GIÁO DỤC HÔM NAY
XĂ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

MaryMartha

 

BÀI NĂM

 


HIỆN T̀NH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM
NHỮNG MÔI QUAN NGẠI

 

I. VÀO ĐỀ

Phải thành thật nh́n nhận rằng công cuộc đổi mới của Việt Nam đă cứu đất nước ta khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu thê thảm mà một số quốc gia khác trên thế giới vẫn đang vấp phải. Giả như chúng ta không thay đổi kịp thời th́ nhất định chúng ta không thể có được những thành quả về kinh tế như hiện nay. Nhưng cũng phải nh́n nhận rằng: để làm cho dân giầu, nước mạnh, xă hội dân chủ, công bằng, văn minh, th́ đất nước ta c̣n phải giải quyết nhiều vấn đề rất to lớn và khó khăn. Thử hỏi đâu là ch́a khóa của những vấn đề ấy? Chắc chắn Giáo Dục là ch́a khóa giải quyết những vấn đề ấy!

Trong lănh vực quan trọng là Giáo Dục này, tuy đă có nhiều cải thiện so với 20 năm về trước, nhưng vẫn tồn tại Những Mối Quan Ngại “rất đáng quan ngại.” Chính vi thế mà HĐGMVN, qua Thư Chung 2007, đă phải lên tiếng công khai cảnh báo về Những Mối Quan Ngại trong Hiện T́nh Giáo Dục nói chung và Giáo Dục Kitô giáo nói riêng. HĐGMVN muốn mời gọi chúng ta giải quyết Những Mối Quan Ngại ấy với tất cả thiện chí và khả năng của ḿnh.

 

II. TR̀NH BÀY NHỮNG MÔI QUAN NGẠI TRONG HIỆN T̀NH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM

Về hiện t́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam, sau khi đề cập đến “Những Dấu Hiệu Lạc Quan” các Giám Mục nói đến “Những Mối Quan Ngại.” Chúng ta đọc Bản Văn của Thư Chung về “Những Mối Quan Ngại” trước khi T́m Hiểu và Ứng Dụng.

2.1 Bản Văn về Những Mối Quan Ngại trong Hiện T́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam.

11. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu lạc quan, cũng không thiếu những điều đáng quan ngại. Trước hết phải kể đến những lệch lạc trong quan niệm về giáo dục. Do ảnh hưởng của năo trạng duy kinh tế, nền giáo dục gia đ́nh đang bị khủng hoảng. V́ phải chạy theo công ăn việc làm, người ta không c̣n dành th́ giờ cho các cuộc sum họp đầm ấm gia đ́nh, những bữa ăn đông đủ càng lúc càng hiếm hoi. Tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái v́ thế mà mỗi lúc một lỏng lẻo suy yếu. Hậu quả là môi trường gia đ́nh, vốn được mệnh danh là "mái ấm", không c̣n nồng nàn t́nh cảm như xưa.

Chủ nghĩa khoa bảng cũng đang gây ra nguy cơ đưa gia đ́nh vào thái độ háo danh. Bậc phụ huynh và ngay cả con cái, muốn có bằng cấp chủ yếu là để được nở mày nở mặt, để có công ăn việc làm tốt, mà quên đi rằng mục đích cao đẹp nhất của giáo dục là "ngày nay học tập ngày mai giúp đời".

12. Điều cũng đáng quan ngại là bất cập trong phương cách giáo dục. H́nh như người ta chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người. Học sinh đến trường nghĩ đến đối phó với thi cử nhiều hơn là học làm người. Nhà trường quan tâm đến chỉ tiêu và kỳ tích nhiều hơn là đến sứ vụ xây dựng thực lực cho học sinh.

13. Chủ nghĩa giáo điều trong giảng dạy vẫn c̣n là một hiện tượng khá phổ biến. Thầy cô thường dạy cho học sinh cách sao chép nguyên mẫu kiến thức, ấn định những bài văn mẫu, làm bài theo đáp án mẫu nhiều hơn là huấn luyện họ biết sáng tạo, t́m ṭi bằng chính nỗ lực riêng của ḿnh.

