MỘT SỐ NHU CẦU QUAN TRỌNG & CẤP BÁCH
CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY

MichelAnge

 

Lời giới thiệu:

Đế giúp quí linh mục, tu sĩ nam nữ và bà con Công giáo Việt Nam tại hải ngoại nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng, hiểu được những nhu cầu quan trọng của Giáo Hội Mẹ Việt Nam nhằm thể hiện mối hiệp thông và hỗ trợ thích hợp nhất đối với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, chúng tôi xin đăng lại bài của Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội, người đă có nhiều bài viết và tài liệu huấn luyện giáo dân đăng trên nhiều websites Công giáo trong và ngoài nước. Đây là bài thuyết tŕnh tại Đại Hội Triết Đạo Việt Nam hè năm 2000 tại The Catholic University of America (DC) và tại Marywood Center (OR/CA). Tuy bài được viết cách đây 7 năm, nhưng vẫn c̣n nguyên giá trị thời sự, v́ những vần đề được nêu lên ở đây vẫn là những vần đề mà Giáo Hội Việt Nam đang phải giải quyết.

 

 


 

PHẦN I: VÀO ĐỀ

 

Ai trong chúng ta cũng biết ít nhiều về thực trạng hiện nay của Giáo Hội trong nước. V́ thế tôi không muốn nói lại những điều mà ai nấy đă biết. Tôi cũng không muốn nêu lên các nguyên nhân của thực trạng hiện nay của Giáo Hội trong nước: một phần v́ tôi không nói th́ quí ông bà, anh chị em cũng đă biết; một phần v́ vị thế hay tư cách tế nhị của tôi:

(a) Tôi chỉ sống một thời gian ngắn ở đây và sẽ trở về Việt Nam và hoạt động cho Giáo Hội trong nước,

(b) Tôi chỉ là một giáo dân không được các Giám Mục Việt Nam cử đi Mỹ mà cũng không được các ngài giao một sứ mạng ǵ khi sang đây. Tôi có mặt ở đất Mỹ là nhờ ḷng quí mến thương yêu của cha Phêrô Phan Đ́nh Cho, của cha Gioakim Lê Quang Hiền và của một người anh họ đang sống ở California là những người đă tạo cơ hội và điều kiện cho tôi được đến đây để tham dự Khóa học hỏi về “ĐỨC TIN & HỘI NHẬP VĂN HÓA” này của Viện Triết Đạo. Việc tham dự khóa học hỏi và chuyến đi Mỹ này sẽ giúp tôi có thêm hành trang (v́ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”) để phục vụ Giáo Hội Việt Nam một cách tích cực và hữu hiệu hơn.

V́ thế tôi muốn chia sẻ với quí ông bà và anh chị em về MỘT SỐ NHU CẦU QUAN TRỌNG VÀ CẤP BÁCH CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY theo cách nh́n và đánh giá vấn đề của một người giáo dân sống trong nước, đă và đang hoạt động tích cực để góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội ấy.

Sau 46 năm đối với Miền Bắc và 25 năm đối với Miền Nam sống dưới chế độ cộng sản, có thể nói ngày nay các vị lănh đạo Giáo Hội, đă thấy rơ các nhu cầu của Giáo Hội và cũng thấy có nhiều điều kiện hơn những năm trước để thực hiện một số việc thuộc trách nhiệm của ḿnh. Nếu như các vị lănh đạo Giáo Hội Việt Nam có đủ sáng suốt khôn ngoan để nắm bắt thời cơ và có đủ can đảm để mạnh dạn thực hiện những điều ḿnh thấy cần phải làm, th́ chúng ta có thể lạc quan nh́n về tương lai.

