Mục vụ Hôn nhân (8)

Wedding Ring

 


  Trước khi tiếp tục, xin quư bạn đọc những lời tôi chia sẻ trong dịp lễ Valentine 2007 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt nam tại Houston, TX.

Bài “Thánh hoá Giao ước T́nh yêu” sẽ được đăng tải 2 lần.

  Kính thưa cha chánh xứ,

Xin thành thật cảm ơn cha đă cho con được dịp thuận tiện tới chia sẻ với giáo xứ trong dịp lễ Valentine, ngày Hoa kỳ mừng t́nh yêu. Con mừng nưă là cha nhắn nhủ: giảng dài dài một chút. Thực ra đối với chúng ta là linh mục lâu năm rồi, giảng dài đâu có phải là chuyện khó.

Trong mấy ngày ở đây, con được nghe biết đă có rất nhiều cha tới đây và giảng dạy, nên đến phiên con, con không biết c̣n ǵ để giảng nữa, nhất là lại phải giảng dài dài một chút.

Cha muốn con đến dịp lễ Valentine với ư nghĩa của phong trào Marriage encounter (hội ngộ phu thê): thánh hoá giao ước t́nh yêu. V́ biết ḿnh chẳng có những lời giảng thuyết hùng hồn, những câu chuyện lạ thường, những tư tưởng cao siêu, con chỉ xin được phép thực sự chia sẻ một ít tiếp xúc và kinh nghiệm trong cuộc đời mục vụ.

Kính thưa quư ông bà và anh chị em thân mến,

Cha xứ đă đưa ra chủ đề cho chúng ta cùng suy niệm và sống đạo trong cuối tuần này: thánh hoá giao ước t́nh yêu.

Thế nào là t́nh yêu? Thế nào là giao ước? Thế nào là thánh hoá?

Thế nào là t́nh yêu?

 Năm 1972 khi gặp gỡ tiếp xúc với một số các bạn trẻ ở mấy giáo xứ quanh Saigon, các bạn thắc mắc rất nhiều về t́nh yêu. Tôi cứ tưởng VN ít sách vở, thiếu tự do nên không hiêủ t́nh yêu là ǵ. Ai ngờ ở Hoa Kỳ trên 30 năm rồi, tôi nhận thấy một số người cũng chưa hiểu t́nh yêu là ǵ. Nhờ những cuộc tiêp xúc gặp gỡ trên, tôi đă ghi nhận những đóng góp của các bạn trẻ trong cuốn sách NVBTVTY. Đức đương kim giáo hoàng Benedicto XVI cũng viết thông điệp đầu tay của ngài: Deus est caritas: Thiên Chúa là t́nh yêu. Và Ngài phân loại t́nh yêu là eros, phillia, và agape.

Mỗi lần giảng dạy một lớp dự bị hôn nhân, tôi luôn hỏi các bạn trẻ viết ra câu định nghĩa t́nh yêu, và bảo đảm với các học viên rằng khi đọc các câu trả lời, sẽ chẳng có mấy câu giống nhau hoàn toàn đâu.

Tại sao vậy? Tại v́ chẳng có t́nh yêu nào giống t́nh yêu nào. Cũng ăn cơm ăn phở, mà cơm mỗi người nấu một khác: người thích cơm nhảo, người thích cơm khô. phở mỗi tiệm một hương vị: tiệm có cánh kiến, tiệm có cánh hồi. Khó cho tôi là khi được người ta mời đi ăn phở, ai cũng hỏi tôi phở nào ngon. Có lẽ đó là khó khăn đầu tiên của t́nh yêu: ai cũng muốn t́nh yêu của người khác phải giống ḿnh. Người ta có ghi nhận rằng sau 10 năm thành hôn, vợ chồng đổi món ăn đi 50% và ăn theo người phối ngẫu 50%.

Có cả một cuốn sách Việt ngữ đă ghi nhận cả ngàn định nghĩa vể t́nh yêu.Tôi thích định nghĩa cuả thánh Âutinh: t́nh yêu là cái ǵ làm cho người ta biết yêu và dễ mến. Love is something that makes you loving and lovable.

