HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 2

 

Bốn nhóm chung về tính t́nh

 

2.- TÍNH T̀NH CHỊU (SIÊNG) LÀM: SJ

Cũng như SP, mẫu người SJ gồm chừng 38% quần-chúng. Jung sắp xếp 4 loại SJ: ISFJ, ESFJ, ISTJ, ESTJ. Có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểûm khác nhau, nhất là quan-niệm của họ đối với nghĩa-vụ và trách-nhiệm. Điểm chung giống nhau là họ hiện-diện, có mặt chính là để làm ích cho xă-hội, cho tập-thể.

Epimetheus, em của Promotheus và Atlas, tượng-trưng cho tinh-thần SJ cũng như Dionysius tượng-trưng cho tinh-thần SP. Theo như thần-thoại Hy-lạp, Promotheus dặn bảo em Epimetheus đừng có nhận hồng-ân nào của thần-phụ là Zeus. Promotheus sống đúng với lời ḿnh khuyên em, nên đă từ-chối không chịu cưới những phụ-nữ xinh đẹp do thần-phụ Zeus gầy-dựng cho. Epimetheus cũng noi theo gương của anh, không chịu cưới Pandora do thần-phụ hiến-tặng, làm cho Zeus bực ḿnh nổi cơn lôi-đ́nh.

Epimetheus thấy anh Promotheus bị trừng phạt nên đă đổi ư và chấp-nhận Pandora, cho dù Epimetheus biết được những nguy-hiểm đang đón chờ từ nơi người thiếu-nữ đẹp tuyệt trần này. Chẳng bao lâu Pandora không chịu nổi tính ṭ ṃ nên muốn xem cái hộp bằng vàng mà nàng phải đeo từ Olympus và theo lệnh của Zeus nàng không được mở ra. Epimetheus đứng sát cánh bên vợ khi nàng mở hộp ra th́ thấy đủ mọi sự dữ như lăo, bệnh, lao-công, điên khùng, tật xấu và đam-mê. Epimetheus cũng bị nạn hành-hạ như Pandora vậy, nhưng không bao giờ ĺa bỏ nàng. Trái lại chàng thẳng thắn chấp-nhận định-mệnh của ḿnh, và cố-gắng t́m hiểu cho biết phải và nên làm ǵ để chống lại những sự dữ đă lan tràn khắp thế-giới. Khi Epimetheus đáp lời yêu-cầu của Zeus mà cưới Pandora, chàng được quán-triệt khôn-ngoan mọi sự. Chàng biết dùng dư-luận để chế-ngự và dung-hoà thế-giới đại-đồng. Như vậy là nhờ vâng lời, Epimetheus được tự-tin và lương-tri toàn hảo. Chàng phải chịu nhiều sự dữ của loài người, nhưng chàng lại t́m được kho tàng hy-vọng và tiên-đoán sự thiện độc-nhất có ở trong hộp Pandora. (Grand, 1962; Graves, 1955; Hamilton, 1940; Jung, 1923).

Người SJ cần phải liên-hệ giao-kết và mối liên-kết này phải là do công-tŕnh của họ tạo-dựng. Không có chuyện ‘của chùa’, ‘lộc thánh’, chờ-đợi của từ trên trời rớt xuống. Người SJ coi việc lệ-thuộc người khác là một việc không chính-đáng và không nên làm. Người SJ nhận thấy lệ-thuộc người khác là chứng-tỏ thiếu tinh-thần trách-nhiệm, hoặc không chu-toàn nghĩa-vụ. Hơn nữa, họ phải là người cho đi cứ không phải là người nhận lại, là người chăm sóc chứ không phải là người được chiều chuộng.

