HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 6

 

nhận-định tổng-quan

 

 

Sau đây là chân-dung toàn-bộ của mỗi mẫu tính t́nh.

 

1.- người ENFJ nhà giáo: 5%

Nhóm ENFJ là những lănh-tụ xuất-sắc của các phe nhóm các hội-đoàn. Họ có một đức-tính rất dễ thương này là tin rằng người khác sẽ theo họ, và chắc chắn người khác sẽ làm y như họ đề-xướng. Thông thường trên thực-tế người khác làm như vậy, v́ người ENFJ có biệt-tài quyến-dũ khác thường. Người ENFJ đề-cao giá-trị hợp-tác với người khác, và họ cố-gắng rất nhiều để hợp-tác với người khác.

Cứ 100 người mới có được 5 người thuộc mẫu tính t́nh ENFJ, nên họ coi người khác là quan-trọng bậc nhất và ưu-tiên số một. Hậu-quả là người ENFJ có thể cảm thấy ḿnh có trách-nhiệm về tâm-t́nh của người khác đến độ tạo nên gánh nặng cho t́nh-nghĩa giữa hai người với nhau. Người ENFJ truyền-đạt thái-độ chăm sóc, ưu-tư và ư muốn dấn thân gánh vác. Đó là lư-do người khác t́m về người ENFJ để được nâng đỡ, bảo-vệ, và người ENFJ thường có khả-năng để bảo-vệ, nâng đỡ người khác. Tuy nhiên cũng có khi nhu-cầu đ̣i hỏi người ENFJ quá nhiều làm cho họ không đủ sức ấn-định giới-hạn. Người ENFJ không có đủ can-đảm từ-chối bất cứ đ̣i hỏi nào, cho dù đôi khi là không chính-đáng. Nếu không c̣n thời-giờ và nghị-lực để nâng-đỡ bảo-vệ người khác nữa, người ENFJ sẽ cảm thấy mặc-cảm tội lỗi.

Người ENFJ dễ bị tổn-thương khi lư-tưởng-hóa liên-hệ t́nh-nghĩa tương-giao, quá đề-cao t́nh-nghĩa đến độ không c̣n đúng với thực-tế của bản-tính loài người nữa. V́ khuynh-hướng lư-tưởng-hóa đó mà người ENFJ đă vô-t́nh làm cho bạn bè bị khiếp-đảm, bởi lẽ bạn bè tin rằng họ không thể sống đúng như quan-niệm của người ENFJ có về họ được. Thực-tế cho biết người ENFJ rất dễ độ-lượng khoan-dung đối với người khác, ít khi phê-b́nh chỉ-trích và luôn đáng tín-nhiệm.

Người ENFJ tin rằng họ truyền-thông tư-tưởng dễ dàng, họ được người khác chấp-nhận và hiểu họ, y như chính họ hiểu và chấp-nhận người khác. Họ tin rằng người khác cũng làm như vậy. Khi người ENFJ khám-phá ra rằng người khác không hiểu và không chấp-nhận lập-trường thái-độ của họ, họ ngạc-nhiên, thắc mắc và bị tổn-thương. Cũng may là ít khi xẩy ra như vậy, v́ người ENFJ có biệt-tài ngôn-từ trôi chẩy, nhất là về khoa hùng-biện. Họ khéo nói hơn là dễ viết. V́ thếâ người ENFJ gây ảnh-hưởng dễ dàng khi hội họp: dù nhóm nhỏ dù hội lớn, họ không sợ phát-biểu ư-kiến.

Người ENFJ có biệt-tài giao-tiếp, liên-hệ và thông-cảm với người khác, biết đặt ḿnh vào tâm-t́nh, địa-vị, tin-tưởng của người khác. Điều nguy-hiểm có thể là họ vô-t́nh đồng-hóa với người khác và đeo vào ḿnh những gánh nặng không phải của ḿnh, đến độ mất đi bản-lĩnh của chính mính. Họ dễ dàng bắt chước người khác một cách tự-nhiên, v́ dễ đặt ḿnh vào hoàn-cảnh tâm-t́nh của người khác. Họ rất dễ quan-tâm lo lắng đến những người thân-cận, và cả đến những người xa lạ nữa, để rồi đôi khi bị vấn-vương t́nh-cảm quá mức.

Người ENFJ hành-động khá đúng theo trực-giác, v́ trực-giác của họ thường được phát-triển đúng mức. Quyết-định một sự việc ǵ hoàn toàn theo lư-luận chưa chắc đă hoàn toàn đúng, nhưng đôi khi người ENFJ cũng nên hỏi ư-kiến một người với khuynh-hướng T(hinking) suy-tư mạnh để bù lại khuynh-hướng F(eeling) tâm-t́nh. Tuy nhiên xét về phương-diện giá-trị tổng-quát, người ENFJ thường biết sở-thích của ḿnh và có thể đọc được tâm-lư người khác một cách khá chính-xác. Ít khi người ENFJ đoán sai lầm về mục-đích ư-hướng của người khác, dù người ta nói ra hay giấu kín.

Người ENFJ dễ sống ḥa-đồng với xă-hội và là người bạn tốt, là người phối-ngẫu tuyệt-vời. Họ tận-tụy với con cái, mà không áp-đảo con cái hoặc người bạn trăm năm. Trên thực-tế có khi người ENFJ giữ được tâm-tính quân-b́nh đến độ trở thành nạn-nhân của một người phối-ngẫu quá đ̣i hỏi yêu-sách.

