1 2 3 4 4 6

SALT Logo

 

KHÓA TĨNH HUẤN HÈ 2008
CỦA GIÁO DÂN N̉NG CỐT CÁC GIÁO XỨ/CỘNG ĐỒNG

 

VỚI CHỦ ĐỀ
“GIÁO HỘI: HIỂU VÀ THỂ HIỆN CÁCH CỤ THỂ VÀ SỐNG ĐỘNG!”

   

 

 

 ĐỀ TÀI V: GIÁO HỘI NHƯ/LÀ CỘNG ĐOÀN MÔN ĐỆ

 

 

I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

(1) Gợi ư của người hướng dẫn

“Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đă truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."

(2) Gợi ư của người hướng dẫn

Rơ ràng lệnh truyền hay chỉ thị của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh ban cho các môn đệ là hăy chiêu tập muôn dân muôn người làm môn đệ Chúa và giúp họ sống tư cách hay ơn gọi môn đệ. Sống tư cách hay ơn gọi môn đệ là tuân giữ mọi điều Chúa đă truyền dậy trong Phúc Âm. Vậy th́ mỗi anh chị em chúng ta, mỗi giáo xứ, mỗi giáo hạt và cả giáo phận chúng ta phải trở thành những cộng đoàn môn đệ. Chúng ta hăy cầu xin Chúa Thánh Thần mở ḷng mở trí chúng ta và giúp chúng ta hiểu sự cao quư khôn lường và trách nhiệm nặng nề của những người/cộng đoàn môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô!

(3) Cộng đoàn cầu nguyện với bài hát XIN BAN THẦN TRÍ

ĐK: Lạy Chúa, xin ban xuống trên chúng con Thần Trí tác tạo của Chúa, Người đổi mới tâm can đổi mới muôn ḷng.

1&2. Người sẽ ban cho chúng con nhớ lại Lời Hằng Sống Chúa truyền ban.- Người sẽ ghi trong trái tim chính Lề Luật T́nh Mến Chúa truyền ban (ĐK).

3&4. Người đốt lên trong chúng con ánh lửa hồng bừng cháy của Ḷng Tin. - Nguyện Chúa ban cho chúng con chính Thần Lực d́u dắt giữa trần gian (ĐK).

 

II. TR̀NH BÀY NỘI DUNG ĐỀ TÀI

 

A. VÀO ĐỀ

Đề tài cuối cùng của Khóa Tĩnh Huấn này là mô h́nh Giáo hội như/là cộng đoàn môn đệ. Nhắc đến cộng đoàn môn đệ là phải nhắc đến Vị môn sư và các môn sinh. Vị môn sư là Chúa Giê-su Ki-tô. C̣n các môn sinh là tất cả các Ki-tô hữu, từ Đức Giáo hoàng, các Đức Hồng Y, Giám Mục cho đến các linh mục, tu sĩ nam nữ và mọi người giáo dân. Tất cả đều là môn sinh của Thầy và đều được Thầy huấn luyện đào tạo trong ḷ đào tạo môn đệ! Chúng ta có thành môn đệ hay không là tùy việc chúng ta có thuộc bài học của Thầy hay không!

 

B. T̀M VỀ SỨ VỤ CÔNG KHAI CỦA CHÚA GIÊ-SU

1. Theo các học giả Thánh Kinh, xem ra kế hoạch ban đầu của Chúa Giê-su là làm cho toàn bộ Ít-ra-en hoán cải và đón nhận Nước Trời. Thế nhưng kế hoạch đó đă không thành công. Nhiều nhà lănh đạo tôn giáo đương thời chống đối ra mặt. Quần chúng b́nh dân lúc đầu có vẻ hoan hô Ngài nhưng thực ra họ hiểu lầm về Ngài rất nhiều, tưởng Ngài là vị cứu tinh về chính trị chẳng hạn. Tin Mừng Mác-cô thường xuyên ghi nhận Chúa Giê-su cấm không cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Mê-si-a, v́ sợ người ta hiểu lầm.