Thái-độ làm cha mẹ, đóng vai anh chị nơi người SJ xuất-hiện rất sớm khi c̣n nhỏ. Quan-sát một lớp mẫu-giáo, chúng ta dễ nhận thấy chừng 1/3 lớp gồm trẻ em nóng ḷng sốt ruột chờ-đợi cô giáo ra lệnh cho biết phải làm ǵ, c̣n những trẻ em khác, - phần lớn là SP với một số NF và NT lưa thưa - cứ y như những con chó con tranh dành, thám-thính và gậm nhấm những giờ phút thần-tiên đó cho xong. Trường học là chỗ dành cho người SJ, và phần lớn do người SJ điều-khiển, và được duy-tŕ để biến những con chó con ham vui này thành những cha mẹ nho nhỏ, nghiêm-trang, đầy trách-nhiệm, chỉ muốn biết nhiệm-vụ của họ phải làm ǵ.

Khi người SJ cắp sách đi học, họ đă thay đổi từ dáng dấp một người đàn anh đàn chị qua dáng dấp làm cha làm mẹ. Dĩ nhiên họ c̣n cảm thấy lệ-thuộc nhiều năm nữa trong thời niên-thiếu (cho đến khi có tiền c̣m nhờ đi bỏ báo, hoặc tiền ĺ-x́ bỏ ống), nhưng họ không thích phải lệ-thuộc như vậy. Đây không phải là ước muốn được độc-lập như người SP, nhưng là họ ước muốn phục-vụ mà chưa có dịp: họ nôn nao muốn giúp ích cho đời, cho người.

Nên nhớ rằng người SP có khuynh-hướng cần tự-do và tự-lập, c̣n người SJ thực ra có khuynh-hướng muốn có kỷ-luật g̣ bó và bắt buộc. Đó là những nhu-cầu hỗ-tương. Thực vậy cách t́m hiểu tính t́nh của người SJ rơ nhất là so sánh họ đối chọi với tính-t́nh của người SP.

Trước hết người SJ sống đạo-lư khổ-hạnh, c̣n người SP sống theo triết-lư hưởng-thụ: một bên là làm việc, một bên là vui chơi. Đó là hai đường lối sống, không có cái này tốt cái kia xấu, nhưng là hai quan-niệm sống khác biệt nhau. Dĩ nhiên để nh́n xa hơn, chúng ta có thể t́m hiểu thêm quan-niệm thế nào là tốt xấu trong đường lối NF và NT.

Sau đến, người SP có cử-chỉ b́nh-dân và lối sống phóng-khoáng, v́ họ tin-tưởng và ước muốn mọi người b́nh-đẳng b́nh-quyền, c̣n người SJ có dáng dấp người lớn và nét mặt quan-trọng, v́ họ tin-tưởng và ước muốn tôn-ti trật-tự, thứ-tự lớp có đầu có đuôi có trên có dưới, phải có luật-lệ quy-tắc chi-phối các liên-hệ giữa các phần-tử như học-đường, giáo-hội, xí-nghiệp, chính-quyền, gia-đ́nh. Mỗi người phải hoạt-động tích-cực để đạt được chỗ đứng , địa-vị trong xă-hội. Người SP không có cái nh́n bên ngoài như vậy: họ cho rằng mọi người đều b́nh-đẳng dù ở phe nhóm, tổ-chức nào cũng vậy, và cấp bậc trong xă-hội chẳng qua chỉ là vấn-đề hên xui may rủi, chứ chẳng ai làm ǵ nổi. C̣n luật-lệ ư? Luật-lệ là một h́nh-thức ngụy-trang của những người muốn củng-cố địa-vị của ḿnh do t́nh-cờ mà chiếm được. Ít ra đó cũng là điều người SP nhận xét như vậy.

Tiếp đến, chỉ nh́n thoáng qua các hành-động của người SJ, cũng đă nhận thấy một tư-tưởng bi-quan yếm-thế, ngược lại với người SP là lạc-quan yêu đời. Khẩu-hiệu của hướng-đạo là ‘Sắp Sẵn’ chắc phải là do một người SJ nghĩ ra. Người SJ có sáng-kiến và tổ-chức như điều-hành hướng-đạo. Thực vậy người SJ lúc nào cũng chuẩn-bị sẵn sàng. Đa-số hành-động của họ chỉ là để chuẩn-bị cho những biến-cố bất ngờ có thể xẩy ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên vội vàng kết-luận rằng người SJ luôn luôn nghĩ tới tai-nạn và kinh-hoàng, nhưng hăy coi họ như có óc thực-tế về sai lầm và khiếm-khuyết có thể xẩy ra. Họ đề-pḥng nguy-cơ một cách rất hữu-hiệu.