Nhưng đâu là những nhu cầu quan trọng và cấp bách nhất của Giáo Hội Việt Nam ngày nay? Nhu cầu th́ chắc chắn là có nhiều, thậm chí có thể là rất nhiều. Nhưng chúng ta nên chú tâm vào những nhu cầu quan trọng và cấp bách thôi. Giải quyết được những nhu cầu quan trọng và cấp bách này, th́ các nhu cầu khác sẽ nhờ đó mà được giải quyết. Theo sự đánh giá chủ quan của tôi th́ hiện nay Giáo Hội Việt Nam có năm nhu cầu quan trọng và cấp bách sau đây:
 

1. Huấn luyện đào tạo nhân sự, nhất là giáo dân.

2. Hội nhập Giáo Hội vùng.

3. Tổ chức và thiết lập các cơ chế cần thiết cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội.

4. Trẻ hóa hàng ngũ lănh đạo và đổi mới cung cách lănh đạo.

5. Hội nhập văn hóa và đối thoại với các tôn giáo bạn,

 

 

PHẦN II: NĂM NHU CẦU QUAN TRỌNG VÀ CẤP BÁCH CỦA GIÁO HỘI VIỆT AM NGÀY NAY

 

1. Nhu cầu huấn luyện đào tạo nhân sự, nhất là giáo dân

Nhu cầu quan trọng và cấp bách nhất của Giáo Hội Việt Nam hiện nay là nhu cầu huấn luyện đào tạo nhân sự, giáo sĩ cũng như giáo dân, nhưng nhất là giáo dân. Công đồng Vaticanô (1962-1965) là một biến cố vô cùng quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cũng như đối với từng Giáo Hội địa phương. Riêng với Giáo Hội Việt Nam th́ các Giám Mục Miền Bắc đă không tham dự Công Đồng, nên có thể nói là Giáo Hội Miền Bắc chỉ biết rất ít về Công Đồng. C̣n các Giám Mục Miền Nam có may mắn là đă được tham dự Công Đồng, nhưng chỉ 10 năm sau Công Đồng th́ Giáo Hội Miền Nam cũng sống dưới chế độ sộng sản như Giáo Hội Miền Bắc, nên phần lớn các nỗ lực áp dụng Công Đồng vào đời sống Giáo Hội đều bị ngừng lại. Hơn nữa trong hơn hai mươi năm qua Giáo Hội có rất ít điều kiện để huấn luyện đào tạo nhân sự giáo dân. Do đó việc đào tào nhân sự là một nhu cầu vô cùng quan trọng và cấp bách đối với hiện tại và tương lai của Giáo Hội Việt Nam.

Nhu cầu quan trọng và cấp bách nhất của Giáo Hội Việt Nam hiện nay là nhu cầu huấn luyện đào tạo nhân sự, giáo sĩ cũng như giáo dân, nhưng nhất là giáo dân.

Trong lănh vực này, Giáo Hội Việt Nam có rất nhiều việc phải làm. Cho đến nay dường như các vị lănh đạo Giáo Hội chỉ mới quan tâm đến việc đào tạo linh mục và tu sĩ. Trong nước hiện đă có được sáu đại chủng viện: Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sài g̣n, Cần Thơ và hy vọng nay mai sẽ có thêm một đại chủng viện nữa tại Xuân Lộc để huấn luyện đào tạo các giáo sĩ. C̣n đối với hàng ngũ đông đảo giáo dân th́ Giáo Hội mới chỉ có các chương tŕnh giáo lư rước lễ, thêm sức, bao đồng (rước lễ trọng thể), chuẩn bị hôn nhân và tân ṭng. Nhưng ngay trong lănh vực căn bản này th́ cũng mỗi nơi mỗi khác. Trên phạm vi toàn quốc hay phạm vi tổng giáo phận, chưa có các ủy ban, các trung tâm, các chương tŕnh đào tạo nâng cao chứ đừng nói ǵ đến chương tŕnh thần học giáo dân.

Ngày nay trong một số giáo phận, vấn đề huấn luyện đào tạo giáo dân mới được đặt ra th́ gặp phải đủ thứ khó khăn: Ngoài khó khăn về phía chính quyền, c̣n có những khó khăn khác như thiếu người chuyên môn, thiếu chương tŕnh đào tạo, thiếu cơ sở vật chất và tài chánh (1).

