HÔN NHÂN, ĐỨC TIN VÀ T̀NH TÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

marriage

 

Bản Việt ngữ của
Vincent Vũ Văn An
Sydney NSW, tháng Chín năm 1999

 

 

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

 

MỤC VỤ HÔN NHÂN

 

Chương trước đă nhấn mạnh đến hai việc phải làm để hỗ trợ cho hôn nhân, đó là việc đào sâu t́m hiểu xem hôn nhân đă được cảm nghiệm như thế nào qua các khám phá của nghiên cứu đi đôi với sự khích lệ phải duy tŕ nó phát sinh từ đức tin. Theo một nghĩa nào đó, đó quả là nét độc đáo của hôn nhân Kitô giáo, tức tác động qua lại giữa bản nhiên và đức tin.Hai chương kế tiếp sẽ phác thảo ra phương cách làm thế nào để nuôi dưỡng sự cam kết của đức tin xuyên suốt các chu kỳ của cuộc sống hôn nhân.

Trong quá khứ, mục vụ hôn nhân và gia đ́nh nói chung chỉ hệ ở việc chuẩn bị ngắn ngủi nhằm cho đám cưới và nghi lễ kết hôn. Sau đó, hai vợ chồng hầu như bị quên lăng hoàn toàn cho đến ngày rửa tội đứa con đầu ḷng. Quan tâm mục vụ sau đó chủ yếu hướng về đứa nhỏ với việc đi học trường công giáo, xưng tội rước lễ lần đầu và thêm sức. Suốt trong thời gian này, nhu cầu của hai vợ chồng trong tư cách phu thê bị hoàn toàn bỏ qua. So sánh với việc chuẩn bị và hỗ trợ đối với bí tích truyền chức thánh, ta thấy hôn nhân, mặc dù liên hệ đến 95% dân Chúa, đă bị lăng quên một cách trầm trọng. Lư do lịch sử của hiện tượng này là v́ người ta đă quan niệm bí tích này như một thực tại đă hoàn tất khi hai bên đă trao đổi quyền được sử dụng thân xác cho nhau và đă hoàn hợp với nhau. Hiểu hôn nhân như thế quả đă tước mất đặc tính chủ yếu của nó, vốn là một liên hệ luôn luôn tiếp diễn. Một khi hiểu đặc tính chủ yếu này như trên, ta sẽ thấy mục vụ hôn nhân phải mở rộng để bao trùm cả thời gian trước và sau khi lấy nhau.

 

MỤC VỤ TRƯỚC KHI LẤY NHAU

V́ hôn nhân là mối liên hệ thứ hai có ư nghĩa trong đời một con người, nên công tác mục vụ chủ yếu là giúp đỡ các người phối ngẫu trong tư cách cha mẹ để con cái lớn lên có khả năng tạo lập được những liên hệ ổn định và đầy yêu thương. Yếu tố quan yếu trong công tác mục vụ là huấn luyện và khích lệ các cha mẹ để họ giúp con cái họ hiểu ư nghĩa của yêu thương trong các liên hệ bản thân. Gia đ́nh và học đường cũng chia sẻ trách nhiệm này.

 

GIA Đ̀NH

Không ai có thể hoài nghi về ảnh hưởng của cha mẹ trong việc giáo dục t́nh yêu cho con cái. Chính trong gia đ́nh, đứa trẻ cảm nghiệm được mối liên hệ yêu đương đầu tiên của chúng. Đứa trẻ nào cũng tạo được mối dây liên kết ngay năm thứ nhất trong đời và trong mối dây liên kết ấy, trẻ học được cách cảm nhận ḿnh được nh́n nhận, được ước muốn và được qúy chuộng ra sao. Những cảm nghiệm này được chuyên chở trên phương diện thể lư, xúc cảm và tri thức. Cần có mục vụ để giúp cha mẹ thấy được điều này là khi họ cho con cái cái cảm nghiệm thấy chúng đáng yêu, họ đă hành động như Chúa đă hành động với Dân Ngài. Ngài yêu họ trước để họ học biết ư nghĩa của t́nh yêu như một cái ǵ nội tại ngay trong chính họ, giúp họ, đến lượt họ, biết hiến thân cho người khác trong yêu thương. Thánh Gioan tŕnh bầy điều đó một cách thần học khi Ngài viết trong thư thứ nhất: "Phần chúng ta, chúng ta hăy yêu thương, v́ Chúa đă yêu chúng ta trước nhất" (1Jn 4:19). Cũng như chúng ta đă nhận được quà phúc yêu thương v́ Chúa đă yêu thương chúng ta trước nhất, con cái cũng thế, chính qua các cảm nghiệm của chúng về cha mẹ mà chúng tiếp thu được khả năng biết yêu thương.