Người phối-ngẫu ENFJ luôn luôn t́m cách làm đẹp ḷng người bạn đời của ḿnh, và cảm thấy có lỗi khi nếp sống gia-đ́nh bị xáo trộn. Họ sẽ không ngừng t́m đủ mọi cách, dùng thời-giờ, tiền bạc và nghị-lực để cho gia-đ́nh được êm ấm trở lại. Ḷng hy-sinh tận-tụy đó thường đi đôi với hoài-băo có được một t́nh-nghĩa trọn-hảo, một đặc-điểm của nhóm NF, và đặc-biệt là mẫu ENFJ. Như vậy người ENFJ, luôn luôn mơ ước một lư-tưởng cao-siêu, sẽ cảm thấy bất-măn một cách mung lung trong bất cứ một liên-hệ t́nh-nghĩa nào, dù là bạn đời, dù là bạn chơi.

Ḷng ước ao trọn-hảo có ảnh-hưởng đến nghề-nghiệp của người ENFJ làm cho họ hơi lo lắng bồn-chồn một chút, dù làm nghề ǵ cũng vậy. Cũng như người ENFP nhà báo, người ENFJ dễ thành-công trong nhiều nghề. V́ tài ăn nói lưu-loát, người ENFJ dễ dàng tiếp-xúc với người khác, nhất là khi được đối-diện. Các nghề trong phương-tiện truyền-thông, các ngành tông-đồ mục-vụ, kịch-trường phim ảnh, có đầy dẫy những người ENFJ thành-công. Họ là những người chữa trị tâm-lư tuyệt-diệu, những giáo-sư lôi cuốn, những giám-đốc xuất-chúng, những nhà buôn biệt-tài. Họ nên tránh những ngành như kế-toán, v́ không có liên-hệ giao-tiếp giữa người với người. Ngoài ra, bất cứ ngành nào có liên-hệ giao-tiếp xă-hội đều là đúng sở-trường của con người ENFJ.

Người ENFJ thích sắp đặt tổ-chức mọi sự cho có thứ-tự. Họ muốn đặt kế-hoạch dự-tính mọi việc trong sở làm cũng như nơi gặp gỡ, và có khuynh-hướng giữ trọn lời hứa, đúng giờ hẹn. Người ENFJ cảm thấy thoải mái khi đụng đầu với những trường-hợp phức-tạp đ̣i hỏi phải cân nhắc đắn đo các sự kiện. Đồng-thời người ENFJ tiếp-xúc rất thân-t́nh dễ thương với người khác, nên dù ở đâu họ cũng được người ta biết đến. Dù là lănh-đạo dù là thành-viên, họ cũng sống một cách thoải-mái trong bất cứ trường-hợp nào. Một người ENFJ trưởng nhóm có khả-năng đă được phát-triển có thể tổ-chức các hoạt-động không ngừng cho nhóm mà không cần chuẩn-bị kỹ càng, và có thể t́m ra đủ vai tṛ cho từng người trong nhóm. Đôi khi các mẫu tính t́nh khác khâm-phục coi đó như là một biệt-tài không ai theo nổi. Người ESFJ nhà buôn cũng có tài ứng-biến như vậy, nhưng người ESFJ đóng vai tṛ một ông bầu, một quản tṛ, một người chủ-sự hơn là một lănh-tụ, một vị chỉ-huy-trưởng, một người trưởng nhóm. Người ESFJ mang tính cách giúp vui nhiều hơn: vai tṛ của họ là làm sao mỗi người đều được hài-ḷng, ăn nói vui vẻ, nhất là trong các dịp ‘quan, hôn, tang, tế’, trong các bữa ăn họp mặt. Người ENFJ cũng đề-cao giá-trị giao-tiếp giữa người với người, muốn được ḥa-hợp êm ấm trên hết mọi sự khác, nhưng họ không dễ bị nản-chí v́ người khác thờ-ơ lănh-đạm, họ tự-lập không để ḿnh bị lệ-thuộc v́ lời người khác nhận-định.

 

2.- người INFJ tác-giả: 1%

Nhóm INFJ đặt trọng-tâm vào các khả-năng, những sự việc khả-hữu, suy-tư nhận-định theo bậc thang giá-trị và rất dễ đi tới một quyết-định. Thật đáng tiếc rằng nhóm này chỉ là một thiểu-số 1%, bởi lẽ người INFJ có khuynh-hướng đặc-biệt thật mạnh muốn góp phần giúp ích cho tha-nhân, và thực sự vui mừng khi giúp ích được cho người khác. Người INFJ có tư-cách nhân-vị thật cao siêu. Con người của họ phức-tạp, nên họ dễ hiểu biết và đối-xử với những vấn-đề và con người phức-tạp.

Thông thường người INFJ hay có những ước-vọng về nhân-loại nói chung trong quá-khứ, hiện-tại cũng như tương-lai. Nếu có người nào biểu-lộ một tài đặc-biệt hiểu biết các hiện-tượng tâm-linh, chắc chắn phải là một người INFJ. Đặc-biệt là người INFJ có khả-năng thông-cảm hiểu biết, dễ nhận-thức ra được cảm-xúc tâm-t́nh của người khác trước khi chính người kia nhận ra. Có khi họ cảm thấy ưu-tư, lo lắng, bệnh hoạn của người khác mà các mẫu tính t́nh khác khó mà nhận-diện ra được. Người INFJ có thể trực-giác được điều tốt điều xấu nơi người khác, cho dù ít khi họ có thể cho hay cách-thức mà họ biết. Chỉ nhờ những sự việc xẩy ra sau đó người ta mới thấy đó là sự thực đúng như vậy thôi.

Nhóm INFJ thường là học-sinh tốt, người tuân lệnh và ít sáng-kiến. Họ chuyên-cần làm việc và thích học hỏi nghiên-cứu. Họ chứng-tỏ khả-năng thực-hiện thật trọn-hảo và thường cố-gắng thi-hành nhiệm-vụ hơn cả chỉ-tiêu công việc đ̣i hỏi. Thông thường họ không phải là những người lănh-đạo ra mặt, nhưng âm-thầm gầy-dựng ảnh-hưởng trong bóng tối.

