Mục vụ Hôn nhân (16)

Wedding Ring

 


 

 

Khi hướng dẫn lớp dự bị hôn nhân, tôi thường đưa ra ít câu hỏi đầu tiên:

1.- t́nh yêu là ǵ? và 2.- làm sao biết được rằng ḿnh yêu thật?

Kết quả đại khái là có bao nhiêu người th́ có bấy nhiêu câu trả lời cho câu 1, c̣n câu 2 th́ phần đông chỉ lặp lại những lời người khác nói.

Ở Mỹ này các cô cậu học văn hoá của địa phương nên cũng thường đưa ra những lời như: ‘sharing, caring, accepting, forgiving, feeling good’ (chia sẻ, chăm sóc, chấp nhận, tha thứ, cảm thấy tốt).

Sau mấy câu đó, có một bản hỏi ư kiến về t́nh yêu nam nữ, đúc kết những ưu tư thắc mắc rất thực tế mà các bạn trẻ thường hỏi chúng tôi từ nhiều năm qua. Đó là:

1.- yêu nhau, hôn nhau có tội không?

2.- yêu nhau, ḿnh có nên trao cho nhau tất cả không?

3.- tại sao hai đứa yêu nhau mà lại không có quyền biểu lộ t́nh yêu qua việc ăn nằm (giao hoan) với nhau.

4.- thủ dâm là ǵ? có hại không? Có tội không?

5.- khi vợ chồng không thể ăn đời ở kiếp với nhau được nữa th́ có nên/được phép ly dị để lấy người khác không?

6.- câu tương tự câu 142 của Foccus.

Khi đọc qua mấy ḍng chữ trên, hẳn cũng có người thắc mắc tại sao lại nói những chuyện ǵ kỳ lạ vậy?

Tôi công nhận rằng các vị trưởng thượng tỏ vẻ khó chịu, có lẽ v́ không hiểu tại sao giới trẻ thời nay lại có những vấn đề như trên, bởi lẽ thế hệ của ḿnh trước đâu có những vấn đề đó.

Thực ra khi sinh hoạt với các bạn trẻ tại một số giáo xứ ở Việt Nam thời ’70, tôi đă nghe được các thắc mắc đó mà nay tôi chỉ ghi chép lại. Tôi mừng v́ các bạn trẻ cởi mở thành thật đặt vấn đề đưa ra câu hỏi, để chúng ta, những người đi trước, có cơ may giải thích trả lời, thay v́ các bạn đó chỉ bàn tán với nhau hoặc nghe tuyên truyền qua sách vở không đứng đắn.

Tôi đă t́m cách giải thích và đưa ra một quan niệm sống trong cuốn sách đă được xuất bản: “Quan niệm tổng hợp trong đời sống con người toàn bộ” (Anh ngữ: Some holistic principles and practices in the life of a total person). Có thể t́m đọc hai cuốn này trên website: dunglac.org.

Tôi cũng đă trả lời trực tiếp cho một các câu hỏi trên trong các sách: “Nói với bạn trẻ về t́nh yêu”, hoặc “Nghe như chuyện hoang đường”, hoặc “Chuẩn bị sống đời hôn nhân công giáo”.

Hôm nay tôi muốn nhắc lại những câu này chỉ với chủ đích khiêm tốn là xin các vị trưởng thượng hăy thành thật nói chuyện đối thoại thông cảm với giới trẻ, kẻo chúng đi ra khỏi ṿng tay của chúng ta. Cũng như khi bàn thảo khá nhiều về câu 142 của Foccus, tôi muốn nhấn mạnh đến điểm tế nhị: chúng ta cần phải biết lắng nghe, v́ có lẽ sự thật mang theo hai mặt không trọn vẹn, và ḿnh phải tôn trọng cái nh́n cái biết của người khác nữa. Xin đừng vội cho đây là chủ trương thuyết luân lư tương đối (moral relativism), nhưng xin hăy biết thêm một cố gắng để hiểu thực tế tâm sinh lư con người quả là phức tạp.

Đường lối của đa số các khoá giảng dạy Dự bị hôn nhân là ‘giảng thuyết’, là ‘dạy đời’, trong khi đó tinh thần của các khoá hội ngộ (encounter) hoặc chương tŕnh bảo trợ (sponsor program) là lắng nghe và chia sẻ. Giới trẻ thời nay ưa chia sẻ và được lắng nghe hơn là bị ‘lên lớp’, được ‘dạy bảo’. Đường lối giáo dục thời nay, nếu muốn được thành công, trước sau cũng phải đi theo chiều hướng đó. Ngay những câu chuyện và dụ ngôn so sánh này nọ cũng cần phản ảnh văn hoá và môi sinh hiện thực để các bạn trẻ hiểu biết và áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải chỉ là những tiếc nuối hoài vọng thời vàng son xa xưa bây giờ đă ra ngoài tầm tay.

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.