 

2. Nhu cầu hội nhập Giáo hội vùng

Nhu cầu quan trọng và cấp bách thứ hai của Giáo Hội Việt Nam hiện nay là việc hội nhập vùng Đông Nam Á & Châu Á. Không phải tất cả mọi linh mục, giám mục đều thấy được tầm quan trọng của nhu cầu này. Nhưng đó là một nhu cầu có thật và theo chúng tôi th́ đây là một cơ may lớn cho Giáo Hội Việt Nam: "Nếu Giáo Hội Việt Nam có hội nhập vùng th́ mới thoát ra khỏi t́nh trạng tŕ trệ và khép kín hiện nay của ḿnh và để canh tân theo tinh thần của Công Đồng Vaticanô II, của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu và của Tông huấn “Giáo Hội tại Á Châu”.

Mọi người đều biết: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là thành viên sáng lập của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC: The Federation of Asian Bishops Conferences). Nhưng từ ngày 30.4.1975 cho đến thời gian mới đây, Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Việt Nam rất ít liên lạc với FABC và với các Giáo Hội khác trong vùng. Hội Đồng Giám Mục & Giáo Hội Việt Nam hướng về Roma, Paris nhiều hơn…v́ có mối liên hệ t́nh cảm nặng hơn với các Giáo Hội Âu Châu này và v́ tư cách thành viên FABC của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không được chính quyền nh́n nhận cách chính thức. Có thể trong tương lai Giáo Hội Việt Nam sẽ có thêm mối quan hệ chặt chẽ với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, v́ số người Công Giáo Việt Nam ở Mỹ rất đông và v́ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa thực hiện một chuyến viếng thăm chính thức Giáo Hội Việt Nam hồi tháng 8 năm 1999. Và rất có thể trong tương lai không xa, th́ đại diện Giáo Hội Việt Nam cũng sang thăm chính thức Giáo Hội Hoa Kỳ.

Nhưng dù Giáo Hội Việt Nam có duy tŕ và phát triển mối quan hệ với các Giáo hội Aâu Mỹ th́ theo tôi Giáo Hội Việt Nam vẫn không thể coi nhẹ việc hội nhập vùng và tạo quan hệ chặt chẽ với các Giáo Hội Á Châu chung quanh. V́ về mặt kinh tế tài chánh cũng như chính trị và tôn giáo th́ “tính cách vùng” càng ngày càng trở nên quan trọng.

Việc Giáo Hội Việt Nam hội nhập vùng có nhiều lợi ích đáng kể:

Giáo Hội chúng ta vẫn mang dáng dấp của một Giáo Hội Tây Phương, và việc hội nhập văn hoá mới chỉ ở giai đoạn đầu, c̣n rất phôi thai. Nếu Giáo Hội Việt Nam cứ tiếp tục cóp-pi những mô h́nh Tây Phương th́ Giáo Hội Việt Nam sẽ măi măi mang tính ngoại lai, xa lạ… đối với đại đa số người Việt.

1) Giáo Hội Việt Nam có nhiều cơ may mang mầu sắc Á Đông hơn. Giáo Hội chúng ta vẫn mang dáng dấp của một Giáo Hội Tây Phương, và việc hội nhập văn hoá mới chỉ ở giai đoạn đầu, c̣n rất phôi thai. Nếu Giáo Hội Việt Nam cứ tiếp tục cóp-pi những mô h́nh Tây Phương th́ Giáo Hội Việt Nam sẽ măi măi mang tính ngoại lai, xa lạ… đối với đại đa số người Việt.

2) Giáo Hội Việt Nam sẽ tận dụng được những kinh nghiệm thực thi Công Đồng của nhiều Giáo Hội Á Châu khác và đóng góp phần đặc thù của ḿnh. Trong ba thập niên vừa qua, FABC và các Giáo Hội Á Châu nhất là Aán Độ, Phi-lip-pin, Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan… đă thực hiện một bước dài trong việc áp dụng giáo huấn và tinh thần Công Đồng vào đời sống và cơ cấu Giáo Hội. Tiếp xúc nhiều với FABC và với các Giáo Hội này, Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Việt Nam sẽ học được những kinh nghiệm phong phú và quí báu của các Giáo Hội bạn.

