SỰ PHÂN LY GIỮA LINH ĐẠO VÀ TÔN GIÁO

1 2 3

hoanghon

 

CHƯƠNG MỘT

 

ĐỊNH NGHĨA LINH ĐẠO

Theo David Ranson, một linh mục thuộc giáo phận Broken Bay (tổng giáo phận Sydney), giảng viên tại Học Viện Công Giáo Sydney, Strathfield về môn linh đạo và thần học mục vụ, tác giả chuyên khảo Across the Great Divide, Bridging Spirituality and Religion Today (Bắc Cầu Linh Đạo và Tôn Giáo Ngày Nay Qua Dẫy Núi Phân Ly Vĩ Đại), th́ hiện đang có sự phân ly lớn giữa linh đạo và tôn giáo. Nhiều người tự cho ḿnh theo linh đạo, hay đang dấn thân vào hành tŕnh linh đạo, nhưng lại không chịu nhận ḿnh là người theo một tôn giáo nào. Họ từ khước tôn giáo, v́, theo tâm lư gia Kenneth Pargament, “tôn giáo ngày nay được coi như tổ chức, nghi lễ, ư thức hệ trong khi linh đạo được liên kết với bản thân, với cảm thức, với cảm nghiệm, và với tư duy” (1). Các giáo hội bị nhiều người coi như thiếu linh đạo, thậm chí c̣n như một trở ngại, một chướng ngại vật đối với sinh hoạt linh đạo, hay ít nhất, cũng chẳng có chi ăn uống với cuộc sống hay hành tŕnh linh đạo của một con người. Con người ngày nay sẵn sàng tiếp nhận một h́nh thức linh đạo du mục (spiritual nomadism) nào đó. Họ không c̣n t́m được nơi trú ngụ tự nhiên trong ‘tôn giáo’ với những công thức và tập tục định sẵn. Về phương diện xă hội, họ thấy dễ chấp nhận hơn nếu có thể tự xây dựng được một hành tŕnh linh đạo cho riêng ḿnh và được tự do tha thẩn giữa rừng linh đạo hiện có. Họ muốn duy tŕ sự tự do lựa và chọn hơn là cam kết với một truyền thống trong đó không phải cái ǵ cũng có nghĩa đối với họ. Đối với họ, ‘linh đạo’ là lănh vực tư riêng, là con đường riêng ‘của tôi’ đi t́m ư nghĩa, đi t́m tương quan, đi t́m cái tính qui tâm cho cuộc đời. ‘Linh đạo’ v́ thế là chiều kích rất quan trọng trong cuộc sống tư riêng của một con người phố thị. Với họ, ‘linh đạo’ là cái ǵ hoàn toàn tách biệt với ‘tôn giáo’, v́ ‘tôn giáo’ bị coi thuộc lănh vực công, có tính áp chế. ‘Linh đạo’ đă trở thành một thứ tôn giáo mới, một tôn giáo mà người ta có thể có mà không cần phải là ‘người tôn giáo’.

Khỏi cần nói, ta cũng thấy các giáo hội lên án thái độ trên, coi chúng như những thứ tự yêu ḿnh bệnh hoạn (narcissism), tự thả lỏng đối với chính ḿnh (self-indulgence) và là một thứ ngộ đạo thuyết (gnostocism). V́ linh đạo mà không nằm trong khuôn khổ tôn giáo th́ chỉ là mất hướng và ảo tưởng. Các thần học gia, v́ thế, rất khẩn trương ráng hết sức bắc các nhịp cầu nối linh đạo với tôn giáo. Theo họ, tự cấu trúc, linh đạo có tính thần học sâu sắc, không thể nghĩ đến nó bên ngoài viễn ảnh thần học được. Linh đạo là một chiều kích nội tại trong cố gắng đem lại cho đức tin một cái hiểu. Linh đạo là việc nội tâm hóa điều được nghiên cứu học hỏi, điều được ban cho và tiếp nhận. Khởi điểm của nó là điều đă được mạc khải và mục đích của nó là làm cho điều được truyền thừa trở nên càng ngày càng có tính bản thân hơn. Từ đó, ‘linh đạo’ là một thái độ bên trong, giống như hy vọng và tín thác và v́ thế không cần một vị thế độc lập hay một ngành học độc lập. Nh́n như thế, ‘linh đạo’ không hiện hữu như một thực tại ngay bên trong ḿnh (2).

Sự phân ly giữa linh đạo và tôn giáo thực ra chẳng mới lạ ǵ. Nó chỉ là tiếng vang của một biến cố từng xẩy ra cách nay hơn 800 năm. Chúng ta nhớ đến cuộc tranh luận giữa thánh Bernard thành Clairvaux và thần học gia Peter Abelard. Thánh Bernard nhiệt tâm bênh vực sự hiệp nhất giữa thần học và linh đạo, lên án Abelard v́ cách tiếp cận có tính thuần lư và khoa học đối với suy tư thần học. Dù thánh nhân thắng trận tranh luận ấy, nhưng Abelard quả đă giật được cuộc chiến, dù chỉ là sau khi ông đă qua đời. V́ cùng với việc ra đời các trường nhà thờ chính ṭa bên ngoài khuôn khổ đan viện, thần học không c̣n được coi là hoa trái của tập tục cầu nguyện vẫn quen gọi là divina lectio, tức việc suy niệm khi đọc kinh thánh, nữa. Trái lại, từ đó, thần học là một môn khoa học mở ra cho suy đoán lư trí mà không cần bất cứ can dự cảm thức (affective) nào. Thần học và cuộc sống không c̣n được dâng tặng như một đơn nhất, như trong khuôn khổ đan viện ngày xưa. Đối với những người ủng hộ đường lối giáo dục thần học mới, th́ đây là giây phút tuyệt vời của tự do. Nhưng đối với những người như thánh Bernard, nó quả là một đe dọa lớn đối với cái đơn nhất của sống và biết. Thánh nhân quả chính xác khi cảnh cáo chống lại cái lư tính thần học mà không có một chút cảm thức huyền nhiệm (affective mysticism) nào. Và thế là từ cuối thế kỷ 14, linh đạo và thần học đă trở thành hai ngành chẳng có tương quan ǵ nhiều đối với nhau.

Việc thế kỷ 12 mở ra một vực thẳm giữa thần học và linh đạo cũng đă tạo khuôn cho cuộc phân ly giữa tư tưởng và cảm thức, giữa đầu óc và trái tim, sẽ chính thức ra đời vào thế kỷ 17, cùng với triết học Descartes. T.S. Eliot ám chỉ đến sự phân ly ấy, khi đề cập đến sự ‘phân kết cảm giới’ (dissociation of sensibility), một vực thẳm trong đó, theo Andrew Loth, Chủ nghĩa Lăng mạn phải ṃ mẫm đi t́m tính đơn nhất đă mất (3).

 

Có lẽ ngày nay, ta cần một chủ nghĩa Lăng mạn mới, một cố gắng mới nhằm giữ cho đầu óc và trái tim chung sống với nhau. Một thúc đẩy Lăng mạn hiện đại cũng cần để giữ cho mọi cảm nghiệm nhị phân (binary) ngày nay dính kết với nhau.