Trọng tâm của yêu thương là khả năng nh́n ra và hiểu thấu các nhu cầu của người khác cách chính xác và đáp ứng các nhu cầu ấy cách thích đáng. Cha mẹ ta đă làm chính việc ấy từ lúc ta chưa biết nói nhưng đă được cha mẹ thấu hiểu cho đến lúc ta biết diễn tả rành mạch các nhu cầu của ḿnh.

Cũng như Chúa Giêsu Kitô, v́ cảm nhận được ḷng tin cậy của Chúa Cha, nên Ngài đă trở nên người đáng tin cậy, th́ chúng ta cũng thế, chính ḷng tin cậy của cha mẹ làm chúng ta cảm thấy chúng ta đáng tin cậy. Vọt lên từ suối nguồn tin cậy này, ta có thể lượng giá tác phong của ta đối với người khác. Họ có thể làm ta buồn, gợi ḷng thù hận và giận dữ trong ta, nhưng cuối cùng, t́nh yêu của ta sẽ phải mạnh hơn ḷng giận dữ của ḿnh. Chúa Giêsu cũng đă giận dữ nhưng t́nh yêu của Ngài lớn hơn sự giận dữ. Qua cách đó, cha mẹ có thể làm nổi bật mối liên kết gắn bó giữa sự phát triển b́nh thường của con cái và sự quân b́nh giữa các lực lượng tích cực và tiêu cực trong chúng, và do đó giúp chúng thấy ra rằng cuộc sống Kitô hữu qui về việc sống như Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă vượt thắng thù hận bằng yêu thương, một yêu thương cuối cùng đă đ̣i chính cuộc sống của Ngài.

An b́nh

Trách vụ chính yếu của mục vụ trong những năm thơ ấu là chỉ cho cha mẹ thấy vai tṛ giáo dục của họ vượt xa việc giảng cho con hiểu các sự kiện liên quan đến cuộc sống theo khoa sư phạm mà thôi. V́ điều quan trọng hơn là phải giúp chúng có khả năng chiếm hữu được chính con người của chúng và ư thức được sự quân b́nh giữa hận thù, giận dữ và yêu thương. Việc phát triển t́nh yêu để chiến thắng ghen tương, ganh ghét, hận thù, trả đũa, phá hoại là đặt nền cho việc phát triển con cái họ trên mẫu mực Chúa Giêsu Kitô.

Điều quan trọng hơn là phải giúp chúng có khả năng chiếm hữu được chính con người của chúng và ư thức được sự quân b́nh giữa hận thù, giận dữ và yêu thương.

Công tác mục vụ trong những năm đầu đời này là giúp cha mẹ thấy được rằng các cố gắng giáo dục con cái có liên hệ mật thiết với việc sống cuộc sống Kitô hữu một cách sâu sắc, trong cuộc sống ấy, kết quả các tăng tiến của họ chính là nền tảng cho nhân cách của các con, một nhân cách đang tiếp cận nhân cách Chúa Kitô.

Ngày nay có muôn ngàn cuốn sách lớn nhỏ giúp các cha mẹ chuyển giao cách chính xác các tư liệu tín học mà con cái họ cần để ư thức đầy đủ về việc phát triển bản thân của chúng. Mỗi đứa trẻ có một bản chất riêng và việc phát triển của nó sẽ tạo nên một tương ước đầy tính trực giác (intuitive partnership) giữa cha mẹ và con cái. Vai tṛ của các vị chăn chiên là làm sao cho các cha mẹ thấy rằng khi họ giúp các con phát triển dễ dàng, th́ không phải họ chỉ chu toàn trách nhiệm tự nhiên của bậc cha mẹ, mà một trật họ c̣n hành động như những đại biểu của Chúa trong việc gợi hứng các chiều kích như Chúa Kitô trong việc phát triển này.

 

