Công Lư, Điều Kiện Lành Mạnh Hóa Xă Hội

1 2

man

 

 

 

 

Chờ Đợi, Hiện Tượng Đặc Thù Trong Cơi Nhân Sinh

Trông chờ, mong đợi được mô tả như một nét đặc trưng của cuộc sống con người! Nói theo ngôn từ của triết Hiện Sinh(Existentiialism), con người chủ yếu là một dự-phóng(projection) về tương lai, bởi vì con người là một sáng tạo liên tục, chính nhờ khả năng dự-phóng về tương lai nầy, con người dễ quên đi những phiền muộn, những thất bại cay chua của qúa khứ để ngướng vọng về tương lai, vào những gì mà con người nghĩ là sẽ tốt đẹp hơn trong qúa khứ! Nhờ khả năng dự phóng nầy mà loài người có văn minh tiến bộ. Dự phóng về tương lai, hướng về những gì có thể biến thành theo tiềm năng thiên phú...tất cả những khả năng ấy chúng ta có thể tóm tắt trong hai chữ đợi chờ!

Nhưng đợi chờ gì đây? Mong ước gì đây? Chờ đợi! Nhưng chẳng biết chờ đợi ǵ! Waiting! Waiting! But, waiting for nothing! Nothing at all!

Câu trả lời bi đát, tuyệt vọng phát ra từ miệng lưỡi của những con người sống vô vọng trên đường phố Brooklyne New York, được được Thomas Wolfe viết trong cuốn sách tâm lý xã hội nhan đề ”You can’t go home again”, cuốn sách được bắt đầu bằng khung cảnh buồn thảm trống vắng của khu phố nghèo của thành phố Brooklyne, New York vào một buổi chiều lãnh lẽo ảm đãm cô liêu..nơi một góc phố, có quán rượu tồi tàn, trước quán có hàng chục người ngồi trước cửa, từng giờ, từng ngày.ngóng đợi, nhưng chẳng biết chờ đợi gì...Waiting for nothing...nothing at all...câu nói vô vọng của những người sống vô nghĩa, vô tích sự, sống như thừa thải...họ sống một cách thể lý, nhưng tinh thần hầu như đã chết! Waiting for nothing! chẳng biết chờ đợi gì!

Thật là câu nói bi thảm hoàn toàn trái ngược với Mối Phúc Thứ Tư. Nơi đây Chúa Jésus vẽ bức tranh của người tha thiết đợi trông và thành khẩn ước mong vời vợi! Ngài phán:

”Phúc cho ai đói khát sự hoàn thiện, họ sẽ được mãn nguyện như lòng mong ước”(Mt.5,6)

Chúng ta sẽ không thể hiểu được sứ điệp trên của Chúa Cứu Thế, mà không nghĩ ngay tới nhu cầu khẩn trương của con người xã hội ngày nay! Trong cái thế giới kỷ thuật tiến bộ ồn ào, rộn ràng của nhân loại, thế kỉ của vận tốc máy điện toán tinh xảo như hôm nay, vẩn có hằng hàng lớp lớp những con người, già trẻ đủ các lứa tuổi đang lang thang thất thểu đó đây, đang hoang phí đi biết bao giờ phút, có khi là cả ngày lẩn tháng cùng năm ngồi ngóng đợi trong hư không, đã hoang phí đi biết bao thời giờ vàng bạc! Nhưng họ chẳng biết phải chờ mong cái gì đây! Họ sống trong vô vọng, vô nghĩa và vô duyên, nói cách khác, cuộc chờ mong của họ thật là vô tích sự! Chờ mà không rõ mình chờ cái ǵ, cũng như đi mà không biết phải đi đâu! Sống vô vọng là như chết mà còn hơi thở! Thể xác hình như còn sống, nhưng tinh thần họ thực sự đã chết rồi!

Một điều đáng ta ghi nhận nơi Mối Phúc Thứ Tư là một gía trị tích cực, tìm thấy ngay trong những ước muốn của con người: đói và khát là hai nhu cầu căn bản, đòi hỏi thiết yếu của sự sống. Chúa Kitô lưu tâm đến những nhu cầu căn bản nầy và áp dụng chúng trong phạm vi thể lý cũng như trong lãnh vực tâm linh! Ước muốn là một đòi hỏi tích cực căn bản, chúng ta không nên xấu hổ hay có mặc cảm tội lỗi, nếu được hiểu như ước muốn lành mạnh, tư nhiên trong ṿng luật lệ cho phép. Không nên coi tất cả ước muốn(desire) là xấu xa, phải tiêu diệt. Nơi đây ta thấy sự khát biệt sâu xa giữa Phật giáo và Kitô giáo: trong Phật Gíao ước muốn là mẹ sinh ra muôn vàn sự dữ, là nguồn gốc mọi bất hạnh của con người, cho nên việc làm đầu tiên của tu đạo là phải diệt dục. Con đường cứu rỗi theo Phật giáo cũng khởi xướng từ việc tận diệt ước muốn! Trong Kitô giáo, Chúa xác nhận sự hợp pháp, bình thường của nững ước muốn căn bản của sự sống, trong đó có ước muốn của ăn thức uống, đói, khát được coi là hai ước muốn căn bản nói lên tính căn bình thường của con người.

Cảm nghiệm đói và khát là những dấu chỉ của sức khẻo thể lý, thân thể có bình thường người ta mới thấy đói và khát, nhờ cảm quan đói khát ta cung cấp bồi dưỡng cho cơ thể những gì cần thiết cho sức khoẻ và cho sự sống mạnh, sống còn! Cũng một nguyên tắc ấy áp dụng trong lãnh vực tâm linh. Nhìn sâu vào cõi tâm linh, chúng ta nhận diện ra, sâu thẳn trong trái tim của nhân loại, có những đòi hỏi, những mong ước, những khát khao của trái tim, của linh hồn của tâm linh của tinh thần, của siêu linh, chúng ta không thể đè nén áp chế những khát khao nầy, trái lại, cần chấp nhận chúng như những sinh động tích cực của sự sống như bước đầu tiên khẩn thiết của cuộc hành trình và sự hoàn vẹn hóa của tinh thần.!

