NHỚ VỀ ĐỨC CỐ HỒNG Y
PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN

MichelAnge

 

NHỮNG TIN KHÔNG VUI

 Về t́nh trạng sức khỏe của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận th́ ngoài những tin tôi nhận được của Hăng Thông Tấn Xă Công Giáo Việt Nam, tôi c̣n nhận được một số điện thư từ bạn bè bên Pháp, Ư. Sáng ngày 15.9.2002 tôi được một người bạn forward điện thư từ Roma của cha Hiền, thư kư riêng của Đức Hồng Y (1):

“Từ ba ngày nay Đức Hồng Y không nói được nữa. Bác sĩ nói đây là giai đoạn cuối. Buồn quá! Chỉ trông cậy vào Chúa thôi. Xin cầu nguyện nhiều cho Ngài. Có một điều mừng là khuôn mặt Ngài luôn b́nh an, không tỏ vẻ ǵ đau đớn, dằn vặt, la rày... Các bác sĩ y tá, lao công đều thương mến Ngài cách đặc biệt. Ngài làm chứng cho t́nh yêu của Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. Thật tuyệt vời”.

Sáng sớm ngày 17.9.2002 tôi mở vi tính và nhận được tin buồn từ hai nguồn khác nhau, từ Công giáo hoàn cầu và từ một người bạn ở Canada. Điện thư của người này vỏn vẹn mấy hàng dưới đây:

“Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đă được Chúa gọi về hưởng vinh phúc Thiên quốc lúc 7.05 sáng nay, ngày 16/9/2002 (giờ Vancouver).

Xin trân trọng báo tin khẩn cấp cho quư cha và các anh chị, Xin Quư cha dâng lễ cầu nguyện, và xin các Bác các anh chị hiệp ư cầu nguyện cho Ngài. Tang lễ Ṭa thánh dành đặc biệt cho các Cộng đồng người Việt Nam, các chi tiết con xin thông báo sau.”

 

THÁNH LỄ PHÁT TANG

Sáng thứ năm 19.09.2002 tôi đang ngồi làm việc th́ điện thoại reo. Người đầu giây bên kia là một chị bạn, người Huế. Chị thay mặt gia đ́nh Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mời tôi đến dự thánh lễ phát tang và cầu nguyện cho Ngài. Lễ này do gia đ́nh Đức Hồng Y tổ chức tại Nhà thờ Phú Hạnh vào lúc 17 giờ 30 trong ṿng thân nhân bạn bè của gia đ́nh. V́ tôi nói với chị bạn là 6 giờ chiều nay tôi có một cuộc họp, bàn về Chương tŕnh Giáo lư Dự Ṭng và Hôn Nhân của giáo xứ nên chị bạn nói thêm “Cậu phải cố gắng thu xếp mọi chuyện để có mặt trong thánh lễ đó, v́ cậu là người rất được Đức Hồng Y yêu thương quí mến.” Phải, chị bạn tôi nói rất đúng: tôi đă được Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận rất mực yêu thương, quí mến!

Tôi đă có mặt ở nhà thờ Phú Hạnh tham dự thánh lễ phát tang và cầu nguyện trong khung cảnh ấm cúng thân t́nh gia đ́nh của ít người, hoặc có liên hệ họ hàng ruột thịt, hoặc có mối liên hệ “đặc biệt” với Đức Hồng Y như tôi. Sáng hôm sau 20.9.2002, tôi lại được tham dự một lễ phát tang khác, tại Nhà thờ Chánh Ṭa Sàig̣n. Khung cảnh hoàn toàn khác với số đông các linh mục đồng tế, với nhà thờ chặt cứng giáo dân các giáo xứ trong giáo phận. Đây là lễ phát tang và cầu nguyện chính thức của Tổng giáo phận thành phố dành cho Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nguyên Tổng Giám Mục Phó gần hai chục năm (1975-1994). Bài giảng về CON ĐƯỜNG CỦA THÁNH THẦN của Đức Cha phụ tá Giuse Vũ Duy Thống rất sâu sắc, vừa chứa đầy nét tinh túy của Tin Mừng Kitô giáo, vừa đượm t́nh thân gia đ́nh, khiến tôi nhiều lần rưng rưng nước mắt!