Có lẽ ngày nay, ta cần một chủ nghĩa Lăng mạn mới, một cố gắng mới nhằm giữ cho đầu óc và trái tim chung sống với nhau. Một thúc đẩy Lăng mạn hiện đại cũng cần để giữ cho mọi cảm nghiệm nhị phân (binary) ngày nay dính kết với nhau. Tất cả những điều sau đây đều có tính sinh tử đối với cuộc đi t́m siêu việt hiện nay: trí nhớ và khả thể, truyền thống và canh tân, cộng đoàn và cá thể, bản thân và xă hội, bột phát và trói buộc. Nếu cái giá phải trả cho việc phân ly giữa linh đạo và tôn giáo trong thế kỷ 12 là việc mất cảm nghiệm linh đạo như là nền tảng và cùng đích của suy tư thần học, th́ cái giá của việc phân ly ấy càng khiến chúng ta lấn sâu hơn xuống cảm nghiệm phân rẽ và phân mảnh.

Về cuộc ‘phân kết cảm giới’ mới này, chúng tôi sợ rằng các cảm nghiệm nhị phân nói trên không những không c̣n trong thế căng thẳng đáng kính nữa, mà đúng hơn chúng đang ở thế ḱnh chống nhau dữ dội. Ngày nay, chỉ c̣n là hoặc trí nhớ hoặc khả thể, hoặc cộng đoàn hoặc cá thể, hoặc bột phát hoặc trói buộc. Các cực khác nhau của cảm nghiệm nhị phân đă mặc lấy dáng dấp bá quyền, tuyệt đối. Hậu quả là chúng đă biến thành những biếm họa đối với chính các năng lực của chúng. Chúng không c̣n khả năng phục vụ công ích, đừng nói chi đến việc đi t́m siêu việt, là một kiếm t́m luôn luôn đ̣i phải có khẳng nhận và can dự của căng thẳng và nghịch thường (paradox).

Nếu như vậy, th́ vấn đề thực sự đối với chúng ta ngày nay có thể không phải chỉ là việc cạnh tranh giữa ‘linh đạo’ và ‘tôn giáo’ mà là một nhị nguyên tính càng ngày càng lấn sâu hơn vào cảm nghiệm nhân bản và việc củng cố càng ngày càng cứng ngắc đối với cuộc phân ly sâu sắc kia trong tâm thức (psyche) chúng ta. Cho nên, thách đố của thời đại ta phải là khám phá cho ra cách thế ḱm hăm lại sự phân ly kia, giới hạn lại sự phân tán đang đe dọa phá nát cốt lơi điều báo trước cái tốt nhất cho sự toàn vẹn nhân bản.

Đơn giản chấp nhận hay lên án sự phân ly là điều quá dễ. Cả hai thái độ đều là những thái độ lười lĩnh. Dù sao, ‘linh đạo’ cũng sẽ không tự nhiên biến khỏi trí tưởng tượng quần chúng. Nó cũng không tự nhiên suy phục ḷng say mê ‘tôn giáo’. Sự hiện diện dai dẳng của nó đ̣i ta phải chú ư. Cho nên, nhiệm vụ khó khăn hơn, nhưng cần thiết, là phải có dự án để kêu mời hai bên phân cực bước vào cuộc đàm đạo mới. Chúng ta đang ở bước khởi đầu của cuộc đàm đạo này và quả là quá sớm để đề nghị bất cứ giải đáp nào. Cũng như trong bất cứ cuộc đàm đạo tốt nào, trách nhiệm của các bên tham dự là phải nêu lên một loạt những điểm để thảo luận và sau đó để cho sự run rủi (adventure) của chính cuộc đàm đạo tự lái lấy đường đi của nó, v́ tin rằng một cuộc đàm đạo tốt bao giờ cũng có khả năng tuyệt diệu mang lại nhiều mạc khải quan trọng. Chân lư tự vén màn trong đàm đạo, đó là nhận xét của thần học gia hiện đại David Tacey (4). Ông c̣n nói rằng trong một xă hội đa nguyên, đàm đạo là hy vọng duy nhất (5). Trong một bầu không khí trong đó, các ư kiến và viễn tượng khác nhau được vui vẻ xem sét (entertained), th́ đàm đạo quả có tính chiến lược.

Khi đă không phủ nhận cũng như không lên án sự phân ly, chúng tôi tin rằng dự án đàm đạo kia sẽ có khả năng biến đổi được sự phân chia (division) hiện nay giữa ‘linh đạo’ và ‘tôn giáo’ thành sự phân biệt (distinction) giữa hai thực tại ấy để cảm nghiệm của cả hai được phong phú hóa. Trong cuộc đàm đạo này, chúng tôi tin linh đạo sẽ được khẳng nhận như một cảm nghiệm nhân bản nội tại khiến cho chiều kích nhân bản trong cuộc sống ta được tái chiếm dụng ở một độ sâu sắc mới. Và chỗ đứng cũng như tầm quan trọng của tôn giáo trong hành tŕnh linh đạo có thể được đổi mới và củng cố (6).

Làm thế nào để ta có thể tưởng nghĩ về ‘linh đạo’ và ‘tôn giáo’ một cách vừa tôn trọng được sự khác biệt vừa duy tŕ được thế căng thẳng đầy sáng tạo và xây dựng giữa chúng?

 

1. Thế nào là Linh đạo?

Mỗi người định nghĩa linh đạo khác nhau. Đối với trường phái linh đạo gọi là devotio moderna (sùng kính hiện đại) của thế kỷ 14, cũng như một số khuôn mẫu ‘duy hứng’ (enthusiasm) của thế kỷ 18, th́ xem sét tri thức bị coi là xa lạ đối với sinh hoạt linh đạo. Linh đạo như thế đồng nghĩa với sinh hoạt đạo đức, một cách thâm hậu hóa cảm nghiệm thẩm mỹ (aesthetic), một giây phút đạo hạnh trong đó thực hành linh đạo được thực hiện chỉ để nâng cao xúc cảm nó có thể mang lại mà không chú ư ǵ đến các đ̣i hỏi xă hội và luân lư của linh đạo chân chính. Trong bối cảnh đương đại, linh đạo mà không có định tính tri thức đơn thuần đă trở thành một cuộc đi t́m ḥa điệu và phúc lợi tâm lư (psychic harmony and well-being), một thứ ‘ngă trị liệu’ để phục hồi sự quân b́nh năng lực. Giống như các h́nh thức linh đạo có trước, v́ chỉ là vấn đề thẩm mỹ bản thân và tư riêng, nó từ khước mọi h́nh thức tính sổ báo cáo (accountability).