Qua những nhận xét trên đây, có một điều quan trọng nữa chúng ta cần phải ghi nhận là “Mối Phúc Thứ Tư” không phải là bình phong che đậy hoặc dung thứ cho tất cả mọi ước muốn trong ý nghĩa là dục vọng của con người.

 

Công Lư, Khát Vọng Tha Thiết Của Con Người

Khát vọng sâu xa nhất nơi trái tim nhân loại phải chăng là ước mong công lư. Để thấu triệt vấn đề, chúng ta thử t́m và phân tích từ ngữ thông dụng, nhưng cũng gây nhiều ngộ nhận và lạm dụng, đắc biệt từ ngữ “DESIRE”

Chữ “Desire” nơi đây cần đuợc dịch ra tiếng Việt là dục vọng, dục vọng mang ý nghĩa tiêu cực, có nghĩa là những ước muốn bất hợp pháp, không thể chấp nhận. Một cách tổng quát, không phải tất cả mọi ước muốn của con người đều đáng được chấp nhận, có những ước muốn trái phép, trái luật cần phải kiềm chế, hay có khi phải loại trừ. Trong Mối Phúc Thứ Tư, Chúa Kitô chỉ chúc phúc, và hứa sự mãn nguyện cho một số ước muốn đích thực, hữu ích cho con người mà thôi. Nói như thế, có nhĩa là có những ước muốn,những khao khát không bao giờ được mãn nguyện, hoặc được chúc phúc. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn và tôi cũng có kinh nghiệm là có vô số con người đã ra công vất vả hầu mong đạt tới những gì họ mong ước. Nhưng thực tế trả lời họ cách thảm hại, là họ không bao giờ đạt tới những gì họ mơ ước! Nghĩa là có những mơ ước mãi mãi vẫn là ước mơ! Chúng khó mà biến thành thực tại.Thực tế đưa ta đến kết luận nầy: không phải tất cả những gì xem ra đang ước mơ là có thể thỏa mản được lòng ta mong muốn! Cũng như có những thức ăn, đó uống, mới nhìn qua thật là hấp dẫn, nhưng chẳng đem lại lợi ích dinh dưỡng nào cho cơ thể ta, có khi còn mang đến tai hại cho sức khẻo nếu ta liều lĩnh ăn hoặc uống những thứ đó.

Trong lãnh vực tâm linh cũng thế, có những ước mơ không đem lại sự mãn nguyện cho tâm hồn, chẳng sinh ra hoa traí linh thiêng cho cuộc sống tâm linh cuả ta! Những niềm mơ nào Chúa Trời chúc phúc và hứa cho mãn nguyện? Trong mối Phúc Thứ Tư, Chúa hứa ban sự mãn nguyện cho bất cứ những ai khát mong sự công chính, thanh thiện, nghĩa là là ước mong trở nên thánh thiện toàn vẹn tốt lành như Chúa mong đợi. Ước nguyện nên thánh-thiện, nên công chính! Con người thời đại sẽ cười lên khi nghe điều Phúc nầy. Trên đời nầy, người ta uớc cho được nhiều tiền tài danh vọng, được may mắn, được sống sung sướng hạnh phúc hơn người,tài gỏi hơn, được giàu có sung sướng hạnh phúc hơn, mong cho được trở nên quyền lực hơn, sách Tam Tự kinh có liệt kê những điều thiên hạ ước mơ:đó là Phúc, Lộc, Thọ, một tứ “Triad” của người Á-Đông! Sống lâu trăm tuổi: sống giầu có, sống gặp nhiều may mắn!. Trong công thức không thấy nói đến sống có ý nghĩa hơn, hữu ích cho nhân quần xã hội, sống xứng đáng nhân phẩm con người! Lẽ tất nhiên công thức trên vắng bóng của ước mơ sống thánh thiện, sống công minh chính trực! Không thể trách cứ công thức “Mơ Ước” của người Á Châu, vì chưa được tinh thần đức tin của Phúc-Âm soi chiếu! Lý tưởng Khổng-Mạnh hay Phật-Lão-Trang, chỉ xoay quanh cuộc sống thuần túy trong lãnh vực tự nhiên! Con người nổ lực tranh đấu làm sao sống thoát khổ, sống sung sướng thể xác, sống lâu để được hưởng thụ những thú vui trên cõi đời!

Chỉ sau khi Kitô giáo du nhập vào Á Châu, người ta mới bắt đầu học sống theo ánh sáng Phúc Âm của Chúa Jésus, đời sống thánh thiện, đời sống vác thập tự giá sống theo thánh ý của Thiên Chúa là một nhân tố mới lạ mà nhiều người Á Châu, phải khó khăn mới hội nhập được! Với người không chấp nhận niềm tin vào Đạo Chúa, không nhìn thấy giá trị mơí khơi nguồn nơi Thập giá Chúa, khó lòng hiểu được chân lý mới nầy! Cũng như não trạng của dân Do-Thái không tin tưởng vào Chúa Kitô, hoặc dân ngoại Hy-Lạp dựa vào lý chứng của trí tuệ, người dân ngoại Á châu cũng cho rằng khước từ lợi phước là một sự điên rồ khờ dại.

Các Thánh Tử Đạo việt nam, khi bị các quan quyền tra tấn, khuyên dụ từ bỏ Thập Tự Giá Chúa sẽ được ân thưởng, được tự do sung sướng, có vị quan còn hứa ban tước lộc, được hưởng giàu sang phú quí, nếu chịu từ bỏ “Đạo Gia Tô”, khi các vị thánh không chịu bỏ Đạo, quan quân ngoại đạo lắc đầu khinh bỉ, coi họ là những người điên khùng, khờ dại! Nói tóm lại, sống thánh thiện, sống theo gương mẫu của Chúa Kitô làm cho người đời khinh chê mỉa mai, có khi làm cho họ phải kinh hãi!

Tại sai hai chữ thánh thiện làm chói tai người không có niềm tin?

Tại sao người đời sợ nghe hai chữ thánh thiện?

Người đời nghĩ gì về hai chữ thánh thiện?