 

LẦN GẶP ĐẦU TIÊN TẠI NHA TRANG THÁNG 3.1975

Với Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tôi không phải là học tṛ ở đại chủng viện, cũng không phải là đồng hương xứ Huế, cũng không phải thuộc giáo phận Nha Trang hay thuộc Tu hội Hy Vọng. Tôi chỉ mà một giáo dân, sống và làm việc chủ yếu ở Sàig̣n này. Tôi gặp Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1975 trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, lúc tôi c̣n là một tu sĩ Ḍng Tiểu đệ Phúc âm của Charles de Foucauld (2) và là sinh viên thần học ngoại trú của Giáo hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt.

Câu chuyện như vầy: Tháng 10.1973 tôi trở lại (3) Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt để tiếp tục học chương tŕnh thần học, với tư cách là một sinh viên “ngoại lệ” và “ngoại trú”. “Ngoại lệ” v́ tôi học một số môn chung với các thày ở lớp; c̣n một số môn khác tôi học riêng với các giáo sư. “Ngoại trú” v́ tôi sống ở bên ngoài và chỉ vào Giáo hoàng Học viện khi có lớp hay muốn tra cứu sách ở thư viện hoặc gặp gỡ các giáo sư. Tôi đang học như thế th́ nghe tin quân cộng sản đă chiếm Ban Mê Thuột. Tôi quyết định t́m cách trở về Sàig̣n, v́ nhà huynh đệ và địa bàn hoạt động tông đồ của tôi là ở Sàig̣n. Lúc ấy đường bộ giữa Sàig̣n và Đà Lạt đă bị đứt; đường hàng không th́ không có cách nào mua được vé máy bay, tôi đành đi xe xuống Nha Trang và tá túc tại Toà Giám mục Nha Trang hy vọng có cách về Sài-g̣n. Chính trong mấy ngày chờ tàu ở đây mà tôi có dịp làm quen với vị Giám mục nổi tiếng mà tôi vẫn hằng ngưỡng mộ! Và mấy ngày sau th́ tôi đă về tới Sài-g̣n cùng với một số linh mục, tu sĩ và giáo dân khác trên boong một con tầu hậu cần của hải quân Việt Nam Cộng ḥa.

 

T̀NH SÂU NGHĨA NẶNG

Thật ra giữa Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và cá nhân tôi đă có một biến cố mà tôi cho là “duyên nợ thiêng liêng.” Tôi đă có lần “xém bị hại” v́ Người. Số là khi tôi và mấy anh em dự tu Ḍng Tiểu Đệ từ Tùng Nghĩa và Đà Lạt về Sàig̣n th́ anh em chúng tôi đă thuê một căn gác của một gia đ́nh công giáo thuộc giáo xứ Xóm Chiếu (Quận 4). Trước và sau ngày 30.4.1975 tôi sinh hoạt trong Nhóm “Canh Tân và Ḥa Giải” do cha Nguyễn Huy Lịch Ḍng Đa Minh làm đầu tầu. Chủ trương của Nhóm là sống tinh thần “Canh tân và Ḥa giải” trong bối cảnh mới của đất nước và của Giáo hội. V́ thế “Nhóm Canh tân và Ḥa giải” t́m mọi cách để làm cho chính quyền mới và Giáo hội hiểu nhau hơn. Một vấn đề cực kỳ quan trọng lúc bấy giờ là Chính quyền không chấp nhận việc Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Nha Trang, được Đức Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó Tổng Giáo phận Sàig̣n, với quyền kế vị.

Một sáng sớm nọ, cha sở nhà thờ Xóm Chiếu nói với giáo dân trong thánh lễ rằng: “Hôm nay các Đấng Bề Trên giáo phận sẽ về đây, bàn bạc các việc quan trọng của giáo phận. Anh chị em giáo dân cảnh giác và túc trực sẵn sàng để bảo vệ hai Đức Tổng của chúng ta ….”

Sau thánh lễ tôi đi gặp cha NHL và anh NĐĐ để báo cho hai người này biết về sự việc kể trên. Tôi rất e ngại về một cuộc xô sát xẩy ra giữa giáo dân Xóm Chiếu và công an. Tôi cho rằng thế nào Chính quyền cũng biết cuộc họp này…. v́ chắc chắn họ có tai mắt trong nhà thờ khi cha sở loan báo như thế.