V́ không tính sổ báo cáo về phương diện tri thức được, nên ‘linh đạo’ vật vờ và tự do rơi vào ‘thông linh thuật’ (spiritualism) tức cảm thức về một thế giới ngoại trần, nơi cư ngụ của những hữu thể thiên giới và thần thiêng mà ta có thể t́m gặp trực tiếp và tức khắc. Phần lớn, đó là mục tiêu của việc thao tác (manipulation) các sức mạnh lực năng ḥng đáp ứng cho sự bất lực và t́nh trạng hỗn loạn biểu kiến của cuộc đời. Tuy nhiên, đó chỉ là một h́nh thức trốn chạy tinh tế mà thôi. Trong lịch sử linh đạo, chủ nghĩa đó từng mặc h́nh thức ‘thần quang chủ nghĩa’ (illuminism) trong đó, các thị kiến và tiếng nói là một phần của ngộ đạo (gnosis) riêng tư mà căn cứ vào đó toàn diện cuộc sống được điều hướng. Trong bối cảnh đương đại, với một linh đạo ly dị hẳn thần học và cả tôn giáo nữa, nó mang căn tính ma thuật và thần bí (occult) dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

Linh đạo không phải là một khoa trị liệu bản ngă (ego-therapy). Nó cũng không phải là ḷng đạo đức (piety). Mà cũng chẳng phải là thông linh thuật. Vậy nó là cái ǵ? Định nghĩa về nó không dễ. Một phần v́ chúng ta chịu ảnh hưởng bởi hai nguồn khác nhau. Nếu khuynh hướng của ta thiên về Hy Lạp, th́ ta sẽ quan niệm ‘linh đạo’ như cái ǵ vô vật chất, bên kia vật chất, siêu cảm giác, siêu trần (ethereal) – liên kết với thế giới ‘thiêng liêng’ (8). Ngược lại nếu khuynh hướng của ta thiên về Do Thái, th́ ‘linh đạo’ liên hệ tới sức mạnh và năng lực, cái sinh khí trong sự sống, một thứ ‘thức giấc’, một ư thức gia tăng về cuộc đời và một cảm thức sâu sắc hơn các th́ thầm và nhịp điệu của cuộc đời ấy (9).

Linh đạo là một chú ư kết hợp với một định ư (intention). Chú ư do ham muốn làm cho sinh động, hay chú ư trở thành định ư, làm thức dậy trong ta cái ư thức về một mối liên hệ thâm hậu với chính ta và với người khác, với thế giới và với một cảm thức lớn hơn về ư nghĩa .

Chúng tôi thích lối tiếp cận thứ hai đối với thần linh và linh đạo. Đấy là lối tiếp cận cùng một nhịp rung với nhà huyền nhiệm học Pháp, Simone Weil khi cô nhận xét rằng mọi thực hành tôn giáo đều là một chú ư do ham muốn làm cho sinh động. Chúng tôi nghĩ cô đă cung cấp cho chúng ta một định nghĩa hữu ích về điều ta gọi là ‘linh đạo’. Linh đạo quả là một chú tâm nào đó về cuộc đời, một chú tâm chắc chắn có mang theo ḿnh một ham muốn nào đó, một hy vọng nào đó, một dự ước (anticipation) nào đó. Linh đạo là một chú ư kết hợp với một định ư (intention) (10). Chú ư do ham muốn làm cho sinh động, hay chú ư trở thành định ư, làm thức dậy trong ta cái ư thức về một mối liên hệ thâm hậu với chính ta và với người khác, với thế giới và với một cảm thức lớn hơn về ư nghĩa (11).

Linh đạo là một thức giấc nào đó đối với cuộc đời giúp ta liên hệ sâu sắc hơn với chính cuộc đời ấy. Trí tưởng tượng mở ra chào đón khả thể mới. Cuộc đời được nh́n và được nghe cách mới hẳn. Ta nhận ra có những ḍng năng lượng sâu hơn đang tác động trong đời. Có những chiều kích trong đời cần được khai phá, v́ tất cả đang hiến cho ta một chiều, một nối kết, một tính qui tâm và một toàn diện sâu sắc hơn nhiều.

Nhà b́nh luận người Úc, David Tacey, có lần nhận xét rằng linh đạo mang lại chiều sâu, ư nghĩa, và âm vang cho điều ta làm hàng ngày, nghĩa là, qua cái nh́n thông sáng của linh đạo, ta thấy ra phía bên kia của tấm thảm cuộc đời. Nhờ sự tăng trưởng linh đạo của ta, một chất nhuộm ngoại hóa sẽ không được đưa vào tấm thảm ấy, một chất vải ngoại lai cũng không được thêm vào. Đúng hơn, ta đang nh́n và đang nghe điều vẫn có ở đó trước đây – nhưng nay theo một cách mới. Linh đạo mang cho cuộc đời một cái trong sáng nào đó; nó ‘chi tiết hóa điều được cảm nhận là thật một cách sâu sắc dù không thể chứng minh được: nó phiên dịch thành lời, thành h́nh ảnh và mă số cái bóng tối quá độ đang vây quanh cuộc hiện sinh, và cái ánh sáng đang tràn ngập nó vuợt trên mọi sa mạc và hiểu biết’ (12). Với tăng trưởng linh đạo, ta trở nên ư thức hơn, tỉnh táo hơn, tỉnh ngủ hơn với chính cuộc đời. Henry Thoreau có lần nhận xét rằng: ‘Tôi chưa bao giờ gặp một người hoàn toàn tỉnh ngủ… Làm sao tôi có thể nh́n thẳng vào mặt họ được?... Ta cần phải học cách đánh thức và giữ cho ḿnh tỉnh ngủ… không phải nhờ những trợ cụ cơ khí, nhưng nhờ một chờ mong vô tận về một hừng đông không bao giờ từ bỏ ta ngay trong giấc ngủ ngon lành nhất’ (13).

 

2. Bản chất Chu kỳ của Linh đạo

V́ linh đạo nối kết với ư thức, nên các lư thuyết về ư thức có thể cung cấp cho ta những chỉ dẫn để ta có thể định nghĩa thêm về nó. Cũng như chính ư thức, linh đạo đ̣i một định nghĩa chu kỳ (cyclic definition). ‘Linh đạo’ không phải là một sinh hoạt đơn độc mà là một cḥm liên kết các sinh hoạt khác nhau. Nó là một công tŕnh khai mở và cũng là một công tŕnh căng thẳng, nghĩa là, một công tŕnh trong đó các tác tố ở thế căng thẳng đối với nhau.

Theo nhận thức học của triết gia Canada thế kỷ 20, Bernard Lonergan, chúng tôi thiển nghĩ linh đạo bao gồm bốn sinh hoạt ṇng cốt sau đây: Chú ư, t́m hiểu, giải thích và hành động (14). Trong bối cảnh linh đạo, các sinh hoạt này có thể được tưởng tượng như đang diễn ra trong một chu kỳ tṛn, trên đó, chú ư là nhận ra điều ǵ đó đang vẫy gọi ta; t́m hiểu là thăm ḍ những khía cạnh sâu hơn của vẫy gọi kia; giải thích là suy nghĩ về ư nghĩa sâu hơn của vẫy gọi; c̣n hành động là hiệp nhất hóa thế giới để đáp trả vẫy gọi. Giây phút thiêng liêng hay giây phút của thức tỉnh, của ư thức bao gồm hai sinh hoạt đầu, đó là lănh vực bản thân, một lănh vực tiền tuyên tín (pre-creedal), diễn tả qua nghệ thuật. Giây phút tôn giáo hay giây phút của giải thích, lượng giá bao gồm hai sinh hoạt sau, đó là lănh vực xă hội, một lănh vực tuyên tín, diễn tả bằng thờ phượng. Các sinh hoạt này xẩy ra trong một tŕnh tự gồm các giai đoạn tương quan lẫn nhau có thể trải dài qua một thời kỳ ngắn hoặc dài.

