CHỨNG TỪ ƠN GỌI - bài 2

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

HolyFamily

 

 

 

Tự do trong đời sống tận hiến

 

 

 

Paris. Chủ nhật 11 tháng 01 năm 2009, cả Giáo Xứ Việt Nam Paris đă học hỏi về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến », do cha Phan Tấn Khánh cho chứng từ. Đây là đề tài học hỏi thứ hai trong chương tŕnh « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009» tại GXVN Paris. Chứng từ ơn gọi, bài 1, đă được cha Nguyễn B́nh chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi ḿnh» ?

 

1. Chương tŕnh mục vụ 2009 đặc biệt nhắm về chủ đề « ƠN GỌI »

Trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 51 ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, Đức Ông Mai Đức Vinh đă giới thiệu hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009, đă được Ban Giám Đốc chấp nhận và Ban Thường Vụ thông qua. Hướng đi này gồm hai chương tŕnh chính: Năm thánh Phaolô của toàn Giáo Hội và Năm Ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris.

Về Năm Thánh Phao-lô, với Giáo hội hoàn vũ, và theo chương tŕnh Ṭa thánh, GX bắt đầu năm Thánh Phao-lô từ 29-06-2008 đến 29-06-2009. Mục đích Giáo hội mời gọi chúng ta t́m hiểu con người của thánh nhân, học hỏi giáo lư của ngài qua sách Tông đồ Công vụ (từ chương 9) và trong 12 thư ngài viết, để từ đó chúng ta sống vững niềm tin vào Chúa Kitô và dấn thân truyền giáo theo gương thánh Phao-lô. GX đă khởi sự từ đầu tháng 9-2008. Việc làm cơ bản của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, Ban, Nhóm, tùy theo hoàn cảnh,học hỏi, chia sẻ về cách sống và giáo huấn của Thánh nhân.

An b́nh

Về Năm Ơn gọi, với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “, dưới tiêu đề “ Năm của Linh mục, văn pḥng về ơn gọi củaTổng Giáo phận Paris muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích: 1-Gây ư thức về ơn gọi nơi các em nhỏ; 2-Cổ vơ ơn gọi nơi giới trẻ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.

Giáo Xứ chúng ta dành năm 2009 để ḥa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo phận qua những thể hiện cụ thể :

1. Xin mỗi vị giảng lể cố hướng về ơn gọi.

2. Nhắc nhở và tổ chức các chiến dịch cầu nguyện cho ơn gọi

3. Thứ bảy và chủ nhật II mỗi tháng sẽ mời một linh mục, thầy sáu, tu sĩ hay giáo dân giảng lễ và cho chứng từ về ơn gọi.

4. Chỉnh đốn lại “ nhóm các em giúp lể “: đi đều đặn, học biết về cách giúp lể, học hiểu về ư nghỉa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ.

5. Chỉnh đốn lại Hội Yểm trợ Ơn gọi: Nên có thư liên lạc để nhắc nhở các hội viên cầu nguyên, góp tiền niên liễm. và cổ động hội viên mới.

6. Cần mở rộng quan điểm về ơn gọi: Ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, ơn gọi giáo dân tận hiến, ơn gọi phó tế vĩnh viễn, ơn gọi lập gia đ́nh.

7. Cổ động cho các địa điểm mục vụ, các hội đoàn tham gia chương tŕnh của năm ơn gọi: dâng lể, giờ thánh, trao đổi về ơn gọi…

8. Mỗi tháng báo GX dành 1-2 ” trang về ơn gọi “.

9. Mở ” Trang Ơn gọi “ trên site Internet của GX.

10. Dành bảng lớn để tŕnh bày h́nh ảnh, tin tức về ơn gọi.

 

2. Cha Phan Tấn Khánh cho chứng từ về « Tự do trong đời sống tận hiến »

Nhằm thể hiện chương tŕnh năm « Ơn Gọi » này, Chúa nhật thứ hai trong tháng giêng, 11.01.2009, cha Phan tấn Khánh, linh mục thuộc tu hội Xuân Bích, đă đến chủ tế, chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn giáo xứ và cho chứng từ về « Tự do trong đời sống tận hiến » (1).