 

Thánh Nhân, Mẫu Người Được Nhân Loại Ngưỡng Mộ

Muốn tìm hiểu ý nghĩa của thánh thiện, ta không thể không bàn đến thánh nhân, tức là người đã đạt đến mức cao của sự thánh thiện, nói cách khác, thánh nhân là người đã cụ thể hóa sự thánh thiện trong đời thường, thực tế của mình. Ta không thể sờ mó được sự thánh thiện, nhưng ta cảm nghiệm được sự thánh thiện qua con người gọi là thánh nhân! Thánh nhân tuy được ngưòi đời kính nể nhưng người đời vẩn sợ hãi con người thánh nhân! Trước hết thánh nhân sống khác người thường, không giống con người trần tục,”người đời”, chẳng hạn trong khi người đời muốn sống sung sướng thoải mái, ưa được thoả măn mọi dục vọng, thì thánh nhân là người sống theo luật lệ, sống khắc kỷ, sống có kỷ luật, kiềm hãm các dục vọng. Ngườ đời ưa thích đuợc giàu có, nhiều quyền lực đẻ ức hiếp bắt nạt ngườ khác, thì thánh trái lại, sống tu thân khắc khổ, kiềm hãm càc đòi hỏi của dục vọng, sống kham khổ, sống nghèo, sống đơn sơ bé mọn, sống bình thường như những con người dân bình thường, không nhung lụa kiêu sa, không quyền cao chức trọng, sống nghèo để giúp đỡ những con nguời nghèo. Thánh nhân ăn để sống, chứ không phải sống để ăn!.Thánh nhân sống theo lý tưởng Đạo Trời. Người đời, trái lại, sống theo những đòi hỏi của xác thịt, theo trào lưu, theo thời trang!.Tóm lại, một bên sống theo Đạo nghĩa, một bên sống theo dục vọng! Hai chữ dục vọng nơi đay hiểu theo nghĩa của Phật giáo, là căn nguyên mọi khổ đau của nhân sinh. Sách vở đã chia ra hai phạm trù thánh nhân và người đời cũng như sự thánh thiện đối nghịch với vòng tục lụy! Nhưng trong bản chất của cuộc sống, không có sự chia phân phân định rành mạch triệt để , vạch làn ranh chia cắt nầy. Đời sống con người trên dương thế là một tổng thể pha trộn giũa thánh thiện và trần tục ôm ấp nhau trong cái thực thể của cuộc sống. Nơi vị thánh nhân có con người phàm tục trần lụy, và trong con người phàm phu tội lụy có hình ảnh của một vị thánh nhân. Thánh nhân hay phàm nhân được nhìn trong một tiến trình trở thành (process of becoming) có tính cách biện chứng(dialectic). Có thể là thánh nhân hôm nay, lúc nầy, rồi cũng có thể biến thành phàm phu tục tử, tiểu nhân ngày mai! Trong con người, có khả thể biện chứng trở nên vị thánh hay ác qủy. Làn ranh giới biện biệt phân chia nằm ngay trong trái tim và ý chí chúng ta mà thôi! Nằm sâu trong não trạng của con người. Qua bao nhiêu thế hệ, đă có một ngộ nhận tai hại về thánh nhân và sự thánh thiện! Tại sao con ngưòi kính nhi viễn chi các vị thánh nhân, mà lại ôm ấp con người trần lụy vào trái tim mình?

 

Thánh Nhân Là Ai?

Nếu hiểu rằng thánh nhân không phải là những con người kỳ lạ, sống biệt dị khắc khổ lạc loài trong các hang động, ăn mặc lôi thôi, ăn uống khác thường, sống tách biệt cuộc đời trong một giới không tưởng, lập dị! Trái lại, họ là những con người bình thường như muôn vàn con người khác! Điều làm cho họ khác biệt với người tầm thường, tức lá ý chí sắt đá, tận lực theo đuổi một lý tưởng cao vời, họ là những con người phi thường, nhờ sự gắng công luyện chí, đã đặt tới tình trạng nhân đức phi thường! Theo ngôn từ Kitô giáo, họ là những con người, sống theo tiếng gọi của Trời Cao, sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và trung thành thực hiện Thiên ý trong cuộc sống của mình! Các Ngài là những con người cố gắng thực thi Thiên Ư trong hành tŕnh cuộc sống, đáp lại lời mời gọi sống thiện của Thiên Chúa như lư tưởng cao đẹp duy nhất đời ḿnh!

Sự Thánh Thiện Là Điều Kiện Của Hạnh Phúc Chân Thực

Sự thánh thiện, hiểu theo kinh thánh Tân Ước, đặc biệt trong “Mối Phúc Thứ Tư” (Matt 5:6) là một đầy đủ, toàn thể, trọn vẹn, lành mạnh, ví như sức khỏe thể xác, nói lên một tình trạng đầy đủ tốt đẹp, khả quan! Chúng ta có thể phiên dịch những ý niệm vẹn toàn tôt đẹp khả quan trên bầng chữ thiện hảo, công chính. Hai chữ thánh thiện mà Chúa Kitô đề trong kinh thánh biểu trưng cho một sự trạng huống sống thực, đầy đủ vẹn toàn(living a whole and complete life) kết liên với chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa! Khi lòng trí chúng ta khát khao mong dợi những điều đó, Chúa hứa sẽ ban cho ta được mãn nguyện! Trong lãnh vực thể lý, mọi người chúng ta, có kinh nghiệm và cảm nghiệm thế nào là đói và khát! Khi ta đo khát:cơm và nước thỏa mãn nhu cầu đói khát của ta! Chúng ta làm gì khi ta phải ở trong cơn đói khát? Chúng ta không những ý thức đói khát thôi đâu, mà còn thèm khát, đi tìm cho ra của ăn thức uống! Chúng ta khao khát tìm kiếm, và chúng ta sẽ được thỏa mãn.khao khát có cơm có nước! Trong lãnh vực tâm linh cũng thế, Chúa nói đến kinh nghiệm của con người, không những chỉ ý thức suông hay ước muốn suông thôi, mà còn khao khát tìm kiếm sự thánh thiện, một cách mạnh mẽ, Chúa nói, những ai đói khát sự thánh thiện, sự trọn hảo, Chúa sẽ ban cho họ được no thoả. Thật khó mà cảm nghiệm sự đói khát sự thánh thiện trọn hảo cho đến khi chúng ta thâm tín rằng sự thánh thiện trọn hảo là con đường đưa ta đến Chân Hạnh Phúc.

