo cũng nhắc đến bí tích Thánh Thể như là “sự báo trước của vinh quang trời cao” và là “dấu chỉ của niềm cậy trông vào Trời mới và Đất mới”[15] Qua bí tích Thánh Thể, toàn thể vũ trụ cùng thông dự trước vào sự hoàn tất của hồng ân cánh chung.

Là bí tích của niềm hy vọng cánh chung, Thánh Thể là biểu tượng thánh thiêng mang tầm quan trọng sống c̣n cho cộng đoàn Kitô hữu và cho thế giới hôm nay. Thánh Thể là dấu hiệu của Nước Thiên Chúa đang đến, giúp cho nhận thức Kitô giáo hướng về sự biến đổi đă được hứa ban cho tất cả tạo thành. V́ vậy cử hành Thánh Thể là vượt qua bên kia trần thế cho hy vọng khai mở vào tương lai và xác tín rằng cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô đă tạo ra sự khác biệt rơ ràng, đó là đưa mọi tạo vật đến t́nh trạng viên măn trong Thiên Chúa. Điều này thiết tưởng chúng ta có thể đọc thấy trong Thông điệp mới đây nhất của Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia:

Cử hành Thánh Thể là vượt qua bên kia trần thế cho hy vọng khai mở vào tương lai và xác tín rằng cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô đă tạo ra sự khác biệt rơ ràng, đó là đưa mọi tạo vật đến t́nh trạng viên măn trong Thiên Chúa.

Bí tích Thánh Thể là hướng đến điểm chung kết, tiền dự niềm sung măn mà Chúa Kitô đă hứa (Ga 15:11). Bí tích Thánh Thể, theo một nghĩa nào đó, là nếm trước hương vị thiên đàng Nước Trời, “bảo đảm cho vinh quang sẽ tới”. Trong Thánh Thể, tất cả đều diễn tả sự chờ đợi đầy tin tưởng này: “Chúng tôi mong ước niềm hạnh phúc mà Chúa hứa và sự quang lâm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng tôi.” Ai nuôi ḿnh bằng Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể không cần đợi chờ một thế giới bên kia để nhận lănh sự sống đời đời, họ đă chiếm hữu sự sống ấy ngay từ đời này, như hoa quả đầu mùa của sự sung măn sẽ tới, liên hệ đến toàn thể nhân loại. Thật vậy, trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng nhận được sự bảo đảm về việc thân xác sống lại trong ngày sau hết: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, người ấy sẽ sống đới đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6:54). Bảo đảm ấy về sự phục sinh trong tương lai đến từ sự kiện là thịt của Con Người, được trao ban làm của ăn, là thân xác vinh quang của Đấng Phục Sinh. Có thể nói, với bí tích Thánh Thể, người ta như nắm được “bí quyết” của sự phục sinh.[16]

Là bí tích của Nước Thiên Chúa, tuy đă khởi đầu trong Đức Kitô, nhưng chưa thành tựu trọn vẹn, nên tự bản chất Thánh Thể mang đặc tính cánh chung. Điều mà cộng đoàn Kitô hữu cử hành trên trần gian này chính là sự tiền dự vào bàn tiệc thiên quốc, nghĩa là vào ngày Hội Ngộ Chung Cuộc của mọi thế hệ trên Núi Thánh của Thiên Chúa (Is 25:6; Dt 12:18; 22:24; Mt 22:2-14; Ga 6:51,54). Câu tung hô trong phụng vụ: “Chúng con loan truyền Chúa đă chịu chết, và tuyên xưng Chúa đă sống lại, cho tới khi Chúa lại đến,” hoặc “Chúng con đợi chờ ngày Chúa lại đến” và câu đáp của cộng đoàn sau Kinh lạy Cha:“ V́ Chúa là Vua uy quyền và vinh hiển muôn đời,” đều diễn tả lực đẩy cánh chung của việc cử hành Thánh Thể. Như thế bí tích Thánh Thể phản ánh bữa tiệc Thiên Quốc, và đó là “một góc trời mở ra trên trần gian! Chính là một tia vinh quang của thành Giêrusalem thiên quốc, đang xuyên qua những lớp mây của lịch sử chúng ta và rọi sáng con đường chúng ta đi.”[17] Thật vậy trong khi cử hành bí tích Thánh Thể, toàn thể cuộc sống Kitô hữu được biểu lộ qua mọi chiều kích của thời gian: – tưởng niệm cái chết của Đức Kitô đă xảy ra trong quá khứ, - cảm nghiệm về quyền năng sống lại của Người trong hiện tại, - và vui mừng hy vọng vào vinh quang tương lai của Nước Thiên Chúa. Việc hiểu biết chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể như thế không chỉ dẫn cộng đoàn Kitô hữu đến sự mong chờ “Trời mới và Đất mới” (Kh 21:1), mà c̣n làm gia tăng ư thức trách nhiệm đối với thế giới này. Ở đây bí tích Thánh Thể báo trước niềm vui sẽ đến của Nước Thiên Chúa, Nước của Công Lư, Ḥa B́nh và Tự Do. Một lần nữa, thông điệp Ecclesia de Eucharistia nêu rơ ư hướng này, với những lời rất xúc tích và cô đọng:

Những vấn đề làm đen tối chân trời hiện tại của chúng ta rất nhiều. Chỉ cần nghĩ đến việc gấp rút phải hoạt động cho ḥa b́nh, phải gấp rút đặt những cột móc vững chắc về phương diện công bằng và liên đới trong những mối liên hệ giữa các dân tộc, phải bênh vực sự sống của con người, từ lúc thụ thai, đến lúc chết một cách tự nhiên. Và phải nói ǵ đến hàng ngàn những mâu thuẫn trong một thế giới “toàn cầu hóa”, trong đó, những người yếu kém nhất, những người nhỏ bé nhất và những người nghèo nhất h́nh như không c̣n ǵ để hy vọng? Chính trong thế giới đó, phải làm sao cho niềm hy vọng Kitô giáo bừng sáng lên trở lại! Cũng chính v́ thế mà Chúa đă muốn ở lại với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, ghi khắc vào sự hiện diện của hy tế và bữa ăn của Người. Thật là ư nghĩa, nơi mà các sách Tin Mừng nhất lăm chỉ tường thuật việc thiết lập bí tích Thánh Thể, Tin Mừng Gioan đưa ra tŕnh thuật việc Chúa “rửa chân” để minh họa ư nghĩa thâm sâu của việc ấy, qua đó Chúa Giêsu làm thầy dạy hiệp thông và phục vụ (Ga 13:1-20)… Công bố cái chết của Chúa “cho tới khi Người lại đến” (1Cr 11:26) đ̣i buộc những ai tham dự vào Tiệc Thánh Thể cương quyết dấn thân biến đổi cuộc sống, để một cách nào đó cuộc sống ấy hoàn toàn trở thành “Thánh Thể”. Chính hoa quả của sự biến h́nh cuộc sống và sự dấn thân biến đổi thế giới theo đường lối Tin Mừng, làm rạng sáng chiều kích cánh chung của việc cử hành Thánh Thể và của tất cả đời sống Kitô giáo: “Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến! (Kh 22:20)[18]

Như thế, mỗi lần cử hành cuộc tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, bí tích Thánh Thể thể hiện tính chất cánh chung của niềm hy vọng về Nước Thiên Chúa cho toàn thể thế giới. Và khi những người Kitô hữu cử hành niềm hy vọng theo thể thức này, th́ theo Tony Kelly nhận định: “họ không đi vào sự suy gẫm riêng tư, hoặc gặp gỡ nhau để bàn luận triết lư về sự sống mai sau. Nhưng họ ăn uống, hưởng nếm, hít thở và chia sẻ sự hiện diện thật sự của một tương lai huy hoàng mà Thiên Chúa đă chuẩn bị cho họ trong Đức Kitô.”[19] Nói cách khác, trong bối cảnh của bữa tiệc Vượt Qua, Thánh Thể cử hành và ôm trọn vẹn thái độ hy vọng của con người, đó là sự vượt qua của thế giới để đi vào tạo thành mới.[20] V́ là dấu chỉ của một tương lai sẽ được tỏ hiện, nên bí tích Thánh Thể chính là biến cố trung tâm và nền tảng cho bất cứ sự thảo luận nào về hy vọng. Bí tích Thánh Thể vừa là tiếng nói hy vọng vừa là sự tham dự vào bàn tiệc cánh chung của Nước Thiên Chúa, để dẫn đưa cả thế giới đến với tương lai vĩnh phúc. Nhờ việc cử hành Thánh Thể mà chúng ta có thể trực nghiệm về chiều kích của thời gian. Khi đưa việc tưởng niệm quá khứ và sự dự báo tương lai đi vào trong hiện tại, bí tích Thánh Thể quy tụ tất cả những ǵ Chúa Kitô muốn thực hiện, nghĩa là, cho NướcThiên Chúa trị đến. V́ vậy, bí tích Thánh Thể đưa cộng đoàn Kitô hữu tiếp cận với vinh quang mai sau, và đem lại ư nghĩa hy vọng cho số phận tối hậu của nhân loại, cũng như toàn vũ trụ, trong khi hướng ḍng lịch sử đến sự viên măn tuyệt đối.