An b́nh

Trước nhất ngài tóm tắt Lời Chúa hôm nay, Lễ trọng Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Chúa nhật thứ nhất, Mùa thường niên năm B.

Bài đọc I, trích Sách I-sai-a (Is 55, 1- 11) : Lời Thiên Chúa vừa bổ dưỡng, vừa bí nhiệm, và luôn kêu gọi chúng ta trở lại với Giao ước.

Bài đọc II, trích thư thánh Gioan (1 Ga 5, 1- 9) : Ai tin kính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, th́ được Thiên Chúa cho tái sinh và cho làm con Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng theo thánh Mác-cô (Mc 1, 7-11): Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên ḿnh. Lại có tiếng từ trời phán rằng : "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài ḷng về Con".

Rối từ đó, ngài đặt vấn đề : « Tự do là ǵ ? Theo tiếng gọi của Chúa để sống đức tin, để lập gia đ́nh, và đặc biệt để sống đời tận hiến, có tự do không » ?

Cha Phan tấn Khánh chia sẻ (1) :

Vâng theo lời của Đức Ông Giám Đốc Giu-se, sáng nay chúng ta cùng nhau chia sẻ về đề tài tự do và cầu nguyện xin Chúa ban thêm nhiều tâm hồn quảng đại dâng ḿnh trong đời sống tận hiến. Làm thế nào để có thể suy niệm về đề tài này trong ngày lễ mừng kính mầu nhiệm Chúa chúng ta chịu phép Rửa ? Trả lời câu hỏi này, không ǵ hơn là để Lời Chúa của ngày lễ hôm nay soi sáng chúng ta.

Nhờ giáo lư, chúng ta biết được rằng việc Chúa Giê-su chịu phép rửa là một trong ba biến cố của mầu nhiệm Hiển Linh. Ở đó, Chúa hiển dương thần tính của Ngài: con người Giê-su tỏ lộ Ngài là con dấu ái của Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa. Phần chúng ta, bằng bí tích Thánh Tẩy của ngày chịu phép rửa tội, chúng ta đă trở thành con cái Thiên Chúa. Từ đó, chúng ta không ngừng được mời gọi để làm hiển lộ h́nh ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi đă in sâu trong tâm khảm ḿnh. H́nh ảnh đó được phản chiếu dưới nhiều phương diện trong đời sống của người ki-tô hữu, ở đó, tự do là một phần không thể thiếu.

Tự do là ǵ ? Chúng ta có thể nêu lên vài điểm đồng thuận như sau. Trước hết, tự do đối nghịch với thân phận nô lệ; người có tự do là người hoàn toàn làm chủ đời ḿnh, không phụ thuộc vào bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh nào. Kế đến, khác với người Do Thái, những người đă từ chối sự tự do mà Chúa Ki-tô hứa ban, chúng ta được Ngài giải thoát khỏi ách tội lỗi (Phúc Âm Gioan, ch. 8). Sau nữa, dầu rất quan trọng, nhưng tự do không phải là mục đích tự thân: Chúa ban cho chúng ta ưu phẩm này để chúng ta xử dụng xứng hợp mà tôn vinh Chúa và phục vụ anh chị em ḿnh. Và một điểm nữa, rất quan trọng, tự do không phải là muốn làm ǵ th́ làm, v́ nếu vậy, gia đ́nh, giáo hội, xă hội sẽ đại loạn; bất kỳ ở đâu, ở thời đại nào cũng có luật lệ và quy tắc. Những điều này và nhiều điểm căn bản khác nữa, ai cũng dễ dàng chấp nhận.

Nhưng vấn đề sẽ trở nên nan giải hơn chút ít như lời Đức Ông Giám Đốc đă gợi ra trước lời đầu lễ : có nhiều người, ngay cả một vài người công giáo, nghĩ rằng làm con Chúa là mất ít nhiều tự do, đi tu càng mất tự do. Người công giáo phải sống dưới đủ thứ luật lệ, người sống bậc tu tŕ th́ càng nhiều sự ràng buộc hơn, nhất là bị chi phối bởi khấn vâng phục.