2. Từ đó Chúa Giê-su mới thực hiện một kế hoạch mới là quy tụ một nhóm nhỏ các môn đệ, trực tiếp huấn luyện họ để họ thực sự hiểu biết sứ điệp của Ngài và truyền giao sứ điệp đó cho những người khác, kể cả sau khi Ngài ĺa cơi thế. Nhóm nhỏ này không phải là tất cả những ai tin vào Chúa nhưng là nhóm tuyển chọn giữa một cộng đoàn lớn. Ngay cả trong nhóm nhỏ này cũng có những mức độ khác nhau. Ở ṿng ngoài là những người mà sách Tin Mừng ghi nhận: nhóm 72 môn đệ, Giu-se A-ri-ma-thi-a hoặc nhóm phụ nữ. Hạt nhân của nhóm này là nhóm 12, những người được Chúa Giê-su chọn đích danh và giao cho nhiệm vụ quan trọng. Rồi trong nhóm 12 cũng có hạt nhân chính là cặp anh em Phê-rô và An-rê, Gio-an và Gia-cô-bê, những người có mặt trong những biến cố lơn trong cuộc đời Chúa Giê-su như biến h́nh, cơn hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-ni. Cho nên từ môn đệ” thực ra hàm nhiều mức độ khác nhau.

 

C. ĐỜI SỐNG CÁC MÔN ĐỆ

1. Cùng với Chúa Giê-su, các môn đệ làm thành một xă hội tương phản (contrast society), biểu trưng cho một Ít-ra-en mới. Cộng đoán các môn đệ này có sứ vụ là nhắc nhở mọi người về giá trị siêu việt của Nước Trời đến nỗi người ta “vui mừng” bán hết mọi sự ḿnh có để mua bằng được kho tàng Nước Trời. Chúnh v́ thế, họ có lối sống hết sức đặc biệt. Lối sống này vừa diễn tả xác tín bên trong của họ, đồng thời lôi kéo sự chú ư của nhiều người như ngôi nhà được xây trên núi, như đèn đặt trên giá để soi sáng cho mọi người.

2. Có thể thấy được lối sống đặc biệt này qua một vài ghi nhận trong sách Tin Mừng:

* Họ từ bỏ vợ con, gia đ́nh, của cải để tận hiến cho Nước Trời. Chúa Giê-su không chấp nhận việc một người xin theo Chúa mà c̣n muốn quay về chôn cất cha hoặc từ gĩa người thân (1). Trong một nền văn hóa mà liên hệ gia đ́nh có tầm quan trọng đặc biệt, đ̣i hỏi trên càng làm nổi bật tính quyết liệt của mệnh lệnh “theo Thầy.” Chính Chúa Giê-su đă nói đến việc v́ Ngài mà gia đ́nh có thể bị chia rẽ (2). Và bản thân Ngài cũng phải trải qua kinh nghiệm khi chính những người thân cho rằng Ngài đă mất trí (3).

* Họ xa tránh mọi thứ tước hiệu mà thế gian chạy theo, họ được mời gọi yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù.

* Khi đi rao giảng, họ được lệnh ra đi với hành trang hết sức đơn giản, chỉ toàn phó thác và cậy dựa vào Chúa mà thôi.

* Khi viễn tượng khổ nạn của Chúa Giê-su gần kề, họ càng thấu hiểu rằng đời sống môn đệ c̣n là chia sẻ những đau khổ với Thầy.

 

C. GIÁO HỘI CỘNG ĐOÀN CÁC MÔN ĐỆ.

1. Vào thời Chúa Giê-su c̣n tại thế, đời sống người môn đệ cụ thể là như thế. Sau khi Chúa Giê-su về trời, ư nghĩa “môn đệ” được mở rộng hơn đến nỗi đồng nghĩa với từ “Ki-tô hữu” hay “tín hữu.” Trong bối cảnh những thế kỷ đầu tiên, là Ki-tô hữu đ̣i hỏi phải có những nhân đức anh hùng không khác ǵ sống tư cách môn đệ khi Chúa Giê-su c̣n tại thế. Các Ki-tô hữu cũng làm thành một xă hội tương phản với môi trường ngoại giáo lúc ấy trong đế quốc Rô-ma: họ không chấp nhận chiến tranh, không đến giải trí ở các sân vận động và nhà tắm. Đồng thời thực hành đức yêu thương, chăm sóc kẻ mồ côi góa bụa… đến nỗu khi quan sát họ, dân Rô-ma phải thốt lên: Ḱa xem họ yêu thương nhau thế nào! Cũng v́ ư thức về đ̣i hỏi của đời môn đệ, các Ki-tô hữu đầu tiên chấp nhận tù tội, lưu đầy và cả cái chết. Thánh Ignatio Antiochia đă mô tả các vị tử đạo là những môn đệ đích thực của Chúa Giê-su.

