SUY TƯ THẦN HỌC VÀ LINH ĐẠO
VỀ Ư NGHĨA ÂN SỦNG

Choir

 

 

 

“Không có ǵ tách được chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu” (Rm 8:38)

 

 

 

 

Phaolô Vũ Chí Hỷ SSS (Úc)

 

 

1. Dẫn Nhập:

Như các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai dám nói về ân sủng trong cách thức họ cảm nhận được, chúng ta có thể gợi ra câu trả lời sáng tạo và chân thành cho ơn gọi, nói về những cách thức mà chúng ta cảm nhận ân sủng trong cuộc đời chúng ta hay không? Đó là mục đích của bài viết này để thảo luận ư nghĩa của ân sủng ngày nay, và khám phá cách thức ân sủng giúp chúng ta phản ánh các mặt của cuộc sống con người và kinh nghiệm của thời hiện đại. Trước tiên, chúng ta sẽ tập trung t́m hiểu ân sủng là ǵ, và tác động của ân sủng đối với chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ suy tư thần học về ân sủng trong thế giới và lịch sử. Chúng ta sẽ kết luận bằng một kinh nghiệm thiêng liêng về ư nghĩa của ân sủng.

 

2. Sự tuần hoàn của máu: Chúa là như quả tim

Năng động của đời sống con người nêu ra vấn nạn về nguồn gốc con người. Tại sao chúng ta cứ t́m hiểu ư nghĩa này một cách không cùng và tranh đấu để trở nên ngày càng là trọn vẹn chúng ta hơn? Sự mong mỏi cho viên măn của ḿnh được đánh dấu bằng một nỗi khát khao t́nh thương và sự hiện hữu của Chúa. Chúng ta mong có một sự hiệp thông vô điều kiện. Chúng ta sống trong sự mở đón liên tục với Đấng Siêu Việt, với “Đấng Thou tuyệt đối”, Đấng được quan niệm là mục đích cuối cùng của thực tại (xem Thomas Aquinas, Summa Theologiae, vol I-II, Q 119, E. Fairweather, 1954, 139-43). Thánh Augustin mô tả sự khát khao này một cách tốt đẹp và sâu sắc trong cuốn tự thú: “Tâm hồn chúng con không hề ngơi nghỉ và băn khoăn xao xuyến cho đến khi nghỉ yên nơi Chúa” (Tự thú, H. Chadwick, 1991,3). Như thế, tinh thần con người là ước ao tự nhiên về Chúa. Đây là nỗi ước ao lớn nhất của con người (xem Stephen J. Duffy, The Grace Horizon: Nature and Grace in Modern Catholic Thought, Liturgical Press, 1992, 67). Chúng ta đi t́m Chúa thật lâu trước khi chúng ta đi đến yêu mến Chúa. Chúng ta được dựng nên để yêu thương và sẽ không bao giờ dập tắt được sự mong mỏi kết hiệp với Chúa của mọi sự sống, vốn bùng lên sâu trong tâm hồn chúng ta. Tuy nhiên ân sủng là một kinh nghiệm yêu thương, phát sinh từ Chúa, của Chúa và hướng về Chúa. Điều này cũng giống như sự tuần hoàn của máu mà Chúa là như quả tim.

 

2.1 Sự hiệp thông sống động:

Khi hai người yêu nhau, họ mong muốn chia sẻ với nhau. Họ muốn hiệp thông liên tục và trao cho nhau tất cả những ǵ ḿnh có. Một cách như vậy, yếu tính của Thiên Chúa là t́nh yêu (1 Ga 4:8). Chúa đến với chúng ta trong sáng kiến riêng của Chúa như một cộng đồng Ba Ngôi đầy yêu thương. Khái niệm ân sủng, như Edward Schillebeeckx nhắc lại, “chủ yếu hướng đến lời mời gọi vào sự hiệp thông sống động đặc biệt với Chúa” (Christ: The Experience of Jesus as Lord, Seabury Press, 1980, 464). Trong viễn tượng này, có thể nói rằng Chúa, ngoài t́nh yêu của Ba Ngôi, đă trở thành một phần của cuộc sống chúng ta, phần đấu tranh của ta, và dẫn đến việc chúng ta cho rằng ư nghĩa nền tảng của ân sủng là một lối sống mới, một cách thức hiện hữu đặc biệt. Nói cách khác, ân sủng là một khả năng mới của chúng ta về sự sống, qua đó chúng ta thực sự cảm nghiệm ơn cứu độ và ơn cứu chuộc, sự giải thoát và canh tân, niềm vui, sự b́nh an, hạnh phúc và viên măn. Chúng ta đến với ân sủng để trở nên thụ tạo mới, và nhờ ân sủng chúng ta trở nên con cái Chúa. Sống trong ân sủng là sống trong Chúa, trong sự hiệp thông với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Chúa ḷng lành cũng mời gọi chúng ta dấn thân sống cuộc sống ân sủng trong mọi quyết định và sự lựa chọn trong đời chúng ta. Mỗi cuộc đời có một ư nghĩa; mỗi người có phần tham dự trong ân sủng. Chúng ta có thể đáp trả và lớn lên mạnh mẽ trong đức tin, đức cậy và đức mến. Bởi v́ đức tin hoạt động nhờ đức mến, sự thánh hóa là sức mạnh năng động của công chính hóa và ơn cứu độ trong thời hiện nay của đời chúng ta. Đó là một đời sống yêu thương, cuộc hành tŕnh qua “sự tự hủy” của Đức Kitô đến với nhân loại mới. Đức mến là đáng tin cậy và vững bền, cùng với đức cậy nâng đỡ. Mỗi người, mỗi thực thể có tiềm năng được t́nh yêu Chúa chạm đến. Trong nghĩa này, cả tạo vật có liên quan đến ân sủng.

