DẪN NHẬP VÀO VĂN HOÁ GIA Đ̀NH VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9

MichelAnge

 

Bài 5 :

 

Những nhận thức hiện tại về gia đ́nh đang xung đột.

 

 

Hệ tư tưởng Âu Mỹ Thiên Chúa giáo tuy là hệ tư tưởng sau cùng du nhập vào văn hoá Việt Nam, nhưng ảnh hưởng hiện tại của nó rất mạnh. Thứ nhất v́ hệ tư tưởng này có rất nhiều biến thái. Một trong những biến thái đó là hệ tư tưởng xă hội chủ nghĩa kiểư cộng sản Mác Xít Lê Nin. Hệ tư tưởng này hiện đang là chủ đạo chính thức và độc tôn trong tổ chức chính trị, kinh tế và văn hoá của nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thứ hai v́ hệ tư tưởng này, nhờ sức mạnh vũ khí, kỹ thuật, tiền bạc, tiện nghi,... đă dùng chiêu bài ‘ánh sáng văn minh’ để xâm chiếm bốn châu khác, trong đó hai châu Mỹ và Úc đă bị họ tiêu diệt hầu như hoàn toàn, mà chiếm đất và chiếm quyền ; Và hiện nay, nó đang như cơn băo mạnh, dùng luồng gió ‘toàn cầu hoá ‘, thổi vào khắp các châu lục, để chiếm ảnh hưởng và chiếm quyền (ở Trung Đông).

51. Đồng ư rằng gia đ́nh là một trong những nét đặc trưng của văn hoá Việt Nam, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nêu ra ba ‘Thách đố hiện tại’ cho nhận thức văn hoá Việt Nam : 1- chủ nghĩa cộng sản và nến kinh tế thị trường; 2- thang giá trị đảo lộn và 3- Sự đảo lộn này đương nhiên tác động lên cấu trúc văn hoá Việt Nam một cách cụ thể . Ngài viết :

‘Những thách đố hiện tại : 1- Lịch sử Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20 chịu tác động bởi hai luồng tư tưởng lớn có ảnh hưởng rất mạnh mẽ : - Chủ nghĩa cộng sản : Tại miền Bắc từ năm 1954, tại miền Nam từ năm 1975. Chủ nghĩa này không đơn thuần là chủ nghĩa kinh tế nhưng c̣n là một hệ tư tưởng muốn chi phối và định h́nh lại toàn bộ văn hoá VN. - Nền kinh tế thị trường : (từ năm 1990) với những biến động (đô thị hoá, xă hội hoá, t́nh trạng di dân ...). Đồng thời, tiến tŕnh toàn cầu hoá (qua sinh hoạt kinh tế và mạng lưới truyền thông), không xuất hiện như một hệ ư thức nhưng tác động rất mạnh trên lối sống của cả nước. Michel Schooyans cho rằng hàm ẩn trong tiến tŕnh toàn cầu hoá là một thứ Triết Lư loại trừ, loại trừ người nghèo, người yếu thế và như thế cũng là một thứ chủ nghĩa chủng tộc (x. L'Evangile en face du désordre mondial).

2- Thang giá trị bị đảo lộn. Các nhà xă hội học cho thấy : trong tiến tŕnh toàn cầu hoá hiện tại, thang giá trị trong cuộc sống con người dần dần bị đảo lộn, không riêng tại VN nhưng tại hầu hết các quốc gia thuộc thế giới thứ ba.

Biểu đồ cụ thể :

Giá trị truyền thống :

Hiện hữu
T́nh yêu
Tuổi tác / khôn ngoan
Nhu cầu tối cần
Hợp tác
Phẩm chất / nội dung
Quan tâm đến người khác
Dành dụm, tiết kiệm
Cho đi
Chân lư (làm chuẩn mực)

Hiện nay

Sở hữu
Hưởng thụ, t́nh dục
Tuổi trẻ / năng lực
Thèm khát cái mới
Cạnh tranh
H́nh thức / bao b́
Tập trung vào ḿnh
Tiêu xài, hưởng thụ
Chiếm đoạt
Thoả măn giác quan

3- Sự đảo lộn này đương nhiên tác động lên cấu trúc văn hoá VN. Một cách cụ thể : Gia đ́nh không c̣n cấu trúc bền vững như xưa : t́nh trạng ly hôn gia tăng rất nhanh, những tệ nạn gắn liền với đời sống gia đ́nh như ngoại t́nh, măi dâm, lối sống buông thả trong giới trẻ ... Phẩm trật xă hội (và cả trong Giáo Hội) bị đặt thành vấn đề tuy chưa đến mức bùng nổ. Cảm thức tôn giáo bùng nổ (tại những nơi bị đàn áp nặng nề trước đây, ngay cả trong giới ngoài Công giáo, hiện tượng khấn vái, đi chùa ... trong giới trẻ), tuy nhiên, có thể là những tâm t́nh lệch lạc chứ không phải niềm tin đích thực’[1].

