KITÔ HỮU VÀ NGƯỜI HỒI GIÁO
CÓ THỜ CHUNG MỘT CHÚA KHÔNG?

Choir

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lm Tom Michael SJ
Thư kư Ủy ban Đại kết của Liên HĐGM Châu Á
Thư kư Ủy ban đối thoại liên tôn của Ḍng Tên

 

Công đồng chung Vatican II dạy rằng người Hồi giáo “thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng tồn tại; nhân từ và toàn năng, Đấng sáng tạo trời đất, Đấng đă đối thoại với nhân lọai. Người Hồi giáo t́m cách để hết ḷng tuân phục những mệnh lệnh của Thiên Chúa”.

ĐGH Gioan Phaolô II đă nói rằng việc Kitô hữu và người Hồi giáo thờ phượng “cùng một Thiên Chúa duy nhất” là một yếu tố lôi kéo hai cộng đồng đến với nhau và đặt nền tảng cho t́nh thương yêu và hợp tác giữa hai cộng đồng tín hữu. Tuy nhiên một số Kitô hữu và người Hồi giáo nêu câu hỏi liệu Đấng Allah và Thiên Chúa chỉ là một Đấng hay không.

Đấng Allah là danh xưng mà người Hồi giáo và Kitô hữu Ả rập từ bao thế kỷ đă dùng để gọi Thiên Chúa. Các văn bản cổ xưa ở bán đảo Ả rập dường như cho thấy rằng Kitô hữu vùng Arabia đă gọi Thiên Chúa là Đấng Allah, trước tiên tri Muhammad. Từ ngữ Allah có nghĩa là Thiên Chúa, tương đương từ ngữ ho theos của Hy Lạp được dùng trong Tân ước để gọi tên Thiên Chúa. Trong bản dịch sách Kinh thánh bằng tiếng Ả rập, danh từ Allah luôn dùng để dịch từ ngữ ho theos.

Qua nhiều thế kỷ, người Hồi giáo Ả rập và Kitô hữu Ả rập đă bất đồng về nhiều vấn đề, cả tôn giáo lẫn chính trị, nhưng họ không hề cáo buộc nhau là thờ phượng các thần khác nhau. Đàng khác, người dân đảo Malta, hầu như 100% là công giáo, và có ngôn ngữ giống tiếng Ả rập, cũng gọi Thiên Chúa là Allah, cả trong kinh nguyện phụng vụ Kitô giáo.

Một số Kitô hữu lập luận rằng v́ người Hồi giáo không hiểu Chúa có Ba Ngôi, làm sao Chúa của Hồi giáo và Chúa của Kitô giáo là một được. Có người đă nêu câu hỏi tương tự về các nhân vật nổi tiếng của Cựu ước, như Abraham, Môsê, Isaia hoặc Giêrêmia, các vị cũng đâu biết Chúa có Ba ngôi, ngay cả các nhân vật như Gioan Tẩy giả hoặc Đức Maria trong Tân ước. Tất cả đều thờ một Chúa của “Abraham, của Isaac và của Giacop” và t́m thực thi ư Chúa. Chỉ có sau này suy tư Kitô giáo mới đi đến chỗ hiểu được là Chúa có Ba Ngôi...

Không chỉ có Kitô hữu mới nêu vấn nạn liệu hai cộng đồng có thờ phượng một Chúa hay không. Một số người Hồi giáo đă cáo buộc Kitô hữu là thờ ba Chúa. Điều này dựa vào quan điểm cho rằng tín điều một Chúa Ba ngôi tạo ra một loại tiểu ban, một loại “phân công lao động” giữa ba vị chia nhau công việc tạo dựng, cứu chuộc và xét xử nhân loại.

Mọi thần học gia và giáo huấn Giáo hội đều nhất trí rằng đây là điều hiểu sai về đức tin Kitô giáo, nhưng người Hồi giáo không có lỗi khi có quan điểm ấy, bởi v́ đó là cách thức mà tín điều Kitô giáo thường được tŕnh bày với họ. Các công đồng chung thời đầu như công đồng Nicea, công đồng Ephesus và công đồng Chalcedon đă định nghĩa đức tin Kitô giáo chủ trương “một Chúa trong ba ngôi vị (hypotases)”. Từ ngữ Hy Lạp hypotases thường dịch là “ngôi vị”, nhưng theo Karl Barth, nhà thần học hàng đầu của phái Lutêrô trong thế kỷ trước, từ ngữ ấy có nghĩa là “cách thức hiện hữu”. Theo Karl Rahner, một trong những thần học gia nổi tiếng nhất của thời hiện đại, từ ngữ ấy có nghĩa là “một phương thức hiện hữu”, nghĩa là một cách thức hiện diện và hành động.

