“THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN LĂNH ĐẠO MUỐI ĐẤT”
(SCRIPTURE AND LEADERSHIP TRAINING, vt SALT)

MichelAnge

 

 

 

GIỚI THIỆU & HƯỚNG DẪN

 

 

 

 

I. CHƯƠNG TR̀NH/TÀI LIỆU/PHƯƠNG PHÁP “MUỐI ĐẤT” ĐƯỢC KHAI SINH, GIẢNG DẬY & ĐEM VÀO VIỆT NAM

1.1 Ṭa Tổng Giám Mục Seattle (thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ) là người đă đề nghị với Đại Học Ḍng Tên ở Seattle (gọi là Seattle U.) soạn một Chương Tŕnh đào tạo thành phần giáo dân ṇng cốt (hay giáo dân lănh đạo = Lay Leaders) của Tổng Giáo Phận, dựa trên cơ sở Thánh Kinh để tiếp nối “Chương Tŕnh Canh Tân Giáo Xứ” được phát động và hưởng ứng rộng răi trong các Giáo phận thuộc Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong thập niên 80 của thế kỷ trước.

1.2 Một số giáo sư chuyên môn về Thánh Kinh, Lănh Đạo, Mục Vụ và Đời Sống Tâm Linh (Tu Đức-Linh Đạo) thuộc Đại Học Ḍng Tên ở Seattle đă cùng nhau thực hiện đề nghị trên của Ṭa Tổng Giáo Phận Seattle. Họ đă biên soạn Chương Tŕnh “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” (Scripture and Leadership Training, vt là SALT) và đă giảng dậy Chương Tŕnh này từ năm 1990 cho các sinh viên Khoa Thần Học (Công Giáo và Tin Lành) mà phần lớn thuộc thành phần Giáo Dân Ṇng Cốt của Tổng Giáo Phận Seattle.

1.3 Giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Hy (cựu tu sĩ Ḍng Tên, giảng dậy môn Tâm Lư tại Seattle U.) là người đă giới thiệu tôi với bà Phó Khoa Trưởng Trường Thần Học và Thừa Tác Vụ kiêm Giám đốc Chương Tŕnh “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” là nữ giáo sư tiến sĩ Sharon Callahan, vào đầu Mùa Vọng 2006, để chúng tôi trao đổi về việc chuyển dịch tài liệu này sang tiếng Việt. Anh Hy cũng đă hợp tác với tôi trong việc chuyển dịch tài liệu SALT sang tiếng Việt Anh.

Về cơ bản tôi đă hoàn thành công việc này trong ṿng 7 tháng (từ tháng 11.2006 đến cuối 6.2007) với sự hỗ trợ tích cực của một nhóm cộng tác viên tự nguyện trong công tác đọc và hiệu đính bản dịch. Ngoài vợ chồng anh Lê Xuân Hy và chị Trần Thị Hoa, nhóm này gồm ba linh mục Ḍng Tên (Nguyễn Hùng, Trần Quốc Anh và Nguyễn Ngọc Thảo), một mục sư (Nguyễn Thanh B́nh), một nữ tu Mến Thánh Giá G̣ Vấp (Nguyễn Thị Phượng) và một vài giáo dân (Trương Văn Hào, Ngô Thị Hoàng). Tất cả đều là những người sống ở Mỹ và Canada. Việc dàn trang phần học viên 4 cuốn sách đầu (Xuất Hành, Mác-cô, I-sai-a và Phao-lô) đă do ba giáo dân trẻ khác tại Seattle là Chế Ái Loan, Nguyễn Cao Trí và Lê An Ḥa thực hiện.

1.4 Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TPHCM là người ủng hộ, khích lệ và cố vấn cho tôi trong quá tŕnh dịch tài liệu “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” của Seattle U. Cha Khảm c̣n hứa là Trung Tâm Mục Vụ sẽ đứng ra xin phép và bỏ tiền in tài liệu này. Cũng chính Cha Khảm là người đă gợi ư cho tôi đề xuất với Đại Học Seattle cho tôi được đến Đại học để xem các giáo sư Mỹ hướng dẫn các lớp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” như thế nào, để có thể triển khai Phương Pháp mới này tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TpHCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Gợi ư của Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ đă được tôi chuyển đến bà Sharon Callahan và tôi đă được chấp thuận cho học miễn phí (dự thính) hai Khóa Thánh Kinh Híp-ri và Mác-cô trong Mùa Hè Thu 2007.

