ĐỌC VỀ KITÔ HỌC

1 2 3 4

Christ

 

 

Các giao lưu thần học giữa các giáo hội Kitô giáo, trong nhiều năm gần đây, đă xẩy ra thường xuyên hơn. Dưới thời đức Gioan Phaolô II, nhiều cuộc hội luận giữa các thần học gia các hệ phái Kitô giáo và cả những cuộc đối thoại liên phái chính thức nhằm đạt đến những hiểu biết nền tảng giống nhau về tín lư đă gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, đến độ có người lạc quan đă cho rằng về tín lư các giáo hội Kitô giáo có rất ít dị biệt. Trong chiều hướng học hỏi, chúng tôi đă t́m đọc một số bài liên quan đến Kitô học do một số thần học gia tin lành Đức Quốc soạn thảo vào đầu thế kỷ 20.

Các khảo luận này được công bố trong bộ sách có tầm cỡ bách khoa tựa là Die Religion in Geschichte und Gegenwart, một công tŕnh tra cứu nhiều tập về Tôn Giáo và Thần Học, xuất hiện lần đầu các năm 1909-1913 thời Đế Quốc Đức; lần hai các năm 1927-1932 thời Cộng Ḥa Weimar; và lần ba các năm 1956-1962 thời Công Ḥa Liên Bang Đức. Chúng được Jaroslav Pelikan, giáo sư Đại Học Yale, chọn và giới thiệu với độc giả tiếng Anh dưới tựa đề Twentieth Century Theology in the Making, 3 tập, xuất bản lần đầu năm 1970 do nhà Fontana Books, London, và Harper & Row, New York.

Jaroslav Pelikan (17/12/1923-13/5/2006) là giáo sư sử học tại Đại Học Yale, tác giả của nhiều tác phẩm sử học về Kitô giáo rất nổi tiếng. Cha mẹ ông vốn theo giáo phái Luthêrô. Riêng ông, lúc xế chiều đă gia nhập Giáo Hội Chính Thống. Nhưng hai tác phẩm Jesus Through The Centuries (1985) và Mary Through The Centuries (1996) đă được mọi giáo hội Kitô giáo chào đón niềm nở.

Bài đầu tiên được tŕnh bầy dưới đây là của Martin Dibelius (14/09/1883-11/11/1947) người đă cùng Rudolf Bultmann khai sinh ra phương pháp Phê B́nh H́nh Thức (Form Criticism), được chính ông áp dụng để nghiên cứu Tân Ước, với tác phẩm để đời “Form Criticism of The Gospels” xuất bản năm 1919. Ông là giáo sư Tân Uớc tại Đại Học Heidelberg trong 32 năm. Bài thứ hai là của Hermann Bauke (1886-1928) vốn là huấn đạo, sau thành giáo sư và mục sư tại Halle. Bài ba là của Georg Wehrung (1880, không rơ chết năm nào), giáo sư thần học hệ thống tại Strasbourg, Munster, Halle và Tubingen.

Chúng tôi cho phổ biến các tài liệu này trong tinh thần học hỏi. Rất mong nhận được các chỉ giáo cao minh.

 

I. LỊCH SỬ KITÔ HỌC THỜI GIÁO HỘI SƠ KHAI:

 

Nếu hiểu Kitô Học như một học lư đă được khai triển đầy đủ về con người và việc làm của Chúa Giê-su Kitô trong khuôn khổ một cái nh́n thần học và triết lư về thế giới, th́ Kitô Học ấy chỉ đă được xây dựng dần dần trong diễn tŕnh phát triển của Kitô giáo buổi sơ khai. Nhưng nếu hiểu Kitô Học như những phát biểu nào đó về ư nghĩa của Chúa Kitô cũng như ư nghĩa các biến cố trong đời sống của Người, th́ đức tin Kitô giáo, ngay cả đức tin của chính Kitô giáo thời sơ khai kia, không thể nào có được mà không có một Kitô Học. Thực thế, theo nghĩa thứ nhất, Kitô Học luôn luôn tùy thuộc vào một suy tư triết lư của một thời đại nhất định nào đó; nhưng ngay trong nghĩa thứ hai, nó cũng đ̣i người ta phải vay mượn một số ư niệm và một số tước hiệu nào đó, cũng như phải giả thiết một vài quan điểm liên quan đến mối tương quan giữa Thiên Chúa và thế giới, giữa thời gian và cánh chung thế trần.

Với một quan điểm như thế, câu hỏi chính liên quan đến Kitô Học buổi đầu Kitô giáo mà các nghiên cứu ngày nay cố gắng giải đáp chính là câu hỏi này: sự nhận thức về Chúa Giê-su lịch sử đă diễn biến nhanh chóng thành đức tin vào Con Thiên Chúa trên trời như thế nào? Ta biết rằng thế giới trong đó Kitô giáo xuất hiện vốn rất quen thuộc với những khuôn mặt cứu thế với các phẩm tính thần linh. Người Do thái chẳng hạn vẫn hằng mong chờ Đấng Thiên Sai hay Con Người; các dân ngoại trong thế giới Hy Lạp vốn tin có những thần linh được gửi từ trời xuống để mạc khải, c̣n các tôn giáo Đông Phương (Lưỡng Hà, Ba Tư) vốn có ḷng tin vào những vị thiên sứ. Cho nên Kitô Học, một cách phát biểu sự gắn bó nội tâm đối với Chúa Giê-su và Phúc Âm của Người, chắc chắn đă phát xuất từ sự liên kết tức khắc khuôn mặt Chúa Giê-su vào các ư niệm ấy, hay từ việc hội nhập vào các ư niệm ấy từ từ qua gịng thời gian. Các học giả phần lớn đều nhất trí ở điểm đó. Tranh luận hay chăng chỉ là vấn đề t́m xem con người của Chúa Giê-su và các biến cố trong cuộc đời của Người đă đóng góp phần đáng kể ra sao vào cái Kitô Học kia. Tranh luận cũng c̣n trong việc t́m xem các ư niệm trên, tức các ư niệm mà các Kitô hữu vốn đă thừa tự được hoặc các ư niệm họ vay muợn được do ảnh hưởng các kinh nghiệm mới, phần nào thuộc nguồn Do Thái phần nào thuộc nguồn Hy Lạp. Sau cùng, là vấn đề thời điểm nào các ư niệm khác nhau kia đă được Kitô giáo tiếp nhận.