Nói cách khác, đức tin Kitô giáo khẳng định Thiên Chúa duy nhất có ba phương thức cốt yếu và bất diệt về hiện diện và hành động. Thiên Chúa độc nhất muôn đời có một sứ điệp muôn đời, một sứ điệp mà Kitô hữu tin rằng Chúa đă diễn tả hoàn hảo trong con người của Đức Giêsu Nazareth. Đức Giêsu “nhập thể” diễn tả sứ điệp này một cách tốt đẹp đến nỗi sứ điệp trở nên hữu h́nh trong Ngài, trong cách thức Ngài sống và điều Ngài dạy.

Nhưng cũng chính Thiên Chúa đang sống và hành động trong mọi tạo vật. Từ phân tử hạ nguyên tử nhỏ nhất của khoa học phân tử đến lực điều khiển đàng sau các siêu thiên hà, luôn có một cái ǵ đó không thể đo lường hoặc “không có số lượng”, bởi v́ đó là thiên linh. Điều thiên linh này chính là sự hiện diện siêu việt của Chúa trong mọi loài, luôn luôn hướng dẫn, dạy dỗ, khuyến khích và Kitô hữu gọi sự hiện diện thiên linh này là Thánh Thần Chúa.

Chúa Ba ngôi là một phương thức khẳng định rằng Chúa duy nhất không xa cách lịch sử con người hoặc đứng ngoài vũ trụ tạo thành, nhưng Ngài có hai “phương thức” hoặc hai “dạng thức” hiện diện và hoạt động. Để làm cho người ta hiểu Thiên Chúa Ba ngôi, Chúa không cần nại đến các nhà trung gian được tạo dựng, như thiên thần hoặc sách vở, bởi v́ các phương thức hoặc dạng thức của Chúa đă là thiên linh rồi. Như thế, có thể nói rằng niềm tin Kitô giáo là “sự cực đoan hóa của chủ nghĩa độc thần”.

Phải chăng điều này có nghĩa là Kitô hữu và người Hồi giáo cùng diễn tả một điều nhưng bằng những từ ngữ khác nhau? Không phải thế. Hồi giáo và Kitô giáo là hai tôn giáo khác nhau và có các giáo huấn khác nhau, và Chúa có thể cứu độ cả Kitô hữu lẫn người Hồi giáo, nếu họ trung thành đi theo con đường của ḿnh. Tuy nhiên, điều đáng nói là cả hai tôn giáo hướng sự quan tâm, phục vụ và t́nh thương đến cùng một Thiên Chúa nhân từ và hay thương xót. Kenneth Cragg, cựu tổng giám mục Anh giáo ở Jerusalem, dùng một h́nh ảnh ngữ pháp để mô tả mối quan hệ giữa sự hiểu biết của Kitô giáo và Hồi giáo về Chúa: “Về chủ ngữ (Chúa), chúng tôi nhất trí; về vị ngữ, chúng tôi không đồng ư”.

Nói cụ thể, điều ǵ nói lên rằng Kitô giáo và Hồi giáo cùng thờ một Chúa duy nhất? Một trong nhiều điều, đó là hai cộng đồng không là thù địch hoặc đối thủ của nhau. Khi Kitô hữu nghe người Hồi giáo được kêu mời cầu nguyện, họ nên vui sướng, v́ Chúa của họ sắp được phụng thờ. Khi họ nh́n người Hồi giáo tốt lành cầu nguyện, ăn chay tháng Ramadan, và làm việc thiện như bố thí cho người nghèo, Kitô hữu nên cảm tạ Chúa về sự việc là anh chị em Hồi giáo đang thực thi ư Chúa.

Tương tự như vậy, người Hồi giáo có thể xem Kitô hữu là anh em thờ độc thần, mà họ chia sẻ một số định hướng cơ bản nhất cho cuộc sống. Họ không nên xem Kitô hữu như là các Kafir (người không tin) hoặc mushrik (người ngoại đạo). Cũng như người Hồi giáo, Kitô hữu tốt lành muốn quy phục cuộc sống ḿnh cho Chúa, như người Hồi giáo đang làm. Lời giảng dạy của Đức Giêsu nói về “nước Chúa”, nghĩa là về cuộc sống con người khi có Chúa cai trị và hướng dẫn mọi khía cạnh của cuộc đời.

Không có điểm tiếp xúc sâu sắc nào giữa sự quy phục thực sự, và sự cam kết chấp nhận Chúa là đấng cai trị tối cao cho đời ḿnh và vận mạng của ḿnh ư? Có chứ, đó là điểm tiếp xúc mà sách Qur’an đă nhắc đến khi nói: “Và anh em sẽ thấy rằng những người gần gũi nhất trong yêu thương với người đă tin (người Hồi giáo) là những người nói rằng “chúng tôi là Kitô hữu”, v́ ở giữa họ có các linh mục và tu sĩ, và họ không hề kiêu căng” (Qur’an 5:82).

Thiên Chúa duy nhất, mà chúng ta quy phục đời ḿnh, muốn rằng tất cả mọi người, cả Kitô hữu lẫn người Hồi giáo, từ bỏ kiêu ngạo và cùng với nhau đến trước mặt Ngài, để Ngài có thể cai trị các xă hội chúng ta theo thánh ư Ngài.

 

Nguyễn Trọng Đa dịch

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.