1.5 Đức Hồng Y Gio-an Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Ǵám Mục Giáo Phận TPHCM đă chúc lành và cho thư giới thiệu khi tài liệu được dàn trang để ra mắt ở Việt Nam trước ngày phái đoàn các giáo sư Seattle U đến thăm Việt Nam. Ngoài thư giới thiệu của Đức Hồng Y, chúng tôi c̣n có thư giới thiệu của bà tiến sĩ Sharon Callahan, Phó Khoa Trưởng Truờng Thần Học và Thừa Tác Vụ Seale U. kiêm Giám đốc SALT và của linh mục Nguyễn Việt Hưng, Trưởng Ban Giáo Lư toàn quốc Việt Nam tại Hoa Kỳ.

1.6 Phái đoàn giáo sư Seattle U (đứng đầu là tiến sĩ Sharon Callahan) đến thăm và trao đổi với Đức Hồng Y Gio-an Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận TPHCM tại Ṭa Tổng Giám Mục, và Linh Mục Phê-rô Nguyễn Khảm tại Trung Tâm Mục Vụ, nhân chuyến công tác tại TpHCM vào tháng 6.2007. Trong buổi gặp gỡ các giáo sư Đại học Ḍng Tên Seattle, cả Đức Hồng Y, cả Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ đều gửi gấm tôi cho các giáo sư trong chuyến “tu nghiệp” Hè Thu 2007.

1.7 Vừa học vừa hành: Trong thời gian ở Seattle (hè-thu 2007) để tham dự hai lớp Thánh Kinh Híp-ri và Mác-cô tại Seattle U., tôi được Linh Mục Phê-rô Hoàng Phượng, đại diện Giám Mục đặc trách Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam (tức Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Seattle) cho phép tổ chức hai Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” tại Cộng Đồng này: Khóa Xuất Hành có 20 anh chị em là hội viên Hội Thánh Linh Seattle tham dự. Khóa Thánh Phao-lô cho 15 người khác thuộc Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tham dự (trong đó có 1 Phó Tế vĩnh viễn, 2 Nữ Tu Mến Thánh Giá G̣ Vấp, 4 anh chị em ban giáo lư và một số giáo dân khác).

 

II. NHỮNG KHÓA “THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN LĂNH ĐẠO MUỐI ĐẤT” ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

2.1 Tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế: Ban Mục Vụ Giáo Dân đă tổ chức, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, một buổi giới thiệu Chưong tŕnh “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” với nhiều thành phần Dân Chúa, dưới sự chủ tŕ của Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Phụ Tá giáo phận Huế chiều 17.1.2008. Sau đó 2 khóa Xuất Hành và Tin Mừng Mác-cô đă được mở tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế từ ngày 16 và 17.2.2008 cho đến ngày 17 và 18.5.2008. Thời lượng: 7 ngày x 6 tiết = 42 tiết/khóa. Mỗi Khóa nhận 18-20 học viên, trong đó có 2 linh mục, một số tu sĩ nam nữ và giáo dân. Khóa Xuất Hành học ngày thứ bẩy, sáng 3 tiết (8g-11g) và chiều 3 tiết (13g30-14g30). Khóa Tin Mừng Mác-cô học ngày Chúa nhật sáng 3 tiết (8g-11g) và chiều 3 tiết (13g30-14g30). Hai khóa này học cách tuần: một tuần học, một tuần nghỉ.

2.2 Tại Tu Viện Thánh Phao-lô Kim Long (Huế) Các Soeurs Ḍng Thánh Phao-lô đă mời tôi mở khóa Thánh Phao-lô cho các nữ tu và sinh viên dự tu, v́ năm nay là Năm Thánh Phao-lô. Khóa này đă bắt đầu học vào ban tối và học 2 tiết/tối trong các ngày tôi có mặt ở Huê để hướng dẫn hai khóa Xuất Hành và Mác-cô học cách tuần. Cho đến ngày kết thúc 2 Khóa Xuất Hành và Mác-cô th́ Khoá Phaolô mới hết đề tài 6 tức 2/3 chương tŕnh.