Thật khó mà t́m hiểu được người INFJ. Họ có một đời sống nội-tâm thật dồi-dào, nhưng lại dè dặt và ít khi muốn chia sẻ tâm-t́nh với ai khác, ngoại trừ người thân-tín. Người INFJ có khuynh-hướng mạnh đi vào nội-tâm, nên họ dễ bị người khác làm tổn-thương, để rồi họ lại có lư-do đi vào nếp sống ẩn-thân một ḿnh. Những ai quen biết người INFJ nhiều năm, có thể nhận thấy một vài khía cạnh bất-ngờ phát-hiện. Không phải là v́ người INFJ tiền-hậu bất-nhất. Thực ra họ rất thuần-nhất và trung-thực. Nhưng họ đă vo tṛn lại thành những con người phức-tạp có nhiều lớp khác nhau mà chính họ cũng phải thắc mắc không hiểu tại sao nữa.

gxvnparis

Người INFJ thích làm đẹp ḷng người khác và có khuynh-hướng đem hết khả-năng cố-gắng giúp mọi hoàn-cảnh. Họ thích và muốn đồng-ư với hết mọi người, và nhận thấy mâu-thuẫn là tai-hại và khó chịu. Thần-giao cách-cảm thường thấy xuất-hiện nơi người INFJ hơn là những mẫu người khác, cho dù những mẫu tính t́nh khác cũng có thể có như vậy được. Người INFJ sử-dụng trí tưởng-tượng thật sắc bén trong kư-ức và trực-giác, nên đôi khi họ trở nên thiên-tài, hoặc những nhà huyền-bí. Trí tưởng-tượng sắc bén đó thường giúp cho người INFJ sáng-tác được các tác-phẩm nghệ-thuật phức-tạp và tinh-vi như âm-nhạc, hệ-thống toán-học, thi-phú, kịch-nghệ, tiểu-thuyết. Hiểu theo một nghĩa nào đó, người INFJ có tâm-hồn mơ-mộng hơn cả. Như người ENTJ chỉ-huy-trưởng không thể không lănh-đạo chỉ-huy, người INFJ tác-giả không thể không có trực-giác. Họ trực-giác về người, về vật, về sự việc xẩy ra bằng các ước-vọng, tài tiên-đoán, lời sấm, những h́nh-ảnh và âm-thanh do trí tưởng-tượng. Người INFJ có thể truyền-thông với một người ở xa một cách thật bí-ẩn.

Nhóm người INFJ thường chọn bộ-môn văn-chương ở đại-học và chọn nghề nào có nhiều giao-tiếp cá-nhân với mỗi người riêng biệt, chẳng hạn như bác-sĩ y-khoa tổng-quát, nhà tâm-lư hoặc bác-sĩ tâm-bệnh. Cũng như tất cả các người NF khác, người INFJ nhận thấy truyền-giáo mục-vụ là lôi cuốn, tuy nhiên họ phải phát-triển khía cạnh hướng-ngoại nhiều hơn, và như vậy đ̣i hỏi họ phải có thật nhiều nghị-lực. Người INFJ có khi thích viết văn, nhưng loại văn họ viết phải chứa đựng nhiều h́nh ảnh. Họ xếp ṣng về cách nói bóng, và lời nói cũng như văn viết của họ thật bóng bẩy ví von và phức-tạp. Họ thường dùng tài sử-dụng ngôn-từ để hướng về con người, diễn-tả con người, và viết để truyền-thông cho người một cách cá-nhân đặc-biệt. Người INFJ viết văn thường cho biết khi họ viết là họ nhắm tới một người nào đó trong trí. Họ không có hứng để viết cho một đám đông trừu-tượng không h́nh-dáng chân-dung.

Người INFJ là những chuyên-viên chữa trị tâm-bệnh cá-nhân thượng-hạng, v́ họ có khả-năng thông-cảm liên-hệ với những mẫu tính t́nh của thân-chủ, một cách đặc-biệt mà các mẫu tính t́nh khác không có được. Nhưng người INFJ cũng lại dễ bị tổn-thương hơn các mẫu t́nh t́nh khác khi phải đề-cập tới những điểm liên-quan đến mẫu người của họ. Người INFJ thường chọn hướng-dẫn tâm-lư, tâm-lư bệnh-học, tâm-bệnh trị-liệu, hoặc để giảng dạy hoặc để chữa trị. Người INFJ cũng thích viết về mấy nghề này. Dù họ chọn nghề ǵ, họ cũng thường thành-công, v́ họ có t́nh thân-mật, có tinh-thần phấn-khởi, biết nh́n xa, hiểu rộng, có nhiều sáng-kiến và có tài tổ-chức thật chu-đáo.

Nơi làm việc cũng như ngoài xă-hội, người INFJ rất dễ tế-nhị trong việc giao-tiếp với người, và có khuynh-hướng làm việc đàng-hoàng trong một cơ-cấu tổ-chức. Họ có khả-năng làm những công việc đ̣i hỏi yên-tĩnh và tập-trung tư-tưởng, nhưng cũng làm việc hữu-hiệu khi giao-tiếp với người, miễn là việc giao-tiếp không có tính cách giả-tạo. Người INFJ thích giải-quyết vấn-nạn khúc-mắc, họ hiểu biết và sử-dụng đúng mức hệ-thống tổ-chức của con người một cách sáng-tạo và nhân-tạo. Dù là nhân-công hay chủ-nhân, người INFJ cũng để ư đến tâm-t́nh cảm-nghĩ của người khác, và có khả-năng cung-ứng một hàn-thử-biểu để đo lường tâm-t́nh cảm-nghĩ của các cá-nhân cũng như của mỗi nhóm trong một tổ-chức. Người INFJ biết chú ư lắng nghe, biết chịu khó và có khả-năng hỏi ư-kiến và cộng-tác với người khác. Một khi đă quyết-định rồi, người INFJ cố-gắng thi-hành quyết-định đó.