Tuy nhiên ngược lại, người ta có thể nói về kinh nghiệm ân sủng theo ngôn ngữ của sự nghịch lư. Trong đời ḿnh, chúng ta có thể cảm nghiệm những thời điểm ân sủng, những lúc chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn thực thi sự tự do lớn hơn trong mọi hoạt động, xét về sự siêu việt của con người. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể cảm nghiệm những lúc khi chúng ta ư thức ḿnh là hữu thể có giới hạn, bị vỡ ra trong sức mạnh tự nhiên của giới hạn con người. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng ḿnh có một xu hướng bẩm sinh là phó cho số phận. Đây là mầu nhiệm của sự liên đới xuyên lịch sử trong sự dữ, vốn làm yếu khả năng yêu mến và có tương quan với Chúa và tha nhân. Như thế, không ai có thể làm điều ǵ mà không ảnh hưởng đến người khác, dù là điều tốt hay xấu. Là con người, chúng ta sống trong t́nh trạng liên đới và tương thuộc với nhau và với toàn vũ trụ. Hiểu như vậy, chúng ta cũng là “Adam và Eva”, nếu chúng ta xa Chúa và ân sủng của Chúa. Đồng thời, chúng ta tin rằng ḿnh được hướng về vinh quang mai sau, bởi v́ tiềm năng của bản tính con người, mà Chúa tạo cho mỗi người chúng ta, không thể bị mất do sức mạnh của tội lỗi và sự chết. Thiên Chúa tiếp tục trao ban t́nh thương biến đổi của Ngài, dù cho chúng ta ích kỷ. Sau cùng, Chúa chúc chúng ta sống trong nhân loại vinh hiển và sự thiện hảo bất diệt, v́ đó chính là Chúa. Ân sủng giúp chúng ta hoàn tất trọn vẹn cuộc đời ta và đạt đến sự viên măn cánh chung của lịch sử, nghĩa là, sự hiệp thông thiêng liêng với Chúa trong hiểu biết và mến yêu. Ân sủng Chúa sẽ “chữa lành, hoàn thành và nâng cao” mọi thụ tạo.

 

2.2 Ân sủng được trao ban tự do:

Điều quan trọng là cần nghĩ rằng ân sủng là chính sự hiệp thông của Chúa với nhân loại. Chúng ta có thể đón nhận sự chia sẻ trong yếu tính của Chúa. Nhưng hồng ân sẽ đến ra sao? Hồng ân được trao ban tự do không? Hoặc có phải đó là điều mà chúng ta đáng hưởng, do chúng ta hoàn tất các việc tốt lành và tuân giữ luật không? Trước tiên cần hiểu ân sủng như quyền năng Chúa hoạt động trong sự tự do của con người, một sức mạnh nội tại có thể thiết lập, chữa lành ước muốn tự do của chúng ta và thích thú sự thiện. Đây là ân sủng của chính Chúa Thánh Thần ở mức cao nhất. Nếu không, ân sủng không c̣n là ân sủng nữa. Chúng ta tự do mở ḷng với ân sủng, nhưng không thể xin ân sủng. Chúa ban quà tặng ân sủng một cách tự do, và đến phiên ḿnh chúng ta tự do đón nhận hoặc bác bỏ ân sủng. Nếu ân sủng được tiếp nhận, ân sủng sẽ tăng cường sự tự do, làm cho ta tự do yêu thương, tự do nh́n thế giới và mọi người như tất cả được t́nh yêu Chúa đụng chạm đến. Theo nghĩa này, ân sủng và sự tự do đi chung với nhau, khi chúng ta tự cho phép ḿnh được yêu mến và sống trong t́nh yêu với Chúa.