Có thể nói rằng toàn bộ dự án khảo sát mối tương quan nội tại giữa bí tích Thánh Thể với giáo lư cánh chung là một sự dẫn nhập rất thích hợp và cần thiết cho đường hướng thần học đương thời về Thánh Thể, không những là nhờ sự bừng dậy của tâm thức lịch sử, mà c̣n do sự tiếp cận sâu rộng của Giáo Hội với các lănh vực văn hóa, khoa học, chính trị, xă hội và các tiến bộ của thần học. V́ thế mục đích của bài viết này là nhằm khám phá nhu cầu và giá trị đặc biệt của việc phục hồi chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể. Như được diễn tả trong các Kinh Nguyện Thánh Thể, đặc tính cánh chung thấm nhập tất cả việc cử hành phụng vụ, đó là một sự tiên báo dưới h́nh thái bí tích về vinh quang tương lai, là niềm hy vọng kiên định của cộng đoàn Kitô hữu. Bí tích Thánh Thể, theo tư tưởng của Alexander Schmemann, là sự căng hướng của Giáo Hội về “quê hương trên trời” (statu patriae).[21] Bởi vậy, trong khi t́m kiếm một công tŕnh triển khai thần học hoàn chỉnh hơn về Thánh Thể như là bí tích của niềm hy vọng Kitô giáo, ở đây chúng ta cố gắng tŕnh bày một sự tổng hợp toàn diện và mạch lạc về thần học Thánh Thể trong chiều hướng cánh chung, đồng thời nêu ra các đường hướng nghiên cứu thực tiễn nhằm phong phú hóa cánh chung học mang chiều kích Thánh Thể. Chúng ta sẽ nhận định bốn nội dung chính yếu của việc khảo sát và phục hồi chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể:

1) Mẫu thức của niềm hy vọng Thánh Thể như là sự hiệp thông cánh chung.

2) Thánh Thể như là nguồn hy vọng cho các hoạt động hướng về tha nhân và xă hội.

3) Thánh Thể như là quà tặng cánh chung của Thiên Chúa trong Đức Kitô.

4) Cử hành phụng vụ Thánh Thể như là cảnh vực thần linh của Chúa Ba Ngôi.

 

 

1. Mẫu thức của niềm hy vọng Thánh Thể như là sự hiệp thông cánh chung:

Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cr 15:28)

Việc nhận thức hy vọng vừa là yếu tố cấu thành nên cuộc hiện hữu của con người vừa là nền tảng cơ bản của đức tin Kitô giáo có thể giúp tái tạo mối liên hệ nội tại giữa bí tích Thánh Thể và thần học cánh chung. Như vậy, sẽ có một số câu hỏi được đặt ra theo những khía cạnh nhân học của niềm hy vọng ấy: - Thánh Thể là ǵ trong tương quan với sự hiểu biết của chúng ta về việc trở nên người hơn trước những nỗ lực đấu tranh cho sự sống, t́nh yêu và sự thật? Làm thế nào để bí tích cứu độ này có thể hướng dẫn chúng ta ra khỏi sự pḥng thủ và cô lập của chủ nghĩa cá nhân, và những nguy hiểm của chủ nghĩa nhị nguyên trong việc thực hiện sự đoàn kết đích thực giữa người sống và người chết, giữa cá nhân và cộng đoàn, giữa nhân loại và vũ trụ? Do đó, phải chăng bí tích Thánh Thể chứa đựng lời hứa thần linh là cho mọi thụ tạo được bước vào cuộc sống mới trong nhân tính mới mẻ của Đức Kitô?