Thánh Augustinô, sau bao nhiêu năm chìn ngụp trong sa đọa, sau khi tìm được Thiên Chúa, Ngài đã kêu lên, trong cảm nghiệm tràn đầy sâu thảm nhu cầu của con người là tìm được nguồn linh thánh, Ngài nói:

”Ôi lạy Thiên Chúa của lòng con, bởi vì Ngài đã tác tạo nên chúng con cho ngài, cho nên linh hồn con sẽ chẳng bao giờ đưực yên hàn cho tới an nghỉ trong Chúa mà thôi”Confessions).

Câu nói thời danh của Thánh Augustinô trên đây hé mở cho ta nét đặc thù khác biệt giữa thánh nhân và con người “phàm phu tục tử”! Trong khi thánh nhân khát khao yên nghỉ trong cung ḷng Thiên Chúa, thì kẻ “phàm phu tục tử “chỉ tha thiết đến những gì trong tầm tay với của xác thể và cảm xúc! Cái gì vui thích, hữu dụng là tốt, đáng cho con người tìm kiếm theo đuổi! Hạnh phúc là cái gì thực tiển mà con người có thể hưởng thụ hôm nay và lúc nầy! Nếu cho rằng con người chỉ tìm thấy hạnh phúc trong những gì thực tiển mà thân xác có thể cảm nghiệm hưởng thụ! Câu hỏi nghiêm chỉnh sẽ đối diện mọi lương tâm con nguời là: Phải chăng chúng ta thực sự được hạnh phúc, khi cố tình không biết đến hay tìm quên trách nhiệm luân lư, đạo đức không? nếu hạnh phúc hệ tại ở chỗ chiếm hữu nhiều và hưởng thụ tối đa, thì tại sao, xã hội chúng ta đang sống hôm nay, con người kể như chiếm hữu nhiều, hưởng thụ nhiều nhất trong lịch sử, nhưng tại sao con người trong thế giới hôm nay , con người cảm thấy đầy đọa nhất, sầu khổ nhất, bất hạnh nhất trong lịch sử của loài người! Con người hôm nay thấy bất ổn, bất hạnh và bị đe dọa nhất bởi vì con người hôm nay thiếu hai điều quan trọng nhất: một là thiếu vắng sự thánh thiện, hai là vắng bóng hạnh phúc chân thực! Có một tương quan giữa hai cái thiếu vắng nầy: thiếu vắng sự thánh thiện cũng đồng thời vắng bóng hạnh phúc chân thực! Vì thế con người hôm nay cần nghe lại sứ điệp của Bát Phúc: “Những ai khát khao tìm kiếm sự thánh thiện, sẽ được Thiên Chúa cho mãn nguyện”.(Mt 5:6)

 

Ư Nghĩa Từ Ngữ Công-Chính

“Công-Chính(Righteousness), một từ ngữ Kinh Thánh, rất thường được đọc thấy trongThánh Kinh của Do-Thái giáo, và có nhiều lần được xử dụng trong Phúc-Âm của Thánh Mathêô. Lần thứ nhất Thánh Mathêô dùng từ ngữ công chính, khi Ngài mô tả Thánh Giuse như là một người công chính “Righteous man”nghĩa là người tận tâm tuân giữ lề luật của Môisen, trong mạch văn nầy, được hiểu như một tuân phục luân lý đạo đức đối vối Thánh ý của Thiên Chúa!.

Tuy vậy, khi được xử dụng đến trong chương thứ ba, từ ngữ công chinh lại được hiểu theo một ý nghĩa khác với nghĩa công chính:

“Bấy giờ Chúa Jésus bỏ Galiléa mà đến với ông Gioan bên giòng sông Giođan để được ông rửa tội cho! Nhưng ông ngăn cản Ngài mà rằng: chính tôi mới cần được Ngài thanh tẩy cho, thế nay Ngài lại đến xin tôi thanh tẩy làm sao được! Chúa Kitô đáp lại và trả lời ông Gioan rằng:Bây giờ xin ngài cứ chấp nhận cho,vì đương nhiên, chúng ta phải thực thi trọn vẹn lẽ công chính! Nghe nói thế, Gioan mới chấp thuận!(Matt 3:13-17).

Thực thi trọn vẹn, thường dùng để ám chỉ làm trọn vẹn lời tiên báo của các vị tiên tri, hay làm trọn lời tiên tri. Nhưng làm trọn lời tiên tri cũng có nghĩa là hiểu lời tiên tri, mà hiểu lời tiên tri, theo truyền thống đạo đức có nghĩa là nhắc đến hành vi Cứu Chuộc của Thiên Chúa thi hành qua dòng lịch sử! Giải thích cuộc đàm thoại trên giữa Chúa Kitô và Gioan, có lẽ Chúa Kitô muốn nói với Gioan tẩy giã rằng: nghĩa vụ của chúng ta(Chúa và Gioan) là phải thực thi trọn vẹn hành động cứu chuộc của Thiên Chúa, trong lúc nầy, nghĩa là, Đầng Thiên Sai(Messiah) coi như đồng hóa với tội nhân! Nói cách khác, cứ làm Phép Rửa cho Đấng Thiên Sai, hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa là đấng Thiên Sai bị đồng hóa với tội nhân, cùng chung số phận như tội nhân. Sự xác nhận qua tiếng Nói uy linh, vang vọng từ Trời cao:” Đây là con ta yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng!(Matt.3: 17) như một lời xác nhận rõ ràng cho lối giải thích trên đây!

Từ ngữ công chính được dùng trong Mối Phúc Thật Thứ Tư, (Matt 5:6 ) một lần nữa, với ý nghĩa là hành vi cứu chuộc(the saving activity of God).