Quá trưa thấy tôi về, bà chủ nhà kéo vội tôi vào trong nhà, đóng chặt cửa lại rồi kể cho tôi nghe chuyện hồi sáng là có mấy ông giáo dân đằng đằng sát khí tay cầm gậy, tay cầm xà beng đến đây t́m tôi. Bà nói: “rất may là chú không có ở nhà lúc bấy giờ; chứ nếu chú có ở nhà th́ không biết người ta có để cho chú sống không?” Tôi tin bà nói thật v́ trong giai đoạn ấy dân công giáo Xóm Chiếu nổi tiếng …. như thế nào th́ ai cũng biết!

Sau đó tôi mới hiểu ra cớ sự: Cuộc họp mà cha sở họ đạo loan báo ở nhà thờ trong thánh lễ ban sáng chưa kịp bắt đầu th́ du kích và bộ đội ập vào nhà xứ. Và người ta cho là do có nội công mà chính quyền mới biết. Và kẻ nội công, cũng theo người ta suy đoán, không c̣n ai khác vào đây nữa. V́ thế giáo dân gậy gộc đi t́m tôi để tính sổ. Thật ra th́ tôi không hề có liên lạc ǵ với chính quyền. Chỉ có cha NHL và anh NĐĐ là hai người được tôi kể lại cho nghe chuyện cha sở Xóm Chiếu loan báo cuộc họp của các vị lănh đạo giáo phận.

Khoảng gần 10 năm sau, do sự dàn xếp khéo léo của một linh mục bạn được tôi kể lại câu chuyện này, linh mục chánh sở Xóm Chiếu đă đến tận nhà tôi xin lỗi. Tôi c̣n nhớ điều tôi nói với ngài hôm đó: “Hôm nay cha xin lỗi con th́ quá dễ. Con cũng chẳng nuôi hận nuôi thù ǵ với cha; nhưng cha thử nghĩ xem nếu như hôm đó, con có mặt ở nhà và bị giáo dân của cha đập chết, th́ ai sẽ minh oan cho con, ai sẽ tha thứ cho sự suy diễn hàm hồ cha?” Tôi nói thêm: “Tại khu vực Xóm Chiếu của cha, ở những ngày tháng trước và sau biến cố 30.4, người Cộng sản đâu cần ai khác làm nội công, v́ họ đă có sẵn không biết bao nhiêu người nằm vùng ở đó rồi. Cha thật quá ngây ngô và khờ khạo mới dám loan báo cuộc họp của hai Đức Tổng một cách giật gân như vậy ở giữa ḷng nhà thờ Xóm Chiếu!” (4).