Linh đạo bao gồm bốn sinh hoạt ṇng cốt sau đây: Chú ư, t́m hiểu, giải thích và hành động (14). Trong bối cảnh linh đạo, các sinh hoạt này có thể được tưởng tượng như đang diễn ra trong một chu kỳ tṛn, trên đó, chú ư là nhận ra điều ǵ đó đang vẫy gọi ta; t́m hiểu là thăm ḍ những khía cạnh sâu hơn của vẫy gọi kia; giải thích là suy nghĩ về ư nghĩa sâu hơn của vẫy gọi; c̣n hành động là hiệp nhất hóa thế giới để đáp trả vẫy gọi.

Chu kỳ này có thể bị bẻ thành hai bằng cách ngưng lại ở giai đoạn (1) và (2) (chú ư, t́m hiểu), hay giai đoạn (3) và (4) (giải thích, hành động), và do đó tách biệt ‘linh đạo’ ra khỏi ‘tôn giáo’. Bởi thế, người ta có thể an vui với một ư thức và một phát biểu ít được định nghĩa về điều đang vẫy gọi; hoặc có thể trung thành một cách không phê phán đối với những luật lệ tôn giáo hướng dẫn tác phong họ.

Chu kỳ trên cũng có thể chia cắt thành những ‘tam giác’, nếu người ta bỏ phần chú ư (giai đoạn 1), như thế tự dẫn ḿnh vào một linh đạo thiếu nội tâm tính; hay bỏ phần t́m hiểu (giai đoạn 2), như thế tự dẫn ḿnh vào một linh đạo không phê phán; hoặc bỏ phần giải thích (giai đoạn 3), và như thế tự dẫn ḿnh vào một linh đạo đầy thành kiến; hay bỏ phần hành động (giai đoạn 4) và như thế rơi vào thứ linh đạo trá h́nh thuộc trí óc.

Nhận dạng linh đạo như một chu kỳ với các hoạt động ṇng cốt là nhấn mạnh đến mối liên kết qua lại giữa nhiều giây phút khai mở khác nhau nằm sẵn bên trong công tŕnh này, và một giây phút trong công tŕnh này được xây dựng ra sao trên giây phút kia và được dẫn trở lại giây phút đó như thế nào. Cấu trúc chu kỳ giúp ta dị biệt hóa được các giai đoạn khác nhau để tránh lẫn lộn giai đoạn này với giai đoạn kia và tránh không lấy các hoài mong của giai đoạn sau mà đè quá nặng lên giai đoạn trước. Nó cho phép mỗi giai đoạn trong chu kỳ được nh́n trong cái đóng góp chuyên biệt của nó để được khẳng nhận cách đầy đủ trong khi, cùng một lúc, được nh́n nhận v́ phẩm tính từng phần của ḿnh. Cấu trúc chu kỳ cũng giúp ta nhận dạng được giai đoạn nào cần được chú tâm hơn và giai đoạn nào cần được thách thức chuyển dịch thêm lên. Nó giúp ta nh́n rơ ta có thể bị tắc ở chỗ nào. Nó cho ta toàn bộ bức tranh để ta khỏi lẫn lộn từng phần với cái toàn thể.

Tuy nhiên, việc chi tiết hóa các giai đoạn khác nhau bên trong một chu kỳ cần được nhận thức cách chính xác. Mỗi giai đọan khác nhau về luận lư, chứ không hẳn về thời gian. Đối với một số người, tất cả các giai đoạn trên xem ra như được gói trọn thành một ‘cảm nghiệm tôn giáo’, như trong giây phút trở lại bất ngờ. Trong trường hợp này, việc vạch rơ các giai đoạn khác nhau không hiển thị như trên. Đối với những người khác, việc vạch rơ các giai đoạn trên thật chủ yếu. Họ ở lại giai đoạn này hay giai đoạn kia một thời gian khá lâu trước khi trưởng thành tiến qua giai đoạn tiếp theo. Nhưng ta hăy xét cách chi tiết các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ linh đạo xem chúng thực sự ăn khớp với nhau ra sao.

 

3. ‘Giây phút thiêng liêng’ và lănh vực bản thân.

Linh đạo bắt nguồn từ việc chú tâm đến một ‘giây phút thiêng liêng’ trong đời ta. Một cái ǵ gây ấn tượng nơi một con người, đánh thức để họ nhận ra có một cái ǵ, có một ai đó, đang vẫy gọi họ, lôi kéo họ, thu hút họ, ám ảnh họ, nắm lấy họ. Điều đó được cảm nghiệm nhiều cách khác nhau: trong một giây phút ngạc nhiên hay sảng khoái sâu sắc; trong một giây phút khủng hoảng hay quá độ lớn lao; trong cảm nghiệm ‘ranh giới’ (limit) lúc những mẫu mực sống thường ngày bị đảo lộn, bất kể cơn khủng hoảng này h́nh thức ra sao; trong những giây phút lo âu hay sáng tạo cao độ. Thẩy đều là những cảm nghiệm đẩy ta tới ranh giới cuối cùng và bên kia các mẫu mực sống thường ngày của ta. Như John Shea từng nhận xét:

Một ông già ngồi trên băi biển và biết rằng những đợt sóng ông đang ngắm sẽ vẫn cứ vỗ vào bờ sau khi ông đă khuất núi từ lâu. Ông bỗng nẩy sinh ra ư tưởng về Sự Huyền Nhiệm trong đó cả ông lẫn những đợt sóng kia cùng cư ngụ. Một bà mẹ trẻ ngắm đứa con trong công viên và bỗng một ngạc nhiên xâm chiếm bà và khiến bà ư thức được cơi Huyền Nhiệm. Chiếc xe phía trước chúng tôi trật khỏi mặt đường và đụng vào bờ sông. Chúng tôi bảo ḿnh may mắn nhưng ngạc nhiên chẳng hiểu v́ sao; và cái câu hỏi dai dẳng ấy đẩy chúng tôi vào chiều kích Huyền Nhiệm (15).

Tuy nhiên, trong cuộc sống ta, có ‘những cảm nghiệm ranh giới’ mạnh mẽ một cách đặc biệt, chúng mời gọi ta nh́n cuộc đời một cách mới hẳn. Cảm nghiệm về ngẫu nhiên tính (contingency) chẳng hạn: nó có thể hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Cảm nghiệm về hiệp thông là một thí dụ khác. Và c̣n một thứ ‘cảm nghiệm ranh giới’ nữa là cảm nghiệm sụp đổ (colapse) hay vỡ mộng (disenchantment) mà Shea định nghĩa như là khởi điểm của ư thức tôn giáo chín chắn (16).

Nhà xă hội học Peter Berger nhận dạng ra điều ông gọi là những ‘tín hiệu của siêu việt’ trong cuộc sống một cá nhân, và của cả một xă hội nữa, là thực thể vốn cũng hành động theo cùng một cách: cảm nghiệm nỗi vui của một cuộc chơi khiến thời gian và cái chết dừng lại và hướng về vô tận; hy vọng và can đảm liên quan đến tương lai nhân loại; khao khát công b́nh và từ khước cũng như lên án cái xấu tuyệt đối; và sau cùng, một cảm thức bông đùa (humour) cộng với cả hài lẫn bi kịch là những thứ lần lượt chỉ hướng về cái hữu hạn của kiếp nhân sinh.