Nếu chúng ta nhận ý nghĩa mới của công chính(rightousness) như hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa, Mối Phúc Thứ Tư cần được đọc:” Phúc cho những ai đói khát hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa!(Mt 5:6)

Câu nói trên có ý nghĩa gì? Nên nhớ là Chúa Cứu Thế rao giảng Bát Phúc cho những người dân nghèo, sống kham khổ trong vùng khô cằn của núi đá và sa mạc. hai chữ đói, khát là một diễn tả quen thuộc thường nhật trên miệng lưỡi của dân chúng, vì đói khát là kinh nghiệm hằng ngày, là đe dọa hằng ngày, cũng là sự phấn đấu cam go trường kỳ của những người dân ngheò trong vùng đa sỏi khô cằn nầy! Họ hiểu biết thế nào là đói và khát, những dày vò đau nhói trên thân xác của họ và gia đình con cái họ. Giữa cảnh trời nắng chói chang, giữa nắng và cát, và con người quằn quại tìm sống sót, sống còn qua cảnh đói khát kinh hoàng!

Từ cảm nghiệm về đói khát, từ ngữ đói khát, vì thế, còn bao hàm một sư vắng bóng, một thiếu thốn những gì cần thiết khẩng trương cho cuộc sống! Đồng thời, cũng nói lên tình trạng ước muốn, một khao khát tột độ, một mong mỏi làm sao đạt tới tình trạng hoà hợp thăng bằng cho cơ thể đang chịu đựng sự thiếu vắng lệch lạc.

Những người nghèo, khi nghe lời Chúa giảng, họ cũng hiểu biết và thâm tín rằng Thiên Chúa cũng sẽ ban cho họ được tìm được thỏa mãn những nhu cầu khẩn thiết của thể xác, cũng như xưa chính Thiên Chúa đã nuôi nấng cha ông họ lang thang trong sa mạc những bốn mươi năm trường trên con đường hành trình về Đất Hứa. Ngài đã nuôi họ bẵng Manna bởi trời để cho cha ông họ được sống, Ngài đã làm cho nuí đă biến thành khe suối cho nước tuôn ra để cha ông họ khỏi chết khát trong sa mạc! Sau cùng, Chúa đã cho cha ông họ đi vào vùng đất hứa, chảy lai láng mật và sữa! Người dân theo nghe Chúa Kitô giảng không bao giờ quên những bài học lịch sử trong đó Thiên Chúa đã cho cha ông họ nhìn thấy tường tận hành vi cứu chuộc của cánh tay Ngài thực hiện:

“Chúa là Mục Tử, Người đã dọn sẵn cổ bàn cho tôi ngay trước mặt quân thù; đầu tôi, Chúa xừc đầu cứu chuộc, chén ruợu của tôi luôn tràn đầy chan chứa” (Ps 23, 1-6).

Chúa Kiô xử dụng kinh nghiệm đói khát tự nhiên trong lãnh vực thể lý, để giúp dân chúng hiểu thấu đáo hơn, sâu xa hơn ý nghĩa linh thiêng của hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa, Ngài nói với dân chúng rằng:cũng như thân xác con người mong ước, khát khao của ăn thức uống cần thiết cho sự sống thế nào, trái tim, tinh thần con người cũng khát khao mong đợi hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa như vậy!

 

Công Lư, Nhu Cầu Sâu Thẳm Của Nhân Loại

Động lực thần linh nào khiến Chúa Kitô muốn ta so sánh cuộc khao khát Thiên Chúa với cường độ của người đói khát của ăn thức uống cho thể xác ? Nói khác đi, Thiên Chúa muốn hoàn thành công trình nào trong thế giới của chúng ta?

Chúng ta có thể tìm ra một dấu chỉ bằng cách dùng cách phiên dịch khác về đoạn kinh thánh trên, thay sự thánh thiện, hành vi cứu chuộc của Chúa bằng từ ngữ công chính: Phúc cho những ai đói khát sự công chính, nghĩa là có sẳn sàng đầy đủ cho tất cả mọi người, những nhân tố cần thiết để họ trở nên con người vẹn toàn theo như hình ảnh của Chúa Kitô!

Mối Phúc Thứ Tư nầy thách đố chúng ta tha thiết và nồng nhiệt ước muốn trở nên hoàn hảo, toàn vẹn linh thánh, đồng thời giúp cho tha nhân cũng có cơ hội và phương thế trở nên những con người trọn vẹn như chúng ta hằng mong ước! Lòng mong muốn chính nơi ta cần được cảm nghiệm với cường độ tha thiết nồng nhiệt như cảm nghiệm đói khát thể lý của chúng ta, một cảm nghiệm đích thực, một khát mong cần được thỏa mãn, chứ không nguyên chỉ là một ước muốn suông! Khi con người cảm nghiệm đói khát đích thực, họ không thể lười biếng ngồi đó mơ mộng hảo huyền, nhưng xử dụng hết mọi nổ lực cần thiết có thể để vượt thắng sự thiếu thốn trầm trọng, coi như thét gào con người phải tìm cho bằng được những gì có thể mãn được nhu cầu cấp bách trước mặt! Lòng khao khát sự công chính của ta cũng cần có một cường độ mãnh liệt như thế, khả dĩ đem ta đến hành động mang lại trạng thái hoà hợp của tâm linh, cũng như sự an bình ngoài thể xác! Hành động an bình nầy nhằm vào tiêu trừ đi hai chướng ngại vật: chướng ngại vật từ trong nội tâm ta, cũng như sự áp chế từ ngoại cảnh cản ngăn ta đạt tới tiềm năng đích thực của ta. Chúng ta vẩn bị cám dỗ là trong khi tấn công đã kích những áp bức ngoại cảnh, chúng ta hài lòng làm nô lệ cho kẻ nội thù: đó là sự nô lệ bên trong, nói cách khác, đó là vũng lầy êm aí của chính trái tim mình! Chúng ta haì lòng và cam phạn sự mù quáng bên trong tâm linh, chịu cảnh thui chột ngăn cản chúng ta trưởng thành, triển nở theo hình ảnh của Chúa Kitô! Có lẽ đây là thời điểm chúng ta cần bắt chước lòng can đảm của người mù trong Phúc-Âm ngồi bên vệ đường thành Jericho, biết được Kitô đi qua, anh ta la lớn tiếng:”Lạy Ngài Jésus, con vua Đavid, xin thương xót tôi!, ngay cả lúc đám đông ngăn chặn, anh ta không nản lòng, cứ kêu to lên mãi: ” Lạy Ngài conVua David xin thương xót tôi! Tiếng kêu cứu của anh mù đă làm Chúa mủi lòng tìm lại với anh ta, Chúa hỏi :”nầy anh, anh muốn tta làm gì cho anh? Người mù hớn hở kêu to thêm :