Bí tích Thánh Thể, tự bản chất, là cuộc cử hành sự sống được chia sẻ với vận mạng chung của nhân loại và toàn thể thụ tạo. Khi bẻ bánh tạ ơn, chúng ta nhận thấy bí tích ấy thể hiện mầu nhiệm của sự tương thuộc bao hàm chiều kích chủ vị, liên vị và vũ trụ của ơn cứu độ. Theo nghĩa cơ bản, bí tích Thánh Thể là dấu chỉ và nguồn mạch hữu hiệu của “sự hiệp thông thánh thiện,” v́ những ai đến tham dự việc cử hành Thánh Thể luôn được dẫn đưa vào trong một cộng đoàn. Trong bí tích Thánh Thể, nhiều người hợp thành một Thân Ḿnh của Đức Kitô (1Cr 10:17), như chính Người đưa họ vào sự hiệp nhất với Người, và làm cho tất cả thành một thân thể của thụ tạo mới. Nói cách khác, dự phần vào bí tích cánh chung này có nghĩa là được tháp nhập vào Đức Kitô và được biến đổi trong toàn bộ các tương giao để trở nên chi thể của thân ḿnh Giáo hội của Người. Như thế, sự tập chú vào bí tích Thánh Thể, như là biến cố hiệp thông cánh chung, sẽ cung cấp một điểm dẫn nhập đầy ư nghĩa cho khoa nhân học mới, trong đó niềm hy vọng Kitô giáo có thể đóng góp vào cuộc đối thoại và nghiên cứu hiện nay về một số khía cạnh quan yếu của hữu thể nhân linh.

 

1.1 Chiều kích chủ vị của hiệp thông cánh chung

Yếu tố đầu tiên của khoa nhân học mới, có thể nói, trong bối cảnh Thánh Thể nẩy sinh từ ư thức về con người sống động như một ngôi vị. Ngôi vị được định nghĩa như một chủ thể nhân linh, một trung tâm ư thức mang tính cá vị, một chủ tri có ư hướng tính và lịch sử tính, có những đặc điểm riêng tư và tiểu sử riêng, căn tính riêng, một người biết người khác và được người khác biết đến, biết yêu và được yêu, hiện hữu như một thực tại tự do, duy nhất và không thể thay thế được. Như vậy chủ thể nhân linh không phải chỉ là con người có thân xác, nhưng c̣n là thân xác v́ thân xác là điều kiện để chúng ta có mặt ở đời, và tham dự vào mọi sinh hoạt nhận thức, t́nh cảm và các hành động của ḿnh. Con người là môt chủ thể nhân linh, một thực tại hoàn toàn nhập thể trong suốt cả cuộc đời.

Quan niệm này khác biệt hoàn toàn với quan niệm của triết học và thần học truyền thống vốn đưa ra định nghĩa về con người như một phức hợp gồm thân xác và linh hồn, và quan niệm đó đă trở thành h́nh thức cổ điển của thuyết nhị nguyên, trong đó linh hồn được xem như nguyên lư siêu việt, thường hằng, bất hoại, c̣n thân xác là ngược lại hoàn toàn. Ở đây chúng ta có thể nói rằng ư nghĩa nhân học mới của niềm hy vọng Thánh Thể thực sự đối nghịch với quan niệm truyền thống về chủ thể nhân linh. Con người vừa là tinh thần nhập thể, đồng thời là thể xác được tinh thần linh hoạt. Thân xác, theo nhận định của Dermot A. Lane, là “ch́a khoá mở ra chiều kích chủ vị,” và do đó, “một sự hiểu biết rơ hơn về thân xác sẽ cho chúng ta một sự hiểu biết sâu hơn về tinh thần của con người”[22] Một tư tưởng tương tự xuất hiện trong tác phẩm của Gustave Martelet, khi ông cho rằng thân xác là “một hành vi diễn tả hoàn toàn mang tính chủ vị” trong một cộng đoàn của các thụ tạo.[23] Louis-Marie Chauvet đă đưa ra một nhận định rất hợp lư khi nói rằng thân xác là “không gian nguyên thuỷ của mọi nối kết mang tính biểu tượng giữa nội giới và ngoại giới… là cách thức cư ngụ riêng của con người để thế giới xa lạ trở thành nơi chốn thân quen, như là nhà của ḿnh.”[24] Như thế chủ thể nhân linh xuất hiện như một tự thức nhập thể, và hiện hữu thể lư trong thế giới, như là một con người trọn vẹn trong quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân.