Nhà thần học thực tiễn Ḥa Lan, Johannes Van der Ven, nhận dạng ra một loạt những ‘tín hiệu’ khác trong một khảo cứu về giới trẻ Hoà Lan: việc bản thân giáp mặt với khổ đau và chết chóc; việc xem một số phim và chương tŕnh truyền h́nh, và lắng nghe một số loại nhạc và chương tŕnh truyền thanh; các cuộc chiến tranh và tai ương; các cảm nghiệm đối thoại như một cuộc đàm đạo tốt hay việc biết được một con người khác theo nghĩa tích cực; một đứt khoảng trong cái b́nh thường của gia đ́nh, như việc ly dị hay tranh chấp giữa cha mẹ, và cả đám cưới nữa (17).

Dù hiện diện với ta ra sao, ‘các cảm nghiệm ranh giới’ này - những cảm nghiệm then chốt đối với ư thức và hành tŕnh thiêng liêng – cũng đă xuất hiện mà chẳng cần ta phải giơ tay vẫy gọi. Tuy nhiên cảm nghiệm về chúng có một thực tại sâu sắc trong ta. Ta thấy mối liên hệ mới với chính bản thân ta, với người khác và với thế giới như là phát xuất từ chúng. Thực vậy, chính cảm thức về mối liên hệ đă thay đổi trong ‘giây phút thiêng liêng’ ấy.

Ư thức ấy là ư thức về liên hệ, ư thức rằng ḿnh được nối kết sâu sắc hơn và toàn diện hơn trong một mạng lưới các liên hệ, đặc biệt, trước hết, với chính ḿnh, với tạo vật và với cuộc đấu tranh chung với người khác dành chân thực, tự do và công lư.

Như đă nói, hạn từ ‘giây phút thiêng liêng’ không nhất thiết miêu tả một thời điểm đơn độc nào đó theo thứ tự thời gian. Đôi khi, nó là giây phút hừng đông, một giây phút tinh tế, mà cũng có thể là một ‘giây phút’ diễn ra trong cả một thời kỳ hay một giai đoạn của cuộc hành tŕnh nơi một con người. Cũng có khi, nó là giây phút bất thần, một cú xốc mạnh. Điều quan trọng là nó được cảm nghiệm, nó không phải là cái ǵ được chế tác ra: nó không thể tùy ư thích ta được.

Như nghĩa chúng tôi dùng ở đây, tùy theo mức độ ‘giây phút’ này được chú tâm, mà một con người khám phá ra anh ta hay chị ta đang trên một hành tŕnh ư thức đă được đào sâu và mở rộng hơn. Ư thức ấy là ư thức về liên hệ, ư thức rằng ḿnh được nối kết sâu sắc hơn và toàn diện hơn trong một mạng lưới các liên hệ, đặc biệt, trước hết, với chính ḿnh, với tạo vật và với cuộc đấu tranh chung với người khác dành chân thực, tự do và công lư. Từ điểm này, ta buớc tới giai đoạn mà theo các phạm trù của Lonergan, ta gọi là t́m hiểu. Một cảm thức ‘đi t́m’ xuất hiện: cảm thức muốn chân thực với điều ta đă nhận ra, cảm thức muốn đem lại cho nó một chiều sâu, cảm thức muốn khám phá mỗi ngày một thêm về điều được nhận ra như đă xẩy tới. Đó chính là sự xuất hành của ‘hành tŕnh thiêng liêng’.

hoanghon

Việc đi t́m này luôn kiếm cách phát biểu qua ngôn từ và biểu tượng. Thi ca, hội họa, văn chương và ca hát nói lên cái cảm thức mới xuất hiện về mối liên hệ này và cách thức cảm nghiệm được nó: những xúc cảm nó tạo cơ hội, những vấn nạn nó sản sinh, những hy vọng nó đốt lên, những hoài nghi và sợ sệt nó phủ bóng. Việc nói lên này không phải chỉ ở mặt ngoài: nó c̣n là phương tiện quan trọng để ta chú tâm hơn, t́m hiểu hơn về điều ta vừa cảm nghiệm. Qua các cơ năng tính của việc biểu tượng hóa, con người đuợc dẫn khởi mỗi ngày một xa hơn vào cảm thức t́m kiếm và khám phá. Sự chú tâm đến ‘giây phút thiêng liêng’ tiếp tục vẫy gọi ta và thách thức ta, kêu gọi ta và đối chất ta. Luôn luôn có sợi dây liên kết nội tại giữa linh đạo và nghệ thuật (hiểu theo nghĩa rộng răi nhất). Thực vậy, các nghệ sĩ được trao cho vai tṛ ngôn sứ, v́ chính họ có trách vụ nặng nề phải phát biểu cho được cái cảm thức đang xuất hiện nơi toàn bộ xă hội về cách thế trong đó mối liên hệ đặc biệt của nó với ư nghĩa tối hậu có thể được quan niệm.

Các hoạt động chú ư và t́m hiểu là các hoạt động tạo nền cho linh đạo. Dĩ nhiên, chúng là những hoạt động trong đó, những ai tự cho ḿnh là ‘thiêng liêng’ mà không là người ‘tôn giáo’ phải dấn thân vào. Dù, từ viễn ảnh đặc thù tôn giáo, các hoạt động này có thể được gọi là ‘ân phúc’ hay đối thần, nhưng tự chúng, chúng vốn phi tín ngưỡng hay phi giáo điều, và quả thực, người ta có thể dấn thân vào mà không cần phải cam kết đối với bất cứ truyền thống tôn giáo nào. Chúng là những hoạt động chung cho tất cả những ai dấn thân vào một hành tŕnh linh đạo, bất kể thuộc văn hóa hay truyền thống nào; và chính trên b́nh diện này, các trao đổi văn hóa và đối thoại qua lại có thể diễn ra cách hữu hiệu và mang lại nhiều kết quả hơn hết.

Cuộc thách đố hiện nay trong việc định nghĩa linh đạo đang làm nổi lên một ư thức gia tăng đối với bản chất nhân học, tiền tín ngưỡng của nó, nghĩa là, một nh́n nhận rằng linh đạo không đơn thuần chỉ thuộc về một mớ những tín điều và niềm tin đặc thù đă được xác định rơ rệt nào đó, nhưng trước nhất – dù không hoàn toàn – nó liên hệ đến một cái ǵ nguyên sơ, vô chủ đề, ban đầu và ngay cả ‘hữu thể’ (ontological) hơn, nghĩa là, có liên hệ nhiều hơn đến chính b́nh diện hữu thể.