”Lạy Thầy! Xin cho tôi được trông thấy!” (Matt.11:46-50)

Chúa Cứu Thế chưa hề từ chối ai ước muốn xin được áng sáng, tuy mờ nhạt, được ánh sáng để nhận ra rằng mình cần đến Thiên Chúa. Khi con người thiết tha mong muốn được cảm nghiệm nhu cầu tối hậu của con người: tức là nhu cầu cần đến Thiên Chúa! Muốn được nhìn thấy là mình cần đến Thiên Chúa. Con người nhất thiết cần đến Thiên Chúa. Kết qủa của lời nguyện chân thành nầy là sự khởi sắc, sự thắp sáng cho tâm thần u tối, là khơi nguyên của sự giác ngộ tâm linh, sự soi sáng từ bên trong, nhờ đó con người bắt đầu tiến trình soi sáng và tinh luyện nội tâm. Ánh sáng soi cho tâm trí ta: chính tình trạng tội lụy và những yếu đuối nhân loại của ta ngăn cản ta trưởng thành và thăng tiến trọn vẹn tiềm năng nhân loại của ta!

Chính tình trạng tội lỗi còn tệ hơn là hành vi phạm tội, hay sự lãng quên những gì ta ý thức mình có nghĩa vụ phải chu toàn, đièu đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều chia sẻ, đều cảm nghiệm cái căn để của sự dữ, hay cội nhuồn của tội lụy, chính cái căn để cội nguồn nầy ngày càng dấn sâu hơn là hành vi của cá nhân, chính cái cảm nghiệm của tập thể, cái não trạng của gia đình nhân loại, cái mạc cảm về tội lỗi, dấn ta vào sâu hơn trong tội lụy, sâu hơn là chính hành động của cá nhân đi đến hậu quả!

Chúng ta, với tư cach là gia đình nhân loại, tất cả chúng ta cần thiết đến hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa! Chỉ đến khi nào chúng ta có ỳ thức như thế, ta mới bắt đầu tiến trình hoán cải cuộc đời của mình,mới thay đổ toàn diện cuộc sống! Nói khác đi, nhu cầu canh tân đổi mới cuộc đời chỉ có thể xẩy ra đích thực khi chúng ta ý thức được cội nguồn, tình trạng tội lụy của mình! Bất cứ ta thuộc giai tầng xã hội nào? Hãy nhớ chân lý căn bản nầy là tất cả chúng ta đều thuộc về một gia đình nhân loại tội lỗi, chúng ta đều có chung một cội nguồn bám sâu trong tội lụy!

Tình trạng và đều kiện làm người của chúng ta là sự bám rễ trong môi sinh tội lỗi! Một môi sinh bị ô nhiễm sâu sa, khởi nguyên từ sự sa đọa của Nguyên Tổ chúng ta là Adam và Evà! Hoa trái nhân-loạ-tính của chúng ta đã bị con sâu nguyên tội gặm nhắm xói vào trong não tủy! Đó cũng là thân phận và số kiếp nghiệt ngă của loài người!

Một khi ý thức được thân phận và tình trạng tội lụy của mình, chúng ta bắt đầu cảm nghiệm khát khao mong ước hành động cứu chuộc của thiên Chúa! Khi đó chúng ta cảm nghiệm sự cần thay đổi đời mình. Ư chí và khát vọng quay trở lại với hành động cứu chuộc của Thiên Chúa, truyền thống kitô giáo gọi là CONVERSIO (Metanoia ) nghĩa là đổi đời, quay về đầu hàng Thiên Chúa. Danh từ mới ngày nay gọi trạng thái được tái sinh, được hồi sinh”(being born again). Bất cứ chúng ta mô tả kinh nghiệm nầy bằng cách thế nào đi chăng nữa, thì vẩn bao hàm một ý nghĩa duy nhất là chúng ta thay đổi một chiều hướng mới, một lối đi mới, một chân trời mới, một cuộc sống mới! Thay đổi một đời mới ở đây, có nghĩa là chúng ta rời xa những gía trị sai lầm để hướng tới một giá trị chân thực, mà nhờ đó Chúa Kitô đem lại cho ta tự do hoàn toàn! Nhưng đây mới chỉ là bước thứ nhất cần thiết để sống tinh thần của “Phúc Thật Thứ Tư”! Còn nhiều cố gắng nữa ta cần tiến tới trên con đường trở nên công chính, thánh thiện!

 

Công Lư, Điều Kiện Lành Mạnh Hóa Xă Hội

Đọc Kinh Thánh Cựu Ước, ta nhớ lại thời tiên tri Isaia, các qủa phụ và trẻ em không thể tự tìm kiếm những phương tiện cho cuộc sống, Chúa cho tiên tri Isaiah hay là Chúa chờ đợi nhiều hơn những người giang tay cầu nguyện, Chúa chờ những hành động đích thực của họ để thanh toán những bất công họ đã làm cho tha nhân, họ phải làm những gì thiết thực cụ thể hơn là những lời cầu nguyện băng môi miệng! Chúa phán:

” Khi các ngươi giang tay lên, Ta sẽ bịt mắt kgông nhìn, cho dầu các ngươi có gia tăng lời nguyện cầu, Ta cũng chẳng lắng nghe! Vì tay các ngươi đã vướng đầy những máu! Hãy tắm rửa! hãy thanh tẩy mình đi! Hảy cất khỏi trước mắt Ta, những đèu dữ các ngươi đã làm! Hãy thôi làm đều gian ác! Hãy học làm lành! hãy theo dõi công minh. Hãy đở đần người bị áp bức! Hãy xử cho kẻ mồ côi! Hãy bênh đỡ cho người góa bụa! Hãy đến thực thi đều công chính, Chúa toàn năng phán”(Is.1:15-18a).

Chúng ta đọc kỹ lời Chúa phán:”Hãy phân giải mọi việc theo lẽ phải, hãy xét công việc theo lẽ công minh”. Set thing right”: xem xét sự việc theo Lẽ-Phải tức là hành động hợp tác giữa Thiên Chúa và con người. Khi con người khát mong sự công chính và nổ lực hết sức mình để làm cho công lý được thực hiện, bấy giờ hành vi cứu chuộc của Chúa sẽ làm cho những nổ lực ấy của con người được trở nên thành tựu viên mãn!