Mặt khác, Giáo Hội Việt Nam sau bao nhiêu năm sống kiên cường dưới các cuộc bách hại và những khó khăn thử thách khôn lường, có thể đóng góp với các Giáo Hội trong vùng cũng như với Giáo Hội toàn cầu, những kinh nghiệm “xương máu” của riêng ḿnh, làm phong phú cho đời sống Giáo Hội Chúa Kitô trên trần thế này.

 

3. Nhu cầu tổ chức và thiết lập các cơ chế cần thiết cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội

Nhu cầu quan trọng và cấp bách thứ ba của Giáo Hội Việt Nam là việc tổ chức (hay tái tổ chức hay hoàn chỉnh tổ chức) và thiết lập các cơ chế cần thiết cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Về mặt tổ chức các giáo xứ, các hội đoàn, các trung tâm huấn luyện giáo dân, các hội đồng linh mục, hội đồng mục vụ giáo xứ và giáo phận, các văn pḥng Toà Giám mục, các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục và Văn pḥng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta c̣n vô số việc phải làm. Các hội đồng linh mục giáo phận, các hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ cần được qui định bằng các qui chế rơ ràng, cởi mở, tiến bộ và thống nhất. Các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục cũng thế. Thậm chí hiện nay Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chưa có một văn pḥng đúng nghĩa tức là có nhân viên thường trực, có các ủy ban chuyên trách…

Đối với chính quyền, hiện nay chỉ có vài hội đoàn có quyền hiện hữu và hoạt động. Công việc cần làm là làm cho các tất cả các đoàn thể mà chúng ta quen gọi là Hội Đoàn Công Giáo Tiến Hành có quyền hoạt động một cách chính thức, công khai, hợp pháp.

Giáo Hội Việt Nam cần “duyệt lại” nội qui và xem xét lại cách hoạt động của mỗi hội đoàn, sao cho phù hợp với tinh thần của Công Đồng Vatican II, của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu và Tông huấn “Giáo hội tại Á Châu” cũng như phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

Song song với công việc hợp thức hóa về mặt pháp lư ấy, có một công việc khác là Giáo Hội Việt Nam cần “duyệt lại” nội qui và xem xét lại cách hoạt động của mỗi hội đoàn, sao cho phù hợp với tinh thần của Công Đồng Vatican II, của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu và Tông huấn “Giáo hội tại Á Châu” cũng như phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

Các trung tâm đào tạo huấn luyện giáo dân cũng cần được tổ chức kịp thời. Hiện nay một vài giáo phận đă thiết lập Trung Tâm Mục Vụ giáo phận (như tại B́nh Dương thuộc giáo phận Phú Cường) nhưng các trung tâm này chưa có chương tŕnh và nhân sự tương xứng.

 

4. Nhu cầu trẻ hoá hàng ngũ lănh đạo và đổi mới cung cách lănh đạo

Có người nói: ”Vấn đề của Giáo Hội Việt Nam là vấn đề lănh đạo”. Nếu không đúng 100% th́ câu nói ấy cũng đúng từ 80 đến 90%. Các Giám Mục của chúng ta phần lớn đều ở vào tuổi 65-75 (2) và đă trải qua những năm sống vất vả. Có thể trong thời gian qua nhiều vị đă quen với một nếp suy nghĩ “xin cho hai chữ b́nh an” tức là miễn sao Giáo Hội tồn tại, nên có ư tránh tất cả những ǵ có thể làm phương hại đến sự tồn tại của Giáo Hội. Điều này dễ hiểu nếu chúng ta để ư đến hoàn cảnh thực tế trong nước từ sau ngày 30.4.1975. Thêm vào đó, v́ tuổi cao sức yếu và bị mất nhiều thời gian vào việc mục vụ bí tích, các Giám Mục rất khó nhạy bén với các nhu cầu mới của thời đại, rất ngại phải sáng tạo một điều ǵ mới.

