Câu Chuyện Phụng Vụ (9)

Choir

 


Sau khi viết xong bài 8, tôi nghĩ có lẽ nên tách rời hai vấn đề phụng vụ và thánh nhạc ra, v́ mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề có những tinh tế riêng tư đặc biệt. Đó là lư do của loạt bài mới ,“Bên lề Thánh Nhạc.” Gọi là ‘bên lề’ v́ chủ ư của người viết chỉ muốn chia sẻ thông tin những ǵ hiểu biết lượm lặt đây đó, do những cảm nhận cá nhân nơi này nơi kia, chứ không có ư đưa ra những tài liệu văn kiện chính thức chuyên môn.

Một lư do nữa là v́ trong bài 8, tôi đề cập khá nhiều về Thánh nhạc chứ không phải phụng vụ.

Trở lại chủ đề của bài 8, tôi muốn nhấn mạnh tới điểm phải tập dượt nghi thức phụng vụ cho các giờ thờ phượng. Nếu ca đoàn cần tập dượt th́ hát mới hay mới đúng, các thừa tác viên phụng vụ như các em giúp lễ, các vị đọc Sách Thánh, các thừa tác viên Thánh Thể cũng phải được huấn luyện đầy đủ và được tập dượt kỹ càng. Không nên để các tác động phụng vụ cho ngẫu hứng đột xuất.

Theo tinh thần hiến chế Phụng vụ của công đồng Vaticanô II, mỗi lần cử hành một bí tích, phụng vụ phải có tính cách tích cực, linh động và sốt sắng (số 48) của cộng đồng. Muốn được như thế, mỗi phận vụ phải được huấn luyện và tập dượt riêng, không phải chỉ v́ nghi thức cử chỉ đi đứng mà phải chú trọng tới ư nghĩa phụng vụ và nền tảng thần học của phận vụ mỗi người tham dự đóng góp.

Gương sáng rơ ràng nhất trong vấn để cử hành này là nghi thức lễ hôn phối. Cô dâu chú rể, phù dâu phù rể cùng chịu khó tập dượt và không quản nại bất cứ một cố gắng nào. Nhờ vậy mà lễ cưới nào cũng trang nghiêm sốt sắng đáng ghi nhớ. Phải chi thánh lễ trọng và chủ nhật cuối tuần nào cũng được như vậy!i có câu: “Đó là Lời Chúa!” Nếu là công bố Lời của Chúa, th́ người công bố phải được

Nói tới lễ cưới, tôi muốn bàn thảo một điểm tế nhị: đọc Sách Thánh. Đúng ra không phải chỉ là đọc Sách Thánh như đọc bất cứ một bản văn nào khác, nhưng là công bố Lời Chúa. Chính v́ thế cuối mỗi bài có câu “Đó là Lời Chúa”. Như thế người đọc phải được uỷ thác nhiệm vụ một cách chính thức, chứ không phải tự dưng muốn đọc là được. Tiếng Anh phân biệt hai danh từ rơ ràng: 1.- lector, thừa tác viên Sách Thánh, và 2.- reader, bất cứ người nào đọc. Khoảng từ cuối thập niên 70, ở Việt Nam có thói quen để cô dâu chú rể đọc Sách Thánh. Thói quen đó không đúng với tinh thần phụng vụ, v́ ít cô dâu chú rể là thừa tác viên Sách Thánh chính thức. Thêm vào đó có trở ngại v́ chưa quen với việc đọc sách nơi công cộng, rồi v́ có khá nhiều việc phải quan tâm lưu ư trong ngày đó, nên hai người dễ bị khớp và vấp váp sai lỗi làm chia trí việc cử hành. Dĩ nhiên công bố Lời Chúa là một vinh dự và hănh diện, nhưng phải biết cách và nhất là phải được huấn luyện tập dượt, chứ không nên để đột xuất và ngẫu hứng. Cũng có trường hợp một trong hai người không Công giáo, làm sao có tư cách tinh thần để công bố Lời của Chúa được? Đọc những lời lẽ viết trên giấy trắng mực đen là một việc tương đối dễ dàng, nhưng công bố Lời Chúa với niềm tin và ḷng tôn kính đ̣i hỏi phải có đức tin chân chính và tâm hồn thành thật.

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com
281-458-4558.

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.