Người INFJ thường thường giỏi về nghệ-thuật giao-thiệp với quần-chúng, và họ giao-thiệp thật hay với mọi người. Họ quư-trọng sự ḥa-hợp của ban chỉ-huy, muốn được thấy cơ-cấu tổ-chức êm-đềm dễ chịu; họ sẵn sàng cố-gắng hết sức để góp phần vào mục-đích đó. Họ dễ bị nản-chí v́ các lời chỉ-trích quá đáng, và tâm-t́nh họ dễ bị tổn-thương. Họ đáp-ứng các lời khen ngợi và dùng cách tán-dương để khuyến-khích người khác, cũng như cảm thấy được khuyến-khích khi có người tán-thưởng họ. Nếu họ bị chống-đối, hoặc phải làm việc tại một nơi không thân-t́nh bao nhiêu, hoặc bị phê-b́nh chỉ-trích luôn luôn, họ sẽ dễ bị mất niềm tin, trở nên bất-hạnh, bất-động và cuối cùng là bị đau bệnh nữa.

Trong đời sống hôn-phối, người INFJ thường tận-tâm với người bạn phối-ngẫu, nhưng có khi không thích gần gũi thể xác bao nhiêu. Có lúc họ biểu-lộ t́nh yêu thể xác, nhưng là lúc họ muốn, và thường đây là lúc họ cảm thấy có hứng t́nh. Điều đó dễ gây hiểu lầm cho một người bạn phối-ngẫu hướng-ngoại. Thông thường người INFJ biểu-lộ t́nh-cảm một cách tế-nhị, đổi chiều một cách bất-ngờ và khôi-hài. Người INFJ muốn và cần có ḥa-hợp an-vui trong gia-đ́nh, và nhận thấy rằng mâu-thuẫn dù kín dù hở, cũng thật là tai-hại vô cùng cho tâm-thần của họ. Nhóm bạn bè thân-tín của người INFJ là một nhóm nhỏ bé, thân-t́nh và lâu bền.

Người INFJ là những cha mẹ rất tận-tụy, lo lắng cho con cái có khi đến khó chịu. Người mẹ INFJ đặc-biệt dính liền với đứa con hơn các mẫu tính t́nh khác: y như thể mẹ con là h́nh với bóng vậy. Liên-hệ mật-thiết giữa mẹ và con có thể tạo nên sự lệ-thuộc quá trớn, và như vậy tai-hại cho cả mẹ lẫn con. Đồng-thời người INFJ có thể sống thân-mật với con cái mà vẫn giữ kỷ-luật nghiêm-minh được. Họ thường để ư đến bầu-khí êm-ấm của gia-đ́nh, nhất là về sức khỏe, an-vui hạnh-phúc của người phối-ngẫu và của con cái.

 

3.- người ENFP nhà báo: 5%

Đối với người ENFP, không có sự ǵ xẩy ra mà không có một ư-nghĩa, và họ nh́n thấy một ư-nghĩa huyền-bí về động-lực nơi người khác, nhờ đó họ có tài nh́n thấy đời sống như một tấn tuồng thích-thú đầy những cơ-hội vừa thiện vừa ác. Trong 100 người chỉ có 5 người thuộc mẫu ENFP, nhưng lại có ảnh-hưởng rất nhiều trên người khác. Người ENFP cố-gắng đi t́m những ǵ là chính-thực, ngay cả khi hành-động bộc-trực tự-nhiên: điều này thường được biểu-lộ qua cử-chỉ điệu-bộ hơn là ngôn-từ, và làm cho người khác cảm thấy hấp-dẫn. Tuy nhiên, người ENFP luôn nhận thấy cố-gắng của họ để được trung-thực tự-nhiên c̣n thiếu sót, nên họ tiếp-tục làm công việc ‘đội đá vá trời’, than phiền rằng họ hiểu biết ḿnh quá nhiều.

Người ENFP coi những kinh-nghiệm t́nh-cảm dạt dào là thiết-yếu. Tuy nhiên khi họ trải qua kinh-nghiệm t́nh-cảm, họ cảm thấy khó chịu v́ họ ư-thức được rằng một đàng họ đang sống kinh-nghiệm này, một đàng họ đă bị tách xa. Họ cố-gắng sống thuần-nhất, nhưng lại luôn luôn nhận thấy họ không c̣n vấn vương những tâm-t́nh đích-thực của họ nữa, trong khi đó người ENFP có rất nhiều loại tâm-t́nh.

Người ENFP luôn luôn ḍ dẫm khám xét môi-trường ngoại-cảnh, và không để một cái ǵ thoát khỏi tầm mắt quan-sát của họ. Họ là những nhà quan-sát am-tường và tinh-vi, có thể một lúc để ư nhận xét người khác rất kỹ-lưỡng mà vẫn ư-thức được những ǵ đang xẩy ra nơi họ. Mức-độ chú-ư của họ không bao giờ là thụ-động, b́nh-thường, mơ-hồ, nhưng luôn là định-hướng. Thỉnh thoảng người ENFP nhận thấy ḿnh giải-thích hiện-tượng theo chiều-hướng đoán ṃ, gán ghép ư-nghĩa đặc-biệt cho lời nói và hành-động. Lối giải-thích ṃ này có vẻ tiêu-cực và thường không chính-xác. Hậu-quả là người ENFP sẽ bị rơi vào một t́nh-trạng nguy-hiểm: họ đă gây nên ấn-tượng tai-hại vô-ích. Người ENFP có nhận-định tri-thức rất xuất-sắc, nhưng họ có thể có nhiều phán-đoán suy-luận sai lầm làm cho chính họ cũng phải bực ḿnh khó chịu. Họ phạm vào một lầm lỗi này là đi t́m sự kiện để chứng-minh thiên-kiến của họ. Họ có thể hoàn-toàn đúng trong cách nhận-định tri-thức, nhưng lại sai hẳn trong phán-đoán suy-luận.