Giáo Hội Việt Nam rất cần có một thế hệ Giám Mục trẻ, tuổi từ 40 đến 50, hoặc trẻ hơn nữa để đưa Giáo Hội bước vào thế kỷ XXI. Điều này xem ra không dễ chút nào. Cuộc viếng thăm và làm việc với chính quyền của đại diện Toà Thánh Vatican tại Việt Nam cách đây mấy tháng, chỉ đem lại kết quả là Ṭa Thánh bổ nhiệm được hai Giám Mục mới, một vị 60 tuổi và một vị 70 tuổi cho hai giáo phận Vĩnh Long và Đà Nẵng.

Nhu cầu trẻ hóa hàng giáo phẩm là hiển nhiên không ai chối căi được. Nhưng để thực hiện được việc này Giáo hội gặp phải hai trở ngại lớn, một từ trong chính nội bộ ḿnh, một từ bên ngoài. Trở ngại từ trong nội bộ Giáo hội là tinh thần cục bộ, là óc địa phương chật hẹp, là sự phân hóa ngấm ngầm trong hàng ngũ linh mục. Trở ngại từ bên ngoài là “cách đối xử” của Nhà Nước trong việc Giáo Hội bổ nhiệm các Giám mục cũng như trong nhiều hoạt động khác của Giáo Hội. Một điều mà nhiều người mong ước là làm sao mối quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam chóng được chính thức thiết lập. Theo tôi nghĩ mối quan hệ ấy sẽ tác động tích cực vào mối tương quan Nhà Nước - Giáo Hội và đóng góp vào việc canh tân Giáo Hội Việt Nam.

Nhưng song song với nhu cầu trẻ hóa Hàng Giáo Phẩm ấy, c̣n có một nhu cầu khác cũng rất quan trọng và cấp bách không kém: đó là nhu cầu đổi mới cung cách lănh đạo và cách làm việc của các Giám Mục và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Từ trước đến nay mỗi Giám Mục coi công việc của giáo phận ḿnh là chính. C̣n có làm được việc ǵ chung cho cả Giáo Hội Việt Nam hay không th́ không quan trọng. Các việc chung rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”! Có thể v́ hoàn cảnh thực tế bắt buộc. V́ thế mà Giáo Hội Việt Nam khó có một chiến lược, một chương tŕnh chung hoặc giả như có một chương tŕnh chung th́ cũng “mạnh ai nấy làm” hay đúng hơn là “mạnh ai nấy không làm”.

Mặt khác cung cách lănh đạo trong Giáo Hội Việt Nam c̣n mang nặng tính “giáo sĩ” tức cách lănh đạo c̣n mang nặng tính thống trị (Dominating Leadership). Nên phát triển cách lănh đạo mới dựa trên nền tảng Phúc Âm và cách sống của Đức Giêsu được gọi là “cách lănh đạo không mang tính thống trị” (Non-dominating Leadership).

 

5. Nhu cầu hội nhập văn hoá và đối thoại với các tôn giáo bạn, với người nghèo và với các cộng đồng xă hội

Giáo Hội Việt Nam - từ ngôi thánh đường, ảnh tượng cho đến cử chỉ lễ bái - vẫn mang dáng dấp của một Giáo Hội Tây Phương được nhập cảng vào mảnh đất Việt Nam. Trong lịch sử truyền giáo đă có thời nền văn hóa địa phương không được coi trọng, thậm chí bị khinh miệt. Có lẽ v́ thế mà Kitô giáo chưa thuyết phục, chưa thu hút được đại chúng Việt Nam. Nhu cầu hội nhập văn hóa được Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu – trong đó có nhiều Giám Mục Việt Nam - nêu lên nhu một nhu cầu quan trọng và cấp bách cho các Giáo Hội Á Châu nói chung và cho Giáo Hội Việt Nam nói riêng. Nay là lúc Giáo Hội Việt Nam phải t́m mọi cách thực hiện những xác tín và tuyên bố của ḿnh.