Chủ thể nhân linh không phải chỉ là con người có thân xác, nhưng c̣n là thân xác v́ thân xác là điều kiện để chúng ta có mặt ở đời, và tham dự vào mọi sinh hoạt nhận thức, t́nh cảm và các hành động của ḿnh.

Chiêm ngắm và hiểu biết con người trong chiều hướng phi nhị nguyên này xác nhận niềm hy vọng cánh chung là niềm hy vọng đích thực vào sự sống lại mai sau của mỗi nhân vị một cách trọn vẹn như nhất. Chính trong bối cảnh độc đáo ấy, niềm hy vọng Kitô giáo hiện thực nỗi khát vọng t́m kiếm sự toàn măn của con người; điều này liên hệ đến cá nhân trong cộng đoàn, cả về phương diện vật chất cũng như tinh thần. Khi niềm hy vọng Kitô giáo hướng về chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa trên tội lỗi, sự dữ, đau khổ, và sự chết, và ơn cứu độ được thành tựu đầy đủ trên mọi tạo vật, th́ niềm hy vọng đó không thể loại trừ chiều kích chủ vị của con người xét như là căn tính phản tỉnh, như là cá vị và như một sự tự biểu lộ qua xác thể. Trong bí tích Thánh Thể, bản thân của Đức Kitô được trao ban như của ăn, cũng chính là thân xác của Đấng Phục Sinh trong vinh hiển, nên các Kitô hữu được nuôi dưỡng bởi “sự sống bất tử nơi thân xác phục sinh của Người.”[25] Đó là một yếu tố cơ bản của niềm hy vọng cánh chung, nghĩa là sau khi mọi kẻ chết sống lại, th́ mỗi người sẽ đạt đến t́nh trạng viên măn, thực sự trở nên chính ḿnh, một cá thể hội nhập và hiệp nhất trong một thân xác bất khả hủy diệt.

 

1.2 Chiều kích liên vị và Giáo hội: biến cố hiệp thông giữa các chủ vị.

Mặc dù nhận định theo ư nghĩa căn tính cá biệt, hiện hữu và tồn tại, mỗi người là một chủ thể độc đáo, duy nhất, một hữu thể siêu việt, tự do, có ư thức và trách nhiệm với đời ḿnh, nhưng tự bản chất, không ai là một hữu thể khép kín, tách khỏi mọi liên hệ với môi trường xung quanh. Đây chính là một sắc thái đầy ư nghĩa khởi phát từ việc chúng ta nhấn mạnh đến chiều kích liên vị và chiều kích Giáo hội của mỗi con người. Tương quan là tính chất cơ bản của mọi hữu thể trong thế giới: một người chỉ thực sự hiện diện với chính ḿnh khi người ấy hiện diện với người khác. Nói cách khác, hiện hữu của con người là lời mời gọi vào một cuộc sống hiệp thông với tha nhân và với mọi thụ tạo, v́ con người không phải là một thực thể đă hoàn tất. Không có tha nhân, chúng ta không thể kiện toàn cuộc đời của ḿnh, v́ không thể có cái- tôi nếu không có người-khác-tôi. Như thế, một chủ vị cô lập là điều tự nó mâu thuẫn, nghĩa là một chủ thể không có quan hệ, tự măn, chỉ biết qui về ḿnh hoặc là một cái tôi cô độc th́ không thể dung hợp được với kinh nghiệm của con người cũng như của Kitô hữu về niềm hy vọng. Tự bản chất, hy vọng bao hàm ư thức về hiệp thông, như Zizioulas nói: “chủ vị đơn độc là phi chủ vị.”[26] Ernst Bloch, một triết gia Mác xít về nguyên lư hy vọng, cũng viết: “unus christianus nullus christianus: kitô hữu đơn độc là phi kitô hữu.”[27] Do đó, một chủ vị thực sự sống động phải được h́nh thành qua những tương giao, tương ngộ với người khác.