TRƯỜNG HỌC

Trường học cũng thế nhưng có điều khác. V́ cộng đoàn nhà trường đưa đứa trẻ vào một thế giới rộng lớn hơn trong đó sự thân mật được thay thế bằng đua tranh và thành tích. Ở gia đ́nh, mỗi đứa trẻ đều được yêu thương vô điều kiện bởi nó có con người riêng của nó. Tại trường học, đứa trẻ được nh́n nhận như một con người xă hội trong một khung cảnh coi thành tích là một yếu tố trong hệ thống giá trị. Ở đây, đứa trẻ học biết giá trị của nó như một người hành động trong khi trong gia đ́nh giá trị chính của nó chính là thực tại của nó như một bản vị, với bản vị này một liên hệ yêu thương đă được thiết lập. Những thuộc tính này không cố định cứng ngắc. V́ gia đ́nh dần dà cũng nh́n nhận thành tích và nhà trường cũng nh́n nhận giá trị bản thân, chỉ khác một điều là mỗi đàng nhấn mạnh một cách khác nhau. Và cả hai cùng bổ túc cho nhau trong trật tự Kitô giáo. Chúa yêu ta vô điều kiện chỉ v́ ta hiện hữu nhưng Ngài cũng yêu những cố gắng nên giống Chúa Kitô của chúng ta. Hai chiều kích này có những vang dội quan trọng đối với hôn nhân sau này. Vợ chồng có ư nghĩa vô điều kiện đối với nhau như những đối tượng của t́nh yêu hỗ tương, và t́nh yêu này thăng trầm theo phẩm tính những thành tích cụ thể hiện thực của mối liên hệ.

Trường học là nơi để tăng tiến kỹ năng và kiến thức, nó cũng là nơi để dạy dỗ cách thân mật hơn về liên hệ bản ngă. Nó không thể thay thế được gia đ́nh v́ chỉ trong gia đ́nh cái bản vị đang trưởng thành kia mới học được ư nghĩa hiện thực của yêu thương bằng cách nh́n và cảm nhận. Điều nhà trường có thể làm được là mở rộng phạm vi của cảm nhận kia bằng cách bàn bạc, tranh luận và khích lệ việc khai triển các giá trị. Đây là lúc, đặc biệt ở tuổi thiếu niên, để người trẻ tranh luận về các vấn đề như ngừa thai, thủ dâm, ly dị, làm t́nh trước hôn nhân, phá thai và những chủ đề nặng kư khác. Một cuộc bàn luận về giá trị dính liền với các việc làm này là một phần trong các nhu cầu của người trẻ muốn t́m hiểu về các mối liên hệ bản thân.

Nhưng các thiếu niên không phải chỉ t́m hiểu mà thôi mà c̣n thực sự muốn can dự vào những liên hệ có tính khám phá đối với người khác phái nữa. Đây là lúc nhà trường và gia đ́nh phải phối hợp với nhau để giúp người trẻ hiểu toàn vẹn tính trong các liên hệ thực sự nhân bản. Đặc biệt điều cần phải chỉ vẽ là giới tính là một quà phúc được ban cho ta không phải như một phương tiện thăm ḍ nhưng đúng hơn như một cách để đóng ấn cho một cam kết.

Ở điểm này xin lưu ư một điều. Đó là người ta thường cảm thấy rằng dạy về liên hệ nhân bản chỉ liên hệ đến tính dục mà thôi và thời gian thích hợp để dạy điều ấy là tuổi thiếu niên. Như đă nói trên này, điều ấy không đúng. Đứa trẻ đă ngụp lặn hàng chục năm trong yêu thương bản vị mà không cần đến biểu thức dục quan. Trong những năm này, người trẻ học biết nh́n nhận và được nh́n nhận, cho và nhận, đánh giá và được đánh giá và biểu lộ t́nh âu yếm bằng thể lư, xúc cảm và lời nói. Những đặc điểm của yêu thương trước tuổi dậy th́ này cần được tan ḥa vào sự biểu lộ dục quan trong tính dục. Đó quả là thách đố lớn lao nhất của t́nh yêu. Một cách đặc biệt, yêu đương cần sự tan hoà vào nhau giữa dục quan và cảm quan, và trong giai đoạn phát triển này, mục vụ rất chủ yếu để việc ấy hoàn thành. Đức trong sạch liên quan đến việc phát biểu đúng đắn sự tan ḥa này. Nếu tính dục được sử dụng một cách riêng rẽ, nó sẽ hết c̣n là nhân bản đầy đủ, c̣n nếu bỏ qua chiều kích tính dục, cuộc hội ngộ yêu thương sẽ bị lệch lạc méo mó.

 

THỜI GIAN HẸN H̉

Theo truyền thống, thời gian thôi học thường đuợc mục vụ quan tâm trong đó người trẻ được cảnh cáo phải sống trong sạch, trên thực tế có nghĩa là phải tránh giao hợp tính dục. V́ giao hợp tính dục có nguy cơ dẫn đến việc thai nghén, nên đă có cái ngăn đe sẵn ở bên trong rồi, lại thêm lời khuyên thiêng liêng nữa. Phần lớn cái ngăn đe là do sợ sệt, phần nhỏ là do niềm xác tín rằng giao hợp thuộc về hôn nhân. Lư do không cần tránh giao hợp trước hôn nhân là cảm nghiệm của những người đang yêu nhau cho rằng họ muốn giao hợp để hoàn tất những ǵ họ cảm nhận nơi nhau.