Song song với vấn đề hội nhập văn hoá là vấn đề đối thoại với các tôn giáo bạn (3). Trên mảnh đất Việt Nam, đạo ông bà với sự thờ cúng tồ tiên vừa là nền tảng của nền văn hóa Việt Nam, vừa là một tôn giáo tự nhiên, rất thuận lợi cho việc tiếp nhận Kitô giáo. Mặt khác ở Việt Nam cũng như Á châu, Kitô giáo chỉ là một thiểu số giữa các tôn giáo khác, đông đảo tín đồ hơn nhiều. V́ thế, muốn phúc âm hóa th́ phải quan tâm đến việc đối thoại với các tôn giáo ấy. Công Đồng Vatican II trong Nostra Aetate nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đối thoại giữa các tôn giáo trên thế giới. Thông điệp Redemptoris Missio chủ trương cần phải biểu lộ t́nh thương trước đă, rồi mới giới thiệu chân lư sau. Để việc đối thoại với các tôn giáo khác thành công, trước tiên Giáo Hội phải thành công trong việc đối thoại nội bộ đă. Đối thoại nội bộ không thành công, làm sao thành công trong việc đối thoại với bên ngoài. Muốn đối thoại với các tôn giáo bạn, th́ trước hết Giáo Hội phải thay đổi năo trạng của chính ḿnh về các tôn giáo và phải sửa đổi những lời kinh, kiểu nói bộc lộ sự khinh miệt (4), không phù hợp với tinh thần Phúc Âm và với giáo huấn của Công Đồng Vatican II.

Trên mảnh đất Việt Nam, đạo ông bà với sự thờ cúng tồ tiên vừa là nền tảng của nền văn hóa Việt Nam, vừa là một tôn giáo tự nhiên, rất thuận lợi cho việc tiếp nhận Kitô giáo. Mặt khác ở Việt Nam cũng như Á châu, Kitô giáo chỉ là một thiểu số giữa các tôn giáo khác, đông đảo tín đồ hơn nhiều. V́ thế, muốn phúc âm hóa th́ phải quan tâm đến việc đối thoại với các tôn giáo ấy.

Trước khi đối thoại với các tôn giáo khác về mầu nhiệm Thiên Chúa và những vấn đề lư thuyết, hăy đối thoại với họ về việc làm đă, chẳng hạn về những việc làm nhằm phục vụ con người, xây dựng xă hội, đất nước, và thế giới, cùng lo cho thiện ích chung của tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, ư thức hệ, giàu nghèo…

Theo tông huấn "Đối thoại và Loan Báo" th́ đối thoại hay gặp gỡ đă là loan báo Tin Mừng rồi. V́ thế, cần phải tạo nên những dịp gặp gỡ, trao đổi trong bầu khí huynh đệ, thông cảm giữa các tôn giáo. Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu này đưa ra 4 mẫu đối thoại:

· Đối thoại bằng cuộc sống: chẳng hạn gặp nhau trong các dịp lễ hội của nhau.
· Đối thoại bằng việc làm: chẳng hạn các tôn giáo hợp tác với nhau trong những lănh vực giáo dục, văn hóa, y tế, xă hội v.v…
· Đối thoại bằng trao đổi kinh nghiệm tâm linh: mỗi bên nói những ǵ ḿnh thực nghiệm được về tâm linh, kinh nghiệm được về mầu nhiệm thần linh.

Giáo Hội Việt Nam cần gắn liền lời rao giảng của ḿnh với những hành động thực tế nhằm thay đổi điều kiện sống của đại đa số dân chúng. Có như thế th́ Giáo Hội Công Giáo mới là một “cộng đoàn khả tín” đối với người dân b́nh thường.


· Đối thoại về lư thuyết, thần học: dễ gây ra tranh căi, chẳng ai chịu ai, v́ bên nào cũng thấy ḿnh có lư, không ai nhận lư của người khác.

Cũng không thể không nói đến vấn đề đối thoại với người nghèo. Đại đa số dân chúng Việt Nam c̣n đang sống trong cảnh nghèo đói, túng thiếu: cơm không đủ ăn, áo quần không đủ ấm, nhiều người không công ăn việc làm, không nhà cửa, thiếu điều kiện học hành… Giáo Hội Việt Nam cần gắn liền lời rao giảng của ḿnh với những hành động thực tế nhằm thay đổi điều kiện sống của đại đa số dân chúng. Có như thế th́ Giáo Hội Công Giáo mới là một “cộng đoàn khả tín” đối với người dân b́nh thường. Nếu Giáo Hội Việt Nam mạnh dạn dấn thân theo “chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo” th́ Giáo Hội sẽ thực hiện điều mà Công Đồng Vatican II long trọng tuyên bố trong phần mở đầu của Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng”:

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có ǵ thực sự của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng họ”.