Như vậy sự hiệp thông trong ân sủng là lư do thật sự cho toàn thụ tạo. Con người có ân sủng được lôi kéo trở nên đối tượng yêu thương của Chúa (Xem Augustine, “On the Spirit and the letter”, Basic Writings of St Augustine, W. J. Oates, 1948, 461-418). Chúng ta được đức tin công chính hóa, và qua sự hiệp thông với Đức Kitô, chúng ta được nâng lên trên hết mọi loài, được cứu chuộc để yêu thương và được giải thoát để phục vụ tha nhân. Nói cách khác, chúng ta được giải thoát khỏi tội ác và tội lỗi để đến với tự do và công chính. Truyền thống thần học công giáo luôn nhấn mạnh rằng ân sủng được ban cho ta như món quà nhưng không, giúp chúng ta được sinh lại vào cuộc sống mới. Như vậy, quyết định chấp thuận phần của chúng ta trong lịch sử cứu độ của Chúa phải xem ân sủng như phần trách nhiệm trưởng thành cho cuộc sống. Nó sẽ dẫn đến một sự khẳng định của con người sống đầy đủ, tức có trách nhiệm với đời ḿnh, và dẫn đến vinh quang của Chúa (xem Elizabeth Dreyer, Manifestations of Grace, Michael Glazier, 1990, 177-78). Trong ư thức này, có thể hiểu một cách cụ thể rằng đó là sống trong tự do của cuộc sống có ân sủng, và nắm bắt được cảm thức của sự toàn vẹn, sáng tạo, khả năng và ước muốn sống đời Kitô hữu một cách trưởng thành và có trách nhiệm. Plaskow cho rằng chúng ta “cần một học thuyết ân sủng giải quyết cái tôi trong sự mất tự do, và soi sáng quá tŕnh đi đến việc có trách nhiệm trước chính ḿnh, tha nhân và Chúa” (J. Plaskow, Sex, Sin and Grace: Women’s Experience and The Theologies of R. Neibuhr anh Paul Tillich, University Press of America, 1980, 93). Bởi v́ sự tự do của con người là kết quả và phản ảnh hoạt động ân sủng của Chúa, chúng ta càng hợp tác với ân sủng một cách sáng tạo, Chúa càng được tôn vinh.

 

2.3 Lư do của quả tim:

Trong mọi sự, mong ước của con tim chúng ta được đồng hóa sâu xa với đời chúng ta. Đó là bản chất của chúng ta đi t́m bản thân đích thực trong Chúa, Ngài là cùng đích đời ta, nhưng cũng là nguồn mối liên tục của những ǵ chúng ta sống thiên nhiên hiện hữu v́ ân sủng. Điều này giải thích tại sao chúng ta thường nêu các câu hỏi và tại sao chúng ta thường nêu các câu hỏi và tại sao chúng ta không bao giờ thỏa măn với mọi thứ trong cuộc đời, và thường chúng ta có một cảm thức trống vắng trong con tim. Kinh nghiệm về đói khát ư nghĩa và mục đích làm cho chúng ta cần có ân sủng. Trong nghĩa này, ân sủng làm cho chúng ta quen với “hữu thể chưa hiện hữu” trong đời ta. Ân sủng là định hướng hiện sinh đến với sự thể hiện của con người và đến với Chúa. Bởi v́ chúng ta là con người vừa có liên quan với nhau vừa có khả năng đến với sự hiệp thông tự hiến của Chúa, chúng ta chỉ cần nói về ân sủng là nơi Chúa hiện diện cho nỗ lực của chúng ta để giải thoát và hiện tại hóa mong mỏi của con tim chúng ta (xem “Grace as the Heart’s desire: Henri de Lubac’s Surnatural” trong Duffy, The Graced Horizon: Nature and Grace in Modern Catholic Thought, 80).