Người ENFP có khuynh-hướng rất nhậy cảm và dễ thức-tỉnh, nên cũng dễ bị căng thẳng thần-kinh gân cốt. Họ luôn sống sẵn sàng đối-phó với khẩn-trương, và cứ tưởng người khác cũng sẵn sàng như họ vậy. Họ có thể mau chán ngán v́ hoàn-cảnh về người khác, và không muốn sống lại cùng một kinh-nghiệm măi. Họ thích-thú sáng-tạo một cái ǵ như một tư-tưởng mới, một dự-án mới, nhưng lại không chịu chú-ư theo dơi tiếp. Họ rất dễ phấn-khởi một cách đặc-biệt và tạo nên phấn-khởi cho người khác. Người ENFP dễ lôi cuốn người khác chiều theo ư họ. Tuy nhiên người ENFP tỏ ra tinh-thần tự-lập tự-chủ rất cao: họ không muốn chính ḿnh cũng như người khác phải lệ-thuộc ai cả. Họ có khuynh-hướng đặt nhiều thế-lực vào các nhà cầm quyền hơn là thực-tế đ̣i hỏi, và muốn nhờ đó mà quan-sát mọi người mọi sự khác - một việc mà lẽ ra họ không nên làm. Người ENFP chống lại ư-tưởng để người khác lệ-thuộc họ, hoặc để họ có quyền trên người khác, nhưng tư-cách hấp-dẫn của họ lôi cuốn nhiều người theo đường lối của họ. Người ENFP luôn có những người t́m đến học hỏi sự khôn-ngoan, nguồn hứng-khởi, ḷng can-đảm, vai tṛ lănh-đạo, và cứ vậy mà người ENFP bị người khác áp-lực đ̣i hỏi khá nhiều.

Người ENFP có đức tính lạc-quan và họ ngạc-nhiên khi thấy người khác hành-động, cũng như sự việc không xẩy đến như họ mong mỏi. Nhiều khi ḷng họ tin-tưởng vào sự thiện-hảo của định-mệnh và bản-tính con người là lời tiên-đoán chỉ đúng trên chính ḿnh họ.

Người ENFP có rất nhiều khả-năng để chọn đủ mọi nghề và làm nghề nào họ cũng dễ thành-công. Người ENFP là người làm việc hăng say, phấn-khởi, dễ thương, có nhiều sáng-kiến và óc tưởng-tượng, và có thể làm bất cứ việc ǵ họ thích. Họ có thể giải-quyết đa-số các vấn-đề, nhất là những việc có liên-quan tới con người. Họ sống thoải-mái dễ chịu với đồng-nghiệp; người khác thích làm việc với họ. Người ENFP có tài thu-hút quần-chúng thật xuất-sắc, khéo tổ-chức hội-họp và thảo-luận, cho dù họ không giỏi về phương-diện cung-cấp chi-tiết sinh-hoạt. Họ thích t́m ra những cách-thức mới lạ, và những dự-án của họ lúc đầu là những mục-đích cao-đẹp lại mau mang tính-cách riêng tư. Chính họ giầu tưởng-tượng nhưng lại khó chấp-nhận sáng-kiến và tư-tưởng của người khác. Chỉ khi nào họ coi những sáng-kiến và tư-tưởng đó là của họ, người ENFP mới dồn nghị-lực và tâm-huyết vào. Một khi nhân-sự và dự-án đă trở thành tập-quán, người ENFP hết hứng-thú. Họ thích những ǵ có thể có trong tương-lai hơn là những ǵ đang có trong hiện-tại. Thông thường họ có nhiều liên-hệ t́nh-nghĩa riêng tư: họ dồn nghị-lực để bảo-vệ t́nh-nghĩa riêng tư, cũng như để duy-tŕ những giao-tiếp xă-hội.

Nhóm ENFP là những nhà buôn đại-tài, những nhà quảng-cáo, những nhà chính-trị, những văn-sĩ viết tuồng kịch, và nói chung họ thích những nghệ-thuật diễn-tả, đặc-biệt là kịch-nghệ về tâm-tính con người. Người ENFP cần-thiết phải làm những việc có liên-hệ giữa người với người, muốn thấy những giao-tiếp phản-ứng giữa người này với người kia. Người ENFP nhận thấy họ khó có thể làm việc được trong những g̣ bó của một tổ-chức, nhất là khi phải theo quy-tắc, luật-lệ, h́nh-thức hoạt-động kiểu-mẫu. Hơn thếâ nữa, những chính-sách, khuôn phép thường là mục-tiêu muốn đương đầu và muốn thay đổi. Những đồng-nghiệp và cấp trên đôi khi thấy họ buộc ḷng phải thích-nghi và cứu-văn. Có khi người ENFP tỏ ra không kiên-nhẫn với người khác: họ có thể có khó khăn trong một tổ-chức v́ họ dễ liên-kết với những người chống-đối, bởi lẽ họ có khuynh-hướng lắng nghe và ra tay cứu-độ. Khi chọn nghề, người ENFP dễ bị lo lắng nếu công việc đ̣i hỏi chi-tiết công-phu và phải theo dơi một thời-gian. Người ENFP có tài thích-ứng thay đổi những công việc hằng ngày để họ có linh-động phản-ứng tùy-nghi theo sáng-kiến của họ.

Người phối-ngẫu ENFP có khuynh-hướng hiền-ḥa, dễ mến, dễ thông-cảm và không a-dua. Họ không thích những tập-quán thông thường mỗi ngày, và luôn luôn đi t́m kiếm những nguồn cảm-hứng mới. Cha mẹ ENFP tận tụy với con cái, cho dù có lúc theo hứng bất-tử, đang là bạn cứu-nhân độ-thế lại trở thành cánh tay uy-quyền nghiêm-minh. Không phải lúc nào họ cũng tỏ ra cương-quyết cứng dắn, v́ họ có thể cho người bạn phối-ngẫu của họ thi-hành quyết-định. Người phối-ngẫu của một người ENFP có thể nhận được những bất-ngờ thích-thú: khi dư-giả th́ có thể tỏ ra quảng-đại đến độ xa-hoa. Người ENFP không thích người bạn phối-ngẫu tiêu tiền một cách tự-do tự ư, họ có thể bắt phải đem trả một món đồ đă mua.