Cuối cùng Giáo Hội Việt Nam c̣n có trách nhiệm đối thoại với các cộng đồng xă hội sống chung quanh trên cùng một mảnh đất cha ông tổ tiên để lại, bất phân biệt mầu da chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng chính trị. Có đối thoại mới hiểu nhau và giúp nhau thăng tiến.

 

PHẦN III: NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI CÓ THỂ ĐÓNG GÓP G̀ CHO GIÁO HỘI VIỆT NAM ?

Chỉ những người Công giáo Việt Nam hải ngoại nhất là các linh mục, tu sĩ và giới trí thức, mới trả lời được câu hỏi trên. Nhưng chắc quí vị cho phép tôi được nói ra những suy nghĩ và gợi ư của ḿnh. Nói chung - theo tôi - th́ người Công giáo Việt Nam hải ngoại nên ưu tiên hỗ trợ cách này cách khác để Giáo Hội Việt Nam đáp ứng kịp thời năm nhu cầu quan trọng và cấp bách vừa được tŕnh bày ở trên.

người Công giáo Việt Nam hải ngoại có thể và nên “làm thay cho” Giáo Hội trong nước trong một số công việc và lănh vực. Ví dụ: dịch và in những tác phẩm có gía trị về thần học, thánh kinh, tu đức.

Cho đến nay khắp nước từ Nam ra Bắc nhiều nhà thờ đă được xây dựng lại hay xây mới, nhiều tu viện đă được sửa sang, mở rộng. Chắc chắn người Công giáo Việt Nam hải ngoại đă đóng góp rất nhiều tiền bạc vào các công tŕnh xây dựng ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng bên cạnh nhu cầu xây dựng thánh đường và cơ sở vật chất, Giáo Hội Việt Nam có một nhu cầu khác cũng quan trọng và cấp bách không kém là xây dựng, đào tạo con người. Người Công giáo Việt Nam hải ngoại có thể đóng góp rất nhiều vào lănh vực này của Giáo Hội Việt Nam, v́ Người Công giáo Việt Nam hải ngoại vừa giầu kiến thức hiểu biết vừa giầu tiền bạc và phương tiện. Người Công giáo Việt Nam hải ngoại có thể hỗ trợ Giáo Hội trong nước bằng cách ưu tiên tài trợ cho các nhóm làm việc nghiên cứu, cho các chương tŕnh dài hạn và cho các trung tâm huấn luyện đào tạo nhân sự, nhất là giáo dân cho Giáo Hội trong nước. Người Công giáo Việt Nam hải ngoại có thể hỗ trợ Giáo Hội trong nước bằng cách ưu tiên tài trợ cho việc cung cấp sách vở tài liệu và kinh nghiệm đổi mới đời sống Giáo Hội, b́nh đẳng hóa các mối tương quan và dân chủ hóa các cơ chế Giáo Hội. Như mọi người đều biết có những việc ở trong nước Giáo Hội, v́ nhiều lư do khác nhau, muốn làm mà không hoặc chưa làm được. Ước ǵ người Công giáo Việt Nam hải ngoại quan tâm đến việc t́m xem cộng đồng ḿnh ở hải ngoại có thể làm được ǵ “cho” Giáo Hội trong nước. Tôi dám nói là người Công giáo Việt Nam hải ngoại có thể và nên “làm thay cho” Giáo Hội trong nước trong một số công việc và lănh vực. Ví dụ: dịch và in những tác phẩm có gía trị về thần học, thánh kinh, tu đức. Một ví dụ khác Viện Triết Đạo này do Cha Phêrô Phan Đ́nh Cho và một số linh mục và anh em trí thức tổ chức ở đây, ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu của giáo dân Việt Nam sống tại Hoa Kỳ, cũng có thể được coi là một việc làm “cho” và “thay cho” Giáo Hội bên nhà. Cũng như hoạt động của Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ và Định Hướng Tùng Thư ở Pháp là những việc vừa có tính cách “làm cho” vừa có tính cách làm “thay cho” Giáo Hội trong nước.

