Mục vụ Hôn nhân (11)

Wedding Ring

 


 

 

Một vấn đề và một ưu tư: Thế nào là ly dị (divorce) và tiêu hôn (annulment)? Tại sao toà án đời cho ly dị được mà toà án đạo lại không chấp nhận ly dị mà chỉ gọi là tiêu hôn?

Trước hết tôi không phải là luật sư đời, và cũng không chuyên về giáo luật đạo. Quư vị có thể hỏi luật sư đời để hiểu thêm về ly dị về khía cạnh và hậu quả theo pháp luật. cũng nên t́m người tư vấn hôn nhân để hiểu rơ những hậu quả thực sự của việc ly dị. Ở Houston này có Đức Ông Phillippe Lê Xuân Thượng và Linh mục Nguyễn Ngọc Thụ, làm việc ở toà án giáo phận: xin quư vị thỉnh ư các ngài để biết tiêu hôn là ǵ và làm sao để tiêu hôn sau khi đă sống vợ chồng với nhau bao nhiêu năm tháng, đă có với nhau mấy mụn con cháu. Nhất là nên bàn hỏi thật kỹ lưỡng với các giáo sĩ để không bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh trọn cuộc sống.

Ở đây tôi chỉ xin phép giải thích theo quan niệm hiểu biết về hôn phối theo cách phân tích trong bài (10) trước.

Toà đời cho phép ly dị v́ toà chỉ có thẩm quyền về luật đời, coi hôn phối chỉ là một giao kèo, một hợp đồng, vui ở dở đi tuỳ ư một (no fault divorce) hoặc cả hai người (mutual consent).

Qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều văn hoá và quốc gia chủng tộc khác nhau, hôn phối là tổng hợp của giao ước, giao kèo và giao hợp. Ngày nay, luật pháp nhiều nơi cho phép tách rời 3 quan niệm 3 lập trường. Giới trẻ ngày nay có khi chỉ nh́n hôn phối như một giấy phép hợp thức hoá quan hệ vợ chồng (giao hoan giao hợp) để khỏi bị tiếng nói lương tâm cắn rứt.

Do đó khi toà án đạo điều tra hôn phối của người xin tiêu hôn, có những câu hỏi để tra vấn xem người phối ngẫu có thực sự hiểu ư nghĩa của hôn phối hay không. Nếu cả hai cùng thực sự hiểu biết và tự do chấp nhận giao ước qua giao kèo hợp pháp và việc trao đổi quan hệ vợ chồng thực sự v́ yêu thương, th́ không ai có quyền tháo gỡ.

Rất tiếc với trào lưu và cách sống hiện thời, khá nhiều người thiếu hiểu biết căn bản này.

Ở các giáo xứ Hoa-kỳ, theo chỉ thị cuả toà giám mục, không nên cử hành bí tích hôn phối cho các cặp nam nữ dưới 21 tuổi v́ họ chưa trưởng thành, nhất là khi họ có thai (bầu) với nhau) v́ áp lực tâm lư khiến cho họ không hoàn toàn tự do.

Lư do cổ điển thường được nêu ra: “hôn phối chưa thành sự (invalid)”, hoặc “đáng lư ra đôi đó thực ra đă không nên kết hôn (they should not have gotten married at first place)” h́nh như lên án nhiều hơn là giúp ích, và có lẽ đă va chạm tự ái con người không ít. Nó cho cùng đâu có ai muốn ly dị và tiêu hôn. Ai cũng chỉ muốn sao hai người sống trăm năm hạnh phúc, và hàn gắn được các đổ vỡ, chữa lành được các vết thương ḷng.

Nhưng thực tế không dễ dàng được như vậy. Tôi không có xác suất của thành quả tư vấn hôn nhân, nên có lần hỏi một người bạn làm việc trong ngành: người đó cho biết may lắm là được 60% - 70%.

Như vậy xin quư bạn hăy ư thức mục đích việc chuẩn bị hôn nhân là để mỗi người hiểu ḿnh biết người, nhận đích ư nghĩa của việc ḿnh làm. Xin hai người hăy hiểu biết, nhận định và chấp nhận hôn phối là giao ước đích thực qua giao kèo hợp pháp và việc trao thân gửi phận trọn vẹn cho nhau (giao hoan).

Hăy ư thức như vậy để khỏi làm khổ ḿnh và khổ người.

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.