14. Mặt trái của phương tiện truyền thông cũng là một trong những yếu tố tác hại giáo dục. Tuy góp phần thắp lên nhiều điểm sáng về những giá trị nhân bản, truyền thông cũng tạo cơ hội cho nhiều lạm dụng đáng tiếc. V́ thiếu ư thức, người sử dụng - phần lớn là giới trẻ - thay v́ thận trọng gạn lọc để tiếp thu tinh hoa, lại sa vào cạm bẫy của những loại h́nh văn hóa phi đạo đức.

15. Trong lănh vực đức tin, nhiều bậc phụ huynh công giáo, kể cả các vị mục tử, vẫn c̣n lơ là hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thông truyền đức tin cho con cái, không tổ chức hoặc không lo lắng cho con em tham dự những lớp giáo lư tại giáo xứ.

Một số nơi, giáo lư vẫn c̣n bị xem là những bài lư thuyết cần phải thuộc ḷng để được lănh bí tích. Việc giảng dạy chưa thực sự có phương pháp sư phạm phù hợp và chưa đi với chứng từ sống động của người rao truyền.

Những bất cập trên đây đ̣i chúng ta phải điều chỉnh lại cung cách giáo dục đức tin cho đúng tinh thần Tin Mừng. Cụ thể là phải đề ra phương hướng để hành động cho Kitô hữu Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hiện nay (1).

 

2.2 T́m Hiểu và Ứng Dụng liên quan tới “Những Mối Quan Ngại” trong Hiện T́nh Giáo Dục Kitô Giáo tại Việt Nam.

 

A. T́m Hiểu:

Theo Thư Chung 2007 của HĐGMVN Giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam tuy đă có “Những Dấu Hiệu Lạc Quan”, nhưng c̣n “Những Mối Quan Ngại” đáng ngại. Về Những Mối Quan Ngại, Thư Chung 2007 nêu lên 7 mối quan ngại. Đó là:

(1o) Những lệch lạc trong quan niệm về giáo dục: năo trạng duy kinh tế làm cho giáo dục gia đ́nh bị khủng hoảng, thời giờ dành cho gia đ́nh bị thu hẹp lại và tương quan vợ/chồng, cha mẹ/con cái bị tác hại, trở nên suy yếu, lỏng lẻo (x. số 11).

(2o) Chủ nghĩa khoa bảng, thái độ háo danh, chạy theo vật chất, sống thực dụng (x. số 12-13).

(3o) Bất cập trong phương cách giáo dục: chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người; nhằm đối phó với thi cử, quan tâm đến chỉ tiêu và thành tích… mà lăng quên chiều kích đóng góp cho sự thăng tiến con người (x. số 13).

(4o) Chủ nghĩa giáo điều trong giảng dạy: học sinh học cách sao chép nguyên mẫu kiến thức, không biết sáng tạo, t́m ṭi bằng chính nỗ lực riêng của ḿnh (x. số 13).

(5o) Ảnh hưởng của mặt trái của phương tiện truyền thông là tạo cơ hội cho nhiều lạm dụng đáng tiếc và khiến một số người sa vào cạm bẫy của những loại h́nh văn hóa phi đạo đức (x. số 14).

(6o) Trong lănh vực đức tin, nhiều bậc phụ huynh, kể cả các vị mục tử, vẫn c̣n lơ là hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thông truyền đức tin cho con cái (x. số 15). Một số nơi, giáo lư vẫn c̣n bị xem là những bài lư thuyết cần phải thuộc ḷng để được lănh bí tích. Việc giảng dạy chưa thực sự có phương pháp sư phạm phù hợp và chưa đi với chứng từ sống động của người rao truyền (x. số 15).