Theo nhăn quan Kitô giáo, không thể nói tới đời sống con người mà không nói đến hiệp thông. Chính trong chiều kích liên chủ vị này mà chúng ta thấy được ư nghĩa cánh chung của bí tích Thánh Thể. Nếu hiện hữu là cùng hiện hữu trong hiệp thông, th́ tất nhiên chúng ta phải ghi nhận là các cá thể không thể sống tách rời nhau trong một thế giới. Gabriel Marcel, một triết gia hiện sinh Kitô giáo, cũng chủ trương rằng, hy vọng luôn có liên quan đến “thân vị” (Thou), nghĩa là đến sự hiệp thông đích thực được thiết lập giữa các chủ vị. Như vậy, là bí tích của niềm hy vọng cộng đồng, Thánh Thể biểu hiện thực tại hiệp thông, và từ đó chúng ta có thể nói về sự hiện diện (esse) của Đức Kitô trong Thánh Thể như là sự đồng hiện diện (ad-esse) với Giáo hội, cho Giáo Hội, v́ Giáo Hội, với cộng đoàn đang cử hành bí tích tạ ơn. Đồng thời, Đức Kitô là tấm bánh sự sống “được bẻ ra” cho toàn thể nhân loại, nên bí tích Thánh Thể không chỉ chuyển thông mối tương giao giữa thần linh và nhân linh, do sáng kiến của Thiên Chúa, nhưng là c̣n biểu đạt tính duy nhất của mỗi chủ vị hiện hữu trong các mối tương quan với cộng đoàn. Do bản tính xă hội và liên chủ vị mà con người sống thành cộng đoàn. Cái-tôi trở thành cái-tôi như một nhân vị hiện diện trong sự liên đới và thông hiệp với tha nhân, với những con người khác nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ nhận thức này mà chúng ta cảm nhận được sự gắn bó thâm sâu với toàn thể thế giới như một cộng đoàn hiệp nhất. Teihard de Chardin cũng đă có một cảm nghiệm như thế và giải thích rằng:

Ngay từ khởi đầu việc chuẩn bị Đấng Thiên Sai đến cho tới ngày Quang Lâm, qua cuộc tỏ hiện trong lịch sử của Đức Giêsu và các giai đoạn phát triển của Giáo hội Chúa, một biến cố duy nhất đang được triển khai trong thế giới: đó là mầu nhiệm Nhập Thể được thực hiện trong mỗi cá nhân qua bí tích Thánh Thể.

Mọi hiệp thông trong đời người là hiệp thông duy nhất. Mọi hiệp thông giữa tất cả những người đang sống là hiệp thông duy nhất. Mọi hiệp thông của tất cả thế nhân, trong hiện tại, quá khứ cũng như tương lai, là hiệp thông duy nhất.[28]

Thế nên, nếu niềm hy vọng Kitô giáo là niềm cậy trông vào Chúa Ba Ngôi, Đấng chủ yếu liên kết với nhau trong sự hiệp thông ngôi vị, th́ tất nhiên niềm hy vọng này không phải là niềm hy vọng của các cá nhân biệt lập, nhưng là của toàn thể nhân loại trong một cộng đoàn cùng hợp nhất với nhau bất kể những khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ hoặc truyền thống văn hóa. Chính trong bối cảnh hiệp thông Thánh Thể đó, hy vọng là một thái độ tích cực vượt qua chính ḿnh, mở ḷng đến với và đón nhận các cộng đoàn khác nhau, đồng thời tôn trọng sự hiệp nhất trong đa dạng, và nhận thức được chiều kích tương quan của thực tại tối hậu bên kia thế giới. Diarmuid O’Murchu dường như ủng hộ quan điểm tương tự khi dựa vào những phát hiện mới của khoa vật lư lượng tử:

Thiên Chúa chủ yếu là một thiên hướng và một sức mạnh tương tác, và dấu ấn thiên linh nằm trong ước muốn nền tảng về các mối quan hệ thân t́nh, về sự lệ thuộc lẫn nhau và tương giao với nhau. Vật chất, nhân linh và thần linh hoà điệu với nhau trong bản tính tự nhiên của ḿnh, trong thiên hướng nối kết với nhau và vui hưởng cuộc chung sống lệ thuộc vào nhau.[29]

Bí tích Thánh Thể làm cho những người tham dự nhận thức được rằng: ḿnh chỉ có thể thánh hoá bản thân và thực hiện toàn măn đời ḿnh bằng cách vượt ra khỏi sự cô lập của chủ nghĩa cá nhân và khuynh hướng quy ngă để sống như một chi thể trong Thân Ḿnh của Đức Kitô, cũng là Thân Ḿnh của Giáo hội và Thân Ḿnh của Thánh Thể..