Nhưng nếu lư luận như vậy, th́ từ các Đấng chủ chăn cho đến tất cả chúng ta đều là nô lệ ! Nếu vậy, ơn giải thoát của Chúa Ki-tô đă vô ích ! Nếu vậy, chính Đấng cứu độ và Chúa chúng ta cũng đă là một người bị mất sạch tự do, bởi v́ Ngài đă vâng phục đến cùng, vâng phục cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, và chết trên cây thập tự. Nếu vậy, chúng ta tôn thờ một người nô lệ. Nếu vậy, chúng ta đă kính mến một người nô lệ khác, người ấy có tên là Maria, chính là người đă nói lời “xin vâng”. Theo lối lư luận này : thờ một người bị tước đoạt tự do, kính một người nô lệ khác, thân phận của chúng ta thật thảm hại đến chừng nào !

Nhưng không !

Bởi v́ tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của loài người, và đường lối của Người lại càng khác xa với đường lối của chúng ta như trời cách đất (bài đọc I). Ngài đă dùng chính sự tự hạ và vâng phục tuyệt đối của Con Một duy nhất của ḿnh để giải thoát chúng ta khỏi thân phận nô lệ, khỏi sự tự do giả tạo của chúng ta nữa.

Bởi v́, hôm nay, Ngài chứng thật rằng Đức Giê-su là Con chí ái v́ đă vâng lời Ngài, v́ đă hạ ḿnh. Ngài đă cho tất cả mọi người có mặt buổi sáng hôm ấy ở sông Gio-đan, và không chỉ buổi sáng hôm ấy mà c̣n cho muôn đời sau, thấy rằng Chúa Giê-su là Con chí ái của Ngài. Đó là điều thánh Phao-lô đă suy niệm và xác quyết : sau khi Chúa Giê-su Ki-tô đă vâng lời cho đến chết, Chúa Cha “ đă siêu tôn Người”, và tặng ban cho Người một “danh hiệu vượt trên muôn ngàn danh hiệu”. Để khi vừa nghe đến danh thánh Giê-su, “cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (thư gời tín hữu Philipphê, ch. 2).

Chỉ ai là con chí ái mới đủ sức mạnh và yêu thương để vâng lời, mới có thể thoát khỏi mọi ràng buộc và cưỡng bách.

Hôm nay, chúng ta cầu xin cho có nhiều người biết đáp trả lại tiếng gọi của Chúa mà dâng ḿnh phục vụ Chúa và Hội Thánh. Hôm nay một lần nữa, xin Chúa cho chúng ta biết xác tín rằng chỉ có sự vâng phục theo thánh ư Chúa mới là nguồn mạch mang lại tự do đích thật, và chỉ có người được giải thoát hoàn toàn mới có thể thưa lời fiat, như Đức Maria ngày xưa, cùng Cha trên trời.

Chúa Ki-tô đă giải thoát chúng ta, xin Ngài tiếp tục ban cho chúng ta biết can đảm dùng tự do của ḿnh đáp lại tiếng gọi của Ngài để dấn thân phục vụ anh chị em ḿnh. Khi ấy, tiếng Chúa Cha đă làm chứng về Con Một của Người ngày nào trên ḍng sông Gio-đan cũng sẽ vang vọng trên đời sống chúng ta. Khi ấy, Thần Khí của Sự Thật cũng sẽ lấy h́nh chim bồ câu mà tăng thêm ơn trợ lực cho chúng ta. Khi ấy, chắc chắn rằng h́nh ảnh của Chúa Ba Ngôi sẽ in tạc sâu thêm vào trong linh hồn chúng ta, để càng tỏ rạng ngày một hơn trong đời sống thánh đức, nhiệt thành của con cái Người trước mặt thiên hạ.

 

 

Trần Văn Cảnh

Paris, ngày 13 tháng 01 năm 2009

 


Ghi Chú

(1). Xin chân thành cám ơn cha Phan Tấn Khánh đă ghi lại và cho phép phổ biến bài chia sẻ.

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.