Hơn nữa, nếu Chúa muốn mọi người được cứu độ và đi đến hiểu biết chân lư (1 Tm 2:4), ư muốn cứu chuộc của Chúa phải ôm trọn nhân loại mà không loại trừ ai. Trong viễn tượng này, nếu con người tự do chấp nhận cốt lơi của con người, các xung đột ân sủng của bản chất siêu việt và linh thiêng của họ, hoặc một đ̣i hỏi về lương tâm như là một ràng buộc tuyệt đối, họ sẽ chấp nhận ơn mặc khải của Chúa và có một hành động đức tin, dù minh nhiên hay âm thầm nào đó (xem Roger Haight, The Experience and Language of Grace, Paulist Press, 1979, 128, 131). Kinh nghiệm hiện sinh và có ư nghĩa này về ân sủng dường như là vô hạn, bởi v́ Chúa, ân sủng cho chúng ta, là Chúa của mọi người và mọi loài. Như thế, dẫu chúng ta nh́n thấy ǵ trong lịch sử loài người, chúng ta thực sự đang sống trong thế giới “đầy ân sủng”, nơi mà mọi loài và mọi sự kiện có thể tỏ lộ và là tín hiệu của niềm cậy trông siêu việt. Mỗi người trong mọi hoàn cảnh có một khả năng hữu hiệu và cụ thể về ơn cứu độ. Nếu không, ước muốn cứu độ thế giới của Chúa sẽ không có nghĩa ǵ cả. Mọi t́nh thương của con người sẽ hướng cuối cùng về Thiên Chúa. Điều này không chỉ đúng cho Kitô hữu, mà con cho mọi người có thiện chí. Ân sủng là quà tặng tự ban của Chúa trong Đức Kitô, và Chúa tiếp tục hiện diện và hoạt động qua Chúa Thánh Thần. Chúa Ba Ngôi là trung tâm của mọi sự sống.

 

3. Ân sủng trong thế giới và lịch sử:

Từ sự khẳng định của thần học rằng ân sủng được ban cho con người trong thực tại trọn vẹn của con người, điều quan trọng là nghĩ rằng trong thâm sâu tâm hồn ta có nhận thức về sự hữu hạn của chúng ta. Chẳng hạn, khi chúng ta nh́n sức mạnh lớn lao làm cho vũ trụ chuyển động và đưa vũ trụ đi đến số phận của nó, chúng ta cảm nghiệm phần nào rằng chúng ta bị đưa vào một chân trời bí mật. Đây là kinh nghiệm của thụ tạo đứng trước Đấng vô biên. Tuy nhiên làm người trong nghĩa trọn vẹn nhất là chấp nhận cách tự do rằng chúng ta luôn được hướng về Chúa “là nền móng và là nội dung của đời ta, nguồn gốc của sự siêu việt nơi ta” (Karl Rahner, Foundations of Christian Faith: An Introduction to the Idea of Christianity, Crossroad, 1999, 60). Kết quả của viễn tượng thần học này là chúng ta có thể tiếp tục xem xét thực tại sau cùng của ḿnh, như là có liên hệ với tha nhân và là siêu việt. Chúng ta bắt đầu xem cách thức mới để diễn tả sự liên đới giữa người với người, và như thế đạt đến một cảm thức sâu xa hơn về ân sủng trong thế giới lịch sử, và nhận lấy trách nhiệm chăm lo cho toàn vũ trụ.

 

3.1 Chiều kích nhân vị và hiện sinh của ân sủng:

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta xuất hiện, mà chúng ta là chúng ta. Chính ân sủng của sự chấp nhận cách tự do và t́nh thương trong tâm hồn của mọi thực tại (Karl Rahner, the Practice of Faith, Crossroad 1992, 59). Do đó, “tất cả là hồng ân” và chúng ta có thể tự khám phá trong bản thân một mong ước mạnh mẽ về sự viên măn, hướng về nguồn mạch của hữu thể chúng ta. Từ viễn tượng này, chúng ta không thể tách rời phạm vi của lịch sử thế tục với phạm vi của hoạt động ân sủng giải thoát của Chúa. Karl Rahner hoài nghi một sự hiểu ân sủng, vốn tách rời hai lĩnh vực tự nhiên và siêu nhiên. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của bản tính ân sủng và sự hiệp nhất của trật tự tự nhiên và trật tự ân sủng:

“Ân sủng là chính Chúa, là sự thông hiệp trong đó Ngài tự hiến cho con người như ân huệ thần linh hóa, đó chính là Ngài. Ở đây công việc của Ngài là chính Ngài, bởi v́ Ngài là Đấng mặc khải. Từ khởi đầu ân sủng này không thể được nghĩ một cách độc lập về t́nh thương của Chúa và sự đáp trả nơi con người” (Karl Rahner, “Nature and Grace”, bản dịch Karl H. & B. Kruger, Theological Investigations, tập IV, Helicon Press, 1966, 177).