Như bánh và rượu trở thành lương thực của Nước Thiên Chúa, th́ những người tham dự vào Thánh Thể cũng được hiệp nhất với nhau thành một thân thể, để cùng hướng về một thế giới mới, cùng nhau chia sẻ sự sống trong nhân tính mới mẻ của Đức Kitô, qua tác động biến đổi của Chúa Thánh Thần. Bí tích Thánh Thể do đó có khả năng h́nh thành và hoàn thiện thân thể của cộng đoàn Kitô hữu. Được tháp nhập vào sự biến h́nh của mọi thực tại nhân linh và vũ trụ trong Đức Kitô Phục Sinh, người tín hữu được tái sinh trong Người, t́m thấy nơi Người một cộng đoàn nhân loại mới và những cách thức thích hợp để đi vào t́nh liên đới với tha nhân. Nói cách khác, bí tích Thánh Thể làm cho những người tham dự nhận thức được rằng: ḿnh chỉ có thể thánh hoá bản thân và thực hiện toàn măn đời ḿnh bằng cách vượt ra khỏi sự cô lập của chủ nghĩa cá nhân và khuynh hướng quy ngă để sống như một chi thể trong Thân Ḿnh của Đức Kitô, cũng là Thân Ḿnh của Giáo hội và Thân Ḿnh của Thánh Thể.

 

1.3 Chiều kích vũ trụ của hiệp thông Thánh Thể

Trong chiều hướng cánh chung của bí tích Thánh Thể, chúng ta không chỉ hiệp thông với tha nhân, nhưng c̣n là thông hiệp với toàn thể vũ trụ vạn vật. V́ niềm hy vọng Kitô giáo mang chiều kích hoàn vũ, nên sự hoàn kết tương lai của nhân loại không thể tách rời sự biến đổi của tất cả thế giới, nơi mà mọi người, mọi tạo vật gắn bó với nhau trọn cả một đời. Là biến cố của hiệp thông cánh chung, bí tích Thánh Thể cử hành sự hiệp nhất và t́nh liên đới của loài người với trái đất này cũng như với toàn bộ công tŕnh sáng tạo, như bánh và rượu, vốn là các thực tại trần thế, mà chúng ta dâng lên Chúa để trở thành thực tại thánh thiêng biểu hiện tương lai tối hậu của nhân loại và vũ trụ. Trong ư nghĩa đó, chúng ta nhận biết mầu nhiệm Thánh Thể chính là mầu nhiệm hiệp thông vươn tới mọi thụ tạo.

Chiêm ngắm và cử hành Thánh Thể như vậy, chúng ta có thể hiểu ơn cứu độ như là việc tất cả tạo thành được biến đổi và được gia nhập vào cộng đoàn yêu thương muôn đời của Thiên Chúa. Những khám phá hiện nay của khoa học về vũ trụ cho chúng ta một cái nh́n mới đối với thế giới vạn vật. Chúng ta chỉ là một thành phần trong cái tổng thể của vũ trụ, và tất cả những yếu tố trong vũ trụ cũng là thành phần của chính chúng ta nhờ có những liên hệ hỗ tương với nhau. Không có ǵ nằm ngoài phạm vi của vũ trụ hiểu như là “Thân Ḿnh của Thiên Chúa,” cội nguồn và hơi thở của mọi hiện hữu. Do nhận thức này mà hiện nay xuất hiện một cách nh́n mới về vũ trụ, được đặt tên là “chuyện sáng thế chung,” và có thể coi như một sự điều chỉnh lại khoa nhân học hiện đại cũng như quan niệm hữu cơ cổ điển. Lịch sử sáng tạo và lịch sử mang chiều kích vũ trụ đều nhấn mạnh đến một nguồn gốc chung và duy nhất cho mọi dạng thức của sự sống trong vũ trụ.