Ngụ-ngôn ’con kiến và con ve sầu/châu chấu’ của ông Ê-xốp cho thấy một h́nh ảnh dễ hiểu về người SJ và người SP. Theo ngụ-ngôn, con kiến kiên-tŕ cần-mẫn khuân vác các mẩu bánh lớn về tổ, trong khi ve sầu/châu chấu nằm lười biếng trên thảm cỏ bên cạnh đường đi của kiến, ca hát múa may cho rằng ‘trời sinh voi, trời sinh cỏ’. Con kiến không nhụt chí với công việc nặng nhọc, quở trách ve sầu/châu chấu không chuẩn-bị cho những ngày tháng mùa đông. Kiến nói: “Anh chung sức với tôi, tích đầy nhà kho để muà đông khỏi bị đói lạnh”. Châu chấu trả lời: “Nhưng nếu chị cứ làm việc cần cù như bây giờ, đă chắc ǵ sống nổi tới mùa đông mà lo. Biết đâu chị chẳng bị bệnh cao máu, đau bao-tử, táo bón mà chết. Chị nên bắt chước tôi đây, thảnh thơi nhàn-hạ trên thảm cỏ, hưởng dùng thức ăn dư thừa, và đ̣i hỏi thế-giới phải cung-phụng ta, tội ǵ mà làm việc cho mệt?”

psycho

Dĩ nhiên mỗi con vật theo ư riêng ḿnh, chẳng ai nghe ai. Đến khi mùa đông dài tới, ve sầu/châu chấu phải gơ cửa nhà kiến, sau khi phải đứng chờ vừa đói vừa lạnh. Kiến ở trong nhà đầy đủ lương-thực cuối cùng cũng thương-hại cho ve sầu/châu chấu vào. Người SJ và SP cũng vậy: nhiều đôi vợ chồng là SJ với SP, và màn kịch đó cứ diễn đi diễn lại măi không ngừng.

Một nhận xét nữa về tư-tưởng bi-quan của mẫu người Epimetheus. Định-luật Murphy cho rằng ‘cái ǵ có thể hư hỏng th́ trước sau ǵ cũng sẽ hư hỏng’, hoăïc ‘làm việc ǵ cũng tốn tiền tốn giờ hơn là ta nghĩ’. Chỉ có người SJ mới có thể nghĩ ra định-luật đó thôi.

Người SJ ao ước trở nên hữu-dụng và thường phát-hiện qua ḷng thèm khát gia-nhập hội-đoàn tổ-chức. Về điểm này, người SJ thực sự thèm khát hơn những mẫu người khác. Trung-tâm đời sống của người SJ là gia-nhập cơ-cấu tổ-chức. Qua hành-động, người SJ nhận ra bản-tính xă-hội của con người. Hơn các mẫu người khác, người SJ sáng-lập và duy-tŕ các cơ-cấu tổ-chức như gia-đ́nh, giáo-hội, hiệp-hội, đoàn-thể, phong-trào, nghiệp-đoàn. Có khi cơ-cấu tổ-chức là tất cả mục-đích cuộc sống của người SJ, cũng như hành-động là cùng-đích của người SP vậy. Người SP cũng gia-nhập cơ-cấu tổ-chức, nhưng đ̣i hỏi và mong đợi cơ-cấu tổ-chức đó phải đáp-ứng nhu-cầu của họ, họ mới gia-nhập và tích-cực hoạt-động.

Người SJ càng lớn tuổi càng nhận thấy truyền-thống là quan-trọng. Các người SJ trong gia-đ́nh, hội-đoàn, giáo-hội hoặc nghiệp-đoàn là những người cần-thiết để bảo-vệ truyền-thống. Nếu chưa có nghi-lễ, tập-tục và truyền-thống, người SJ sẽ cố-gắng thiết-lập và bảo-vệ. Nên nhớ rằng những mẫu người khác rất vui mừng được tham-dự những lễ lạc, nghi-thức, hội hè đ́nh đám. Cũng nên nhớ rằng người SJ mời mọi người tới tham-dự cho dù một số tỏ ra vô-ân bạc-nghĩa.