Với việc phổ biến rộng răi các phương tiện kiểm soát sinh đẻ, nỗi sợ mang bầu đă giảm nhiều và lư do tiêu cực tránh tính dục phần lớn đă được cởi bỏ. Trong các giới chính thống, người ta đổ tội cho việc ra đời của kiểm soát sinh đẻ. Theo chúng tôi nghĩ, điều thích đáng hơn nên hiểu rằng những căn bản khiến phải giới hạn việc giao hợp bên trong hôn nhân chưa được đưa ra cách đúng đắn. Lư do chỉ nên giao hợp trong hôn nhân không phải v́ điều bất chính (illicit) nay đă thành chính đáng nhưng đúng hơn v́ hôn nhân mới có đủ những điều kiện mang lại công b́nh cho việc giao hợp tính dục.

Nếu quan niệm giao hợp tính dục như một hoạt động cực kỳ tích cực và khẳng nhận, góp phần vào việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng; góp phần duy tŕ các đặc tính liên tục, đáng tin cậy và có thể dự đoán được; và góp phần vào các đặc điểm cá nhân khác như đă đề cập ở Chương Tám, th́ cần phải có mối liên hệ mà ta gọi là hôn nhân để đem lại cho nó đầy đủ cơ hội. Giao hợp tính dục tỏ ra nghèo nàn trước hôn nhân v́ trọn bộ tiềm năng của nó không có cơ hội được phát biểu ra.

Độc giả có thể cho rằng tuy giải thích có khác nhau, nhưng tựu chung th́ người ta mong người trẻ phải tiết dục trước khi kết hôn, nhưng điều đó là điều không thể làm được và sở dĩ không làm được là v́ cả hai phái đều bị thúc ép cao về tính dục, nhất là người đàn ông cần được giải tỏa.

Không ai chối căi sức mạnh của sự thúc ép tính dục này nó khiến người ta bỗng nhiên xuất tinh và thủ dâm. Sự thúc ép có đó và đó là cách nhu cầu thể xác có thể được giải tỏa. Nhưng như đă nói, cái thách đố chính của con người là phối hợp dục quan với t́nh yêu, nên việc giải tỏa thúc ép tính dục mà thôi tuy có thể cần thiết nhưng không diễn tả đầy đủ tính toàn vẹn của con người. Cho nên chắc chắn cần đến hy sinh và cố gắng. Chúng tôi cho rằng người ta sẽ làm được cả hai khi họ thấy rơ lư do của chúng.

An b́nh

Lư do để giới hạn giao hợp tính dục trong mối liên hệ của một cam kết độc chiếm và vĩnh viễn là v́ chỉ trong đó nó mới t́m được lối diễn đạt chân thực cái tiềm năng to lớn của nó mà thôi. Cần có hy sinh để khai thác hết cái ư nghĩa phong phú của nó và điều này dễ hiểu hơn nhiều lắm. Quan điểm truyền thống cho rằng cái bất chính và sai lạc đả trở thành chính dáng và đúng đắn bên trong hôn nhân. Điều ấy đă không và hiện không tương hợp với kinh nghiệm nhân bản, và do đó không nêu lên được sự khích lệ thích đáng khiến người ta cố gắng và hy sinh. Tính dục được diễn tả như một cái ǵ phong phú và bổ ích (rewarding), và thực sự như vậy, và như đă giải thích, việc tạm hoăn nó có lư do đúng đắn và phong phú, tức là để đem công b́nh lại cho tiềm năng lớn lao của nó.

Tính dục để phục vụ mối liên hệ, điểm chủ yếu đối với lối giải thích này, quả có nghĩa nhân bản. Nó không làm cho việc tiết dục dễ dàng ǵ hơn, v́ nó đ̣i hỏi không kém cố gắng và hy sinh, nhưng nó đụng tới cái phần bản vị con người là phần có thể đáp ứng bằng câu trả lời khẳng định.

Mỗi một và mọi hành vi tính dục đều được tiếp cận như cuộc gặp gỡ bản thân trong đó thân xác, tâm tư và cảm quan kết hợp nên một với nhau. Đấy là cảm nghiệm căn bản.