 

1. Giáo Hội Sơ Khai:

 

a. CÁC TƯỚC HIỆU VÀ CÁC Ư NIỆM.

Trước nhất là tước hiệu Con Người. Nếu nguyên khởi tước hiệu này, vốn được chính Chúa Giê-su long trọng áp dụng vào chính ḿnh, có ư chỉ về một con người từ trời ngự xuống trên các đám mây, th́ việc xưng Chúa Kitô bằng tước hiệu ấy hàm nghĩa ḷng mong chờ việc Người “đến” trong vinh quang từ trời (parousia). Nhưng điều ấy giả thiết Người đă ở trên trời rồi (Lc 22:69; Cv 7:56), ngự bên tay phải Thiên Chúa và do đó, việc Người chết đâu có nghĩa là thất bại nữa, mà phải được tiếp nối bằng sự sống lại và tôn lên để ở cùng Thiên Chúa. Như thế việc áp dụng tước hiệu Con Người vào Chúa Giê-su đă đưa lại một giải thích chân thực cho cuộc khổ nạn của Người: Con Người phải bị ‘trao nộp’ vào tay thế gian (Mc 9:31; 10:33; 14:41; Lc 24:7; 1 Cor 11:23). Sự cần thiết ấy đă được phát biểu qua kiểu nói cuộc khổ nạn của Con Người ‘đă được chép’ (Mc 9:12), và kiểu nói đó đă được sử dụng làm chứng cớ Kitô Học dựa trên Cựu Ước. V́ thuật ngữ Con Người đă có một chỗ nhất định trong gịng văn khải huyền của Do Thái, nên việc sử dụng nó trong Kitô giáo cho người ta thấy khả thể có những liên kết với những nhóm vốn tư duy bằng các thuật ngữ cánh chung (tận cùng thế gian, tiền hiện hữu của Con Người). H́nh ảnh về Con Người từ lâu vốn có liên hệ với h́nh ảnh về Đấng Sức Dầu (Messiah) trong Do Thái giáo (Enoch 37:71).

Ư niệm sau sau đó đă thay đổi, và hiệu quả đầy đủ của việc thay đổi này đă được nh́n thấy rất rơ trong Kitô giáo sơ khai. Thực vậy, Đấng Sức Dầu không c̣n là người thuộc chi họ Đavít với sứ mệnh lên ngôi để thiết lập một vương quốc trường cửu và đầy phúc nữa, nếu Người là đấng sẽ đến như Con Người từ các tầng mây trời; và một miêu tả như trong sứ điệp thiên thần của Lc 1.32 cho ta cái cảm tưởng quá sớm và xem ra không phù hợp với thân phận lịch sử của Chúa Giê-su. Mc 12:35-37 c̣n có thể coi như một phản kháng chống lại h́nh ảnh truyền thống về Đấng Sức Dầu: không nên quá nhấn mạnh đến ḍng giơi Đavít. Dưới ảnh hưởng cuộc đời lịch sử của Chúa Giê-su, các Kitô hữu tiên khởi đă đạt đến chỗ coi cuộc khổ nạn của Đấng Sức Dầu như là con đường dẫn đến vinh quang của Người (Lc 24:26; CV 3:18...) và quan niệm được rằng điều làm Người trở thành Đấng Sức Dầu chính là việc Người bước vào vinh quang và việc Người sẽ trở lại. Có lẽ có một số trong họ cho rằng Người chỉ trở thành Đấng Sức Dầu khi sống lại {Cv 2:36; 3:13; ở đây, bề ngoài xem ra có yếu tố của một Kitô Học theo hướng ‘thừa nhận’(adoptionist)}. Cái ư niệm về một Đấng Sức Dầu chịu khổ nạn dù có thể có trong Do Thái giáo cũng không thấy có chỗ đứng nào trong Kitô Học trên. Không một tài liệu Kitô giáo nào nhắc đến việc ấy.

Dù được nhắc đến rất ít, nhưng tước hiệu tôi tớ Thiên Chúa phải được coi như một tước hiệu của Chúa Giê-su từ rất lâu. Nó đă được dùng như một công thức nhất định trong các tŕnh thuật sớm nhất (Cv 4:30; Didache 9:10; I Clement 59), và dường như các Kitô hữu quen dùng công thức này trong việc chữa bệnh. Theo Công vụ 3:13 và Mát-thiêu 12:18, và luận đoán từ Hy ngữ là tiếng đă được sử dụng (pais chứ không phải lougos), tước hiệu này có ư chỉ về một dung mạo rất quen thuộc của người tôi tớ đau khổ của Gia-vê trong Isaia 42, và không phải tước hiệu chung chung theo kiểu đă dùng chỉ Đavít trong Lc 1:69. Do đó, nó không nhấn mạnh trước hết đến sự tùng phục, nhưng đến việc được Thiên Chúa chọn để chịu khổ nạn; phẩm giá thực sự của đấng được Thiên Chúa sai đến đă được phát biểu rất rơ trong tước hiệu này. Do đó, tước hiệu này, xét theo nguyên gốc, có thể đă chứa sẵn một giải thích cho mầu nhiệm thập giá cùng một cách như tước hiệu ‘Con Người’ vậy.