Ngoài phạm vi ăn năn hối cải nột tâm, hãy nhìn vào xã hội ngày nay, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều quyền lực áp bức trong xã hội tân tiến nầy, những áp bức bất công nầy làm cản trở sự thăng tiến triển nở, những thăng tiến của biết bao tầng lớp người với tất cả tiềm năng quí hóa của họ! Một cách thực tế, chúng ta chứng kiến cảnh tượng biết bao con người trong xã hội không thể phát triển đầy đủ thể lý, tâm lý và tinh thần, bởi vì họ bị bó buộc sống trong những điều kiện vô nhân đạo. Chẳng hạn sự thiếu hụt thực phẩm có dinh dưỡng, không có chỗ ở sạch sẽ hợp vệ sinh, thiếu điều kiện y tế thích hợp, không được hưởng nền giáo dục lành mạnh...tất cả những thứ đó kìm hãm con người trong vòng nô lệ!

Hành động của công bình chính trực là chiến đấu chống lại những áp bức bất công nầy! Cơng lý phấn đấu cho tất cả mọi con người trong xã hội có việc làm, được trả lương xứng đáng với công việc của họ, đồng thời đảm bảo những nhu cầu cần thiết cho một cuộc sống xứng hợp với phẩm gía con người!

Tiêu chuẩn của cuộc sống xứng đáng có thể thay đổi tuỳ theo văn hoá và sự tiến bộ của từng môi trường xã hội.Tuy nhiên, những điều kiện căn bản liên quan đến thực phẩm, áo quần, nơi ăn chốn ở, điều kiện y tế, và căn bản về giáo dục cần phải có cho hết mọi người! Đành rằng tranh đấu cho công lý và hoà bình không phải là một chuyện dễ làm! Công việc nầy liên quan đến nhiều lãnh vực trong xã hội, không đơn giản như chuyện ta mang gói quà đến tặng người nghèo trong dịp lễ Giáng Sinh: làm phúc bố thí là công việc của bác ái, từ thiện. Việc làm công lý hoà bình còn đòi nhiều hơn thế nữa: nó đòi ta phải can đảm dấn thân tranh đấu nhằm thay đổi cả cơ cấu của một xã hội bất công vô nhân đạo! chúng ta cần tiếp tay phá đỗ những cơ cấu xã hội kìm hãm con người trong vòng nô lệ, mà sự nô lệ tàn ác hơn hết là kìm hãm con người trong sự nghèo đói, sống không xứng với phẩm gía con người được Thiên Chú tạo dựng và cứu chuộc!

Từ ngữ cơ cấu chúng ta vừa đề cập trên bao hàm bất cứ thứ luật lệ nào, cách thức tổ chức nào, hay những phương thức hành động nào nhằm kỳ thì, loại trừ,, chống lại một thiểu số người, một nhóm sắc tộc, một thiểu số dân nào đó: chẳng hạn những người nghèo, người da màu, các nhóm thiểu số, phụ nữ. Có rất nhiều ví dụ cụ thể cho ta thấy xã hội vẫn thi hành những bất công dựa trên tiêu chuẩn giàu nghèo, thiểu số, mầu sắc, chủng tộc, chẳng hạn như người giàu có khi phạm pháp thì luật pháp cho dùng tiền thế chân để được hưởng tự do không bị giam tù, còn người nghèo vì không tiền thế chân, phải ngồi tù cho đến khi đến xong tội phạm. Cùng phạm một tội ác, nhưng nguời giàu có được luật đối xử khác hơn, nghĩa là được ưu đãi hơn, vì có nhiều tiền hơn, trong khi đó, người nghèo phải chịu luật pháp trừng trị thẳng tay vì không đủ tiền ứng ra mua bond. Đó là một trong muôn vàn thí dụ cụ thể của cơ cấu xã hội bất công ! Hệ thống luật pháp của xã hội cần phải được áp dụng nghiêm chỉnh và đồng đều cho tất cả mọi người dân, nhằm đảm bảo an ninh thịnh vượng cho hết mọi người!Trong trường hợp người nghèo phạm pháp thì bị pháp luật trừng trị thẳng tay, trong lúc đó người giàu, tuy phạm pháp, mà lại sống hây phây, hệ thống luật pháp chống lại người nghèo mà dung thứ cho người giàu.Đó là sự bất công: người nghèo đánh mất tự do, không phải v́ anh ta phạm pháp, nhưng là vì anh ta nghèo. Người nghèo bị đối xử bất công trong một nước giàu nhất thế giới như Hoa Kỳ! Chúng ta không lấy làm lạ: tại đất nước nầy, những vụ án xử những người giầu có, nổi tiếng thường được kéo dài lê thê với tập đoàn luật sư biện hộ thật hùng hậu! Trong lúc đó vụ xử án những người nghèo thường nhanh chóng làm cho có lệ!

Vụ án của người nghèo được xử nhanh hơn, đơn sơ hơn, bớt tốn kém hơn, và được vào nhà tù nhanh chóng hơn là những vụ án của người giàu! Người nghèo bị giam tù nhanh hơn dễ hơn là những người giàu có! Vụ xử án của anh chàng tài tử O.J Simpson là một trường hợp điển hình, nói lên tính cách bất công, thiên vị của hệ thống pháp luật tại quốc gia Hoa-Kỳ!