Dưới ánh sáng của khoa nhân học mới này, cũng như trong phương cách tiếp cận cánh chung với bí tích Thánh Thể, th́ niềm hy vọng Kitô giáo khởi phát một khái niệm bao gồm cả vũ trụ, trong đó có sự biến đổi của tất cả tạo thành. Hơn nữa, trong chân trời Thánh Thể thế giới được nhận diện như là Thân Ḿnh Đức Kitô, v́ mỗi thụ tạo là “sự biểu hiện của Thiên Chúa, là lời Chúa, là dấu hiệu của Chúa Ba Ngôi, là hiện thể thiên linh.”[30] Chúng ta không thể coi vũ trụ vật chất đơn thuần là nguồn tài nguyên để con người khai thác, phục vụ nhu cầu của riêng ḿnh. Mỗi thụ tạo, do đó, đều là một h́nh thức biểu hiện, là huyền tích, và là công tŕnh nghệ thuật của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Như thế, ơn cứu độ của Thiên Chúa đến với muôn loài muôn vật “mà không hủy diệt, không tàn phá, không làm biến mất, nhưng phong phú hóa thêm.”[31] Hệ luận của điều này là vũ trụ vật chất được tín thác cho con người để sử dụng trong sự thận trọng và tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, bảo quản, vun trồng và chăm sóc chứ không phá hoại. Theo niềm hy vọng cánh chung, th́ tận thế không phải là sự hủy diệt vũ trụ, nhưng là biến đổi và hoàn thiện tất cả để trở nên “Trời Mới và Đất Mới” (Kh 21:1). Chính qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, và nhờ ân sủng của bí tích Thánh Thể, mà tiến tŕnh thần hóa tất cả công tŕng sáng tạo đă khởi đầu. Người Kitô hữu đến tham dự Thánh Thể, mang bánh và rượu như là biểu tượng của toàn thể vũ trụ vật chất được Chúa Thánh Thần biến đổi thành Ḿnh và Máu Đức Kitô vũ trụ, Đức Kitô của hoàn vũ.

 

(...)

 

Giuse Nguyễn Trọng Đa và Athanasius Nguyễn Quốc Lâm
(chuyển dịch từ bài viết của Paul Vũ Chí Hỷ, “Towards a Constructive Retrieval of the Eschatological Dimension of the Eucharist, Australian Ejournal of Theology, Issue 3, August, 2004).

 


 

Ghi chú

[1] Ecclesia de Eucharistia. Xem bản dịch của Giáo Phận Mỹ Tho, # 11

[2] Eugene Laverdiere, Dining in the Kingdom of God, 1994, p. 24

[3] Daniel J. Sheerin, The Eucharist, 1986, p. 352.

[4] Ibid., 353-354.

[5] Kelly, the Bread of God: Nurturing a Eucharistic Imagination, p. 83

[6] Lane, the New Dictionary of Theology, p. 329

[7] Lane, Keeping Hope Alive: Stirrings in Christian Theology, pp. 207-208

[8] Lumen Gentium, # 11

[9] Eucharisticum Mysterium, # 3

[10] Lumen Gentium, # 48

[11] Sacrosanctum Concilium, # 47

[12] Gaudium et Spes, # 1

[13] Gaudium et Spes, # 38

[14] Kinh Nguyện Thánh Thể IV

[15] Sách Giáo Lư Công Giáo, # 1402, 1405

[16] Ecclesia de Eucharistia, Bản dịch của Giáo Phận Mỹ Tho, # 18

[17] Ecclesia de Eucharistia, # 19

[18] Ecclesia de Eucharistia, # 20

[19] Tony Kelly, the Bread of God: Nurturing a Eucharistic Imagination, p. 82

[20] Tony Kelly, Touching of the Infinite: Explorations in Christian Hope, pp. 1991,138

[21] Xem Owen F. Cummings, Coming to Christ: A Study in Christian Eschatology (Lanham, New York, Oxford: University Press of America, 1998), p. 241. See also Alexander Schmemann, "Liturgy and Eschatology" Sobornost 7 (1985), 12

[22] Lane, Keeping Hope Alive: Stirrings in Christian Theology, p. 36.

[23] Gustave Martelet, The Risen Christ and the Eucharistic World, 1976, p. 42.

[24] Louis-Marie Chauvet, Symbol and Sacrament, 1995, p. 47

[25] Gustave Martelet, The Risen Christ and the Eucharistic World, 1976, p. 176.

[26] Xem trong Cummings, Coming to Christ: A Study in Christian Eschatology, p. 270.

[27] The Principe of Hope, 1996, p. 331

[28] The Divine Milieu, 1960,123-126

[29] Diarmuid O’Murchu, Quantum Theology, 1977, p. 82-83

[30] Denis Edwards, Jesus the Wisdom of God: An Ecological Theology, 1995, p. 130

[31] Xem trong Durrwell, The Eucharist: Presence of Christ, p. 32

 


  Đọc tiếp :

1 2

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.