2. Ư tưởng về đời sống môn đệ cách tuyệt đối vẫn tiếp tục trong suốt lịch sử Giáo hội. Điển h́nh nhất là đời tu, bắt đầu là cuộc sống ẩn tu, sau này là cộng đoàn ḍng tu. Với những lời khấn sống theo lời khuyên Phúc Âm, các cộng đoàn này làm thành một xă hội tương phản với lối sống của thời đại. Có thể rất âm thầm, không ồn ào, nhưng hàm trong đó một sứ điệp cho thời đại.

 

D. KẾT LUẬN

Vấn đề đặt ra là liệu những đ̣i hỏi cho các môn đệ thời Chúa Giê-su có phải là cho ta hôm nay không v́ bối cảnh thời đại đó khác xa bây giờ? Phải chăng những đ̣i hỏi này chỉ dành cho một nhóm nhỏ chứ không bó buộc mọi Ki-tô hữu? Theo Daniel J. Harrington, dù bối cảnh thời đại và văn hóa đă thay đổi th́ một số giá trị căn bản sâu đây vẫn c̣n nguyên vẹn:

* hoàn ṭan hiến thân cho Nước Trời,

* khao khát chia sẻ sứ mạng của Chúa Giê-su,

* lối sống đơn sơ để có thể chu toàn sứ mạng,

* chấp nhận đặt những nhu cầu vật chất và những quan hệ nhân loại xuống hàng thứ yếu,

* chấp nhận bị chống đối và đau khổ v́ Tin Mừng.

 

E. CAU HỎI THẢO LUẬN

1. Giáo xứ của các anh chị đang được xây dựng theo mô h́nh nào nhiều nhất?

2. Các anh chị mong ước xây dựng giáo xứ ḿnh theo mô h́nh nào nhất?

 

III. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

(1) Gợi ư của người hướng dẫn

Anh chị em chúng ta đă được học hỏi, suy tư và trao đổi về 5 mô h́nh của Giáo hội: Giáo hội như/là cơ chế (đt I), Giáo hội như/là hiệp thông (đt II), Giáo hội như/là bí tích (đt III), Giáo hội như/là tôi tớ (đt IV) và Giáo hội như/là cộng đoàn môn đệ (đt V).

Chắc chắn những giờ sinh hoạt chung trong hội trường này là chưa đủ; những ǵ được tŕnh bày và trao đổi trong pḥng học này cần được suy nghĩ và trao đổi thêm giữa các anh các chị và nhất là cần được đem ra thực hành.

Trước khi kết thúc Khóa Tĩnh Huấn quư báu này, chúng ta hăy cất tiếng cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa về những hồng ân mà Người đă ban cho mỗi người, mỗi cộng đoàn trong/qua những ngày vừa qua. Và chúng ta hăy cam kết với Chúa là chúng ta sẽ cố gắng thực hiện những ǵ Chúa soi sáng và hướng dẫn qua những buổi học hỏi này.

(2) Cộng đoàn kết thúc Khóa Tĩnh Huấn với bài hát KHÚC HÁT TẠ ƠN

ĐK: Xin dâng kính câu ca tạ ơn. Ca khen Chúa mến yêu nhân trần. Ngàn đời kính chúc Vua muôn loài. Danh Chúa luôn rạng ngời.

PK 1: V́ t́nh Cha ôi quư trọng thay. Muôn ơn lành chan chứa trời mây. Từng cao xanh lừng tiếng ngàn dân. Hát khúc ca tạ ơn.

PK 2: Bầu trời long lanh ánh ngàn sao. Mây lưng trời sương tuyết ngàn cao. Rền vang lên nhạc khúc hoà ca. Kính đáp ân t́nh Cha.

(3) Phép lành của linh mục chính xứ hay quản nhiệm

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
30/9 bis Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân B́nh
Giáo xứ Nhân Ḥa, Hạt Tân Sơn Nh́, Sàig̣n.

 


  Ghi chú

(1) Lc 9,59-62

(2) Lc 12,51-53.

(3) Lc 14,26.

 

 

 

 Lời cảm tạ 

 Con xin hết ḷng cảm tạ cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sàig̣n, đă cho phép con được sử dụng tài liệu NHỮNG MÔ H̀NH GIÁO HỘI của ngài để con soạn thành tập Tài Liệu Tĩnh Huấn này hầu giúp ích cho nhiều giáo dân ṇng cốt và hội đoàn tông đồ của các giáo xứ, giáo hạt và giáo phận Việt Nam.

 Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 

 

 

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 4 6

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.