 

B. Ứng Dụng:

Có thể rút ra được 3 ứng dụng. Ứng dụng thứ nhất dành cho mọi công dân Việt Nam đối với công cuộc đấu tranh chống lệch lạc và tiêu cực trong lănh vực Giáo Dục của xă hội. Ứng dụng thứ hai dành cho các phụ huynh Công Giáo trong việc cảnh giác trước các mối quan ngại trong lănh vực Giáo Dục và trong việc quan tâm đến việc Giáo Dục Đức Tin cho con cái. Ứng dụng thứ ba tập trung vào việc làm thay đổi tư duy về Giáo Dục Đức Tin và đổi mới phương pháp Giáo Dục Đức Tin cho thế hệ trẻ.

- Ứng dụng thứ nhất (xem bài trước).

- Ứng dụng thứ hai dành cho các phụ huynh Công Giáo trong việc pḥng chống các lệch lạc, phiến diện và tiêu cực trong lănh vực Giáo Dục như chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế, tính háo danh, bỏ bê gia đ́nh, thờ ơ với mối tương quan gia đ́nh, coi thường nỗ lực học tập và rèn luyện cá nhân. Cha mẹ Công Giáo cũng phải cảnh giác đối với các phương tiện truyền thông xă hội hiện đại như báo chí, phim ảnh, internet…là những con dao hai lưỡi mà nhiều khi con em không đủ tỉnh táo mà bị tác hại. Hơn nữa các phụ huynh Công Giáo c̣n phải quan tâm đến việc đôn đốc, khuyến khích, và theo dơi con em tham dự các lớp giáo lư của Giáo xứ, được tổ chức theo từng lứa tuổi.

Phải khách quan mà nh́n nhận rằng chống lại cả một trào lưu đang càng ngày càng lan rộng không phải là việc dễ dàng. Muốn làm được việc ấy các bậc phụ huynh chẳng những phải khôn ngoan sáng suốt mà c̣n cần một đời sống tâm linh sâu sắc nữa. Cũng phải nh́n nhận rằng đời sống kinh tế là một cản trở không nhỏ. Trong khi một số người bị cuốn hút quá mức bởi sức mạnh của đồng tiền để làm giầu, th́ một số người khác phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày, khiến họ không c̣n tâm trí và thời gian dành cho các nhu cầu cao hơn của bản thân và của con cái ḿnh.

- Ứng dụng thứ ba tập trung vào việc thay đổi năo trạng của đa số giáo dân coi việc học Giáo Lư chỉ để chịu các Bí Tích chứ không phải là học Giáo Lư để sống Đạo một cách hiểu biết, ư thức và trưởng thành. V́ bị năo trạng ấy chi phối, nên giáo dân chỉ “chịu” học Giáo Lư để xưng tội và ruớc lễ lần đầu, để chịu phép Thêm Sức, để làm đám cưới trong nhà thờ. Khi không c̣n Bí Tích mới nào để chịu nữa, th́ cũng hết cần học Giáo Lư!

Cũng trong ứng dụng thứ ba này, phải kể đến việc canh tân phương pháp giảng dậy Giáo Lư và đào tạo Giáo Lư viên.

Làm thế nào để thay đổi năo trạng sai lầm về mục đích của việc học Giáo Lư và để canh tân phuơng pháp dạy Giáo Lư cũng như để đào tạo và bồi dưỡng các Giáo Lư Viên chẳng những là việc của Ủy Ban Giám Mục về Giáo Lư Đức Tin mà của hết mọi thành phần Dân Chúa.

Kinh nghiệm của các Giáo Hội Công Giáo Phương Tây cần được mọi người Công Giáo Việt Nam lưu ư để tránh đi vào vết xe đổ của người đi trước. Một linh mục Việt Nam sống tại Hoa Kỳ đă nói:

“Nếu chúng ta (hiểu là các bậc phụ huynh và các chủ chăn) không lo việc Giáo Dục Đức Tin cho con cái ḿnh, mà chỉ lo xây nhà thờ th́ hăy coi chừng kẻo mai mốt con cái chúng ta sẽ bán nhà thờ. C̣n nếu chúng ta lo việc Giáo Dục Đức Tin cho con cái đến nơi đến chốn th́ nếu chúng ta chưa xây được nhà thờ th́ mai mốt, tự chúng sẽ xây nhà thờ.” (2).