Tuy nhiên, người SJ dễ nhận ra thái-độ vô ơn hờ hững của người khác đối với những dịch-vụ, ân-cần, hy-sinh của ḿnh. Điều kỳ-lạ là họ không thấy đ̣i hỏi người khác phải biết ơn, cảm-tạ, bởi lẽ nhiệm-vụ của họ là phục-vụ, hy-sinh, săn sóc, lo lắng. Họ cảm thấy phải làm như thế v́ trách-nhiệm có lúc nặng nề, và họ muốn cảm thấy như vậy. Đối với họ, nếu cảm thấy khác có nghĩa là vô-dụng, không tham-gia, và thái-độ nhận lănh, được cung-phụng, được săn sóc là những thái-độ không chính-đáng, phải khử-trừ mỗi khi thấy xuất-hiện. Thử quan-sát một người SJ dự tiệc mà coi: họ chỉ vui khi được giúp chủ nhà làm bếp, dọn bàn, đưa món ăn, thu dọn sạch sẽ. Ngược lại, khi người SP tổ-chức tiệc tùng mà mời người SJ dự, người SJ cuối cùng chính là người phục-vụ mọi người. Dĩ nhiên người SP khởi-xướng, nhưng người SJ thanh-toán dùm.

Không có ǵ là bí-mật khi người SJ chọn nghề. Các cơ-cấu tổ-chức hệ-thống này nọ đón mời họ, và họ đến để thiết-lập, nuôi dưỡng, và bảo-tŕ các cơ-cấu đó cho liên-tục và trường-kỳ. Dạy học, kế-toán, ngân-hàng, thư-kư, y-khoa, phục-hồi, bảo-hiểm, chứng-khoán, điều-hợp, cung-cấp buôn bán: tất cả đều có một điểm chung là bảo-tŕ. Người SJ là con người bảo-tŕ dù ở đâu, dù làm việc ǵ và với ai chăng nữa. Họ tiết-kiệm cách này cách khác, trước hay sau cũng vậy, c̣n người SP chỉ biết tiêu-xài, sử-dụng. Người SJ là nền tảng, then chốt, cột trụ, yếu-tố căn-bản của xă-hội, và nên mừng khi có họ chung quanh ta.

Ước muốn bảo-tŕ của người SJ thật mănh-liệt nên mọi hành-động, tư-tưởng và thái-độ của họ đều bị ảnh-hưởng lây. Người SJ khó mà từ-chối khi được trao-phó thêm trách-nhiệm. Họ lư-luận: ‘Nếu tôi không làm th́ chẳng ai chịu làm cho’, và ‘Như thế th́ đâu có xong việc được!’ Dĩ nhiên, có khi người SJ cảm thấy cay đắng v́ người ta không biết ơn, và đôi khi cảm thấy bị thua thiệt, và buồn cười nhất là khi chính khi họ muốn hành-động để tránh thua thiệt đó. Nhưng người SJ khó tự-do diễn-tả được tâm-t́nh cay cú khi không được ghi ơn, bởi lẽ bản-tính của họ bắt buộc thôi-thúc họ phải bảo-tŕ. Nói theo một cách nào đó, người SJ không dự-trữ đủ nghị-lực để đề-pḥng những lúc rủi ro, nên họ không thể đủ trách-nhiệm và nghĩa-vụ để chu-toàn điều mà họ cảm thấy.