Ở đây, chúng ta phải nhấn mạnh rằng ân sủng không phải là một sự vật, nhưng ân sủng là “Chúa trong ḷng nhân từ của Chúa” (xem Dreyer, Manifestations of Grace, 162). Dù chúng ta có ư thức về điều này hay không, cả con người ta được hướng về Mầu nhiệm thánh và nhân từ của Chúa. V́ vậy, ngay trước khi chịu phép rửa, dù là rửa bằng nước hay bằng sự ước muốn t́m kiếm Chúa, mỗi người đă là chủ thể cho ân sủng Chúa. V́ mọi thụ tạo được ban ân sủng với việc Chúa tự thông công với con người, tất cả chúng ta sống dưới một chân trời có ân sủng và bí nhiệm. Cả nhân loại được trao quyền để sống trọn vẹn trong ân sủng, như để chuẩn bị thế giới cho số mệnh vinh quang của nó. Trong nghĩa này, con người là sự khao khát chỉ được thỏa măn khi chúng ta quy hàng một cách tự do với t́nh yêu bao trùm này. Như thế, xét cho cùng, mục đích của loài người là đi t́m sự hoàn thiện như là một hữu thể khác của Chúa, qua ân sủng kết hiệp hoặc qua sự tham dự vào ân sủng chính yếu là Đức Kitô.

Bằng cách nh́n ân sủng lúc ban đầu như là t́nh yêu tự hiến của Chúa qua Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, chúng ta được tự do để yêu thích sự hiện diện của mầu nhiệm ân sủng này trong chính chúng ta và trong thế giới. Đó là sự chuyển động vượt ngoài chúng ta đến với tha nhân trong t́nh yêu tự siêu việt này. Chính trong bối cảnh mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi hiệp thông mà chúng ta có thể diễn tả đầy đủ mong ước yêu thương của chúng ta, nh́n mọi sự trong một hiện thực có ân sủng, kể cả hiện thực tự nhiên nhất và thế tục nhất. Ở đây, theo Rahner, chúng ta đi đến một cái nh́n nền tảng về việc Chúa tự thông hiệp như là “hữu thể siêu nhiên” (Rahner, Foundations of Christian Faith: An Introduction to The Idea of Chriatianity, 126). Mọi người đă hiện hữu trong văn mạch siêu nhiên. Mọi người được hiểu thực sự như là một biến cố của việc Chúa tự hiệp thông trong siêu nhiên. Sau cùng, mỗi người hoặc chấp nhận hoặc bác bỏ việc Chúa tự hiến Ngài cho chúng ta. “Không định kiến về phần thưởng của Chúa, sự tự hiệp thông của Chúa phải hiện diện trong mỗi người như điều kiện làm cho sự chấp nhận của cá nhân được diễn ra” (Rahner, Foundations of Christian Faith: An Introduction to The Idea of Chriatianity, 128). Nói cho chính xác, bởi v́ chúng ta không thể khác hơn so với chúng ta được tạo thành, chúng ta t́m được kinh nghiệm đầu tiên này về ân sủng, ít là mặc nhiên, trong mọi kinh nghiệm cá nhân về yêu thương. Khi đi vào yêu thương trong thế giới chung quanh ta và qua gặp gỡ cá nhân, con người được mặc khải như có niềm khát khao vô tận và một năng động vô biên về chân, thiện, mỹ. Cuối cùng, chỉ có t́nh yêu vô biên mới có thể thỏa măn mọi khát khao của chúng ta. Chúng ta gọi t́nh yêu vô biên đó là Chúa.

 