 

 

III. THAY LỜI KÊT

Trong mấy năm vừa qua, thiên tai, lũ lụt, động đất, cháy rừng liên tục xẩy ra ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều người nghĩ đến ngày tận thế… Nhưng ít người nghĩ đến các nguyên nhân do chính con người tạo ra: chặt/đốt phá rừng, phá hoại môi trường sinh thái, làm nóng tầng khí quyển bao quanh trái đất, vân vân…

Tương tự như thế nhiều người chỉ biết kêu than, trách móc và kết án khi thấy các tệ nạn xă hội như tham những, hối lộ, lường gạt, cướp của, đĩ điếm … càng ngày càng bành trướng và xẩy ra dữ dội hơn, mà quên rằng đó chính là hậu quả lô gích của một đường lối giáo dục vô thần, duy vật, thực dụng của những thập niên vừa qua. Giáo dục là gốc rễ của mọi vấn đề. Giáo dục tốt th́ xă hội và con người sẽ đuợc nếm hoa thơm trái ngọt. Giáo dục sai lạc th́ xă hội và con người sẽ lănh đủ mọi hậu quả thảm khốc. Chắc chắn không thừa khi tôi xin được nhắc lại lời của Giám mục Francesco Follo, quan sát viên thường trực Ṭa Thánh tại UNESCO ngày 22 tháng 10 vừa qua, trong cuộc thảo luận chính sách chung của khóa họp thứ 34 Tổng Công Nghị UNESCO tại Paris:

“Sẽ chẳng có ǵ thay đổi thật sự trong thế giới của chúng ta chừng nào các cư dân thế giới không được tiếp xúc với một hệ thống Giáo Dục có chất lượng tốt…. Cần phải đặt việc đào tạo và giáo dục người trẻ và kẻ trưởng thành, theo nghĩa rộng, vào hàng những ưu tiên của Cộng Đồng Quốc Tế….Giáo Dục là một trong những phương diện cốt yếu của việc thăng tiến con người và các dân tộc, cũng như của sự phát triển văn hóa và việc xây dựng ḥa b́nh” (3).

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Seattle (WA/USA) 30.10.2007


 

Ghi chú:

(1) Thư Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo dục Kitô giáo, phần II Hiện T́nh của Giáo Dục Ki-tô Giáo tại Việt Nam số 8-15.

(2) Sự kiện bán nhà thờ là việc xa lạ đối với người Công Giáo tại Việt Nam, nhưng lại khá phổ biến ở Mỹ và Châu Âu: khi không c̣n bao nhiêu giáo dân lưu tới nhà thờ và đóng góp tiền của vào việc trang trải các chi phí của nhà thờ th́ nhà thờ sẽ bị bắt buộc phải đóng cửa và rao bán.

(3) Trích bản tin Zenit, ZF 071024, ngày 24 tháng 10 năm 2007.

 


 

CHIA SẺ//THẢO LUẬN NHÓM NHỎ

1. Ông/Bà, Anh/Chị đă và đang tích cực ra sao trong việc chống tiêu cực và lệch lạc (năo trạng duy kinh tế, chủ nghĩa khoa bảng, thái độ háo danh, ảnh hưởng xấu của phương tiện truyền thông…) trong lănh vực Giáo Dục chung của xă hội hiện nay?

2. Ông/Bà, Anh/Chị thể hiện sự quan tâm đến việc Giáo Dục Đức Tin cho con cái và thế hệ tương lai như thế nào?

3. Ông/Bà, Anh/Chị làm những ǵ để nâng cao đời sống Đức Tin của chính ḿnh và của những người chung quanh ḿnh?

4. Theo Ông/Bà, Anh/Chị th́ chúng ta phải làm ǵ để thay đổi năo trạng về mục đích học Giáo Lư, để canh tân phương pháp giảng dạy và đào tạo Giáo Lư Viên?

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.