C̣n những lời giải thích truyền thống khác th́ sao, như làm t́nh là để có con mà con cái th́ thuộc về hôn nhân? Có nhiều điều đúng trong quan điểm trên nhưng chân lư này không c̣n sắc bén lắm với việc xuất hiện những phương pháp điều ḥa sinh đẻ kể cả những phương pháp được Giáo hội Công giáo chấp nhận lẫn những phương pháp không được chấp nhận. Nhưng chính đó là một trong những lư do để lên án việc kiểm soát sinh đẻ, nghĩa là nó cắt đứt sợi dây liên kết giữa việc truyền sinh và việc giao hợp và do đó trệch ra ngoài sự viên măn của hành vi. Điều này chỉ thuyết phục được người ta cho đến khi họ hiểu ra rằng đó không phải là cách các cặp vợ chồng cảm nghiệm việc giao hợp. Mỗi một và mọi hành vi tính dục đều được tiếp cận như cuộc gặp gỡ bản thân trong đó thân xác, tâm tư và cảm quan kết hợp nên một với nhau. Đấy là cảm nghiệm căn bản. Sự kiện một tinh trùng và một trứng có thể kết hợp với nhau không phải là phần trực tiếp của cảm nghiệm này. Nó là hậu quả sinh học diễn biến độc lập với cảm nghiệm hiện sinh của hai vợ chồng. Đó chính là lư do tại sao cái được gọi là tội ác của ngừa thai lại khó nắm được đến thế. V́ đối với đa số người ta, giao hợp với ư định không sinh con được nh́n như một bổ túc đối với cảm nghiệm hiển nhiên kia; nó là thực tại yêu thương được dẫn tới kết luận sau cùng.

Tuy nhiên, khi tính dục được quan niệm như để phục vụ cho mối liên hệ, th́ có hay không có kiểm soát sinh đẻ, điều ấy chẳng liên quan chi. Sử dụng tính dục trước cái biểu thức phong phú và thích đáng của nó là vi phạm đến chính cuộc gặp gỡ nhân bản và luận chứng này có ư nghĩa vô chừng. Giữ ḿnh không giao hợp không c̣n phải là để tránh có thai, vốn không phải là phần nội tại của cảm nghiệm nơi hai vợ chồng, nhưng là cách để mua được ư nghĩa viên măn của tính dục trong mối liên hệ bản thân.

Cho nên mục vụ trong thời kỳ này là để phát triển ư nghĩa của mối liên hệ. Từ cả hai quan điểm tự nhiên và Kitô giáo, mục vụ cần nhấn mạnh đến mối liên hệ, đến giao ước, đến ḷng trung thành, đến cam kết. Nói cách khác, không được sử dụng và khai thác con người như những viên đá lót đường cho tiến bộ của tăng trưởng. Khi tính dục mất ư nghĩa là một phục vụ cho mối liên hệ, nó sẽ trở thành khí cụ khai thác trong đó con người bị hy sinh trên bàn thờ của sự thoả măn tính dục mà thôi, một thứ thỏa măn làm nghèo nàn và thực sự làm méo mó chính ư nghĩa của nó.

Thời gian hẹn ḥ là thời gian để khám phá ra các đặc điểm của người kia. Các đặc điểm này thuộc lănh vực xă hội, xúc cảm, tri thức, thể lư và tinh thần. Liệu ta có b́nh an trước mặt người bạn của ta hay không? Ta có thấy thái độ của họ đối với cuộc đời tương tự như thái độ của riêng ta hay không? Ta có cảm thấy được thấu hiểu hay không? Liệu ta có nghĩa lư với nhau trên phương diện xúc cảm hay không? Có đầy đủ thông đạt chưa? Có biểu lộ t́nh âu yếm đủ không? Có trách nhiệm chung về các quyết định không? Thất bại có được chia sẻ hay trách nhiệm có bị tránh né không? Những vấn đề trên và những vấn đề tương tự rất quan trọng để khám phá xem liệu cái tương ước giữa hai người có trở thành vĩnh viễn được không. Mục vụ nên nâng đỡ những cuộc hành tŕnh khám phá này giữa các người trẻ với nhau và phải bảo đảm không dùng những đường ngang lối tắt.

 

ĐÍNH HÔN

Khi hai người thấy các câu trả lời cho câu hỏi trên có tính cách tích cực, họ sẽ nhích lại gần nhau hơn và sẵn sàng chuẩn bị cho cam kết cuối cùng của hôn nhân. Có thể họ không đọc hết bảng liệt kê trên để xét từng câu hỏi một, nhưng họ thấy một cảm thức ḥa nhập hướng tới nhau, một cảm thức cho họ trực giác thấy rằng họ muốn sống bên nhau măi măi.

Càng ngày các cặp đă đính hôn hoặc đă cam kết với nhau càng có cơ hội được tham dự những khóa học trong đó họ được huấn luyện thực tiễn về xúc cảm và tính dục.