3.2 Gặp gỡ với thế giới mỗi ngày:

Do nghĩ về các kinh nghiệm t́nh thương của con người, chúng ta đi đến nghĩ rằng quan hệ con người của chúng ta có nguồn gốc và vận mạng trong sự hiện hữu của Chúa. Bởi v́ sự cứu độ được trao ban “ngay bây giờ” và có tính hiện sinh, chúng ta được giải thoát để yêu thương tha nhân. Đây là ư nghĩa của ân sủng, như Rahner nhận định, “ân sủng được trao ban và biểu lộ... tự nguồn gốc trong kinh nghiệm siêu việt của chúng ta, như một điều kiện và khoảnh khắc của mọi hoạt động hướng về thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống” (Karl Rahner, “Nature and Grace”, bản dịch Karl H. & B. Kruger, Theological Investigations, tập VI, The Seabury Press, 1974, 181 ). Các biểu lộ hữu h́nh của ân sủng sẽ trở nên rơ ràng hơn trong việc các Kitô hữu phục vụ tha nhân cụ thể trong thế giới Mầu nhiệm bao hàm trong Rm 5:5: “V́ Thiên Chúa đă đổ t́nh yêu của Ngài vào ḷng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta”, là mầu nhiệm trung tâm của ân sủng. Mặc dầu chúng ta vẫn có tội và các hiệu quả của nó mà chúng ta phải tính toán, chúng ta bị thách thức tiến về một tương lai lớn hơn dựa vào ân sủng của Chúa, v́ “ở đâu tội lỗi đă lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20). Đây là dấu ấn của cái mà thái độ Kitô giáo cần phải có, bởi v́ chúng ta đều ư thức về việc Chúa đang làm trong thế giới. Như thế, đời sống ân sủng gồm có nỗ lực, phát triển và tăng trưởng, nhờ việc sử dụng các khả năng con người về trí thông minh, phán đoán và lựa chọn hợp lư. Đó cũng là các hồng ân của Chúa vào tạo ra một bối cảnh nền tảng, trong đó mầu nhiệm ân sủng và sự tự do được hiểu rơ ràng hơn.

Hơn nữa, nếu chúng ta nh́n thế giới và lịch sử thế giới như một phần của lịch sử cứu độ, bởi v́ Chúa hoạt động trong thế giới qua ân sủng, th́ đứng trước sự lựa chọn nền tảng giữa bi quan và lạc quan, chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo của chúng ta sẽ dẫn đến niềm hy vọng và sự cam kết. Nếu thái độ duy nhất phù hợp với t́nh h́nh hiện sinh cụ thể của chúng ta là niềm hy vọng, chúng ta có thể phát triển “một chủ nghĩa hiện thực chừng mực”, vốn yêu thích “sự đắng cay của cuộc đời, sự rủi ro tận căn của hiện hữu con người và sự đe dọa của tội ác và tội lỗi” (J. James Bacik, The Gracious Mystery: Finding God in Ordinary Experiences, St Anthony Messenger, 1987, 44), và liên quan việc thoát ra khỏi tối tăm và đau khổ. Lúc ấy, có sự liên quan thân thiết giữa kinh nghiệm của hy vọng và tính chất vượt qua của mầu nhiệm Đức Kitô. Trong viễn tượng này, mọi sự trong hiện hữu Kitô hữu là noi theo gương về cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Mọi sự nở hoa phải đi qua sự chết, như để đi về thế giới mới “nơi Thiên Chúa là mọi sự trong tất cả” (1 Cr 15:28).

Trong ân sủng, chúng ta được mời gọi sống chủ nghĩa hiện thực đầy hy vọng, vốn chắc chắn sẽ đưa cuộc đời đối diện với mọi hàm hồ, cuộc chiến đấu tranh không thể tránh được giữa thiện và ác, sự can đảm để chấp nhận các sức mạnh của chúng ta và các hạn chế của chúng ta. Cuộc đời Kitô hữu là sự cử hành cả thập giá và sự phục sinh. Một đàng, không ai có thể bác bỏ rằng chúng ta tùy thuộc hoàn toàn vào ḷng nhân lành của Chúa, đàng khác, cần phải hiểu rằng việc chúng ta nhấn mạnh đến đức tin trưởng thành và có trách nhiệm không giảm giá trị sự vô vị lợi hoàn toàn của ân sủng Chúa. Chúng ta hiểu các năng động ân sủng như là việc Chúa làm và việc chúng ta làm. Hoặc chúng ta có thể nói rằng chính ân sủng Chúa giúp chúng ta làm tốt nhất sự cam kết của chúng ta, với tư cách là Kitô hữu, để “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của chúng ta” (1 Pr 3:15), và sống các giá trị Nước Trời để chuẩn bị thế giới cho vinh quang cuối cùng của nó. Ân sủng, được trao ban nhưng không, là hạt giống dự phần và hỗ tương. Cả người cho và người nhận hợp tác với nhau cho việc đề cao ân sủng. Là Kitô hữu, chúng ta không thể lớn lên trong thánh thiện và hướng về Nước Trời bằng nỗ lực riêng của chúng ta, nhưng chúng ta có thể được niềm hy vọng nơi Chúa trao thêm quyền để hoạt động v́ công lư, tự do, ḥa b́nh lớn hơn, và cho sự đổi mới mọi loài. Ở đây chúng ta đă chạm đến cơi bất diệt trong các hành động siêu việt của tự do nơi chúng ta. Và trong kinh nghiệm tôn giáo và hiện sinh này, chúng ta có thể “gặp gỡ Chúa bất cứ nơi nào trong một cách triệt để nhất, như là vấn đề cơ bản nhất của sự tự do chúng ta, trong mọi sự của thế giới và nhất là trong người lân cận với chúng ta” (Rahner, “Theology of Freedom”, 181). Trong nghĩa này, ân sủng được mở ra cho một tương lai thực sự, và sau cùng tương lai này là hoa trái của lịch sử nhân loại trong sự đáp trả với các khả năng Chúa ban. Lúc đó, có sự trao đổi qua lại, chúng ta hiện hữu trong thế giới và ân sủng luôn tiếp cận chúng ta. Việc hiểu như thế đưa ra một viễn tượng hữu ích về ân sủng, như là quà tặng của Chúa về t́nh yêu biến đổi và hành động tạo thành, qua sự tự do của con người, hướng đến sự thiết kế riêng của Chúa trong lịch sử.