Niềm xác tín về vương quốc đang đến ấy đă nối kết việc Thiên Chúa can thiệp đem lại giải thoát trong quá khứ với việc hoàn tất ơn cứu độ trong tương lai; thời gian hiện tại do đó mang theo ḿnh đặc tính trung điểm (intermediate), và những ǵ trước đó họ cảm nghiệm trong cuộc đời của Chúa Giê-su đều được giải thích dưới ánh sáng của tương lai.

Sau đó người ta cảm thấy không thích tước hiệu ‘Tôi Tớ’ nữa v́ nó đem lại cho Chúa Giê-su một vị thế quá thấp, nên người ta đă hiểu tước hiệu này như là ‘Con Thiên Chúa’ (pais cũng có thể có nghĩa là ‘con trẻ’); hiển nhiên điều đó đă được thấy trong lời kinh của Polycarp trong sách Cuộc Tử Đạo của Polycarp 20:2 (ở đây từ ngữ monogenis, con một, đă bổ nghĩa cho pais). Nhưng có lẽ v́ khó có thể hiểu đồng nghĩa như thế, nên tước hiệu này mỗi ngày một ít được dùng đi và cuối cùng đă biến mất. Rất có thể tước hiệu Con Thiên Chúa khởi thủy mang theo ư niệm tuyển chọn. V́ Con Thiên Chúa vốn là một tước hiệu dành cho vua tại Phương Đông xưa, có liên hệ đến các thần thoại về nguồn gốc thần linh của vua chúa. Tuy nhiên khi đem áp dụng vào vua chúa Israel, như trong Tv 2:7, th́ căn bản thần thoại đă biến đi, nhường chỗ cho ư niệm thừa nhận (adoption); “Con là con ta, hôm nay ta đă sinh ra con”, nghĩa là “kể từ hôm nay, con sẽ là con ta”.

Thánh vịnh này có lẽ đă được giải thích theo ư nghĩa sức dầu trong Do Thái giáo, và sau đó được gán cho ư nghĩa Kitô Học trong Kitô giáo. Trong trường hợp như vậy, giây phút bắt đầu tư cách làm con (sonship) có lẽ là lúc sống lại: như vậy Kitô Học ở đây rơ ràng theo khuynh hướng thừa nhận (adoptionist), theo đó Chúa Giê-su, khi sống ở thế gian, chỉ là một con người, nhưng lúc sống lại đă trở nên Con Thiên Chúa. Sau này, lúc Người chịu phép rửa đă được coi như giây phút Người bắt đầu là Con Thiên Chúa; chứng cớ tốt nhất của việc này là tŕnh thuật cổ xưa nhất về việc Người chịu phép rửa. Đây là một truyền thống được bảo tồn bên ngoài các sách Phúc Âm ta hiện có và chỉ đến với chúng ta qua bản văn Phương tây của Lc 3:22; trong đó, tiếng từ trời nói với Chúa Giê-su chính là câu Tv 2:7 gồm cả chữ ‘hôm nay’ nữa. Nhưng ngay cả bản văn theo qui điển chính thức đi chăng nữa, tức câu ‘Con là con ta yêu dấu, đẹp ḷng ta mọi đàng’, th́ vẫn mang theo ư niệm tuyển chọn chứ không hẳn ư niệm sinh ra hoặc giống nhau về bản tính với Thiên Chúa. Cho nên tước hiệu ấy cũng có ư nghĩa ‘thừa nhận’ đặc biệt v́ công thức ‘con là con ta’ trong thuật ngữ pháp chế đông phương vốn dùng để nhận ai làm con nuôi (‘con sẽ là con ta’). Và dù sao, ‘Con Thiên Chúa’ trong các văn bản xưa nhất của Kitô giáo chỉ là một thuật ngữ thay thế thuật ngữ Đấng Sức Dầu mà thôi, và quan điểm này chẳng hề suy suyển ǵ dù trong Cựu Ước, ‘Con Thiên Chúa’ không được dùng để chỉ Đấng Sức Dầu, và như chúng tôi được biết, không dùng trong bất cứ văn chương Do Thái giáo nào.

Bên cạnh những tước hiệu trên, một vài hiện tượng trong sinh hoạt của Giáo Hội sơ khai có thể dùng làm nguồn gốc cho một Kitô Học sớm nhất: dùng tên Giêsu để chữa bệnh; chứng cớ không phải chỉ có trong các tŕnh thuật của Tông Đồ Công Vụ, mà c̣n trong các bản kinh như trong Cv 4:30 nữa : ‘và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh tôi tớ thánh của Ngài là Chúa Giê-su’. Cũng thế, các phép rửa đă được thực hiện nhân danh Chúa Giê-su và các bữa ăn thánh đă được cử hành trong niềm mong chờ Con Người sẽ đến. Tất cả các hiện tượng ấy đều là bằng chứng về một Kitô Học của thời ấy khi các môn đệ và các tín hữu của Chúa Giê-su không nghĩ về vị thầy của ḿnh như một người đă chết và đă đi khỏi, nhưng nhờ việc sống lại của Người mà biết được rằng Người đă được nâng lên ở với Thiên Chúa, và ư thức rơ rằng quyền lực của Người vẫn c̣n hiện diện cách đầy hiệu quả nơi họ như một bảo đảm rằng họ sẽ được tái hợp với Người trong tương lai. Niềm xác tín về vương quốc đang đến ấy đă nối kết việc Thiên Chúa can thiệp đem lại giải thoát trong quá khứ với việc hoàn tất ơn cứu độ trong tương lai; thời gian hiện tại do đó mang theo ḿnh đặc tính trung điểm (intermediate), và những ǵ trước đó họ cảm nghiệm trong cuộc đời của Chúa Giê-su đều được giải thích dưới ánh sáng của tương lai. Điều này giải thích tại sao ngay cả những người đă cùng ăn uống với Chúa Giê-su cũng nghĩ về Người dưới ánh sáng của thứ Kitô Học đơn giản này.