Tôi không biết cha xứ đă in bao nhiêu bản thăm ḍ ư kiến về hôn nhân, nhưng tôi chỉ nhận được có ít bản trả lời, và cũng chỉ có vài người cho định nghĩa về t́nh yêu, và dĩ nhiên là chẳng ai giống ai, cho dù tất cả đều trả lời các câu hỏi khác.

Nếu không biết hoặc chưa hiểu t́nh yêu là ǵ th́ làm sao chúng ta thánh hoá được giao ước t́nh yêu?

T́nh yêu là một giao ước. T́nh yêu là một giao ước chứ không phải một giao kèo, một hợp đồng. Love is a covenant, not a contract. What is then a contract or a covenant? Người Mỹ đa số cũng không hiểu rơ sự khác biệt, cho dù họ thấy có cái ǵ đó khang khác.

A contract is something 2 people agree or disagree about. Buying/selling a car or a house. A covenant is a relationship between two people: it’s personal & permanent. It can be broken but it still exists. It can be either written in paper or not. Giao kèo/hợp đồng là khi 2 người đồng ư hay không đồng ư về một việc ǵ, như mua bán nhà cửa xe cộ. Giao ước là liên hệ cá biệt và trường cửu giữa hai người. có thể được viết trên giấy trắng mực đen hoặc không. Giao ước/t́nh nghĩa có thể bị đổ vỡ, nhưng luôn vẫn c̣n đó.

Ở cộng đồng của tôi, khi khai mạc lớp Dự bị Hôn nhân, tôi thường nhấn mạnh đến việc các cô cậu phải học thuộc lời giao ước kết hôn: anh nhận em, em nhận anh…Không phải chỉ là thuộc ḷng để quay video cho đẹp, mà thuộc lời, hiểu ư nghĩa và nhất là sống thực ư nghĩa những lời đó. Có ai trước khi kư giấy mà không chịu đọc và t́m hiểu ư nghĩa bản văn cho kỹ?

Một cặp cô cậu người Mỹ mà tôi giúp cử hành lễ cưới mấy năm trước đến xin tôi giúp giấy tờ ly dị ngoài đời và tiêu hôn trong đạo. Khi tôi nhắc nhở tới những lời giao ưóc mà cô cậu đă thề hứa trước bàn thờ Chúa, th́ cô cậu trả lời rằng họ chỉ đọc những lời đó lặp lại theo linh mục, chứ lúc đó tâm trí họ đâu có nghĩ ǵ nữa. H́nh như khi ly dị, cô cậu đă đổi lời: anh nhận/hận em, em nhận/hận anh. Instead of I take you, now I hate you. Instead of saying I do, now it’s I sue. Thay v́ ‘vâng, có’, bây giờ hơi một chút là ‘kêu cảnh sát, ra toà’.

Xin nhớ: giao ước là liên hệ t́nh nghiă giữa con người với con người, và dù viết hay không, dù chối bỏ hay không, giao ước vẫn c̣n đó và liên hệ đă có. Cũng như đă là người VN, th́ dù ở đâu cũng vẫn là người VN. Cũng như một khi đă được đóng ấn phép rửa tội và thêm sức, th́ dù có bỏ đạo, cải sang một đạo khác, ấn tín đó vẫn c̣n.

Ngày 11 tháng 2 là ngày quốc tế bệnh nhân. Khi người thân bị bệnh thế xác, chúng ta t́m thầy t́m thuốc. Khi vợ chồng có khó khăn trở ngại t́nh cảm, hăy có can đảm đi t́m phương thuốc chữa trị. Xin đừng vội thất vọng.

Sống trong xă hội đầy hưỏng thụ và mau thay đổi này, chúng ta cũng dễ bị ảnh hưởng. It’s a disposable society of instant gratification. Có rất nhiều đồ hàng giả, nhiều thứ dễ bỏ đi. Rồi con người cũng bắt chước sống giả dối, không vừa ḷng một chút là giận hờn bỏ đi. Tôi nghĩ đến một số các trường hợp về VN cưới hỏi mà chúng ta nhận thấy dễ đổ vỡ. Lư do chính yếu là yêu dollars, cưới visa thay v́ vui mừng với giao ước t́nh yêu chân chính.

  (C̣n tiếp theo kỳ sau)

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com
281-458-4558

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.