 

4. Kết luận: Suy tư linh đạo về ân sủng

Trong bối cảnh mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, khuôn mẫu toàn diện cho sự hiểu biết về hiện hữu Kitô giáo, chúng ta có thể giải thích ư nghĩa của ân sủng. Việc này liên quan sự xác tín rằng tiến tŕnh sự sống đă được tín thác, rằng sự thiện sẽ mạnh mẽ hơn sự dữ trong quăng đường dài. Chúng ta cùng tiếp tục cuộc hành tŕnh với nhau, bởi v́ chúng ta tin rằng mọi cố gắng của chúng ta trong sự cộng tác và đồng tạo dựng với Chúa hướng về một cộng đồng lớn hơn, trong đó mọi người t́m được công lư và ḥa b́nh, t́nh yêu và sự tự do, là có giá trị lớn chúng ta có thể đối mặt với các yếu đuối và bóng tối, bởi v́ chúng ta tin rằng “t́nh yêu mạnh hơn sự chết” và “mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Chúa” (Rm 8:28). Lúc ấy, chúng ta sẽ bắt đầu yêu mến tha nhân như chính ḿnh. Chúng ta sẽ sống đoàn kết yêu thương với họ trong toàn cuộc chiến đấu và yêu thương trong sự hy vọng rằng cả vũ trụ sẽ được giải thoát khỏi nô lệ của hư nát để được “cùng với con cái Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8: 20-21). Như Segundo, nhà thần học giải phóng, nói:

“Chỉ có một thế giới chưa hoàn thành, phó thác cho loài người trong một cách thức để kế thừa đau khổ và sự chết, mới có thể trao giá trị không thể thay thế và dứt khoát cho trách nhiệm của con người, cho bàn tay con người đang hoàn tất việc tạo dựng, khi họ chống lại mọi yếu tố đau khổ ảnh hưởng đến Chúa. Có như thế, chúng ta mới mang nơi đôi tay ta vận mạng của tất cả, trong đó có vận mạng của Chúa, Đấng đă chọn làm anh em với chúng ta” (Juan Luis Sedungo, The Humanist Christology of Paul, bản dịch J. Dury, Orbis Books, 1986, 160).

Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng cuối cùng ân sủng sẽ chiến thắng trên quyền lực tối tăm, sự dữ của con người. Một viễn tượng thần học về ân sủng như thế, vốn đưa mong muốn của Chúa về kết hiệp và sát nhập tinh thần và vật chất trong một văn mạch Kitô học và cánh chung học. Có nhiều sự cam kết, chẳng hạn: sự cởi mở triệt để với thế giới, sự nhận định thực tại sau cùng là có liên quan với tha nhân và mọi loài, thái độ tích cực hướng đến các truyền thống tôn giáo khác, sự hiệp nhất cử hành trong đa dạng, sự đánh giá về vẻ đẹp của thụ tạo, của đa nguyên và truyền thống văn hóa khác nhau nơi các dân nước trên thế giới. Như thế ân sủng giúp ta nh́n thấy một cách thức mới về tưởng tượng và đứng trước một thách đố để hành động cho đúng, mở sự quan tâm của chúng ta cho vận mạng mọi loài, cho tự do và nhân phẩm, b́nh đẳng giữa mọi người, chịu đựng lẫn nhau và tạo sức mạnh cho nhau trong toàn nhân loại. Như Đức Giêsu đủ tự do để trở nên biểu tượng thực sự cho sự hiện diện đầy ân sủng giữa chúng ta, các lời sau của công đồng chung Vatican II trong hiến chế Gaudium et Spes nói rơ điểm này:

“Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và mối lo âu của con người hôm nay, cách riêng của người nghèo và của tất cả những ai đang đau khổ, đó cũng là sự vui mừng hy vọng, đau buồn và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô: Không có ǵ liên quan đến nhân loại mà không có tiếng vang trong cơi ḷng các tín hữu Chúa Kitô” (Phần I).