 

b. NGUỒN GỐC TỪ CUỘC SỐNG LỊCH SỬ CỦA ĐỨC GIÊSU:

Ta không c̣n tránh né được câu hỏi các môn đệ Chúa Giê-su đă nắm được các quan điểm Kitô Học nêu trên vào lúc nào. Muốn trả lời câu hỏi này, thiết tưởng ta cần trả lời câu hỏi khác: chính Chúa Giê-su đă chấp nhận đến mức nào tước hiệu Đấng Sức Dầu? Nếu ta quan niệm rằng các môn đệ Chúa Giê-su không thể làm ngơ câu hỏi liệu Người có phải là Đấng Sức Dầu hay không, và nếu ít nhất cuộc hành tŕnh lên Giêrusalem của Chúa Giê-su khiến người ta phải chú mục đến một chuyển dịch sức dầu, th́ điều ấy hẳn phải hàm ư chính Chúa Giê-su đă tự nhận ḿnh là Đấng Sức Dầu và do đó các môn đệ đều nh́n nhận Người như vậy. Hậu quả là các môn đệ hẳn đă nghĩ về con người của Người qua lăng kính chờ mong Đấng Sức Dầu ngay lúc Người c̣n tại thế; các hoài mong này mang h́nh thức ǵ th́ ta không rơ, nhưng chắc chắn không nhất thiết chỉ là một thứ quân chủ quốc gia. Ta có thể quả quyết hơn nếu ta biết Chúa Giê-su đă dự ứng ra sao cái kết quả không mấy thành công trong chuyến lên Giêrusalem của Người. Nếu đă dự đoán được điều ấy th́ hẳn Người đă liên kết hai ư niệm Sức Dầu và thống khổ lại với nhau như thuật ngữ giá chuộc muôn người trong Mc 10:45, một thuật ngữ hết sức đặc thù và có tính Kitô giáo về h́nh thức.

Căn bản bên trong gịng tư tưởng Do Thái của thuật ngữ trên có thể t́m thấy nơi Is 53 và 4, Mcb. 6:29 và 17:22. Tuy nhiên ta vẫn không rơ Người đă liên kết các ư niệm đó đến mức nào; việc liên kết này có thể đă không gây được ấn tượng quan trọng nào nơi các môn đệ, v́ các ông rất ngạc nhiên khi thấy Người chịu đau khổ và chịu chết. Chúng tôi nhắc đến những điều này chỉ để chứng tỏ rằng hạt giống phát sinh ra tư tưởng Kitô Học có thể đă có trong cuộc đời của Chúa Giê-su. Thêm vào đó, chúng tôi cũng xin nhắc đến mối liên hệ hết sức đặc biệt của các môn đệ đối với vị thầy của họ, một mối liên hệ rất khó so sánh với t́nh thầy tṛ theo nghĩa Tây phương. V́ mối liên hệ ấy nói lên sự tôn kính nể sợ của những môn đồ cảm thấy sững sờ trước sự cao cả của một vị thánh đang hiện diện giữa họ nhưng chính vị thánh ấy xét ngay trong thẩm cung bản nhiên lại vẫn là một người xa lạ đối với họ.

Nguồn gốc đích thực phát sinh ra mọi Kitô Học phải được t́m thấy trong các biến cố xẩy ra sau cái chết của Chúa Giê-su. Theo một truyền thống cổ xưa nhất (1 Cor 15:3...; Mc 14:28; Ga 21), niềm xác tín rằng Chúa Giê-su đă sống lại từ cơi chết không dựa vào hiện tượng căn mồ trống, điều mà thánh Phao-lô không bao giờ nhắc đến, mà là dựa vào các lần hiện ra của Thầy, đấng mà các môn đệ tin là đă chết. Từ những lần hiện ra ấy, các ông kết luận rằng Chúa Giê-su không nằm vùi trong sự chết, nhưng đă được đưa vào vinh quang của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là giáo huấn của Chúa Giê-su đúng, nước Thiên Chúa quả đang đến, và giai đoạn cuối cùng của thời gian với lời hứa kẻ chết sống lại đă bắt đầu đến cùng với việc sống lại của Chúa Giê-su. Do đó, việc sống lại của Người không phải là một biến cố không có chỗ đứng trong thế giới quan của các môn đệ, ngược lại, nó là hậu quả ‘đúng’ của những điều họ đă cảm nghiệm. Bên trên cái cảm nghiệm ấy, điều kỳ thú và đầy hứa hẹn là việc nh́n nhận rằng mặc dù bề ngoài xem ra như thất bại, Phúc Âm và vương quốc của Chúa Giê-su nay đă được Thiên Chúa xác nhận. Chỉ đến nay, các môn đệ mới cảm thấy tự tin là họ đă hiểu đầy đủ ư nghĩa những việc Chúa Giê-su đă làm, cũng như tầm quan trọng trong con người và định mệnh của Người. Như thế, đức tin vào sự sống lại chính là khởi đầu của mọi Kitô Học. V́ sự thay đổi có tính quyết định đầu tiên trong mối liên hệ của các môn đệ đối với Thầy của họ là ư niệm mạc khải về nước Thiên Chúa, lần đầu tiên tỏ lộ cho ho, nay đă trở thành điều chắc chắn, một sự chắc chắm tóm lược hết những ǵ đă xẩy đến với họ cũng như hết những ǵ họ vốn trông chờ, một giải thích cho quá khứ và một hy vọng cho tương lai.

 

2. Kitô giáo khuynh hướng HyLạp trước thời thánh Phao-lô

 

a.TÔN THỜ ĐỨC GIÊSU NHƯ ‘CHÚA’.