Trong quá khứ, người ta thường nghĩ rằng một khóa học như thế đă đủ giúp các cặp vợ chồng sống suốt cuộc sống hôn nhân của họ. Rơ ràng không phải như vậy. V́ các khóa học này chỉ tiên liệu các biến cố và việc nắm được các biến cố này thường chỉ có tính cách tri thức. Các sự kiện chỉ được nắm trong đầu. Có một số sự kiện như mua nhà, sắp đặt nhà, học cách điều ḥa sinh đẻ rất hữu ích có thể học trước, c̣n việc sống ngày này qua ngày nọ với những sắc thái tinh tế của nó th́ chỉ có thể học được bằng thực hành sau này mà thôi.

Ngày nay, các tổ chức Công giáo khắp nơi trên thế giới có những khóa học khác nhau cho các cặp đă đính hôn, và các chi tiết th́ khác nhau từ khóa này đến khóa khác. Các khóa này rất hữu ích miễn là phải quan niệm chúng trong bối cảnh các chương tŕnh liên tục nhằm nâng đỡ trước và sau hôn nhân.

 

LỄ CƯỚI

Lễ cưới vẫn c̣n là dịp long trọng trong đó hai người trao cho nhau lời cam kết bản thân của ḿnh và chủ yếu nhường cho người kia quyền trên thân xác ḿnh suốt cả cuộc đời. Ngôn từ của lễ nghi có khác nhau và sự trao đổi quyền lợi được phát biểu dựa trên các mục đích của hôn nhân tức con cái, yêu thương và trung thành với nhau và phép bí tích. Thực vậy, hai vợ chồng ban bí tích cho nhau, c̣n sự hiện diện của linh mục, của nhân chứng và cộng đoàn là yếu tố công cộng của nghi lễ theo nghĩa cuộc hôn nhân có cả chiều kích công và tư.

Theo truyền thống, Giáo hội quan tâm đến việc lễ cưới phải là việc của hai con người tự do kết hôn với nhau, có ư ngay lành và nghi lễ được diễn ra đúng cách. Cho đến những năm gần đây, những đ̣i hỏi theo giáo luật này đă được coi như rất quan trọng và bài giảng được nổi bật với những 'điều tốt' hoặc 'cùng đích' của hôn nhân.

"T́nh yêu và ḷng chung thủy mà những người chồng và những người vợ Kitô hữu có cho nhau không phải chỉ là dấu hiệu và biểu tượng của t́nh yêu Thiên Chúa - nhưng họ là dấu chỉ hữu hiệu, là biểu tượng đă hoàn tất và là sự hiển linh thực sự của t́nh yêu Thiên Chúa như đă tỏ hiện trong Chúa Giêsu Kitô"

Nhưng thực ra, lễ cưới chỉ là việc khởi đầu của một liên hệ trải dài (unfolding relationship) có thể kéo dài trong 50 năm hoặc hơn thế nữa, và yếu tính của hôn nhân hệ ở cái giao ước ấy giữa hai vợ chồng với nhau. Do đó bài giảng nên nhấn mạnh đến cả chiều dài lẫn chiều sâu của cuộc hội ngộ này căn cứ trên việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng bên trong cái khung vĩnh viễn đáng tin cậy. Cần phải đặt những biến cố nhân bản này vào bối cảnh liên hệ giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài trong Cựu Ước và giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài trong Tân Ước. Nói cách khác, ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào khác, các yếu tố nhân bản của hôn nhân phải được biến đổi thành biểu tượng Thiên Chúa-con người, Chúa Kitô-Giáo Hội. Nhưng cuộc hội ngộ giữa vợ chồng có nghĩa hơn một dấu hiệu, một biểu tượng; như lời một thần học gia, "t́nh yêu và ḷng chung thủy mà những người chồng và những người vợ Kitô hữu có cho nhau không phải chỉ là dấu hiệu và biểu tượng của t́nh yêu Thiên Chúa - nhưng họ là dấu chỉ hữu hiệu, là biểu tượng đă hoàn tất và là sự hiển linh thực sự của t́nh yêu Thiên Chúa như đă tỏ hiện trong Chúa Giêsu Kitô" (1).

Nhưng chỉ diễn tả mục vụ bằng những ngôn từ trên đây mà thôi chưa đủ, linh mục c̣n cần phải nêu rơ những phương thế nâng đỡ khác nhau dành cho cặp vợ chồng.

 

MỤC VỤ SAU KHI ĐĂ LẤY NHAU

Điều càng ngày càng rơ ràng là sau khi cưới nhau, công tác mục vụ vẫn c̣n cần, và thực sự c̣n cần cho đến hết đời sống hôn nhân. Mọi linh mục và mọi cặp vợ chồng đều nên làm quen, ít nhất cũng trong những nét đại cương, với chu kỳ hôn nhân đă được sách này phác thảo để họ có thể thấy ra ư nghĩa các biến cố được vợ chồng cùng nhau vượt qua.