Suy tư về học thuyết ân sủng trong lịch sử, khám phá một Thiên Chúa, Đấng là ân sủng giữa chúng ta, và yêu thương mọi ngườI, mời gọi chúng ta hăy vượt qua chính ḿnh, đi ra khỏi sự an ninh của ta, vùng an toàn của ta, nỗi sợ hăi của ta, để quy hàng một cách tin tưởng vào chân trời ân sủng này. Tôi nhớ lại một ngày kia, khi tôi đi xe điện ngầm từ Manhattan đến Đại học Fordham ở New York (Mỹ), tôi nh́n một phụ nữ da đen và cô gái nhỏ của bà lên toa xe và đến ngồi cạnh tôi. Ít phút sau, cô bé hát bài ǵ mà tôi không hiểu. Dường như cô bé đang vui và hớn hở lắm, và bỗng nhiên cô bé nhảy múa trước mặt mọi người. Mọi người đều cười và không ai tỏ ra bực bội cả, ngoại trừ bà mẹ hơi bối rối và khiển trách con ḿnh. Cô bé liền trở lại chỗ ngồi và ngồi nghiêm chỉnh. Tôi cười và nói với bé: “Bé làm hay lắm!”. Cô bé mở mắt to nh́n tôi và không nói ǵ. Nhưng cô làm tôi nhớ lại lời Cựu ước: “Tôi đen, nhưng tôi xinh đẹp” (Diễm ca 1:5). Lúc đó, tôi bỗng nhiên cảm thấy ḿnh “không c̣n là người xa lạ trên chuyến tàu nữa”. Thời khắc đó làm cho tôi hiểu rằng không ai là tầm thường trước mặt Chúa cả. Mỗi người chúng ta là một kiệt tác của Chúa. Nếu tôi không bị tù đày trong sợ hăi và thiên kiến, tôi sẽ được tự do và bắt đầu nh́n mọi sự sống là quư giá vô cùng. T́nh yêu giúp chúng ta nh́n mọi sự một cách khác hẳn. Chính t́nh yêu siêu vượt là nền tảng chung giữa mọi người với nhau. Khi tôi bắt đầu tin Chúa như một cộng đồng ba ngôi vị trong ân sủng ôm trọn mọi loài, đến với mọi loài, th́ sự sống nào cũng có một ư nghĩa, mỗi người có phần đặc biệt để tŕnh diễn trong vũ trụ tạo thành và lịch sử cứu độ. Cho nên chúng ta có thể được giải thoát để nh́n mọi sự sống là quư giá vô cùng, nh́n mọi thụ tạo như là sự Chúa tỏ hiện, là lời Chúa, dấu hiệu của Chúa Ba Ngôi, và là cách thức của Chúa hiện diện.

Trong sự hiểu biết, yêu thương và tranh đấu trong đời, chúng ta có lư do để tin rằng ân sủng ở khắp nơi và tất cả đều là ân sủng. Khi ân sủng dường như không ở một nơi nào đó, chúng ta nhớ rằng ân sủng đang chờ đợi được t́m thấy và được gặp gỡ. Bởi v́ không có giới hạn cho hoạt động ân sủng của Chúa, “không có ǵ tách được chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:38). Để kết luận, tôi nhớ lại câu chuyện cha Anthony De Mello kể về một con cá nhỏ trong đại dương. Con cá nói: “Xin lỗi, tôi t́m đại dương. Xin chỉ cho tôi biết đại dương ở đâu?”. Vâng đúng thế, câu trả lời là nếu chúng ta chỉ cần mở mắt, mở ḷng và nh́n, th́ rồi ta sẽ hiểu thôi. Thánh vịnh 139 soi chiếu suy tư của chúng ta về sự biểu lộ của ân sủng:

“Lạy Chúa, Ngài ḍ xét con và Ngài biết rơ,
biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng ǵ, Ngài thấu suốt từ xa,
đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
Đi măi đâu cho thoát thần trí Ngài,
lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?
Con có lên trời, Chúa đang ngự đó,
nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài.
Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện,
đến ở nơi chân trời góc biển phương Tây,
tại đó cũng tay Ngài đưa dẫn,
cánh tay hùng mạnh giữ lấy con”
(TV 139: 1-3, 7-10)

 

 

Nguyễn Trọng Đa

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.