Sự thay đổi thứ hai trong mối liên hệ chính là việc chuyển hướng nhấn mạnh đến hiện tại hơn là tương lai; một Giáo Hội vốn mong chờ ơn cứu độ nay trở thành một Giáo Hội đă nắm được ơn cứu độ ấy; Con Người, Đấng được chờ mong sẽ đến trong các tầng mây trời, nay, dù niềm chờ mong kia vẫn c̣n đó, được coi đang hiện diện trong Giáo Hội, đang cai trị Giáo Hội, và đang được tôn thờ trong phụng vụ của Giáo Hội. Mối liên hệ này được diễn tả một cách đặc biệt qua một tước hiệu mới: tước hiệu Chúa, trong Hy ngữ là kyrios, một tước hiệu sau đó đă trở nên hết sức phổ quát trong các Giáo Hội nói tiếng Hy Lạp. Trong các tôn giáo của các xứ lân cận, tước hiệu này từ lâu vốn có nghĩa đặc biệt chỉ tước hiệu thần minh. Tại Ai Cập, từ ‘Chúa’ phần lớn dùng để chỉ vương quyền của thần minh đối với thế giới. Khi dịch Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp, các dịch giả người Ai Cập sử dụng tước hiệu kyrios thay thánh danh Yahweh, có thể họ đă nghĩ đến tập tục của người Do Thái thường đọc trại Yahweh thành adonai (Chúa) v́ lư do húy kính. Nhưng trong các đoạn văn này, họ lại không chuyển dịch từ adonai như họ vẫn thường làm ở những bản văn khác, nhưng đă thay nó bằng từ kyrios.

Điều ấy cho thấy cái âm của từ này hẳn phải có tầm quan trọng đối với họ v́ họ chủ ư nghĩ đến vương quyền thần linh đối với thế giới, như chính Philo đă xác nhận trong De Plantatione 86. Ngược lại, tại Syria, ‘Chúa’ trời là vị thần mà mọi người chúng ta đều là ‘nô bộc’; như thế tước hiệu này liên hệ mật thiết với ư niệm phục mệnh, tôn thờ mà các thần dân phải có đối với ‘Chúa’ của họ. Khi Giáo Hội Kitô thờ phượng ‘Chúa’ của ḿnh dĩ nhiên họ không nghĩ ngay đến vấn đề vương quyền đối với trần gian cho bằng đến nghĩa vụ thờ kính tôn giáo, nhưng sau đó khi đọc các đoạn văn Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp, trong đó ‘Chúa’ của họ được gán cho tước hiệu kyrios,  dần dần họ đă liên kết được ư nghĩa vũ trụ học với ư nghĩa thờ kính kia. Đàng khác, việc sử dụng tước hiệu ‘Chúa’ trong việc thờ kính hoàng đế xem ra có liên hệ đến tập quán của người Ai Cập. Dù sao, nếu không phải là nguyên nhân, th́ tập quán của người Ai Cập quen gọi vị vua đang cai trị ḿnh là ‘Chúa’ có nhiều điểm tương đồng với tập quán của Kitô giáo. Thực thế, trong cả hai trường hợp, một con người lịch sử đă được tôn vinh là Thiên Chúa qua việc sử dụng tước hiệu này. Chỉ sau khi ư thức được nét tương tự đó, Kitô giáo mới ráng làm rơ nghĩa việc sử dụng tước hiệu này.  

Người ta có thể hỏi liệu việc tôn thờ Chúa Giê-su như ‘Chúa’ có liên hệ ǵ đến một dạng huyền nhiệm học (mysticism) nào đó trước thời thánh Phao-lô hay không. Ta biết thánh Phao-lô vốn dùng kiểu nói ‘trong Chúa’ (như Rm 16) trong đó ‘ở trong Chúa’ chỉ có nghĩa là ‘thành một Kitô hữu’, một công thức vốn đă thịnh hành trước thời thánh nhân. Như vậy điều ấy có nghĩa là bất cứ ai tham dự vào việc thờ phượng Kitô giáo đều cũng trở thành chi thể trong huyền thể Chúa Kitô, và do đó đều ở ‘trong Chúa’. Một thứ huyền nhiệm học có tính tế tự cũng có thể đă phát sinh với ư niệm cho rằng phép rửa tội có nghĩa là được an táng và được sống lại từ cơi chết với Chúa Kitô, một ư niệm mà trong Rm 6:3,4, rơ ràng thánh Phao-lô cho là rất quen thuộc với Giáo Hội tại thành Rôma, nhưng không hẳn quen thuộc với chính bản thân Ngài.

 

b. NGUỒN GỐC VIỆC THỜ PHƯỢNG ĐỨC KITÔ.

Như thế, không kể các ư niệm đặc biệt đối với thánh Phao-lô, ta có thể lần trở lại các ư niệm khác nhau, tuy không luôn luôn nhất quán với nhau, nhưng đă diễn tả được tầm quan trọng của Chúa Kitô như đấng đang hiện diện ở đây và lúc này: đó là việc thờ phượng ‘Chúa’ với nghĩa tế tự, và ở một vài nơi khác, việc thờ phượng ‘con chiên’, việc cử hành cuộc thống khổ và việc sống lại của Người như những biến cố trong đời một vị thần linh, trong phép rửa và dĩ nhiên trong Thánh Thể nữa, và huyền nhiệm học có tính tế tự về việc ‘ở trong Chúa’. Theo các ư niệm đă được tŕnh bày trên đây (nói về mạc khải), người ta không chờ đợi Chúa Kitô có đầy đủ vinh quang Thiên Chúa trước thế mạt; các quan điểm nhắc đến ở đây tŕnh bày Chúa Kitô như Chúa của Giáo Hội, được tôn thờ như Thiên Chúa, ngay trong thời gian hiện tại. Câu tuyên xưng ‘Chúa Giê-su là Chúa’ (1 Cor 12:3; Rm 10:9; Pl. 2:11) có nghĩa là nhân danh Chúa Giê-su, là ‘tên trọng hơn hết các tên’ tức tước hiệu ‘Chúa’, mọi đầu gối đều phải bái qùy (kể cả các thiên thần), và do đó tước hiệu Chúa có ngay trong lúc này.