2.3 Tại Giáo xứ Tân Phước, Hạt Phú Thọ (Q11) TpHCM: Đă mở khóa Xuất Hành tại Giáo xứ Tân Phước (hạt Phú Thọ, Quận 11) Tp HCM, vào tối thứ ba 26.2.2008. Khóa có 18 học viên, tất cả là giáo dân của 2 giáo xứ Tân Phuớc và Thăng Long. Khóa này học vào tối thứ ba hàng tuần từ 19g đến 21g. Theo dự tính th́ Khóa sẽ kết thúc vào ngày tháng 08.07.2008 sau 18 buổi tức 36 tiết học.

 

III. CHƯƠNG TR̀NH “THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN LĂNH ĐẠO MUỐI ĐẤT” TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ TGP/TPHCM

Ngay khi ở Mỹ về vào cuối năm 2007, tôi đă làm báo cáo lên Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận và Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ, về chuyến đi Mỹ (học dự thính ở Seattle U. và kết quả hai Khóa thực tập tại Cộng đồng các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Seattle) và nêu nguyện vọng của tôi là Chương Tŕnh/Phương Pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” được triển khai tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TpHCM. Sau một số lần trao đổi trực tiếp và bằng thư với Cha Giám Đốc và Cha Tạ Huy Hoàng về vấn đề này th́ các Cha đồng ư cho tôi đem Tài Liệu và Phương Pháp Muối Đất vào nội dung học hỏi của Khóa “Lănh Đạo trong Giáo Hội” là khóa dành riêng cho các thành viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ của Giáo Phận Tp HCM. Trong Khóa này Cha Giám Đốc Trung Tâm đă tŕnh bày phần thần học và muốn lấy tài liệu Muối Đất làm nội dung cho phần Thánh Kinh. V́ thế, một số đề tài của Sách Xuất Hành trong Giáo Tŕnh “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” sẽ được triển khai trong các buổi học của Khóa “Lănh Đạo trong Giáo Hội” từ 03.05 cho đến 21.06.2008.

Rất mong các học viên Khóa “Lănh Đạo trong Giáo Hội” tích cực hưởng ứng.

Rất mong trong thời gian tới, Chương Tŕnh/Phương Pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” sẽ được tổ chức cách chính quy tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TpHCM.

 

IV. ĐẶC ĐIỂM HAY NÉT RIÊNG CỦA CHƯƠNG TR̀NH/TÀI LIỆU/ PHƯƠNG PHÁP “THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN MUỐI ĐẤT”

 

4.1 Sứ Mạng của Chưong Tŕnh “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất” được giới thiệu trên www.seattleu.edu/theomin/salt.asp

- “Muối Đất” đáp lại Lời của Chúa Giê-su: “Anh em là Muối cho đời” (Mt 5,13).

- “Muối Đất” qui tụ những người cùng địa phương để cùng nhau học hỏi Thánh Kinh một cách đều đặn và theo tiến tŕnh: dựa vào Thánh Kinh và trên nền tảng Thánh Kinh t́m ra con đường kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và phục vụ cộng đoàn (giáo xứ, giáo phận) trong cương vị và vai tṛ của người Giáo Dân Ṇng Cốt bằng tinh thần và cung cách của người thấm nhuần Lời Chúa.

- “Muối Đất” giúp những người tham dự có được sự hiểu biết trưởng thành, thông qua việc cầu nguyện và suy tư, bằng việc chia sẻ những kinh nghiệm khác nhau trong các nhóm nhỏ và với việc huấn luyện tập trung vào Linh Đạo và Lănh Đạo Thánh Kinh.

 

4.2 Nội Dung & Phương Pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất”

(1) Chương Tŕnh gồm 6 Sách (3 của Cựu Ước, 3 của Tân Ước) chia làm 3 cặp, mỗi cặp gồm một tác phẩm Cựu Ước và một tác phẩm Tân Ước:

- Tường Thuật: Xuất Hành và Tin Mừng Mác-cô,

- Ngôn sứ: I-sai-a và Thánh Phao-lô,

- Khôn Ngoan: Thánh Vịnh và Thánh Gio-an.

mỗi sách gồm 9 đề tài và Đề tài 9 mang tính tổng hợp).