Từ ngày gặp Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ở Nha Trang tháng 3.1975, măi tới khi ngài được trả về, tạm trú tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, tôi mới liên lạc lại với Ngài bằng thư. Khi Ngài làm việc ở Roma th́ thỉnh thoảng tôi cũng thư từ cho Ngài. Và thường chỉ có thư đi mà không có thư về. Măi tới đầu năm 1994 tôi mới có cơ hội nói chuyện điện thoại với Ngài từ Manila. Đầu tháng 2.1994 tôi sang Manila dự khóa huấn luyện của tổ chức Food for the Hungry International (mà tôi là nhân viên và đại diện ở Việt Nam). Tôi liên lạc ngay với Đức Ong Nguyễn Văn Tài, giám đốc Đài Tiếng Nói Chân Lư Á Châu để nhờ ngài báo cho Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ở Roma biết sự có mặt của tôi ở Philíppin. Mấy ngày sau Đức Ong Nguyễn Văn Tài nói với tôi: “Tôi đă báo cho Đức Tổng biết hiện anh đang ở Manila này. Ngài dặn tôi phải tạo mọi điều kiện cho anh đi tham quan, gặp gỡ và học hỏi để anh có thêm điều kiện phục vụ Giáo hội Việt Nam khi anh trở về.” Tiếc là tôi chưa kịp được Đức ông Nguyễn Văn Tài đưa đi đây đi đó như Đức Tổng Thuận dặn ḍ và mong muốn, th́ tôi đă phải cấp tốc trở về Việt Nam v́ mẹ tôi đột ngột qua đời vào ngày 27 Tết tức 07.02.1994 dương lịch. Đêm hôm đó trong khi chờ cho đến sáng để ra sân bay, Đức ông Nguyễn Văn Tài đă quay số điện thoại sang Roma cho tôi nói chuyện với Đức Tổng Nguyễn Văn Thuận. Ngài an ủi và chia buồn với tôi và tiếc là chương tŕnh tham quan học hỏi của tôi bị bỏ dở. Nhưng Ngài hứa với tôi là sẽ t́m cách giúp tôi làm việc tông đồ và t́m dịp cho tôi ra nước ngoài để học hỏi. Năm 1995 tôi trở lại Philippines học một tháng tại Viện Phát triển Mục vụ (Institute for Pastoral Development, viết tắt là IPD), tôi cũng liên lạc với Ngài bằng thư và điện thoại. Năm 1997 Ngài lo cho tôi một giấy mời của một Cộng đoàn Ḍng Tu ở Paris để tôi xin visa đi Pháp dự Đại hội Giới Trẻ (JMJ 97) tại Paris. Nhưng v́ cận ngày đi Philippines học Khóa Thừa Tác Viên Lời Chúa tại Viện Mục vụ Đông Á (East Asian Pastoral Institute, viết tắt là EAPI) nên tôi không xin visa ở Việt Nam mà muốn để sang Manila sẽ xin visa cho dễ. Ai ngờ Ṭa Đại Sứ Pháp tại Philíppin đă từ chối cấp visa cho tôi với lư do tôi là người Việt Nam th́ phải xin visa ở Ṭa Đại Sứ Pháp ở Hà Nội hay Ṭa Lănh sự Pháp ở Sàig̣n. Tôi ở lại EAPI học gần hết khóa th́ được Đức Tổng Thuận báo cho biết là Ngài đă gửi thư mời tôi sang Roma cho ông Đại sứ Italia ở Manila, tôi chỉ cần đến Ṭa Đại Sứ Italia ở Manila để xin visa đi Roma. Tôi nộp hồ sơ xin đi Italia và chờ 4 tuần lễ không có kết quả, đành phải về nước.

 

NHỮNG LẦN GẶP GỠ KHÓ QUÊN TẠI VATICAN NĂM 1998

Tôi đă được Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận hết sức yêu thương, nâng đỡ về mặt tinh thần nhiều hơn là mặt vật chất. Bằng chứng lớn nhất là tháng 6.1998, tôi đă thực hiện được một chuyến đi hai tháng đến Ư-Pháp-Đức mà chi phí máy bay tầu bè và ăn ở của tôi là do Ngài đài thọ. V́ năm 1997 tôi không xin được visa đi Italia, nên sang năm 1998, tôi nghĩ phải t́m một con đường khác để đi Italia. Tôi viết thư tŕnh bày sự việc với Giám mục Luigi Bettazzi, là người biết tôi từ trước 1975. Tôi xin Ngài đứng mời tôi sang Italia. Ngài đồng ư và gửi ngay cho một giấy mời để tôi làm thủ tục xin visa (lúc đó phải có hai visa: visa xuất phía Việt Nam và visa nhập phía Italia). Và tôi đă thành công để có mặt ở Roma chỉ vài ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Ṭa Thánh về Công lư và Ḥa b́nh. Cũng nhờ chuyến đi này mà tôi có diễm phúc được tham dự thánh lễ nhận Palium của Đức Tổng Giám Mục Sàig̣n, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (nay đă là Hồng Y), tại Đền Thờ Thánh Phêrô ngày 29.06.1998.

Gặp Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ngay buổi sáng hôm sau tại Văn pḥng, tôi vui sướng và hănh diện nói với với Ngài: “Con sung sướng và hănh diện được là người giáo dân đầu tiên từ Việt Nam sang đây chúc mừng Đức Tổng vừa được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Ṭa thánh về Công lư và Ḥa b́nh. Con mang theo niềm vui sướng, hănh diện và lời chúc mừng của hàng triệu giáo dân Việt Nam để tỏ bày với Đức Tổng trong dịp trọng đại này”. Thật ra mục đích chính của chuyến đi mà Đức Tổng Thuận tạo cho tôi là để cha con gặp nhau, trao đổi với nhau và để tôi có điều kiện đi tham quan học hỏi về hoạt động Tông đồ Giáo dân ở Ư, Pháp và Đức.