 

4. Ngộ Đạo Thuyết

Nơi thánh Phao-lô, sự kiện thuộc đời sống trần gian của Chúa Giê-su đă được đưa vào huyền thoại Kitô (Christ myth), dù chưa đầy đủ trong chi tiết; ngay trước thời thánh Phao-lô, việc thực hành bí tích vốn tương tự như việc thực hành mầu nhiệm, đă có nhiều liên hệ với huyền thoại, dù không che mất bản chất yếu tính của Phúc Âm Kitô giáo. Cả hai diễn tŕnh này đều rất tự nhiên đối với thời đại và môi trường ấy đến nỗi đă trở thành những nét yếu tính của Kitô giáo. Đó là điều đă xẩy ra trong Kitô Học của ngộ đạo thuyết (xem phần II, dưới đây). Thuyết nhị nguyên xác thân và thần khí trong thánh Phao-lô đă trở thành thuyết nhị nguyên có tính vũ trụ học căn để, là thuyết không thể khoan nhượng ư niệm cho rằng Thiên Chúa có thể trở nên xác thân được, và đo đó đă làm loăng câu chuyện khổ nạn trong huyễn tượng thuyết (docetism). 5. Kitô Học trong Giáo Hội sau thánh Phao-lô

 

a. BÍ MẬT SỨC DẦU, SINH BỞI NGƯỜI NỮ ĐỒNG TRINH, XUỐNG NGỤC TỔ TÔNG.

Phần lớn hơn trong thế giới Kitô giáo từng nhiệm nhặt đi theo truyền thống liên quan đến Chúa Giê-su cảm thấy cần phải giải thích các chi tiết trong đời sống Chúa Kitô theo ư nghĩa Kitô Học, và do đó liên kết huyền thoại và lịch sử lại với nhau theo một cách khác với thánh Phao-lô v́ thánh nhân từ khước cái ‘biết theo xác thịt’ (2Cor 5:16). Trong Maccô, ta đă thấy một Kitô Học rơ rệt; tuy nhiên, nó mới chỉ là cái khung, cái bố cục với một vài giải thích đó đây các chất liệu truyền thống; do đó, ta không rơ liệu ngài có coi phép rửa của Chúa Giê-su theo nghĩa ‘chấp nhận’ (adoptionist), nghĩa là Chúa Giê-su được chấp nhận làm Con Thiên Chúa trong biến cố này, nói cách khác, Người đến sông Gióc-đăng để chịu phép rửa trong tư cách một hữu thể nhân loại đơn thuần, hay theo nghĩa biến cố phép rửa, giống như biến cố hiển dung (transfiguration), là dịp để Chúa Giê-su mạc khải hay ‘hiển linh’ địa vị Con Thiên Chúa của ḿnh. Nhưng quả là đă có một Kitô Học tiềm ẩn trong lư thuyết về bí mật sức dầu (messianic secret): theo quan điểm này, Chúa Giê-su giữ bí mật về sự kiện Người là Đấng Sức Dầu và cấm cả quỉ lẫn các môn đệ không được nói đến bí mật ấy. Lư thuyết này có mục đích giải thích tại sao dân chúng lại có thể đóng đinh Đấng Sức Dầu của họ.

Matthiêu và Luca đều nhắc đến việc sinh bởi người nữ đồng trinh (virgin birth); trong Mt 1:18-25, điều ấy được giả định; c̣n trong Lc 1: 26-28, nó được miêu tả một cách tế nhị và kín đáo. Ở đây ta được dẫn vào một ư niệm từng được khai triển rất lâu trong lịch sử tôn giáo; giai đoạn đầu của nó t́m thấy trong các truyện kể việc thần thánh sinh ra các vua chúa Ai Cập và các vua chúa khác, và h́nh thức sau cùng t́m thấy nơi Philo với quan niệm cho rằng Thiên Chúa chỉ có thể giao tiếp với linh hồn sau khi đă phục hồi nó trở lại t́nh trạng trinh trong (De Cherubim 48-52) và nơi thánh Phao-lô với ư niệm Isaac được sinh bởi Thần Khí chứ không bởi xác thịt (Gal 4:23, 29). Như thế, phép lạ mạc khải đă được miêu tả bằng cách đưa vào lịch sử một chủ đề huyền thoại từng đă có trong Do Thái giáo. Tuy nhiên, ở đây, ta thấy có sự dằng co giữa chủ đề này và truyền thống về thánh Giuse như cha của Chúa Giê-su, vốn được hai Phúc Âm Matthiêu và Luca lưu giữ khi nói đến gia phả của Người.

Một dằng co tương tự cũng có trong trường hợp xuống ngục tổ tông, nguyên khởi vốn là một chủ để huyền thoại. Việc này được nhắc đến trong thư thứ nhất của thánh Phê-rô (1 Pr 3:19; 4:6) coi như sứ mệnh của Chúa Kitô giữa những người đă chết. Trong Mt 27:53, không thấy nhắc đến việc này. Điều ấy cũng đúng đối với việc sống lại: thay v́ kể lại việc Chúa Kitô hiện ra, việc mà thánh Phao-lô rất quen thuộc (1 Cor 15:5), Phúc Âm thánh Maccô chỉ nhắc đến căn mồ trống.

 

b. PHÚC ÂM GIOAN.