An b́nh

 

SỰ NÂNG ĐỠ CỦA GIÁO XỨ

Có lần có người hỏi tôi rằng tôi sẽ tặng ǵ cho các cặp vợ chồng mới cưới làm quà cưới. Tôi trả lời rằng tôi sẽ cho họ số điện thoại của tôi và yêu cầu họ điện thoại cho tôi xem tôi có thể giúp ǵ cho cuộc hôn nhân của họ hay không. Điều tôi muốn nói ở đây là cái cộng đoàn cận thân cần phải sẵn sàng để giúp đỡ những cặp vợ chồng mới cưới. Trong xă hội ta, sự cô lập về xă hội là một hiện tượng đáng lưu ư. Các cặp vợ chồng mới cưới có thể chạy tới với bạn bè thân thuộc, nhưng cũng có thể không và không biết phải chạy tới ai. Trên thực tế, họ có thể chấp nhận phải nói chuyện với một người tương đối xa lạ, miễn là có được sự tin cậy và sợi dây liên kết của những Kitô hữu đồng đạo. Như thể em bé lúc rửa tội cần cha mẹ đỡ đầu, th́ vợ chồng mới cưới cũng thế, họ cũng cần có cặp vợ chồng khác sẵn ḷng giúp đỡ họ khi họ cần. Cặp vợ chồng này không nhất thiết phải được huấn luyện hay chuyên môn trong lănh vục hôn nhân. Họ chỉ cần biết quan tâm và sẵn sàng lắng nghe khi một trong hai vợ chồng cần nói chuyện với họ, cả chuyện tầm phào lẫn chuyện quan trọng. Quá nhiều đau khổ trong hôn nhân và ngay cả tan vỡ nữa đă xẩy ra v́ gặp những khó khăn trong mối liên hệ mà không sao nói ra cho hả dạ để điều hướng lại cho ổn thỏa được.

Sự sẵn sàng giúp đỡ của những cặp vợ chồng đă cưới nhau lâu dành cho cặp vợ chồng mới cưới là một phương cách mà công tác mục vụ có thể sử dụng để cung ứng cho vợ chồng mới cưới. Không cần phải nói, sự giúp đỡ này phải kín đáo, giữ bí mật và yêu thương săn sóc. Tất cả những điều này đều sẵn có trong giáo xứ, chỉ cần thể hiện những tiềm năng sẵn có đó mà thôi.

Như đă đề cập, sự sẵn sàng giúp đỡ của cặp vợ chồng này dành cho cặp vợ chồng kia không cần phải có huấn luyện chuyên môn. Vai tṛ của các huấn đạo viên chuyên môn về hôn nhân lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Họ cung cấp những ư kiến chuyên môn khi mối liên hệ đụng phải những trở ngại đáng kể. Các cặp vợ chồng bảo trợ nêu trên có mặt sẵn đó để giúp bất cứ điều ǵ họ có thể giúp được, một giúp đỡ phát sinh từ mối quan tâm và kinh nghiệm riêng của họ.

 

CÁC NHÓM

Việc hội họp giữa các cặp vợ chồng theo từng nhóm là một bước xa hơn trong chiều hướng giúp đỡ lẫn nhau. Nhóm không phải là sự chọn lựa đầu tiên của mọi người nhưng chúng có thể đem lại những trợ giúp rất lớn. Các cặp vợ chồng nên thành lập các nhóm đại diện cho những người sống đời đôi bạn mà chính họ đă lựa chọn, những nhóm này sẽ trở thành những phương thế để gom góp, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cũng như đào sâu đức tin theo ư nghĩa của hôn nhân. Phần lớn con người ta, những người đă lấy nhau cũng vậy, vẫn tin rằng kinh nghiệm của họ rất độc đáo. Khi gặp khó khăn, rất khó cho họ thấy rằng người khác cũng có những kinh nghiệm tương tự và đă vượt qua được chúng. Nhóm có thể giúp phá đổ các rào ngăn cách và đem lại sự nâng đỡ lẫn nhau. Sự nâng đỡ này có thể có về phương diện thực tế, xă hội, xúc cảm, thể lư, tâm linh. Các cặp có thể giúp đỡ nhau việc ngồi trông con, lúc đau yếu hay bất cứ khi nào có nhu cầu.

Phần lớn con người ta, những người đă lấy nhau cũng vậy, vẫn tin rằng kinh nghiệm của họ rất độc đáo. Khi gặp khó khăn, rất khó cho họ thấy rằng người khác cũng có những kinh nghiệm tương tự và đă vượt qua được chúng.

