Bên lề Thánh nhạc (8)

Choir

 

 

 

 

Phụng vụ Lời Chúa & Đáp ca

Phụng vụ Thánh lễ có 2 phần thật rơ rệt theo thứ tự diễn tiến:

a.) phụng vụ Lời Chúa,

b.) phụng vụ Thánh thể/Tạ ơn.

Phụng vụ Lời Chúa gồm những bài đọc trích trong Sách Thánh: bài 1 thường trích từ Cựu ước, trừ mùa Phục sinh trích từ sách Công vụ các Tông đồ. Rồi bài đáp ca là một trong 150 Thánh Vịnh, sau đó là bài 2 trích từ Tân ước trừ Phúc âm, thường từ các thư của các thánh Tông đồ hoặc sách Khải huyền. Sau đó đến tiền xướng Phúc âm, quen gọi là Alleluia. Cuối cùng là bài Phúc âm. V́ Phúc âm phần nhiều là những lời trực tiếp của Chúa Giêsu giảng dạy, nên thường có nghi thức cung nghinh sách Phúc âm, hoặc có thể thêm đèn nến và b́nh hương thơm kèm theo. Khi có phó tế th́ phó tế cung nghinh sách Phúc âm và công bố tin mừng Phúc âm, kể cả khi linh mục giảng thuyết.

Các nhà phụng vụ đă nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm của bao nhiêu thế kỷ, nên sắp xếp các bài đọc để trong chu kỳ 3 năm A-B-C ngày chủ nhật và chu kỳ 2 năm I (lẻ) & II (chẵn) ngày thường, chúng ta có dịp đọc và nghe gần như trọn bộ Sách Thánh. Nhờ đó có thể nói các bài được chọn cho một Thánh lễ thường có chủ đề theo ngày lễ mừng hôm đó. T.d. lễ cưới, lễ an táng.

Nhưng Lời Chúa luôn là Lời đem lại sức sống, hy vọng và b́nh an, và một Lời cũng có thể gợi lên nhiều chủ đề khác nhau, tuỳ ơn Chúa soi sáng hướng dẫn và tuỳ tŕnh độ tâm thức của người nghe.

Bài đáp ca một cách nào đó là tiếng đáp lại, vọng lên tâm t́nh sau khi nghe Lời Chúa qua bài đọc 1, c̣n tiền xướng Phúc âm có mục đích giới thiệu bài Phúc âm. Do đó ca trưởng muốn t́m hiểu chủ đề có thể nh́n vào 2 nơi đó.

Bài tiền xướng Phúc âm có thể ví như mơ làng ngày xưa, đánh mơ lốc cốc vài tiếng để rao bảo cho mọi người chú ư nghe lời rao sau đó. Bài này nên hát chứ không nên đọc, nhất là câu Alleluia có nghĩa là hăy ngợi khen Chúa.

Bài đáp ca là những Thánh Vịnh, có nghĩa là những lời cầu nguyện của cộng đồng dân Chúa.

Đi đây đó và t́m đọc các sách hát Việt cũng như Mỹ, nhiều người cũng đồng ư với tôi chưa cảm thấy thoả mái về những sáng tác hiện thời. Thực sự rất ít nhạc sĩ chịu khó sáng tác các đáp ca và thánh vịnh, vin cớ rằng họ không t́m nổi được hứng nhạc qua bản dịch hiện thời. Một vài bài như TV 23 (22): Chúa mục tử, TV 27 (26): Chúa là ánh sáng, hoặc TV 130 (129): Từ vực sâu, th́ lại có quá nhiều bài hát hoặc theo ư hoặc dịch gần sát.

Bộ hát Thánh Vịnh khởi đầu và nổi tiếng của P. Joseph Gélineau S.J. bằng tiếng Pháp đă được chuyển âm và chuyển ngữ qua tiếng Anh mà vẫn thấy có giá trị. Linh mục Gélineau đă khéo hoà hợp b́nh ca và nhạc cổ điển cho thích hợp với bầu khí thờ phượng.

Dù sao các tiếng Âu Mỹ dễ thích ứng hơn các tiếng Á-đông.

Mỗi công ti xuất bản sách lễ (missalette) lại có những cung điệu đáp ca riêng. Các bài đó tuy đơn giản nhưng cũng đầy nghệ thuật.

Nghe nói có lần ca đoàn tổng hợp Việt Nam hát bài đáp ca dài 18 phút làm cho giám mục chủ tế Mỹ cứ ngồi đó ngáp lên ngáp xuống. Như vậy bài đáp ca này có tính cách nghệ thuật tŕnh diễn hơn là giúp cộng đoàn cầu nguyện.

Ở Việt nam chúng ta có các vị Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Hoà đề nghị cung đọc theo bổng (sắc, ngă), trung (không dấu), trầm (huyền, hỏi, nặng) như cung kinh đọc chung trong Thánh lễ bây giờ, hoặc bắt chước các cung đọc sách gẫm cung hát văn ngày xưa. Mấy kiểu này tương đối dễ dàng nhưng không được mấy nơi hưởng ứng.

Một số khác viết hoàn toàn mới như các nhạc sĩ Kim Long, Vũ Thành An, Xuân Thu.

Một số ít nữa như các vị Hoàng Kim, Mi Trầm, Dao Kim, Hải Ánh, Nguyễn Xuân Thảo, pha phôi giữa b́nh ca, dân ca và tân nhạc.

Nhạc sư Tiến Dũng có lần nói chuyện với tôi đă đề nghị nên nghiên cứu thêm về điệu hát ‘ḥ’ và vọng cổ để dùng vào thánh vịnh đáp ca, v́ như vậy mới đúng tinh thần thánh vịnh: có một tiền xướng rồi có những câu đối đáp.

Nói tóm lại con đường Thánh nhạc c̣n dài và đ̣i hỏi cố gắng của nhiều người nữa.

Tôi không hiểu không biết nhiều về Thánh nhạc nên chỉ ghi lại những ǵ ḿnh đă nghe đă thấy. Mong các nhạc sĩ sáng tác để ư dùm cho.

Nhưng Lời Chúa dù hát hay không hát cũng vẫn là Lời Chúa, lời đem lại sức sống. Điều trở ngại nhất là có khi bài đọc đă khó hiểu rồi mà hát không rơ lời th́ càng khó hiểu hơn nữa.

Trong chương tŕnh huấn luyện giảng thuyết hoặc công bố Lời Chúa, có một đề nghị thật hữu lư là nên đọc hoặc giảng trước cho người khác nghe. Nếu người ta không nghe được, không hiểu được, th́ ḿnh phải điều chỉnh luyện tập lại cho đúng.

Giữa các bài đọc, nên có một khoảng cách và thinh lặng xê xích khoảng chừng 1 phút, đừng sợ tốn giờ. Khoảng cách và thinh lặng giúp cho cộng đoàn dễ chú ư lắng nghe hơn.

Tất cả những nhận xét và đề nghị này chỉ có một mục đích: giúp cộng đoàn cùng cầu nguyện.

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.