Mặt khác những hỗ trợ của người Công giáo Việt Nam hải ngoại dành cho Giáo Hội Việt Nam nên được kế hoạch hóa thành chương tŕnh hành động từng 3 năm, 5 năm để đáp ứng năm nhu cầu nêu trên. Sự hỗ trợ của người Công giáo hải ngoại cũng cần có sự kiểm tra qua báo cáo và thăm viếng tại chỗ, để tránh t́nh trạng người nhận tiền không thực hiện theo ư người cho.

 

 

Người dịch : Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.

[Bài nói chuyện tại Đại Hội Triết Đạo Việt Nam tại The Catholic University of America (Washington DC) và Orange County (CA), tháng 8 năm 2000.]

 


  Ghi chú:

(1) Công Đồng Vatican II đă nêu lên tiêu chuẩn hay định mức cho việc phát triển Giáo Hội như sau: “Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, cũng chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng giáo phẩm. Thật vậy, Phúc Aâm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 21).

(2) Trước ngày Giáo Hội Việt Nam có thêm hai tân Giám Mục Phó Đà Nẵng (70 tuổi) và Vĩnh Long (60 tuổi) vào giữa nnăm 2000, th́ tuổi trung b́nh của 39 vị Giám Mục Việt Nam c̣n sống (kể cả Đức Cha P.X. Nguyễn văn Thuận ở Rôma và Đức Cha Antôn Nguyễn văn Thiện ở Pháp) là 70.87 tuổi, tức gần 71 tuổi. Trước khi có 5 tân giám mục năm 1999, tuổi đó là 73. So với đầu năm 1975 th́ tuổi trung b́nh của 16 Giám Mục ở Miền Nam Việt Nam lúc đó là 59.31, tức trẻ hơn hiện nay 11.56 tuổi (=70.87–59.31), nghĩa là gần 12 tuổi. Tuổi trung b́nh khi thụ phong Giám Mục hiện nay là: 52.46 tuổi. C̣n tuổi trung b́nh khi thụ phong Giám Mục của 20 Giám Mục từ năm 1950 đến 1975 là: 42.58 tuổi (Dựa vào tài liệu sưu tầm của Nguyễn Chính Kết và vào cuốn Niên Giám Giáo Phận TP. Hồ chí Minh, do nhà xuất bản TP. Hồ chí Minh xuất bản năm 1998, trang 15-18).

(3) Đối thoại với các tôn giáo: nên dùng chữ “đối thoại liên tôn” hay “hội thoại liên giáo”? - Có nhiều người cho rằng từ “đối thoại” (dialog) dễ bị anh em Phật giáo hiểu theo nghĩa tiêu cực là đối đầu, đối chọi nhau. Họ đề nghị nên dùng chữ “hội thoại”, hội có nghĩa là họp lại, qui tụ lại, cũng có nghĩa là hiểu, là thông cảm…. Cũng tương tự như vậy họ cho rằng chữ “liên tôn” mang âm sắc chính trị, dễ bị hiểu lầm. Thay vào chữ ấy nên dùng chữ “liên giáo”, v́ chữ giáo là đạo, đúng hơn chữ tôn. Như vậy “đối thoại liên tôn” nên được thay bằng “hội thoại liên giáo”: trao đổi bàn bạc giữa các tôn giáo để hiểu nhau hơn hiểu ḿnh hơn đi đến chỗ cảm thông với nhau.

(4) Câu sau đây trong kinh bổn có c̣n phù hợp nữa hay không?
Hỏi: Kẻ lành là ai? Kẻ dữ là ai?
Thưa: Kẻ lành là kẻ có đạo và giữ đạo nên; c̣n kẻ dữ là kẻ chẳng có đạo hoặc là kẻ giữ đạo chẳng nên.

 


 

Xem các bài viết khác trong Giêronimô Nguyễn Văn Nội.