Người SJ ước muốn bảo-tŕ truyền-thống, nên họ chỉ mong sao cho có ngày họ được đóng vai-tṛ lănh-đạo chỉ-huy. Khi được như vậy, chắc chắn họ sẽ dùng uy-quyền của họ để bảo-tŕ cơ-cấu tổ-chức, để củng-cố di-sản. Di-sản và điều-kiện để được di-sản có một chỗ lớn trong cái nh́n của người SJ đích-thực. Những ǵ tạm bợ, mau qua và tiện-lợi hầu như bị người SJ coi như là phương-hại đến tập-thể, gia-đ́nh, tổ-chức, di-sản. Những điều này có thể là không có ǵ vô-luân, bất-hợp-pháp, nhưng ít nhất cũng đáng nghi ngờ đối với người SJ, v́ tạm bợ, mau qua, tiện-lợi có nghĩa là có thay đổi, và thay đổi là làm mất giá-trị của di-sản. Người SJ cũng hiểu như những người khác rằng cuộc sống cần phải có thay đổi, đôi khi có những thay đổi không thể tránh được, có lúc thay đổi là điều hay nên thực-hiện, nhưng họ muốn rằng phải t́m mọi cách tránh thay đổi một điều đă được thử và xác-định là đúng, được công-nhận, chuẩn-y. Thay đổi do diễn-tiến từ từ hơn là đột ngột bất ngờ. Người SJ với tính cách bảo-tŕ di-sản, không bao giờ muốn cách-mạng.

Người SJ quan-trọng-hoá chức-tước địa-vị, bởi v́ địa-vị chứng-tỏ quyền chính-thức, và chức-tước nói lên nhiệm-vụ. Người SJ không nh́n nhận rằng chủ-quyền là chủ-điểm của lề-luật, nhưng lề-luật là chủ-điểm của chủ-quyền. Người SJ coi chủ-quyền bất-hợp-pháp là một trọng-tội. Có hay không có đối với người SJ cũng chỉ là một cách biểu-lộ ḷng thèm khát nhiệm-vụ y như cho đi và lănh-nhận vậy. Thực vậy, ta có thể dễ hiểu người SJ hơn nếu ta biết rằng căn-bản của con người họ là bảo-trợ, nâng đỡ trong vấn-đề có hoặc cho, từ chối hoặc nhận lănh.

Người SJ đương nhiên là người ghi nhận lịch-sử của xă-hội, tông-tích của đoàn nhóm, và đây là người sẵn sàng học bài học lịch-sử v́ xă-hội, v́ đoàn nhóm. Will Durant nói rằng bài học quan-trọng nhất của lịch-sử đó là liên-hệ hỗ-tương giữa tự-do và b́nh-đẳng. Tự-do tăng-tiến th́ b́nh-đẳng giảm-thiểu, và hễ b́nh-đẳng tăng-tiến th́ tự-do cũng sẽ giảm-thiểu. Rất tiếc là nhiều người không chịu học bài học lịch-sử quư giá đó. Chứng-cớ hiển-nhiên là ai cũng đ̣i hỏi tự-do và b́nh-dẳng tới mức tối-đa. Nhưng người SJ trực-giác được điều này. Họ thấy hệ-thống giai-cấp bất-b́nh-đẳng là đường lối độc-nhất đưa tới tự-do. Đó là lư-do người SJ kính-trọng những người lớn tuổi, v́ họ tin rằng những người lớn tuổi đáng được kính-trọng và được vâng-phục.

Như lịch-sử có sứ-mệnh chỉ-huy hành-động tương-lai của ta, th́ cũng có một số điều căn-bản làm nền-tảng để ta xây dựng và duy-tŕ những tổ-chức, hệ-thống, cơ-cấu tổ-chức của ta. Người SJ chủ-trương phải có hệ-thống cơ-cấu tổ-chức căn-bản cũng như họ tha-thiết với tiền-lệ. Dĩ nhiên giữa những người SJ với nhau, có thể họ không hoàn-toàn đồng-ư về những điều căn-bản chung, nhưng tất cả đều công-nhận phải có một hệ-thống cơ-cấu căn-bản và họ quyết-tâm theo đó. Trách-nhiệm người SJ lănh-nhận không bao giờ cùng. Bao lâu c̣n có việc phải làm, có nghĩa-vụ phải thi-hành, có trách-nhiệm phải chu-toàn, bấy lâu người SJ cảm thấy phải góp một phần nào cho mọi sự được chu-toàn, cho dù có khi họ quá bề-bộn bận rộn, cho dù người khác không chịu góp phần bao nhiêu.