Huyền thoại và lịch sử chỉ trở nên một bức tranh gắn bó với Phúc Âm Gioan. Ở đây ta thấy một truyền thống gồm những chất liệu có nguồn gốc và giá trị rất khác nhau đă được soi sáng để trở thành một Kitô Học hết sức rơ ràng. Yếu tố quyết định chính là sự thay đổi trong việc nhấn mạnh. Việc giáng lâm của Chúa Kitô trong tư cách Đấng Sức Dầu không c̣n là biến cố sắp xẩy ra nữa, mà nó đă xẩy ra rồi; cuộc sống trần gian của Chúa Giê-su đă khởi đầu cho việc mạc khải vĩ đại của Thiên Chúa, và việc mạc khải này c̣n tiếp tục trong Giáo Hội; Chúa Giê-su được gọi là Con Người, v́ Người đă từ trời mà đến (3:13); việc xuất hiện của Người chính là để phán xét thế gian và đem sự sống đến cho những ai thuộc về Người (3:18; 5:24); các biến cố vào buổi thế mạt chỉ là việc hoàn tất sau cùng (5:28). Như thế, cuộc sống trần gian của Chúa Giê-su đă được coi như việc mạc khải vĩ đại mọi sức mạnh vốn đúng ra chỉ thuộc tương lai (7:38) và do đó chỉ được hứa ban vào Diễn Từ Chia Tay (các chương 14-16). Bởi thế các hành động của Chúa Giê-su mà truyền thống đă ghi lại chính là các mạc khải về Chúa Kitô hiển dương: nước sự sống, bánh sự sống, ánh sáng cho kẻ mù, sự sống cho kẻ chết, và trên hết, mạc khải về Thiên Chúa vô h́nh (17:3); đó là điều Chúa Giê-su đem tới.

Bản thể của cứu độ được miêu tả bằng những thuật ngữ mượn từ tổng hợp của thời đại: từ các trước tác Huyền bí học, ‘ánh sáng’ và ‘sự sống’ chỉ thế giới bên trên; triết học đương thời miêu tả vương quốc Thần Khí như là ‘sự thật’; ‘đường’ là kiểu nói của ngộ đạo thuyết; và, như trên đă tŕnh bày, là ư niệm sở hữu (appropriation) được ơn cứu độ qua thị kiến (nắm được sự sống, Ga 3:36; nắm được vinh quang, 1:14, 11:40; nắm được Chúa Giê-su, 14:9). Chúa Giê-su không đem hoặc không ban các điều ấy như là những tặng phẩm, trái lại Người hiện thân (embodies) chúng: ‘Ta là’ ánh sáng v.v... Không có Người, ta không có chúng. Do đó, Kitô Học đă trở thành vấn đề chủ chốt cho toàn bộ cuốn sách: trong Chúa Giê-su – nhưng không phải là Chúa Giê-su trần thế, mà là Chúa Kitô hiển dương, đấng ban ḿnh trong Chúa Thánh Thần, 16:7 – các Kitô hữu chiếm hữu Thiên Chúa. Các lời nói và việc làm của Người là các hành động của Thiên Chúa, được thông truyền qua Người như qua máng chuyển (5: 19-30...). Cho nên, có thể diễn tả bản nhiên Chúa Giê-su bằng căn tính Thiên Chúa như khi dùng hạn từ “Thiên Chúa” để miêu tả về Người (20:28).

Nguồn gốc đích thực phát sinh ra mọi Kitô Học phải được t́m thấy trong các biến cố xẩy ra sau cái chết của Chúa Giê-su. Như thế, đức tin vào sự sống lại chính là khởi đầu của mọi Kitô Học.

Hạn từ ‘t́nh yêu’ nói về Thiên Chúa và ‘Chúa Con’ cũng không phải chỉ có nghĩa tinh thần, nó chỉ việc Thiên Chúa thông ban ḿnh Người cho Chúa Giê-su. Khi sử dụng từ ngữ này cũng như các thuật ngữ ‘trong tôi’, ‘trong các ngươi’, Phúc Âm Gioan cho ta một đặc điểm hết sức rơ nét đó là: mối liên hệ giữa các tín hữu với Chúa Giê-su tương đương với mối liên hệ giữa Người và Thiên Chúa. Sự tương đương này, nói đúng ra, hẳn phải xa lạ với kinh nghiệm Kitô giáo; do đó ở đây người ta lại hoài nghi rằng đó là do ảnh hưởng của huyền thoại Ba Tư về Người Đầu Hết, trong đó, người được chuộc tội có liên hệ mật thiết với đấng chuộc ḿnh, và chính đấng chuộc tội cũng được chuộc tội.

Huyền nhiệm học của thánh Gioan cuối cùng dẫn đến ư niệm cho rằng tín hữu bước vào mối liên hệ trực tiếp với Thiên Chúa (14:23; 16:27). Ư niệm này cũng phát xuất từ một nguồn như trên. Và khi Chúa Giê-su dùng thuật ngữ ‘Đấng đă sai tôi” như một tước hiệu chỉ về Thiên Chúa, người ta không thể không nhớ đến đấng chuộc tội được Thiên Chúa sai đến trong thần thoại trên. Đối với thánh Gioan, niềm xác tín rằng Chúa Giê-su đă được Thiên Chúa sai đến là một xác tín rất mạnh; ngoài tước hiệu ‘Con Người’ ra, thánh nhân c̣n sử dụng nhiều tước hiệu khác nữa, và các tước hiệu này cũng t́m thấy trong các nguồn khác: ‘Chiên Thiên Chúa’, “Chúa’, ‘Đấng Sức Dầu’, ‘Đấng Thánh của Thiên Chúa’, ‘Con’, ‘Đấng Cứu Thế’. Khi thánh nhân nói đến Ngôi Lời (1: 1-18), ngài đă giả thiết trọn mối liên tưởng có tính vũ trụ học của huyền thoại, mà chúng ta từng biết qua thánh Phao-lô; tuy nhiên thánh nhân không sử dụng từ ngữ này theo nghĩa vũ trụ luận của Philo, hoặc để tŕnh bày lịch sử cứu độ như các nhà hộ giáo thuở ban đầu, nhưng chỉ muốn giới thiệu Chúa Giê-su như dụng cụ của Thiên Chúa trong vũ trụ.