Theo truyền thống, các nghiên cứu tôn giáo và triết học vốn là những môn học quen thuộc với cảm quan nội tại về ‘một cái ǵ hơn thế nữa’ nơi một con người hay một dân tộc (18). Nhưng xét chung, trong khi triết học khởi từ việc trừu tượng hóa kinh nghiệm này để bước vào suy tư tri thức, c̣n các nghiên cứu tôn giáo th́ căn cứ vào kinh nghiệm ấy mà trở thành so sánh trong các suy tư của ḿnh, th́ linh đạo vẫn đặt địa sở chắc chắn trên chính kinh nghiệm của cảm quan này. Xét một cách căn bản nhất, linh đạo chú ư đến việc đánh thức cảm quan ấy, và đến việc chú tâm làm sao để cuộc sống của một con người hay một dân tộc phù hợp với cảm quan ấy khiến nó được nuôi dưỡng, được đỡ nâng và tồn tại.

Nhưng bao lâu ta tự giới hạn vào hai hoạt động ban đầu này trong chu kỳ linh đạo, ta mới chỉ làm được một nửa câu chuyện.

 

4. ‘Giây phút Tôn giáo’ và Lănh vực Xă hội

T́m hiểu cảm nghiệm xa hơn, chúng ta hẳn sẽ đến điểm phải giải thích. Thực vậy, giải thích không phải là một cái ǵ ngoại diện của cảm nghiệm mà là nội diện trong nó (19). Ta t́m hiểu điều ta đă cảm nghiệm để ta có thể hiểu nó sâu sắc hơn. Ta bước tới điểm suy tư về điều ta vừa gặp gỡ và cảm nghiệm. Đây là giây phút nhận định sắc cạnh. Đó cũng là giây phút lượng giá.

Giây phút giải thích, hay chú giải này, là yếu tố cấu thành tôn giáo, và là yếu tố cần thiết trong chu kỳ toàn diện của linh đạo (20). Nó mang lại chiều sâu và ư nghĩa cho điều chúng ta cảm nghiệm. Nó cung cấp cho cảm nghiệm ta điểm qui chiếu và hậu cảnh, đặt tên cho điều chúng ta cảm nghiệm và cung cấp cho nó ư nghĩa nội tại, luận lư và hướng đi cho nó. Như thế, nó giúp cảm nghiệm ta tăng tiến và trưởng thành.

Theo nghĩa đó, ‘đức tin’ - thường được hiểu theo nghĩa tôn giáo – có thể được nghĩ tưởng như là giải thích đặc thù cho ‘giây phút’ thiêng liêng. Qua chú tâm và t́m hiểu, nó lượng giá mối liên hệ trong đó ta tự khám phá ra bản thân ḿnh. Đức tin là niềm xác tín rằng cuộc đời có một ư nghĩa và hướng đi nội tại, rằng có một luận lư bên trong đối với cái t́nh cờ hú họa bề ngoài của cuộc đời, và cuối cùng cuộc sống là ân phúc và đáng tin. Cái thiên hướng căn bản này được cấu thành bởi một loạt những niềm tin mà ta đă chấp nhận chỉ v́ chúng vang dội sâu thẳm ngay bên trong cảm nghiệm của ta. Những niềm tin này chính là những tŕnh thuật đă được mạc khải và tiếp nhận để cung cấp cho ta lời giải thích về những bí ẩn của cuộc đời và đưa lại cho mối liên hệ căn bản của ta một ư nghĩa. Những niềm tin chia sẻ này lên đặc điểm cho ‘tôn giáo’ cùng với những động năng xă hội của cuộc sống chung là những động năng duy tŕ tính chân thực và sự chuyển giao các niềm tin kia.

Đức tin là niềm xác tín rằng cuộc đời có một ư nghĩa và hướng đi nội tại, rằng có một luận lư bên trong đối với cái t́nh cờ hú họa bề ngoài của cuộc đời, và cuối cùng cuộc sống là ân phúc và đáng tin. Cái thiên hướng căn bản này được cấu thành bởi một loạt những niềm tin mà ta đă chấp nhận chỉ v́ chúng vang dội sâu thẳm ngay bên trong cảm nghiệm của ta.

Đức tin, với hệ thống tin, dùng để giải thích sâu sắc điều ta cảm nghiệm trong tâm linh, sẽ biến ‘giây phút thiêng liêng’ thành ‘giây phút tôn giáo’. Một cách có ư nghĩa, nó lồng cảm nghiệm bản thân vào thực tại xă hội. Tôn giáo tự căn bản có tính cộng đ̣an: nó là một hệ thống tin và kính tin chung. Bởi thế, ‘giây phút tôn giáo’ đưa chúng ta ra khỏi bất cứ khuynh hướng duy ngă (solipsist) nào trong linh đạo, nghĩa là ra khỏi bất cứ xung động nào đóng thùng ta trong chính ḿnh. Nó giải thoát ta khỏi chủ nghĩa tự yêu ḿnh (narcissism) là thứ làm hư giai đoạn tiền giải thích của chu kỳ linh đạo. Qua đức tin tôn giáo, ta được ôm ấp bởi cộng đoàn giải thích là cộng đoàn có khả năng tăng cường điều ta cảm nghiệm và nới rộng nó tới những chân trời mới. Cộng đoàn giải thích cung cấp cho ta một bức tranh rộng lớn hơn điều chính ta tự cảm nghiệm được. Nó đưa lại một quân b́nh cho cảm nghiệm bản thân, cá biệt và định vị nó bên trong một đồng văn rộng hơn, tổng quát hơn.

Truyền thống tôn giáo trong đó ta ngụp lặn qua ‘giây phút tôn giáo’ cung cấp cho người lữ hành linh đạo một sự khôn ngoan do trí nhớ cộng đoàn sản sinh ra. Điều ấy đưa lại chiều sâu và thức ăn nuôi dưỡng cho điều ta chú tâm, t́m hiểu, giống như hệ thống rễ nuôi sống thân cây đang sum suê. Nó đem lại sự nhận thức rơ rệt và thử nghiệm mọi con đường dẫn ta đi t́m linh đạo. Và điều quan trọng nhất là nó nhắc người lữ hành linh đạo rằng họ không cô đơn. Nó nhắc họ nhớ rằng họ là thành viên của đ̣an t́m kiếm dài hơn trong lịch sử.

Cảm nghiệm xă hội cao độ này trong giây phút ‘tôn giáo’ cũng đem lại một cảm thức tương lai. Sự giải thích xă hội đối với điều ta cảm nghiệm cho ta thấy một định hướng và một chiều hướng căn để cho hành tŕnh linh đạo. Nó chứng tỏ ‘điều này đang đi tới đâu’. Mặc dầu phạm vi của tác phẩm này không phải là thẩm lượng và so sánh các truyền thống tôn giáo khác nhau, hay đánh giá các chủ trương độc đáo và đặc thù của chúng, nhưng mỗi truyền thống ấy, qua các tŕnh thuật, phụng vụ và túi khôn đă có của ḿnh, thẩy đều cung cấp cho cuộc t́m kiếm thiêng liêng các tài nguyên theo nhiều cách khác nhau. C̣n ư nghĩa hơn nữa là các tôn giáo này cũng đem lại cho người lữ khách linh đạo ḷng tự tin và thách thức để họ tiếp tục theo đuổi con đường kiếm t́m linh đạo kia.