Khi các con ra đời, các cha mẹ có thể chia sẻ các nhu cầu cũng như các lo âu xao xuyến của ḿnh trong việc nuôi dưỡng chúng, làm dễ dàng sự tăng trưởng về nhân cách của chúng và cảm thấy an tâm đă hoàn thành tốt các nhiệm vụ làm cha làm mẹ của ḿnh. Một cách đặc biệt, các cha mẹ có thể giúp nhau trong việc dạy dỗ các con trong các vấn đề đức tin và tính dục. Cả hai vấn đề này đều có những khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau sẽ giúp rất nhiều.

Trên hết, nhóm là một thực tại để nâng đỡ nhau. Vợ chồng nào cũng gặp khó khăn thách thức, cho nên thái độ cởi mở chân thực sẽ củng cố được động lực kích thích ta kiên tŕ với t́nh yêu giữa muôn trùng đau khổ thử thách. Tổ chức những nhóm chính thức là điều khó thực hiện. Nhưng có những hoàn cảnh chỉ cần đến những nhóm không chính thức. Một trong những hoàn cảnh đó là lúc buổi chiều khi các bà mẹ, hoặc đôi khi các ông bố, đến đón con đi học về. Đây là cơ hội có thể tổ chức để đáp ứng nhu cầu của các người có gia đ́nh. Các thánh lễ tại gia đang trở thành những biến cố thông thường trong sinh hoạt giáo xứ. Đó là dịp tốt để các người có gia đ́nh họp lại với nhau và bài giảng có thể nói về những vấn đề trong tương quan vợ chồng.

An b́nh

 

ĐỨA CON ĐẦU

Việc ra đời của đứa con đầu rất quan trọng đối với gia đ́nh. Trong quá khứ, đóng góp chính của Giáo hội là rửa tội cho nó. Ngày nay, ta hiểu ra việc chào đời của đứa con đầu đă gây nên những biến động như thế nào cho cuộc hôn nhân. Đặc biệt người mẹ, là người thường phải nghỉ việc, có thể cảm thấy rất cô lập v́ hoàn cảnh mới, và do đó rất cần được nâng đỡ. Bà có thể bị trầm cảm trong một thời gian và cần người khác giúp đỡ. Những khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh như thế th́ nhiều vô tận.

 

CHU KỲ HÔN NHÂN

Mặc dù mấy năm đầu tiên rất quan trọng trong cuộc sống hôn nhân và có liên quan mật thiết với kết cục của nó, liên hệ hôn nhân tồn tại qua nhiều giai đoạn của chu kỳ hôn nhân. Những giai đoạn khác nhau này, từng đă được dẫn giải trong sách, đ̣i hỏi những kiểu nhóm, hội họp và trao đổi khác nhau. Các cha mẹ có thể tham dự các hiệp hội phụ huynh và thầy cô và do đó thành lập những liên hệ trợ giúp nhau từ góc cạnh đó.

 

VAI TR̉ CỦA LINH MỤC

Công tác chăm lo mục vụ đối với những người lập gia đ́nh không phải là trách nhiệm của linh mục mà thôi. Ngài có đó để hành xử như người trung gian đưa các cặp vợ chồng lại với nhau và để họ diễn tiến bằng năng lực riêng của họ. Ngài đưa lại liên tục tính, là điều rất cần thiết, và sinh động hóa cộng đoàn về phương diện tâm linh. Ngài có thể tổ chức thánh lễ và những biến cố phụng vụ khác để luôn luôn nhắc cho giáo dân của ngài nhớ rằng kinh nghiệm hàng ngày của họ về đời sống hôn nhân chính là những gặp gỡ của họ với Thiên Chúa. Đó là trách vụ đặc biệt của ngài và để làm việc đó, ngài cần được chuẩn bị để tương đối hiểu chu kỳ của cuộc sống hôn nhân và được trang bị bằng một kiến thức Thánh Kinh đủ để thoả măn nhu cầu của cả hai. Một phụng vụ liên tục cho đời đôi bạn sẽ được đề cập trong chương kế tiếp.

 

TÓM LƯỢC

Chăm sóc mục vụ cho hôn nhân là một diễn tŕnh bao gồm việc chuẩn bị con người qua cả một thời kỳ trước khi kết hôn và đặc biệt là sau khi kết hôn. Mục tiêu là giúp những người lập gia đ́nh thấy được rằng cuộc sống hàng ngày của họ chính là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ được hiện thực hóa trong sự trao đổi từng phút giữa họ với nhau và giữa họ và con cái.

 

Vinc. Vũ Văn An

 


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

1. Kasper, W., Theology of Christian Marriage, P. 35 Burns and Oates, 1980.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.