(2) Tài Liệu gồm 2 phần: phần học viên (student) và phần người hướng dẫn (leader).

- Phần học viên đă dịch và hiệu đính lần 2; nhưng sách photo th́ là bản dịch hiệu đính lần 1 và mới chỉ có 2 cặp tường thuật và ngôn sứ.

- Phần người hướng dẫn đă dịch xong và đang được soạn lại chu phù hợp với học viên Việt Nam (phần đông là giáo dân).

(3) Tiến Tŕnh: Cùng nhau học hỏi Thánh Kinh (Scripture) để khám phá ra Thiên Chúa (là Đấng nào) và thánh ư Người (Chúa muốn ǵ) hầu biết sống mật thiết với Người (Spirituality) và biết cách phục vụ cộng đoàn (Leadership) theo tinh thần Kinh Thánh.

(4) Cấu Trúc hay thứ tự các mục của mỗi đề tài.

(1o) Chủ đề và lời Thánh Kinh.

(2o) Mục tiêu:

(a) Thánh Kinh (h́nh cuốn sách): đi sâu vào Thánh Kinh
(b) Tâm Linh (h́nh trái tim): để có mối tuơng quan thân t́nh với Thiên Chúa
(c) Hành Động (h́nh hai bàn tay): đem hết khả năng và thiện chí ra phục vụ cộng đoàn.

(3o) Bài làm chuẩn bị ở nhà, với 8-9 câu hỏi tùy theo đề tài (2).

(4o) Cầu nguyện mở đầu

(5o) Phần tŕnh bày

(a) Trọng Tâm Lănh Đạo
(b) Trọng Tâm Thánh Kinh
(c) Trọng Tâm Linh Đạo
(d) Sống Linh đạo

(6o) Cầu nguyện kết thúc

(5) Phương Pháp:

V́ là Phương Pháp học hỏi Thánh Kinh nghiêng về “tự khám phá” (1) nên nhấn mạnh đặc biệt đến làm việc cá nhân (đọc bản văn Thánh Kinh, suy nghĩ, cầu nguyện và trả lời các câu hỏi của Bài Làm Chuẩn Bị Ở Nhà) và chia sẻ nhóm nhỏ [không chỉ kiến thức hay hiểu biết về Thánh Kinh mà c̣n chia sẻ tác động của Lời Chúa và đời sống đức tin (hay tâm linh) của ḿnh]

V́ thế, phải xem trọng các điều kiện sau như là các yếu tố quyết định sự thành công của Khóa học:

Điều kiện 1: Lớp không quá 20 người. Nếu lớp trên 20 học viên th́ cần có những điều hợp viên (facilitators) có khả năng và được đào tạo.

Điều kiện 2: Học viên phù hợp và tham gia tích cực:

(a) Càng có nhiều hiểu biết về Thánh Kinh, càng đă quen với việc học hỏi Thánh Kinh, càng có kinh nghiệm lănh đạo (phục vụ) trong cộng đoàn Giáo hội (giáo xứ, hội đoàn) học viên càng thích hợp và càng gặt hái nhiều kết quả.

(b) Là người ham thích Lời Chúa và mến chuộng đời sống tâm linh.

(c) Khi chọn theo học th́ mong mỗi học viên sẽ:

* Dành ưu tiên số 1 cho việc tham dự đầy đủ các buổi học hằng tuần;

* Đọc hết những đoạn Thánh Kinh được đề nghị cho mỗi tuần (ǵả thiết là phải có Sách Thánh Kinh trọn bộ);

* Viết các câu trả lời cho các câu hỏi của phần Bài Làm Chuẩn Bị ở Nhà;

* Tích cực tham gia giờ chia sẻ (nhóm lớn và nhóm nhỏ);

* Lắng nghe người khác một cách chăm chú và kính trọng;

* Giữ kín các điều nghe được từ sự chia sẻ của các học viên khác trong các buổi học.