Trong khi ‘giây phút thiêng liêng’ được phát biểu qua nghệ thuật, văn chương, thi ca và âm nhạc, th́ ‘giây phút tôn giáo’ thường được phát biểu trước nhất trong cầu nguyện và thờ phượng. Nói chung, cầu nguyện và thờ phượng duy tŕ hoạt động giải thích trong giây phút ‘tôn giáo’ và không ngừng hành động để thâm hậu nó. Đáp lại, chúng thách thức hành động và buộc nhà lữ hành linh đạo phải bước vào giai đoạn đạo đức của cuộc đời. Do đó, điều này đem chúng ta đến giai đoạn bốn của chu kỳ linh đạo, tức giai đoạn hành động. Giải thích phải dẫn đến hành động nếu không nó chỉ có tính ư niệm mà không hề có tính biến cải. Quyết định và hành động đạo đức thâu tóm và nói lên lời giải thích vốn thuộc ‘giây phút tôn giáo’. Chúng cũng lặp lại chiều kích xă hội của ‘giây phút tôn giáo’ và các trách nhiệm xă hội vốn tiềm tàng trong nó. Việc bao hàm hành động vào trong chu kỳ linh đạo nhiên hậu đă biến nó không phải chỉ thành một ư niệm hay một thao luyện nhưng thành một lối sống, một phong thái sống toàn diện (21). Hơn nữa, việc bao hàm này cũng dẫn nhập ư niệm chính trị vào linh đạo - rằng mối liên hệ sau cùng của ư nghĩa mà ta chú tâm, mà ta t́m hiểu và giải thích sẽ dẫn đến một môi giới nhân bản (human agency) có hiểu biết, có thể thay đổi thế giới.

Ngược lại, hành động có hiểu biết sẽ dẫn đến những giây phút mới trong ư thức linh đạo. Những giây phút này, khi đạt tới độ cao đặc thù, có thể dẫn ta tới việc cảm nhận được những giây phút ‘huyền nhiệm’: tức gặp gỡ được sự hiệp nhất đặc biệt. Sau đó, chu kỳ lại tiếp diễn – dĩ nhiên trên một b́nh diện thâm hậu hơn – và dĩ nhiên tiếp diễn bằng cách liên tục được thông tri căn để nhờ những chu kỳ đi trước. Giây phút ‘thiêng liêng’ không c̣n được cảm nghiệm với cùng một nỗi ngây thơ bạch trạng như trước nhưng qua viễn ảnh của những giải thích có trước. Do đó, giây phút ‘thiêng liêng’ tăng cường hay thách thức sự giải thích kia.

 

5. Khi những Cái Nửa tách ra và những Tam Giác cấu thành

Trong sự phân rẽ hiện nay giữa ‘tôn giáo’ và ‘linh đạo’, ‘giây phút linh đạo’ và ‘giây phút tôn giáo’ trong chu kỳ này cũng bị phân rẽ một cách sắc nét. Lănh vực bản thân và lănh vực xă hội bị phân ly. Hai lănh vực ấy không c̣n ở thế căng thẳng có tính sáng tạo và có tính cơ phận (integral) nữa trái lại đă trôi xa khỏi nhau, tạo ra cả một vực thẳm gần như không c̣n bắc cầu qua nổi. Thí dụ, nhiều người tỏ ra thoải mái dừng hẳn lại bên trong hai giai đoạn đầu trong chu kỳ linh đạo, thuộc lănh vực bản thân, và không thèm đi xa hơn nữa. Nhiều người làm thế. Một cách nào đó, hai hoạt động tạo nền trong diễn tŕnh gọi là ‘linh đạo’ này có thể tạo nên điều ngày nay ta gọi là ‘linh đạo thế tục’ – gọi thế có lẽ v́ do thiếu ngôn từ trong phương diện này nhiều hơn - nghĩa là một cảm thức bản thân về mối liên hệ với ư nghĩa tối hậu từng được chú tâm, và t́m hiểu, nhưng không có bất cứ chỉ danh (designation) đặc thù nào. Do cái âm hưởng của hạn từ ‘thế tục’, chúng tôi thấy thuật ngữ trên không mấy hữu ích, dù hiểu được. Chúng tôi tin qua thuật ngữ ấy người ta muốn nói đích xác đến thứ linh đạo tiền tuyên tín: một thức giấc, một biểu thức sống đối với cái cảm quan về ‘một cái ǵ hơn thế nữa’ nhưng chưa được giải thích trong công thức đức tin. Hạn từ ‘thế tục’ cố ư để dị biệt hóa linh đạo với điều được gọi là ‘tôn giáo’ hay tất cả những ǵ liên can tới ‘tôn giáo’ theo nghĩa một tập hợp phức tạp các tŕnh thuật, nghi lễ, niềm tin và luật lệ. Tuy nhiên theo chúng tôi, tốt hơn từ ‘thế tục’, ta nên dùng từ ‘hữu thể’ (ontic) - một từ liên hệ đến hữu thể học (ontology), tức ngành học về các hữu thể. Như vậy, ta có một ‘linh đạo hữu thể’: một chú tâm, một biểu thức theo bản năng, bẩm sinh và tiền tuyên tín về niềm thúc đẩy siêu việt dâng lên bên trong một con người hay một dân tộc, trong cái chú tâm căn bản của họ đối với cuộc đời.

Các thần học gia nói chung rất hoài nghi cái thứ ‘linh đạo hữu thể’ này bởi nó không có một chút nội dung tuyên tín nào. Nó không sử dụng những khuôn mẫu (templates) thần học cổ truyền để định nghĩa về nó. Và, v́ không sử dụng ngôn từ tuyên tín, nên nó thường bị bác khước như là thiếu bản chất. Tuy nhiên, hai hoạt động tạo nền trong chu kỳ linh đạo vốn dĩ có tính tiền tuyên tín từ trong nội tại. Chúng là những hoạt động đi trước việc giải thích và thâm hiểu thần học. Chúng tôi tin rằng điều ấy không v́ vậy mà làm cho các hoạt động kia và các biểu thức của chúng trở thành vô nghĩa hay không có nội dung thực hoặc nguy hiểm. Điều ấy cũng không khiến chúng mất đi hàm ư thần học (theological import). Bác khước chúng như không có ư nghĩa thần học là bỏ qua phần đóng góp của chúng và tầm quan trọng của chúng trong chu kỳ lớn hơn của linh đạo. Không phải đơn thuần v́ một cái ǵ đó đi trước tuyên tín mà có nghĩa là nó hoặc vô dụng hoặc phản đề lại việc làm của thần học. Ngược lại, rất có thể có nghĩa là nó cần phải được nghiêm chỉnh xem xét và thương thảo để ư nghĩa của nó trở thành hiển hiện.

Điều nguy hiểm trong ‘linh đạo hữu thể’ là khi hai hoạt động tạo nền trong chu kỳ linh đạo được tôn vinh trong thứ ‘tôn giáo dân sự’ là thứ tôn giáo được đặc điểm hóa bằng các biến cố dân sự đem lại cho người ta những cảm quan tương tự như các nghi lễ tôn giáo truyền thống (cảm quan hiệp nhất, cảm quan thuộc về, cảm quan hưng phấn) nhưng không đem lại một đạo đức học toàn diện và có tính nuôi dưỡng. Lịch sử gần đây thôi cũng cho thấy cái thứ tôn giáo ấy dễ dàng bị ư thức hệ chính trị cưỡng chiếm ra sao để phục vụ các mục tiêu ma quái trong đó mọi sự đều bị phi nhân hóa (22).