Nước Hoa-Kỳ được coi như là một nước dân chủ tự do tiêu biểu nhất trong thế giới , nhưng nếu phân tich thật kỳ guồng máy hành chánh cũng như phương thức sinh hoạt xã hội, ta thấy Hoa-Kỳ còn nặng tính cách kỳ thị hơn các nước khác trên thế giới! Không kể đến các nhóm thiểu, nạn kỳ thị còn rõ ràng hơn trong trường hợp đối với nữ giới! Hầu hết nữ giới Hoa Kỳ làm việc ngoài khu vực gia đình, bị kỳ thị trầm trọng: cho tới thời gian gần đây, có nhiều loại nghề nghiệp không cho phép đàn bà tham gia. Sau nhiều năm tranh đấu cho quyền bình đẳng, có nhiều nghề cho phép đàn bà được làm nhưng số lương bổng chỉ bằng hai phần ba so với đàn ông! Trên đây chỉ là một trong muôn vàn ví dụ điển hình về cách thế trong đó các cơ cấu của xã hội thực hành sự bất công đối với một số đông dân chúng. Luật lệ, pháp lý đã nhân danh xã hội hành sự một cách vô nhân bất công đối với ngươi dân, nhưng không ai có thể làm gì, vì bất công và bất nhân đã biến thành luật lệ, mà luật lệ lại nhân danh cho sự an toàn và hữu ích của xã hội! Chúng ta chỉ có thể chống lại bất công, bất nhân bằng cách phải thay thế, phải sửa đổi những cơ cấu của xã hội bất công,bất nhân đó!

 

Thực Thi Công Lư, Cuộc Hành Trinh Cam Go

Nhưng làm sao ta có thể thay thế những cơ chế bất công đã ăn rễ sâu vảo cơ chế của xã hội. Không ai chối cãi công việc tranh đấu nầy là một công trình vĩ đại đòi hỏi nhiều can đảm nhiềi cnổ lực, nhất là đòi hỏi ở niềm tin là chúng ta phải cọng tác với Thiên Chúa để “Set things right”làm cho thế giới tốt đẹp hơn, làm cho cuộc sống dễ thương hơn! Đừng nói chi đến tham gia cuộc đấu tranh thay đổi cơ cấu xã hội bất cong bất nhân, chỉ đề cập qua “sự cần thiết phải thay đổi những cơ cấu áp bức” thôi, có thể làm cho nhiều người thấy choáng váng lo sợ! Có người chỉ nghe thấy đã dựng tóc gáy vì việc tranh đáu dường như bất khả, vì nhu cầu qúa lớn mà sức lực cá nhân con người lại qúa nhỏ bé hạn hẹp! Khi một người bắt đầu ý thức được sự bất công hoành hành trong xã hội, và cảm thấy mình được Chúa mời gọi những người thành tâm thiện chí tham gia công việc đem lại công lý cho mọi người, họ cũng bắt đầu thấy những thách đố, những đòi hỏi, những hy sinh lớn lao so với nổ lữc nhỏ bé hạn hẹp của một cá nhân! Vẫn biết rằng”một con én không làm nổi mùa xuân”, “nhưng thà đốt lên một ngọn đèn, còn hơn là ngồi mà nguyền rủa đêm tối”. Nguyễn Thái Học nhắc nhở người muốn dấn thân làm đại sự:

”đường đi khó, không phải khó vì ngăn sông cách nuí, nhưng khó là vì lòng người ngại nuí e sông”(Nguyễn Thái Học).

Công cuộc tranh đấu cho cơng lý thật sự khó, nhưng cái khó khăn nhất, không phải là việc ta dấn thân, mà là lòng ta e ngại phải dấn thân tranh đấu cho “Ư Chúa được thực hiện ở dưứi đất cũng như ở trên trời”! Niềm hy vọng của chúng ta khi ý thức tiếng Chúa gọi mời ta tiếp tay làm việc cho công lý và hoà bình, là bắt đàu liên kết ý chí và quyết tâm của ta, với ý chí và quyết tâm của nhữngngười cùng chung một lý tưởng, một lập truờng, một cùng đích! Khôn ngoan của nền văn hóa Việt cũng dạy ta bí quyết để thành công, tức là hợp quàn gây sức mạnh:”Một cây làm chẳngnên non, ba cây chụm lại nên hòn nuí cao”. Một đôi đủa riêng lẻ sẽ bị bẻ gãy, nhưng có ba đôi đũa họp lại, chúng sẽ tạo nên một sức mạnh khôn lường không ai có thể bẻ chúng gãy! Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về ơn thiên triệu của mình:

”Tôi khuyên anh em hãy ăn ở làm sao cho xứng với ơn thiên triệu anh em đã nhận lãnh nới Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi anh em!, hế lòng hiền từ và đức đại lượng chịu đựng lẫnhau trong lòng mến, hăm hở duy trì sự hợp nhất của Thánh Thần, trong giây liên kết hòa thuận. Chỉ có một thân thể và một thánh thần, cũng như bởi ơn thien triệu, Thiên Chúa kêu gọi anh em vào cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức Tin và một phép thánh Tẩy. Chỉ có một thiên Chúa là cha của tất cả mọi người và trog mọi người. Do từ Ngài mà toàn thân được ăn khớp vớinhau, liên kết với nhau, nhờ đủ thứ gân cốt giao liên, tức là các chức vụ trong Hội Thánh, chiếu theo phép mầu của Ngài, và mỗi bộ phận , tùy theo ân lộc của Đức Kitô, khiên cho toàn thân mình được lớn mạnh, hầu xây dựng hính mình trong lòng mến.”(Ep. 4:1-6, 16).

Với những lời chân thành trên, thánh Phaolô xác quyết: chính Thánh Thần của Thiên Chúa nối kết các phần tử lại với nhau thành một thân mình, chứ không phải là một tổ hợp chỉ nhằm thuần túy ích lợi chung có tính cách tập thể. Nhờ quyền lực của Thánh Thần mà thân thể mầu nhiệm được kết hợp và tành tựu, thân thể mầu nhiệm nầy, với tư cách là một thân hình, tự nó có sức mạnh, không phải sức mạnh gây nên do sự hợp quần mà chúng ta đề cập đến trong khuôn khổ hợp đòan gây sức mạnh, nhiệm thể Chúa Kitô do sức mạnh của Chúa Thánh Thần tạo nên là một thân thể sống động, có sức mạnh khơi nguyên từ thánh Thần! Trong thân thể mầu nhiện của chúa mà chúng ta được mời gọ làm chi thể, mỗi cá nhân nhận lãnh sức mạnh, sự can đảm và nguồn hy vọng mới từ các phần tử khác của cọng đoàn, với sừc mạnh và nguồn hy vọng mới nầy, mỗi cá nhân có thể bắt đầu nhìn thấy những khả thể hành động nhằm mưu ích chung cho toàn thể mình mầu nhiệm.

 

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D

 


Mời đọc tiếp:

1 2

Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.