Trên thực-tế, có nhiều người lợi-dụng tính ham làm của người SJ: ‘Thôi th́ cứ để cho mấy người đó quán-xuyến!’ rồi bỏ bê không biết cám ơn, hoặc không chịu cộng-tác, để rồi một ḿnh người SJ lăn lưng ra mà làm, rồi kiệt sức, buồn chán, và có thể đau yếu nữa. Người SJ thường hay bị chán-nản ê-chề. Abraham Lincoln, một người SJ thật xuất sắc cũng đă cảm thấy tâm-trạng năo nề này mà thở than:

“Giờ đây tôi là một con người sống khốn-nạn nhất. Nếu gia-đ́nh nhân-loại được phân-chia đồng đều những ǵ tôi đang cảm thấy, có lẽ chẳng c̣n một bộ mặt trên trần-gian này có thể vui vẻ được nữa. Tôi không thể nói được rằng tôi có khá hơn được. Tôi sợ rằng không...” (Gillette, Mary, Paul & Hornbeck)

psycho

Một điều buồn cười là tinh-thần trách-nhiệm của người SJ không luôn luôn tạo nên cảm-t́nh mộ-mến biết ơn. Những người lợi-dụng ḷng tốt của người SJ thường hay bỏ đi sau khi thấy người SJ đă kiệt-sức. Thường thường những người thụ-ân người SJ không đủ tinh-ư nhận ra rằng không mấy ai tỏ ḷng biết ơn người SJ. Lư-do có thể là v́ người SJ có khuynh-hướng giữ bộ mặt nghiêm-khắc trái ngược với tấm ḷng nồng-hậu của họ. Nhân-vật Hepsibah và Hawthorne trong ‘The House of seven Gables’ nhân-cách-hoá bộ-tịch đó như sau:

“Bộ-tịch nhăn nhó đó đă làm cho cô Hepzibah thành một con người khó tính, một gái già bẳn gắt. Chắc cô đă phải nhiều lần tự-nhủ ‘tôi trông thảm-thê quá!’ để rồi lại sống đúng như điều cô suy-nghĩ . Tuy nhiên, ḷng cô không bao giờ phải khó chịu: lúc nào cũng dịu dàng, tế-nhị và đầây giao-động hồi-hộp. Đó là nhược-điểm của tâm-hồn, trong khi đó nét mặt cô càng ngày càng tỏ ra nghiêm-khắc, dữ dằn” (Nathaniel Hawthorne, The House of the Seven Gables, Scholastic Magazine, N.Y. 1965, pp.33-34)

Người SJ quan-tâm đặc-biệt đến việc phải chăm sóc cho người khác, cách riêng người trẻ và người già và những người có quyền. Người SJ quyết-tâm sống theo tiêu-chuẩn của xă-hội và cố-gắng truyền lại những giá-trị tinh-thần đó cho thế-hệ trẻ. Người SJ nhận thấy quan-trọng phải làm việc trong môi-trường phản-ảnh trung-thực những giá-trị đó, họ không thích liên-lạc với những người hoặc những tổ-chức ngoài môi-trường của họ.

“Những h́nh ảnh như vậy đâu có xứng-đáng! Mary nghi-ngờ dán mắt công-giáo vào những đường nét thân h́nh một người nằm xơng xoài, trần truồng. Giả như con gái của Mary mà như vậy th́...gia-đ́nh O’Neills luôn luôn làm Mary sửng sốt. Cô dễ bị ngạc-nhiên cũng như dễ bị thương: một cái va chạm nhẹ đủ để vết tím bầm trên da thịt cô ngày này qua ngày khác. Tội-nghiệp cho Mary. Nếu không có Bobby, con trai của nàng th́ nàng đă bỏ đi từ lâu rồi. Tội-nghiệp cho cách họ nuôi mấy đứa con! Không bao giờ có một miếng thịt mà ăn! Thỉnh thoảng mới được một miếng thịt cừu. Không có ǵ ngon hết trừ một vài calôri và một ít chất giải-khát. Và nếu như nàng không chỉ bảo dạy dỗ th́ nó chỉ biết quá ít về Đấng Cứu-thế.” Tiffany Thayer, ThirteenWomen, N.Y., Claude Kendall, 1932, p.1)