Tuy nhiên, không thể đánh giá một hiện tượng nguyên chỉ trên căn bản các h́nh thức quá trớn của nó. Dù nó có thể bị ác ư làm cho méo mó ra sao, lănh vực bản thân của linh đạo vẫn là nền tảng cho cuộc sống thiêng liêng thực sự. Nó chính là lănh vực đem lại cho linh đạo – và tôn giáo – cái sinh động, năng lực và tầm cỡ - và theo một nghĩa nào đó chính cái tinh thần của nó!

Ngược lại, ta cũng có thể thấy lănh vực xă hội hay ‘giây phút tôn giáo’ thoát ly khỏi cái bản thân và ‘thiêng liêng’. Đây là một nguy hiểm đặc thù đối với những ai sinh trưởng trong một tôn giáo đặc thù và được đào luyện một cách độc chiếm qua các nghi lễ và tín điều của tôn giáo ấy – nghĩa là tất cả những ǵ ngoại biên với bản chất cái tôi. Trong thứ ngoại nhập văn hóa ấy (enculturation), không một huấn luyện nào cũng như khích lệ nào được đưa ra để người ta chú tâm tới và t́m hiểu về cái bản thân. Trung thành với một bộ luật nào đó mới là nhấn mạnh hàng đầu. Sự giải thích và kư ức cộng đoàn chiếm ưu thế trên việc tra cứu và kinh nghiệm bản thân, dần dà thay thế hẳn cho việc t́m hiểu có phê phán. Các nhà tâm lư học phát triển, đặc biệt là James Fowler, từng nghiên cứu và lên tài liệu các hiệu quả của việc điều kiện hóa này. Fowler nói đến giai đoạn chủ yếu có tính thầm lặng (tacit) trong phát triển đức tin như sau:

Sống với một hệ thống thầm lặng của ư nghĩa và giá trị cũng tương tự như hoàn cảnh của con cá. Được nâng đỡ và nuôi sống nhờ nước, cá không có phương tiện nhẩy ra khỏi hồ để suy tư về cái hồ ấy và nội dung của nó. Một con người cũng thế, (ở giai đoạn này), họ biết có những giá trị và h́nh ảnh quy phạm. Họ nói lên các giá trị và h́nh ảnh ấy, bênh vực chúng và cảm thấy có những đóng góp xúc cảm sâu sắc trong chúng, nhưng không biến cái hệ thống giá trị ấy thành một hệ thống, làm đối tượng cho suy tư (23).

Không phê phán và suy tư, lănh vực xă hội, trong yếu tính vốn có tính giải thích và quy hướng về hành động, dễ trở thành ư thức hệ và duy luân lư (moralist). Nó là cái mặt ngoài của ‘tôn giáo’ mà nhiều người ở lănh vực bản thân từng chạm trán và xa lánh. ‘Giây phút tôn giáo’ phải cho phép tự do, tự phát và phát biểu cách sáng tạo về cái ‘thiêng liêng’ nếu tôn giáo muốn tŕnh diện ḿnh trong căn bản như một phục vụ, chứ không như một áp đặt, trên hành tŕnh t́m kiếm linh đạo. Nhiều điều hơn nữa cần được nói đến điểm này trong chương kế tiếp.

Cùng với hiện tượng ‘sẻ đôi’, việc cấu tạo nên những tam giác trong chu kỳ linh đạo cũng có thể xẩy ra qua việc chỉ xem sét ba trong bốn yếu tố. Thí dụ, người ta có thể chỉ ‘chú tâm’, ‘t́m hiểu’ và ‘giải thích’ mà không bao giờ ‘hành động’ cả. Kết quả là một linh đạo ngụy tạo, chủ yếu chỉ có tính trí óc, một ‘ư tưởng hay’, nhưng hoàn toàn thiếu cái năng động tính biến đổi của một linh đạo chân thực. Hay, nếu ta phải ‘chú tâm’, ‘t́m hiểu’ và ‘hành động’ mà không ‘giải thích’, hậu quả sẽ là một thứ linh đạo bị những cái tùy thích thất thường (whim) hay thành kiến chi phối mà không hề có chiều sâu.

Thay vào đó, cũng có khi v́ nhấn mạnh quá đến lănh vực xă hội, người ta có thể bị dính cứng vào tam giác ‘giải thích’, tam giác ‘hành động’ hay tam giác ‘t́m hiểu’ mà không có yếu tố bản thân sâu sắc nào của ‘chú tâm’. Trong các tam giác ấy, tư duy tri thức đă thế chỗ cho việc thăm ḍ có tính chủ quan hơn tức là việc chú tâm đến cuộc sống t́nh cảm của một cá nhân. Một linh đạo như thế, dù vững chắc, nhưng thiếu nội tâm tính là thứ đem lại cho linh đạo chân chính tấm ḷng của nó, sự tự phát và óc sáng tạo của nó. Từ tam giác ‘giải thích’, ‘hành động’ và ‘chú tâm’, ta có thể h́nh dung ra một linh đạo cực kỳ sùng đạo (devotional), hay một h́nh thức sốt sắng nào đó, nhưng đó là một linh đạo cưỡng lại mọi khả tín tính của lư trí.

 

Kết Luận

Như thế, linh đạo bao gồm hai giây phút căn bản: giây phút ‘thiêng liêng’ và giây phút ‘tôn giáo’. Không có tôn giáo, thiêng liêng không bao giờ đạt tới chiều sâu của ḿnh; tuy nhiên, không có thiêng liêng, tôn giáo chỉ là giáo điều. Khi ‘thiêng liêng’ và ‘tôn giáo’ đi đôi hoà hợp với nhau, lúc ấy người ta sẽ có được cái khả thể cho sinh khí linh đạo.

Nếu đă nh́n nhận tương quan hỗ tương nội tại giữa ‘thiêng liêng’ và ‘tôn giáo’ bên trong linh đạo, th́ hiện tượng học đơn giản về linh đạo có thể nhận được một định nghĩa khác dùng làm kết luận. Nếu câu định nghĩa của Thánh Anselm về thần học là ‘đức tin đi t́m hiểu biết’, th́ có lẽ linh đạo có thể được quan niệm như là ‘đức tin đi t́m cảm nghiệm’. Nhưng, v́ đặc tính yếu tính của linh đạo là chu kỳ như đă được tŕnh bầy ở đây, nên chúng tôi nghĩ cuối cùng nên định nghĩa linh đạo như là cảm nghiệm đi t́m đức tin, một đức tin đi t́m cảm nghiệm (experience-seeking faith-seeking experience) (24). Khi cái này đi t́m cái kia th́ chúng ta đă biến đổi sự phân ly giữa tôn giáo và linh đạo thành sự phân biệt giữa chúng và cho phép ta có thể có một tôn giáo nhiễm đầy linh đạo và một linh đạo nhiễm đầy tôn giáo.

 

Vinc. Vũ Văn An

 

Mời đọc tiếp

1 2 3


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.