Chính v́ thế mà Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đă gửi tôi ở Trụ sở của Thanh Lao Công quốc tế, nằm ngay trung tâm thành phố Roma. Và tôi đă được tạo điều kiện để gặp gỡ trao đổi với nhiều linh mục và giáo dân ở Roma, Torino, Milano, nhất là với các linh mục và giáo dân thuộc tổ chức Thanh Lao Công và Mục vụ Lao động Italia và quốc tế .

Mặc dù thời gian tôi ở Roma, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận rất bận với công việc của chức vụ mới, với một hội nghị quốc tế do Hội đồng Giáo hoàng về Công lư và Ḥa b́nh tổ chức tại Vatican và với sức khỏe bị sút giảm trầm trọng do bệnh tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, Ngài cũng dành cho tôi 4,5 lần gặp tại chính văn pḥng Hội đồng Giáo hoàng về Công lư và Ḥa B́nh. Một hôm, nghe theo lời gợi ư của linh mục Nguyễn Thái Hợp Ḍng Đa Minh, mà tôi t́nh cờ gặp lại ở công trường Thánh Phêrô, tôi xin Đức Tổng Thuận cho tôi được đến dự hội nghị quốc tế của Hội đồng Giáo hoàng về Công lư và Ḥa B́nh sắp khai mạc ở Vatican. Sau một hồi suy nghĩ, Đức Tổng Thuận nói với tôi: “Cha muốn con tham dự Hội nghị ấy lắm, v́ Hội Nghị ấy rất quan trọng về nội dung và có nhiều nhân vật tầm cỡ trên thế giới tham dự. Con mà tham dự Hội Nghị này th́ con sẽ học được của người ta rất nhiều điều. Nhưng thôi, con hăy hy sinh ước nguyện tốt đẹp ấy đi, v́ nếu bên nhà biết việc con tham dự Hội Nghị của Công lư và Ḥa B́nh của ông Thuận này th́ cha sẽ khó ăn khó nói…. và chẳng có lợi ǵ cho con…” Sau đó vài ngày, sau lễ phong chức năm tân linh mục Việt Nam tại một Nhà Ḍng ngoại ô Roma, tôi được về chung xe với Đức Tổng Thuận. Trên xe Ngài vui vẻ nói đùa với tôi: “Chính quyền Việt Nam mà biết được chuyện cụ Tổng Mẫn và ông Nội đi với Ong Thuận sáng nay th́ chắc con khó ḷng về nước! Con có thấy ông Thuận này có ǵ ghê gớm không?”

Trong những lần gặp Ngài tại Văn Pḥng Hội đồng Ṭa Thánh về Công Lư và Ḥa B́nh, cha con nói nhiều về t́nh h́nh chính trị, xă hội, tôn giáo ở Việt Nam, về các vấn đề và nhu cầu của Giáo hội Việt Nam, nhất là nhu cầu nhân sự, đặc biệt nhân sự lănh đạo và việc đào tạo giáo dân theo tinh thần Công đồng Vatican II. Tôi luôn nhấn mạnh với Ngài về vị trí hiếm có và thuận lợi vô cùng to lớn mà Ngài đang có và mong muốn Ngài đóng góp tối đa cho Giáo hội Việt Nam, cụ thể là cho sự trẻ trung hóa hàng ngũ lănh đạo Giáo hội Việt Nam và cho mối quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam sớm thành hiện thực. Tôi cũng nói thêm là sau nhiệm kỳ 5 năm của Ngài ở chức Chủ tịch Công lư và Hoà B́nh này th́ tiếng nói và vai tṛ của Ngài sẽ không c̣n được như bây giờ. Khi nghe tôi tŕnh bày quan điểm và ước mong của ḿnh, Đức Tổng Thuận thường giữ im lặng trong một thái độ hết sức khiêm tốn và dè dặt.