V́ người SJ tha-thiết với các tổ-chức, định-lệ của xă-hội, nên đa-số họ có óc kinh-doanh, thương-mại, làm việc trong công-sở, tư-sở, văn-pḥng, ngân-hàng, y-tế, kế-toán, nha-khoa, pḥng nhân-viên, mỹ-viện, nhà thuốc: tất cả những nghề-nghiệp trên đều nhằm mục-đích cung-ứng dịch-vụ và phục-vụ theo các cơ-cấu tổ-chức sẵn có. Có khá nhiều nhà giáo-dục, giáo-sư, giám-đốc, quản-thủ thư-viện thuộc loại người SJ. Tính trung-b́nh, có chừng một nửa giáo-chức trung-tiểu-học thuộc mẫu người SJ. Lư-do dễ hiểu là v́ giáo-chức SJ tượng-trưng thực sự cho giá-trị tinh-thần cố-hữu của học-đường muốn bảo-vệ và thông-truyền luân-lư và văn-hoá cho thế-hệ mai sau.

“Bước chân vào lớp học là bạn có tất cả uy-quyền của một định-chế. Bạn bảo người ta làm là tức khắc người ta phải làm, bảo người ta đọc là người ta phải đọc, bảo người ta suy-nghĩ làm sao, giải-thích sự việc thế nào là người ta phải suy-nghĩ giải-thích như vậy. Bạn có thể làm cho người ta có mặc-cảm tội lỗi v́ họ chưa kịp đọc cho thấu, hoặc chưa làm quen được với các tài-liệu. Giáo-chức nào cũng chơi một tṛ như vậy cả. Và tôi cũng đă sống trong cuộc, với đủ chân tay mặt mũi” (Studs Terkel, Working, p. 566).

Người SJ cũng thích những nghề xoay quanh vấn-đề dinh-dưỡng như bệnh-viện. Đa-số các y-tá thuộc loại người SJ, nhất là SFJ. Đặc-biệt người SJ thích phục-vụ các nơi săn sóc người nghèo, người đau yếu.

Người SJ chính là ṇng cốt làm quân-b́nh lănh-vực kinh-tế và xă-hội. Họ làm ra được tiền và đáng đồng tiền bát gạo, và không hiểu làm sao người khác không làm được như thế. Người SJ hiểu rơ giá-trị của truyền-thống, quan-niệm đứng đắn thế nào là đúng, thế nào là sai, và thường không chấp-nhận những người làm sai. Người SJ khó chịu với những ai vi-phạm luật-lệ tổ-chức hoặc công-ước xă-hội, cho đến khi người ta hối-cải. Người SJ coi thường những ai lạc-đường cho đến khi họ ăn năn trở về và cải-thiện đời sống.

Người SJ muốn làm việc đúng thời đúng chỗ. Hằng ngày họ thèm khát được tháp-nhập vào tổ-chức của họ, và muốn góp phần phục-vụ tổ-chức đó. Không bao giờ họ nghĩ rằng việc họ làm hôm qua là đủ thay thế cho hôm nay. Mỗi ngày người SJ t́m cách để củng-cố việc họ làm để chứng-tỏ họ thực sự thuộc về tổ-chức của họ bằng cách ngày nào cũng vậy họ chu-toàn nghĩa-vụ được trao-phó. Đối với họ, không chu-toàn nghĩa-vụ là có lỗi, không phù-hợp với tiêu-chuẩn của xă-hội là quê cùng ḿnh. Những chữ diễn-tả con người SJ là trung-thành, đáng tin, kiên-vững, đúng luật, rường cột của xă-hội, cột trụ của tổ-chức. Họ là người tạo-dựng xă-hội.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.