(6) Thời Gian cần thiết cho một Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muối Đất”:

Theo kinh nghiệm 6 khóa đầu tiên (2 khóa ở Mỹ và 4 khóa ở Việt Nam) th́ nếu mỗi Khóa học có được 36 tiết (9 x 4 tiết) là lư tưởng. Phần chia sẻ nhóm nhỏ hay chia sẻ chung cả Lớp về mỗi đề tài cần chừng 2 tiết. Phần tŕnh bày, đào sâu đề tài và giải đáp thắc mắc của mỗi đề tài cũng cần khoảng 2 tiết nữa. Ngoài ra phần cầu nguyện mở đầu và cầu nguyện kết thúc trước sau mỗi đề tài cũng cần nhiều thời gian hơn cách thông thường, v́ đ̣i mọi học viên tham gia và thường có các nghi thức.

  TpHCM ngày 29 tháng 04 năm 2008
Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội

 


  Ghi chú:

(1) “Chỉ khi chân lư được ta khám phá ra, nó mới là của ta. Khi một người chỉ được nói cho biết về chân lư, th́ chân lư ấy là cái ǵ ở bên ngoài người ấy và người ấy dễ quên nó lắm. Khi người ấy được hướng dẫn để tự ḿnh khám phá chân lư, th́ chân lư trở thành một phần thân thiết của người ấy và người ấy sẽ không bao giờ quên” (Wiliam Barclay, Daily Celebration được Otta Wald trích dẫn trong cuốn Joy of Discovery in Bible Study).

(2) Có 4 loại câu hỏi, nên học viên cần nắm vững để có câu trả lời chính xác và chất lượng:

- Loại thứ nhất: là hỏi khi đọc/nh́n vào bản văn Thánh Kinh, bạn nh́n thây, nghe thấy, ngửi thấy và cảm thấy ǵ th́ viết/nói ra? (nhân vật, quang cảnh, lời nói, tiếng động, hành động, mùi vị, tâm t́nh).

[Đây là loại câu hỏi cứ nh́n vào bản văn mà trả lời].

Ví dụ: Chứng kiến tận mắt cảnh bụi gai bốc cháy (Xuất Hành 3,1-6), bạn nh́n/ nghe/ngửi/cảm thấy ǵ?

- Loại thứ hai: là hỏi về ư nghĩa của bản văn Thánh Kinh mà bạn hiểu được.

[Đây là loại câu hỏi nh́n xa hơn (hay đàng sau) bản văn mới trả lời được].

Ví dụ: Đọc đoạn văn miêu tả bụi gai bốc cháy (Xuất Hành 3,1-6), bạn thấy biến cố ấy có ư nghĩa ǵ đối với ông Mô-sê và đối với bạn?

- Loại thứ ba: là hỏi khi bạn đọc bản văn Thánh Kinh th́ câu hay đoạn Thánh Kinh nào, nhân vật hay sự kiện nào trong đoạn văn Thánh Kinh ấy tác động trên tâm hồn bạn? tác động thế nào? tại sao?

[Đây là loại câu hỏi liên quan tới tác động của Lời Chúa trên tâm tư người đọc]

Ví dụ: Đọc bản văn nói về sứ mạng của ông Mô-sê và mạc khải danh Thiên Chúa (Xh 3,7-20), bạn được lời nào tác động? lời ấy tác động bạn như thế nào và tại sao?

- Loại thứ tư: là hỏi khi bạn đọc bản văn Thánh Kinh th́ câu/đoạn Thánh Kinh nào, sự kiện/nhân vật nào trong đoạn văn Thánh Kinh ấy gợi lên/nhắc lại một kinh nghiệm nào trong đời sống đức tin hay tâm linh của bạn?

[Đây là loại câu hỏi gợi nhớ kinh nghiệm sống đạo của người đọc]

Ví dụ: Đọc tường thuật về các tai ương trên Ai Cập cho thấy sự cứng ḷng của vua Pha-ra-ô như thế nào (Xh 7,14 - 10,29). Bạn liên tưởng tới kinh nghiệm cứng ḷng nào của bạn, chống lại thánh ư Thiên Chúa?


 

Xem các bài viết khác trong Giêronimô Nguyễn Văn Nội.