Đức Tổng Thuận tỏ ra rất am tường các vấn đề và hết sức tế nhị trong thái độ cũng như trong lời nói. Ngài rất ngại bị hiểu lầm là xen vào chuyện của Giáo hội Việt Nam. Nhưng điều Ngài nói đi nói lại với tôi nhiều lần là Ngài mong cho đất nước càng ngày càng cởi mở, đời sống dân chúng càng ngày càng được cải thiện về vật chất cũng như tinh thần, Giáo hội càng ngày càng có điều kiện phục vụ con người hơn.

Tôi đă từng nghe hai người Tây phương - là linh mục Urrutia, Ḍng Tên, giáo sư Luân Lư và Giáo luật ở Roma và ông Sergio Regazzoni, lúc đó là viên chức của Uy Ban Công Giáo Chống Đói và Giúp Phát Triển của Hội Đồng Giám Mục Pháp (Comité Catholique contre la Faim et pour le Dévelopement, viết tắt là CCFD) phụ trách Vùng Châu Á Thái B́nh Dương – đều hết lời ca tụng sự thông minh, nhậy bén, khiêm tốn, ham học hỏi của Đức Tổng Giám mục Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, trước thời gian Ngài được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Công lư và Ḥa B́nh. Hai người kể với tôi rằng Đức Tổng Thuận mời các nhà chuyên môn về nhiều lănh vực khác nhau đến tŕnh bày cho Ngài về những thay đổi, những cái mới trong từng lănh vực để giúp Ngài cập nhật kiến thức về các lănh vực ấy. C̣n riêng Ngài, Ngài tâm sự với tôi là Ngài luôn luôn cố gắng học hỏi và t́m cách gặp gỡ càng nhiều người và nhiều cộng đoàn càng tốt, v́ nhờ đó mà ḿnh học được rất nhiều. V́ thế mà ngoài công việc chính là Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lư và Ḥa b́nh, Ngài nhận lời đi giảng, thuyết tŕnh ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sau khi được thăng chức công việc nhiều hơn, Ngài phải dành ưu tiên số một cho nhiệm vụ chủ tịch.

Ở gần bên Ngài, tôi chỉ thấy Ngài là một vị Giám mục rất b́nh dị, cởi mở, yêu thương và quan tâm tới việc phục vụ Giáo hội tới mức tối đa. Nay Ngài không c̣n nữa nhưng mỗi người đă từng gặp Ngài, trong đó có tôi, đều giữ lại một kỷ niệm khó quên về Ngài.

Trong những ngày tôi ở Roma, có một lần Ngài dẫn tôi sang Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, giới thiệu tôi với Bà Lucienne Sallé, là một nhân viên cao cấp người Pháp của Hội đồng này và là tác giả một cuốn sách rất độc đáo: “Une femme au Vatican” (Một phụ nữ trong Vatican). Trong cuốn sách của ḿnh, bà Lucienne Sallé kể lại một cách dí dỏm những thay đổi trong giáo triều khi có các phụ nữ được nhận vào làm việc trong các Bộ. Bà Lucienne Sallé đă tiếp tôi khoảng một giờ đồng hồ. Chúng tôi nói về Giáo hội Việt Nam nhất là vấn đề thăng tiến giáo dân tại Việt Nam. Sau đó Đức Tổng Thuận viết giấy giới thiệu cho tôi sang tiếp xúc với Hội đồng Giáo hoàng về Gia đ́nh và tôi cũng đă đến văn pḥng Hội đồng ấy và được tiếp đón nồng hậu.

 

CHUYỆN NAY MỚI BIẾT

Khoảng đầu mùa hè năm 1999 tôi được một nhân viên của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội liên lạc bằng điện thoại, báo cho tôi biết là tôi được Cơ Quan này mời đi Mỹ tham quan một chuyến trong một phái đoàn đặc biệt. Nhân viên này hỏi tôi có nhận lời mời của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ không? Tôi trả lời là tôi nhận lời, nhưng không khỏi thắc mắc làm sao mà tôi có thể “lọt được vào mắt xanh” của Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam. Tôi cứ nghĩ là do mối quen biết của tôi với Ong Bà James Hương Hall, nguyên Trưởng Cơ Quan Đại Diện Hoa Kỳ tại Hà Nội trước ngày Việt Nam và Hoa Kỳ b́nh thường quan hệ ngoại giao. Măi cho đến tháng 7 năm nay tôi mới hiểu một cách chính xác tại sao.