Thông thường người ENFP quán-xuyến mọi việc trong gia-đ́nh, và muốn có được một gia-đ́nh êm ấm, không xung-khắc mâu-thuẫn. Người ENFP quán-xuyến việc gia-đ́nh có thể mải mê sắm những đồ xa-hoa để rồi hết tiền lo những sự cần-thiết. Họ không luôn tha-thiết tiết-kiệm dành dụm cho tương-lai, và ít khi để ư đến bảo-hiểm nhân-thọ, trương-mục tiết-kiệm, tiền túi cho vợ/chồng con cái.

Người ENFP có đặc-điểm thích đi t́m những cái mới lạ, chỉ lo coi những ǵ có thể thay đổi, và có trực-giác thật mạnh mẽ. Đồng-thời họ tỏ ra thoải-mái, dễ thương dễ mến với người khác, và thường thường họ cư-xử thật hay với mọi người. Khuynh-hướng hướng-ngoại của họ phát-triển tối-đa, và khả-năng t́m sự mới lạ, khả-năng đóng kịch của họ cũng triển-nở thật dễ dàng.

 

4.- người INFP nhà chinh-phục: 1%

Người INFP có bộ mặt thật dễ thương, b́nh-tĩnh đối với thế-giới bên ngoài, và thường tỏ ra nhút nhát, ít nói. Mặc dầu bề ngoài người INFP tỏ ra lạnh-nhạt dè dặt đối với người khác, nhưng bên trong của họ lại khác xa hoàn toàn. Họ có khả-năng chăm sóc hơn các mẫu tính t́nh khác. Họ chăm nom săn sóc một cách hết sức tận t́nh, có khi đến độ say mê, đối với số một người đặc-biệt, một số lư-tưởng đặc-biệt. Có thể tóm tắt tính t́nh của người INFP bằng hai chữ ‘lư-tưởng’. Nhiều khi đặc-tính lư-tưởng này làm cho người INFP bị cô-lập, bởi v́ trong 100 người chỉ có một người INFP thôi.

Người INFP quư-trọng danh-dự v́ họ tin-tưởng vào những giá-trị nội-tâm. Người INFP là hoàng-tử, là công-chúa trong các chuyện-thần-thoại, là cận-thần của hoàng-đế, là người bảo-vệ niềm tin, là người ngự-lâm pháo-thủ lâu-đài. Sir Galaha (Nguyễn Trăi của Việt-Nam) và Thánh nữ Jeanne d’Arc (Hai Bà Trưng của Việt-Nam) là điển-h́nh cho người INFP nam và nữ. Muốn hiểu được người INFP, phải hiểu biết lư-tưởng họ theo đuổi, bởi v́ họ sẵn sàng hy-sinh chịu khó thật khác thường đối với con người và lư-tưởng họ tin theo.

Người INFP muốn t́m cách thống-nhất nếp sống, hiệp-nhất xác hồn, tâm-t́nh và trí-tuệ. Họ thường có một chút bi-ai tinh-vi trong cuộc sống của họ, nhưng ít ai có thể nhận ra. Người INFP dấn-thân miệt mài cho lư-tưởng cao đẹp và tích-cực, nên tất nhiên họ phải quan-tâm tới những ǵ xấu xa tiêu-cực, làm ra vẻ như họ quyến-luyến với những phàm-tục. V́ thế người INFP sống y như là mâu-thuẫn: một đàng hướng về thuần-khiết và duy-nhất, một đàng lại để ư coi chừng nhơ bẩn và phàm-tục. Khi người INFP tin rằng họ đă nhượng-bộ để cho cám-dỗ bất-chính lũng-đoạn, họ sẽ tự-động đền tội bằng những hy-sinh do chính ḿnh áp đặt cho ḿnh. Những hy-sinh này chỉ xẩy ra trong nội-tâm của người INFP, chứ không phải do áp-lực quần-chúng.

Mui Ne

Người INFP thích phương-pháp thẩm-định giá-trị hơn là suy-luận thuần-túy. Họ đáp-ứng khi có vấn-đề xấu đẹp, lành dữ, thiện-ác. Những ấn-tượng tạo được là do đường lối linh-động, toàn bộ và rộng răi. Những lời nói bóng bẩy, những h́nh ảnh tương-tự sẽ tới một cách tự-nhiên nhưng có thể phải cố-gắng một chút. Người INFP có tài giải-thích cũng như sáng-tạo các biểu-tượng, và văn họ viết đầy t́nh-tứ thi-vị. Họ có thể để lộ khuynh-hướng không đếm xỉa đến lư-luận bao nhiêu. Khác với người NT, người INFP coi lư-luận như chuyện phụ-thuộc, có cũng được mà không có cũng chẳng sao cả. Có khi người INFP nhận một lănh-vực họ không quen thuộc bao nhiêu, bởi lẽ họ muốn đối-phó với thực-tế là tổng-quát và tạo ấn-tượng, nên không có thể nắm vững được các chi-tiết đầy đủ. Người INFP khó mà suy-nghĩ tới một khung-cảnh giả-tưởng để làm việc, bởi v́ họ chỉ nhận thấy rằng một là sự việc có thật, hai là tưởng-tượng, nên họ không kiên-nhẫn được với chuyệïn giả-tưởng.