52. Phân tích ảnh hưởng của môi trường xă hội và đặc biệt là xă hội kinh tế thị trường trên văn hoá, giáo sư Trần Ngọc Thêm khẳng định ‘Văn hoá cổ truyền Việt Nam buộc phải đối mặt với kinh tế thị trường’. Ông viết :

‘Trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu với phương Tây đem lại những biến đổi ngày càng mạnh mẽ về mọi phương diện, th́ cơ chế bao cấp quan liêu đă không c̣n đáp ứng được những nhu cầu cấp bách của thời đại. Kết quả là, đứng trước cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, văn hoá cổ truyền Việt Nam buộc phải đối mặt với kinh tế thị trường. Trong cuộc đối mặt này, có cái hay cái dở, cái được cái mất, có cái xuất hiện và cái tiêu vong, có cái ta sẽ thoát khỏi và có cái ta sẽ nhiễm phải. Những nét phác thảo của bức tranh này có thể thấy qua bảng K1 : Văn hoá cổ truyền với kinh tế thị trường - cái hay cái dở :

1. CÁI HAY

 1.1. Cái được (thêm)
     1.1.1. Đô thị, công nghiệp phát triển
     1.1.2. Đời sống vật chất cao, tiện nghi đày đủ
     1.1.3. Vai tṛ cá nhân nâng cao
     1.1.4. Tinh thần tự do phê phán
     1.1.5. Sự liên kết quốc tế rộng răi

 1.2. Cái thoát khỏi
     1.2.1. Đô thị bị nông thôn khống chế
     1.2.2. Sự nghèo nàn, thiếu thốn
     1.2.3. Thói dựa dẫm, bệnh bảo thủ
     1.2.4. Thói gia trưởng
     1.2.5. Óc đîa phương chủ nghĩa

2. CÁI DỞ

 2.1. Cái mất (giảm)
     2.1.1. Môi trường tự nhiên
     2.1.2. Lói sống t́nh nghĩa
     2.1.3. Tính tập thể, ổn định gia đ́nh
     2.1.4. Nền nếp, chữ ‘lễ ‘
     2.1.5. Tính tự trị giảm

 2.2. Cái nhiễm phải
     2.2.1. Nạn ô nhiễm môi trường
     2.2.2. Lối sống thực dụng
     2.2.3. Lối sống cá nhân chủ nghĩa
     2.2.4. Lối sống ‘cá đối bằng đầu ‘
     2.2.5. Những hiện tượng đôi trụy

Nhiều cái hay, cái dở, cái được, cái mất này đă thấy ngay trước mắt. Chưa bao giờ đô thị và công thương nghiệp lại phát triển với tốc độ nhanh chóng như những năm gần đây. Nhưng cùng với nó, tiếng ồn và bụi bặm các loại đang ngày càng trở thành nỗi khổ của người dân đô thị. Chất thải công nghiệp từ thành phố đang tràn ra tấn công vùng nông thôn. Cũng trong những năm gần đây, đời sống vật chất được nâng cao với những tiện nghi hiện đại nhất, mức sống của người dân được cải thiện trông thấy. Nhưng cùng với nó, lối sống thực dụng, chay theo đồng tiền cũng có nguy cơ phát triển. Nhịp sống đô thị ngày càng căng thẳng đang khiến quan hệ gia đ́nh trở nên lỏng lẻo, cha con, vợ chồng ít quan tâm đến nhau hơn’[2].

Qua những ghi nhận trên đây, do quan sát của nhiều người ở nhiều cương vị khác nhau, hai luồng tư tưởng hiện đang gây nhiều xung đột trong nhận thức văn hoá gia đ́nh Việt Nam là chủ nghĩa duy vật xă hội cộng sản và chủ nghĩa duy vật kinh tế thị trường. Chủ nghĩa thứ nhất hiện đang đến từ bên trong, từ quốc nội, có sức mạnh công an, chính trị. Nguy hiểm của nó là, như lời đức hồng y Phạm Minh Mẫn, ‘Chủ nghĩa cộng sản : Tại miền Bắc từ năm 1954, tại miền Nam từ năm 1975. Chủ nghĩa này không đơn thuần là chủ nghĩa kinh tế nhưng c̣n là một hệ tư tưởng muốn chi phối và định h́nh lại toàn bộ văn hoá VN’. Chủ nghĩa thứ hai đến từ bên ngoài, có súc lôi cuốn của tiền bạc, tiện nghi vật chất. Nguy hiểm của nó là, như lời Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ‘kéo theo những xáo trộn trong sinh hoạt gia đ́nh, làm ảnh hưởng đến nề nếp gia phong như lôi cuốn một số người đến chỗ hưởng thụ ích kỷ, và xa hơn đến lối sống buông thả sa đọa ; du nhập những lối sống thiếu lành mạnh, tác hại đến nếp sống đạo đức gia đ́nh như tự do luyến ái, sống chung không cưới xin, dễ dàng sử dụng bạo lực...’[3] .

 

  Paris, 2006
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

1- Phạm Minh Mẫn , Hội nhập văn hoá; Trich trong Định Hướng, số 5, 1999

2- Trần Ngọc Thêm, sđd, tr. 319-320

3- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : ‘Thánh hoá gia đ́nh’, thơ Mục vụ 2002

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.