Trong chuyến đi Mỹ lần này tôi gặp một giáo sư Mỹ gốc Việt tại Đại hội Giáo lư toàn quốc của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, được tổ chức tại Baton Rouge, thuộc tiểu bang Louisiana. Vị giáo sư này đă có một thời gian làm việc cho Thượng Viện Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn và có dịp tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ Việt. Vào khoảng năm 1999 các Nghị Sĩ Hoa Kỳ đă thông báo cho Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Nguyễn Văn Thuận ở Vatican biết ư định của Chính Quyền Mỹ muốn mời một số người Việt trong nước sang Mỹ tham quan và trao đổi. Họ c̣n xin ư kiến của Đức Tổng Thuận và đề nghị Đức Tổng Thuận đề cử một vài người mà Ngài biết. Và Đức Tổng Thuận đă nêu tên tôi cho giới chức Hoa Kỳ phụ trách việc này. Vị giáo sư Mỹ gốc Việt kia không hề biết tôi là người ai và đang hoạt động trong lănh vực nào ở trong nước mà chỉ biết tôi là người giáo dân được Đức Tổng Thuận đề cử mà thôi. Cách đây vài năm có dịp về Việt Nam ông ấy mới nghe nói đôi chút về tôi. Và tới hôm nay ông ta mới gặp tôi. Lúc mới gặp tôi, ông ta chỉ tỏ ra rất quư mến tôi thôi và đề nghị tôi làm báo cáo viên cho workshop về Công Bằng Xă Hội mà ông ta phụ trách. Măi sang tháng 7 t́nh cờ gặp lại tôi ở Kansas City tại nhà một người bà con của tôi ông ta mới “bật mí” cho tôi biết sự kiện trên.

 

THAY LỜI KẾT

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - kể từ ngày làm Giám mục cho đến ngày tạ thế - luôn quan tâm đến việc triển khai Công đồng Vaticanô II. Khẩu hiệu Giám mục của Ngài đă nói lên tất cả: “Vui Mừng và Hy Vọng”. Ai cũng biết đó là ba chữ đầu (Gaudium et Spes) của Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay của Công đồng Vaticanô II. Tôi được Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ưu ái cách đặc biệt, chỉ v́ một lư do duy nhất là Ngài thấy tôi luôn tích cực hoạt động cho sự thăng tiến của giáo dân theo tinh thần và giáo huấn của Công đồng Vaticanô II. Theo tôi, Ngài đáng được phong danh hiệu: ”Giám Mục của giáo dân Việt Nam.”

 

  Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Sàig̣n ngày 30.09.2002
và 10.09.2005

  Ghi Chú

(1) Sau ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mất đi, cha Hiền đă được Ṭa Thánh phong chức đức ông, một cử chỉ biểu hiện ḷng quư mến của Vatican đối với người quá cố và tưởng thưởng công lao cho ngài.

(2) Cha Charles de Foucauld se được phong Chân Phước vào ngày 13 tháng 11 năm 2005. Cha được xem là cha thiêng liêng của các Ḍng Tiểu Đệ (TĐ Chúa Giêsu, TĐ Phúc Am) Tiểu Muội (TM Thánh Tâm, TM Chúa Giêsu, TM Phúc Âm) và của nhiều cộng đoàn khác (như Tu hội đời Jesus Caritas, nhóm linh mục triều sống tinh thần cha Foucauld cũng gọi là Jesus Caritas, Huynh đoàn giáo dân (Fraternité Séculière).

(3) Nói tôi trở lại Giáo ḥang Học Viện PIO X Đà Lạt v́ trước đó tôi đă học hết một năm dự bị, ba năm Triết và gần một năm thần học tại đây, với tư cách là đại chủng sinh của giáo phận Cần Thơ. Năm 1969 tôi được phép bề trên chuyển sang Ḍng Tiểu đệ…

(4) Tôi đă không bao giờ kể lại cho Đức Hồng Y Thuận nghe câu chuyện Xóm Chiếu năm 1975 này.


 

Xem các bài viết khác trong Giêronimô Nguyễn Văn Nội.