Nơi sở làm, người INFP dễ thích-ứng, đón nhận các tư-tưởng mới, các tin-tức mới, để ư tới người khác cũng như để ư tới tâm-t́nh họ biểu-lộ, và giao-tiếp dễ dàng với hầu hết mọi người, cho dù có khi giữ một khoảng cách tâm-lư xa xa. Người INFP không thích bị đứt quăng khi làm việc; họ làm việc rất đàng-hoàng một ḿnh cũng như với người khác. Họ kiên-nhẫn đủ với những chi-tiết theo thói quen tập-quán. Họ có thể sai lầm về sự kiện chứ không sai lầm về giá-trị. Họ thích chọn những nghề về mục-vụ, truyền-giáo, dạy đại-học, tâm-lư trị-liệu, kiến-trúc, tâm-lư tổng-quát, và tránh những nghề kinh-doanh. Họ thường tỏ ra cố-gắng để học hỏi cho đủ kiến-thức và kinh-nghiệm nghề-nghiệp của họ đ̣i hỏi, và ở đại-học, họ học khá hơn là ở trung-học. Họ có năng-khiếu về học hỏi, và có biệt-tài về ngôn-ngữ cũng như những người khác trong nhóm NF. Nhiều khi họ nghe tiếng gọi kêu mời họ ra đi khắp nơi giúp ích mọi người. Họ sẵn sàng chấp-nhận hy-sinh cá-nhân để đáp lại lời mời gọi linh-thiêng cao siêu đó, cho dù đôi khi họ kêu gọi người khác cũng phải hy-sinh như họ. Người INFP là những tiểu-thuyết-gia có hạng và những kịch-sĩ về tính t́nh thật xuất-sắc, bởi v́ họ có thể quên con người của họ đi, để diễn-tả tâm-t́nh của người khác, mà các mẫu tính t́nh khác không làm được.

Trong đời sống hôn-nhân, người phối-ngẫu INFP tôn-trọng lời họ thề-hứa cam-kết. Họ thích sống ḥa-hợp và sẵn sàng làm mọi sự để tránh xung-đột đổ vỡ. Họ nhậy cảm để ư tới tâm-t́nh ư-nghĩ của người khác, và lấy làm thích-thú được giúp đỡ chăm sóc người khác. Họ có thể cảm thấy khó dung-ḥa được quan-niệm lư-tưởng và lăng-mạn của đời hôn-nhân với thực-tế của cuộc sống hằng ngày với người bạn đời. Thực-tế là đôi khi người INFP h́nh như cảm thấy sợ hăi về những thành-công rực rỡ, lo sợ v́ những bước tiến hiện-tại có thể bắt họ phải trả giá bằng hy-sinh sau này. Dĩ nhiên người INFP nghĩ rằng thế nào cũng có luật bù trừ, khi họ cảm-nghiệm được thành-công, sắc đẹp, sức khỏe, tài-sản và kiến-thức một cách quá dễ dàng. V́ thế người INFP đề-pḥng tránh né không có muốn hưởng-thụ trọn vẹn hạnh-phúc vợ chồng. Họ có thể khó diễn-tả những thân-mật vồn vă một cách trực-tiếp, nhưng lại thông-cảm trong những sở-thích và tâm-t́nh một cách gián-tiếp.

Đối với người INFP, nhà của họ là một lâu-đài. Người cha mẹ INFP bảo-vệ gia-đ́nh, nhà cửa của họ thật mạnh dạn, và dồn hết nghị-lực lo cho các người trong nhà. Họ có nhiều khả-năng để tận-tụy hy-sinh, thông-cảm, thích-ứng với người khác , nên rất dễ sống chung. Họ trung-tín với gia-đ́nh, và cho dù có mơ mộng một khoảng trời nào đó tốt đẹp hơn, dù có đi lạc vào khung trời đó chăng nữa, họ cũng mau nhận ra những khó chịu dằn vặt. Trong tiềm-thức, họ có tiên-kiến rằng vui thú nào cũng phải trả giá bằng đau khổ, nên họ có thể tạo nên trở ngại trong gia-đ́nh, v́ lúc nào cũng phải đề-pḥng canh chừng không có cho cái ǵ xa lạ xâm-nhập. Trong nếp sống b́nh-thường mỗi ngày, người INFP có khuynh-hướng thích-nghi theo hoàn-cảnh, và muốn người khác quyết-định thay cho họ, ngoại trừ trường-hợp giá-trị họ tin-tưởng bị xâm-phạm. Khi đó người INFP sẽ xông pha nhập cuộc và sẽ không chịu nhường bước. Cuộc sống với người INFP thường êm đềm dễ dăi về dài về lâu, cho đến khi lư-tưởng của họ bị đả phá, xâm phạm. Khi đó họ mới chống-đối và đối-phó.

 

5.- người ENTJ chỉ-huy-trưởng: 5%

Chỉ cần một chữ đủ để mô-tả người ENTJ: chỉ-huy. Động-lực căn-bản và nhu-cầu thiết-yếu của người ENTJ là lănh-đạo, chỉ-huy, và ngay khi c̣n nhỏ người ENTJ cũng đă thích đứng đầu nhóm bạn bè. Trong 100 người chỉ có 5 người thuộc mẫu ENFJ. Người ENFJ dù ở đâu cũng có khuynh-hướng đặt cơ-cấu lề-lối tổ-chức, để huy-động người khác hướng về những mục-đích cao xa. Đường lối suy-tư của họ là thực-tế, khách-quan, hướng-ngoại và họ phát-triển đường lối suy-tư này thật cao; nhờ đó họ sử-dụng cách phân-loại, tổng-quát-hóa, tổng-kết và suy-diễn từ những sự thực hiển-nhiên, và chứng-minh thật dễ dàng. Họ giống người ESTJ, ban điều-hành, ở điểm cả hai cùng có khuynh-hướng thiết-lập kế-hoạch để thực-hiện một công-tác, một dịch-vụ, một tổ-chức, nhưng người ENTJ thích t́m chính-sách, kiếm mục-đích hơn là điều-lệ quy-tắc như người ESTJ. Lối suy-tư hướng-nội, phân-tích và bảo-tŕ của người ENTJ phát-triển nhiều hơn là lối suy-tư hướng-ngoại, và người lănh-đạo ENTJ có thể phải xin người phát-minh ENTP hoặc người kiến-trúc-sư INTP góp ư-kiến. Người ENTJ cũng gần giống người INTJ chỉ trừ điểm này là họ tin vào tư-tưởng thực-tế hơn là trực-giác. Tuy nhiên nhờ họ có trực-giác về thuần-nhất mà tư-tưởng thực-tế của họ được nâng đỡ và phát-triển.

