Bên lề Thánh nhạc (6)

Choir

 

Nhạc điện tử

Theo diễn tiến của lịch sử thánh nhạc, khởi đầu là hát không đàn đệm (a capella), có lẽ chỉ v́ lư do đơn sơ dễ hiểu rằng thời xưa ít nơi có đàn địch trống phách, và ít người đạt được tŕnh độ phối khí đệm nhạc. Rồi tới thời ở Âu châu với những nhà thờ vĩ đại nguy nga, cây đàn đại phong/quản cầm (pipe organ) với những ống kim loại được chế tạo riêng cho từng nơi, được coi là nhạc cụ độc nhất thích hợp với phụng vụ, có lẽ v́ chỉ ở nhà thờ mới có. Một ḿnh cây đàn đại phong/quản cầm đă là một dàn nhạc gồm nhiều tiếng nhạc cụ khác nhau. Người chơi đàn được ví như một nhạc trưởng điều khiển ban nhạc hoà tấu. Mỗi bàn phím (rank) là một ban nhạc nho nhỏ có sắc thái riêng, cá biệt so với bàn phím khác. Có vị nhạc sư thụ huấn từ Âu châu về luôn ca tụng các đại quản cầm và chê mấy đàn phong cầm ọp ẹp của Việt Nam. Lâu rồi một lần kia khi nhạc công của nhà thờ chánh toà Sàig̣n chơi mấy dạo khúc của nhạc sư Tiến Dũng từ tập Oremus cum organo, người nghe không thấy hay ho ǵ, th́ được trả lời rằng đây là những sáng tác viết cho đại phong cầm chứ không để cho phong cầm hoặc dương cầm.

Bây giờ khắp nơi đều có nhạc cụ điện tử với những khả năng lặp lại các tiếng của nhiều nhạc khí khác nhau cũng như thêm các thứ trống phách với các nhịp điệu đủ kiểu đủ loại. Như vậy có nên hoặc được phép sử dụng các nhạc cụ này không? Và dĩ nhiên kèm theo đó là các loại bài hát sáng tác ngày nay cũng bị ảnh hưởng lây theo. Người khen kẻ chê, nhà thờ này cho phép, nhà thờ kia cấm đoán. Thế nào là đúng tinh thần phụng vụ?

Hiến chế về Phụng vụ của công đồng Vaticanô II số 11 và 14: “Các chủ chăn . . .lo cho các tín hữu tham dự phụng vụ một cách ư thức, linh động và hữu hiệu.” Hiểu một cách chung, mỗi chủ chăn lo cho tín hữu trong cộng đoàn của ḿnh, nhưng mục đích là làm sao cho họ tham dự cách tích cực, linh động và hữu hiệu.

Từ đó suy diễn ra những áp dụng thật cụ thể. Trong phụng vụ, không dùng hoa giả, nến giả, hát giả (vờ: lip sinc), nhạc giả (thâu sẵn: recordings), người giả (khác niềm tin).

Nhưng nếu nhà thờ đơn sơ nghèo nàn vật chất quá hoặc không dễ ǵ t́m được hoa tươi/nến thật th́ sao đây? Nếu thực sự là như vậy th́ cũng có thể thông cảm, nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao có giáo xứ tương đối khá, thế mà cũng chỉ có một b́nh hoa dâng lên hết lễ này tới lễ khác, dường như cũng quên đi rằng bánh rượu mới là chính là của lễ để trở thành Ḿnh Máu Chúa, c̣n hoa nến, bánh trái, tiền bạc chỉ là phụ thuộc mà cũng không phải để tŕnh diễn cho đẹp mắt nữa. Hoặc có người chỉ cắm hoa cho có lệ hoặc cứ nhiều hoa dù thật dù giả chứ không cần một chút nghệ thuật và công sức ǵ.

Hoặc cộng đoàn nhỏ bé không có nhân tài hoặc giọng ca như ư th́ làm sao có được nhạc sống? Việt Nam có câu: có sao xào vậy. Thiết nghĩ Chúa chẳng cần những giọng ca điêu luyện của ca sĩ để tôn vinh Người, nhưng muốn đón nhận những lời ca tiếng hát phát xuất từ con tim chân thành của mỗi người tham dự, chứ không phải giả tạo từ máy móc, mặc dù đôi khi những máy móc đó giúp cho cộng đoàn.

Phải chi dùng thánh ca Karaoke mà giúp cộng đoàn ư thức và tham dự tích cực và hữu hiệu có được phép không đây? Có cha xứ lư luận rằng Đức Giáo Hoàng th́ ở Rôma, Đức Giám mục th́ ở nhà thờ chính toà, c̣n ở đây chính ngài mới là chủ sự và chủ tế, nên quyền quyết định là ở nơi ngài.

Đi tham quan chỗ này chỗ kia, tôi vẫn thích câu nói của anh chị em Tin lành ‘Sunday best’: cái ǵ tốt nhất th́ dâng cho Chúa để thánh hoá ngày chủ nhật, ngày của Chúa.

Xin hăy thử hỏi ḷng ḿnh: giờ cầu nguyện mỗi ngày có phải là giờ tốt nhất để cầu nguyện không? Giờ đi dự Thánh lễ ngày chủ nhật có phải là giờ tốt nhất cho gia đ́nh củng đi cùng thờ phượng không? Phần đóng góp của mỗi người mỗi gia đ́nh có phải là hy sinh công đức chính cống không? Cách ăn mặc, cung cách, lời nói, cử chỉ, thái độ có phản ảnh và biểu lộ những ǵ tốt nhất không? Thời giờ, tiền tài, của cải, sức lực, khả năng: tất cả là hồng ân của Chúa ban. Tôi có cảm tạ bằng cách dùng một phần để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân không (thanksgiving by giving in thanks: tạ ơn bằng cách cho đi trong niềm tri ân)?

Trở lại vấn đề nhạc điện tử, có lẽ chúng ta cũng nên đặt một câu hỏi như vậy: có phải đây là cách thức tốt nhất để cộng đoàn ư thức, tích cực và hữu hiệu cầu nguyện và tôn vinh Chúa không?

Nơi tôi đang tạm trú vào mỗi tối thứ bẩy ca đoàn Cantores In Ecclesia chuyên hát tiếng La-tinh từ nhiều năm: hát rất điêu luyện và rất tuyệt hảo. Chủ tế cử hành Thánh lễ bằng La-ngữ tuy bài đọc và giảng thuyết bằng Anh-ngữ. Tuy nhiên chưa hẳn đây đă là cầu nguyện. Gần đó vào mỗi chiều chủ nhật tại nhà thờ chính toà, một Jazz ensemble chơi nhạc theo lối Vào đời với đàn địch trống phách đủ loại: thế mà vẫn tạo nên bầu khí cầu nguyện sốt sắng. Chương tŕnh Life Teen Mass (Thánh lễ nhạc sống trẻ) của Mỹ đă thành công không những giúp giới trẻ cách riêng và những người tham dự nói chung cầu nguyện và tôn vinh, mà c̣n giúp cho giới trẻ hiểu dạo và sống đạo nữa. Một vài giáo xứ Việt Nam đă được huấn luyện để tỗ chức Life Teen Mass, nhưng đây chỉ là phần chủ động hoàn toàn do Mỹ vàng thay Mỹ trắng/đen. Hy vọng một ngày nào gần đây, cộng đoàn Việt nam, giới trẻ Việt Nam biểu lộ đức tin và cách sống đạo của ḿnh một cách ư thức, tích cực và hữu hiệu qua cung cách và tâm t́nh Việt Nam.

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.