Câu ‘Ngôi Lời đă trở nên xác phàm’ có mục đích để nối kết huyền thoại với lịch sử: căn bản của vũ trụ đả trở thành con người lịch sử. Trong câu truyện do thánh Gioan tường thuật, hậu cảnh huyền thoại đă được duy tŕ: Chúa Giê-su hành động như một nhân vật siêu nhiên, không lay chuyển về xúc cảm, được bảo vệ khỏi bất cứ ảnh hưởng nguy hiểm nào từ con người, làm chủ chính vận mệnh ḿnh. Cho nên, không ai biết Người là ai hoặc hiểu được Người; những hiểu lầm đối với các lời nói và hành động của Người cho thấy đặc điểm thần linh của chúng; nhưng chúng cũng cho thấy thế gian đă có thể không nhận ra mạc khải của Thiên Chúa như thế nào, nên đă đem người đưa mạc khải ấy đến thập giá ra sao; và do đó, chúng tạo nên một tương đương với chủ đề huyền thoại về dấu ẩn (concealment).

 

c. CÁC H̀NH ẢNH VÀ TƯỚC HIỆU CỦA ĐỨC KITÔ TRONG CÁC TRƯỚC TÁC SƠ KHAI KHÁC CỦA KITÔ GIÁO

Kitô Học trong các trước tác khác của kitô giáo thời sơ khai th́ rất khác nhau và không có hệ thống chi cả. H́nh ảnh thống nhất và được quan niệm cách hoàn bị nhất là h́nh ảnh trong Thư gửi tín hữu Do Thái trong đó Chúa Kitô được coi là Thầy cả Thượng phẩm từ trời sai tới (8:2), đấng nhờ máu ḿnh đă đổ ra, mà bước vào được cung thánh trên trời – một lối giải thích khá giống với lư thuyết của Philo về Ngôi Lời, kể cả lối diễn tả. Không thấy nhắc ǵ đến việc sống lại, nhưng các chi tiết khác về Chúa Giê-su như đă có trong truyền thống đều được nhắc đến (2:18; 4:15; 5:7; 13:12). Rồi c̣n h́nh ảnh khác về Con Người thiên giới trong Khải Huyền, được thấy trong thị kiến và khá giống h́nh ảnh trong thờ phượng; ngoài ra, cũng trong sách này c̣n có h́nh ảnh một trẻ sơ sinh thần thánh bị con rồng tấn công, một h́nh ảnh chỉ có thể giải thích trên căn bản một huyền thoại ngoài Kitô giáo (12:1-6), và thị kiến người kị mă sức dầu (messianic horseman) vốn đă có căn bản trong các tư liệu Do Thái (19: 11-16), đến để phán xét, và được gọi là ‘Đấng Trung chính và Chân Thật’, ‘Lời Thiên Chúa’, và ‘Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa’. Tước hiệu sau cùng cũng t́m thấy trong 1 Tt 6:15 và là bằng chứng cho thấy việc áp dụng ngôn từ tôn sùng vua chúa Hy Lạp vào Chúa Kitô (Tt 2:13: ơn phúc cứu độ, dung mạo hiển dương, ḷng nhân từ, dạ khoan nhân, những ngôn từ rất đặc trưng trong thư 1 & 2 gửi Titô. Ở đây cũng như trong Luca 2:11; Gioan 4:42; 1 Ga 4:14 (‘đấng cứu thế’), Cv 5:31; 13:23; Pl 3:20 và 2 Pr, Người được gán tước hiệu ‘Cứu thế’ (soter).

Trong phần lớn các đoạn văn, từ đó không hẳn có nghĩa như đấng đem đến sự sống mà như Thiên Chúa ‘mạc khải’ (epiphanes) đem đến một thời đại mới đầy chúc phúc (coi Titô 2:13). Ở đây cũng như trong Ignatius thành Antioch, Chúa Kitô nay được miêu tả như Thiên Chúa với đầy đủ nghĩa của chữ này, theo nghĩa tôn giáo khải huyền của Phúc Âm Gioan, đến độ Ignatius c̣n đề cập đến cả máu Thiên Chúa và nỗi thống khổ của Người (Thư Gửi Tin Hữu Ephêsô 1:1; Thư Gửi Tín Hữu Rôma 6:3). Ngài liên kết điều này với một huyền nhiệm học đông phương về Giáo Hội, như đă thấy trong Thư Gửi Tín hữu Ephêsô, cũng như nhiều nơi khác trong Tân Ước: Chúa Kitô là đầu thân thể sẽ tràn đầy khắp thế gian; Giáo Hội (ecclesia) có phạm vi vũ trụ luận.

Các bản văn khác ghi chép Kitô Học các thế kỷ đầu của Kitô giáo không có chi mới lạ trong việc sử dụng những thuật ngữ cổ truyền mà có lúc đă gần như tạo thành một phần của việc tuyên xưng đức tin (Eph 4:5; 1 Tm 2:5: đấng trung gian; 1 Pr 1:19: con chiên) hay chỉ có một ư nghĩa Kitô Học qua loa không được khai triển đầy đủ. Nhưng Kitô Học buổi sơ khai luôn luôn mang dáng dấp một dằng co giữa huyền thoại và lịch sử. Đây không những là chủ đề để khai triển học thuyết Kitô Học sau này, mà c̣n là vấn đề sẽ c̣n măi và không thể tránh được; v́ Kitô giáo thừa nhận cả bản chất siêu nhiên và phi thời gian của mạc khải lẫn bản chất lịch sử, lệ thuộc thời gian trong việc thể hiện mạc khải ấy trong trần gian.

 

  Theo Martin Dibelius
Twentieth Century Theology in the Making
do Jaroslav Pelikan chủ biên
Bản tiếng Anh của R.A. Wilson Fontana

 

Vinc. Vũ Văn An

 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.