Cho dù người ENTJ dễ chấp-nhận các thủ-tục công-thức sẵn có, họ cũng dễ bỏ các thủ-tục công-thức đó khi thấy không có ích ǵ cho mục-đích họ theo đuổi. Người ENTJ từ-chối tất cả những ǵ không đem lại kết-quả, và dễ bị mất kiên-nhẫn v́ những lỗi lầm. Đối với người ENTJ, làm việc ǵ cũng phải có lư-do, và t́nh-cảm không phải là lư-do tốt để làm việc. Người ENTJ đứng đầu một tổ-chức biết biểu-lộ ước-vọng và thường có khả-năng hơn các mẫu tính t́nh khác, để biết rộng nh́n xa để giúp mọi người tới hướng đi của tổ-chức, và thường truyền-đạt viễn-tượng ước mơ đó cho người khác. Họ là những người có năng-khiếu tự-nhiên để xây dựng một tổ-chức, và không thể nào không lănh-đạo chỉ-huy. Họ luôn thấy ḿnh chỉ-huy và có khi mê-mẩn không hiểu lư-do tại sao ḿnh lại được như vậy. Người chỉ-huy ENTJ biết tổ-chức các đơn-vị họ điều-khiển thành một hệ-thống hoạt-động êm đềm, đặt kế-hoạch tiên-liệu trước, luôn nhớ tới các mục-đích dài hạn ngắn hạn. Họ t́m và thường kiếm được các nhân-viên đắc-lực hữu-hiệu. Họ thích những quyết-định tựa trên những sự kiện vô-tư, và họ muốn làm việc theo một kế-hoạch đă được suy-nghĩ chín-chắn, và thích dùng các hoạt-động có sắp đặt thứ-tự, và họ muốn người khác cũng phải theo như họ đă làm. Người ENTJ ủng-hộ chính-sách của tổ-chức và mong muốn người khác cũng làm như vậy.

Người ENTJ thường sẽ thăng-tiến các ngạch trật đ̣i hỏi trách-nhiệm và họ thích làm giám-đốc, chủ-sự. Họ tận tụy miệt mài với công việc mà không biết mệt, và họ có thể hy-sinh không để ư đến một lănh-vực khác trong nếp sống của họ để làm công việc họ theo đuổi. Họ có khả-năng giảm-thiểu những ǵ là vô-hiệu, không kết-quả, rắc rối vô-ích, và họ sẵn sàng sa-thải các nhân-viên cứ tiếp-tục có hành-động như vậy. Người ENTJ có khuynh-hướng làm việc trong một cơ-cấu có tổ-chức, họ thích được đứng đầu chỉ-huy, và dễ leo lên các cấp-bậc cao dù là quân-sự, xí-nghiệp, giáo-dục hay chính-quyền.

Người ENTJ làm chủ gia-đ́nh. Khi họ về nhà, ai cũng biết người nào làm chủ trong nhà. Nhưng đối với người ENTJ, việc làm là rất quan-trọng, nên có thể họ sẽ hay vắng nhà, nhất là đàn ông. Người ENTJ nam cũng như nữ mong muốn rất nhiều nơi người phối-ngẫu của ḿnh phải có tư-cách nghị-lực, phải biết tự-lập tự-chủ, phải có nhiều sở-thích thay đổi và có tinh-thần tự-trọng cao. Tuy nhiên một người đàn bà có nghề-nghiệp đàng hoàng thường không lôi cuốn người đàn ông ENTJ bao nhiêu, bởi lẽ chàng thích coi nhà cửa gia-đ́nh của chàng như là một phần đóng góp vào nghề-nghiệp của chàng, là một nguồn lực phụ giúp cho chàng phát-triển nghề-nghiệp.

Là cha mẹ, người ENTJ hoàn toàn làm chủ và con cái phải biết cha mẹ muốn ǵ: vâng-phục. Khi con cái không vâng lời, cha mẹ ENTJ có thể không thích làm sóng gió, nhưng có thể là quở trách vừa phải nhưng cương-quyết và đ̣i hỏi phải hứa vâng lời như trước. Người ENTJ coi nhiệm-vụ t́nh yêu vợ chồng và trách-nhiệm làm cha mẹ là quan-trọng, nhưng cũng có khi bị che lấp bởi những thích-thú nghề-nghiệp. Người ENTJ thường không đi t́m một nơi lăng-mạn hoặc người yêu lư-tưởng. Tuy nhiên, họ mong muốn một mái nhà hấp-dẫn, thứ-tự, ăn uống có giờ giấc, và giường chiếu gọn gàng sạch sẽ. Họ muốn như thế để mong sao gầy dựng được một hệ-thống gia-đ́nh lành mạnh để giáo-dục con cái hữu-dụng, khỏe mạnh, và để tạo nên ḥa-khí thông-cảm giữa vợ chồng. Người chồng ENTJ có thể muốn vợ cũng phải hoạt-động xă-hội và sinh-hoạt cộng-đồng, cũng phải hiểu biết vấn-đề xă-hội và có tŕnh-độ văn-hóa cao như chàng. Người vợ ENTJ có thể khó mà t́m được một người chồng không sợ tư-cách cao cường và bản-lĩnh vững chắc như ḿnh.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.