HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

psycho

 

 

CHƯƠNG 3

 

tính t́nh
trong việc chọn
bạn trăm năm

 

I.- CÁC MẪU TÍNH T̀NH

Có rất nhiều thành-tố chi-phối việc t́m hiểu người phối-ngẫu và lựa chọn bạn trăm năm, như lời chỉ-bảo của cha mẹ, điều-kiện kinh-tế, t́nh-trạng tài-chánh, địa-vị xă-hội, tŕnh-độ văn-hoá, nguồn gốc chủng-tộc, màu da, tầm vóc, khuôn mặt, dáng dấp, cử-chỉ, giọng nói v.v...Nhưng có một sức-lực mạnh hơn tất cả những thành-tố trên, đó là sức mạnh của tính-t́nh. Nếu như các thành-tố trên được đồng đều nhau, không hơn không kém, người ta sẽ t́m bạn phối-ngẫu với nhau theo như căn-bản mẫu tính t́nh. Do đó chúng ta nên t́m hiểu xem các mẫu t́nh t́nh hợp nhau thế nào và coi xem bốn mẫu tính t́nh phản-ứng hành-động ra sao trên phương-diện phối-ngẫu.

Điểm thứ nhất: chúng ta phải đưa ra nhận xét này một cách rất thận-trọng. Hơn hai mươi năm kinh-nghiệm quan-sát các mẫu tính t́nh (Keirsey bắt đầu quan-sát từ năm 1956) cho biết một sự kiện lạ lùng này: khá nhiều người bị lôi cuốn, hấp-dẫn như kim nam châm: ‘càng khác nhau càng thu hút nhau’. Nếu cuộc t́nh có đổ vỡ chăng nữa, th́ 10 hay 20 năm sau họ cũng lại đi t́m người có tính t́nh khác-biệt để làm bạn phối-ngẫu.

Dĩ nhiên quan-niệm ‘càng khác nhau, càng thu-hút nhau’ là một quan-niệm có từ lâu rồi, nhưng ít người tin đó có thể là một sự-thực. Nh́n vào thống-kê của các văn-pḥng giới-thiệu hôn-nhân và nhất là bảng vi-tính so sánh ḍ xét những nét thích-hợp của hai người, chúng ta có cảm-tưởng rằng hai người hợp nhau, giống nhau th́ thích nhau, lấy nhau. Nhưng đó là cố-gắng của mấy văn-pḥng, nỗ-lực của mấy người viết thảo-chương cho máy vi-tính, chứ thực ra ít khi người ta tự ḿnh hành-động như vậy. Nói như thế không có nghĩa là hai người giống nhau th́ không thể sống hoà-hợp với nhau hạnh-phúc đâu, nhưng chỉ có nghĩa là càng khác nhau th́ càng hấp-dẫn thích-thú. Tại sao vậy?

Carl Jung nói rằng không những sự thực là càng khác nhau càng cảm thấy hấp-dẫn, mà phải nói thêm rằng càng khác nhau càng làm cho nhau mê say. Ông quan-niệm về đối-tượng khác-biệt như là một cái ‘bóng của bản-ngă’. ‘Bóng’ không phải là ‘h́nh’. Bóng là tất cả những ǵ không thấy được ở trong h́nh, là tất cả những ǵ mà con người chưa phát-triển, biểu-lộ, diễn-tả, sống thực được. Y như thể là v́ được đối-tượng khác-biệt lôi-cuốn, hấp-dẫn, chúng ta mới có thể t́m đến những ǵ đă bị bỏ rơi, chối-từ, lăng quên trong nửa kia của bản-ngă, cũng giống như con giun (trùng) bị cắt làm hai, mỗi nửa vằn ṿ uốn éo để t́m cách kết-hợp với nửa kia cho thành một vậy. Như vậy công cuộc t́m kiếm phần ‘bóng’ , nửa kia của bản-ngă đă được gắn liền, in sâu, tiên-thiên và cố-định của con người, cũng giống như vấn-đề tính-dục hoặc lănh-vực ranh giới. ( Ở đây chúng ta không theo lư-thuyết của Jung chủ-trương rằng mỗi điều-kiện tiên-thiên, cố-định đều có thể thu gọn lại nơi một điểm nhỏ. Có thể chấp-nhận lư-thuyết chủ-trương mỗi hành-dộng đều do một điều-kiện tiên-thiên, cố-định trước, miễn là đừng bị rơi vào quan-niệm t́m cách ấn-định địa-điểm cho mỗi hành-động).

Như vậy chúng ta phải công-nhận rằng mỗi người có trực-giác và khuynh-hướng đi t́m những người đối-ngược, và nếu Carl Jung nhận xét đúng, chúng ta muốn t́m gặp những yếu-tố bổ-túc cho con người của chúng ta. Vấn-đề là có nên hành-động như vậy không? Liệu cách t́m bạn phối-ngẫu như vậy có đáng giá và bơ công không? Câu trả lời là nên, nhưng... Nên hành-động như vậy nếu không ai có ư thay đổi con người bạn phối-ngẫu. Và không nên nếu bạn có ư muốn thay đổi người ta. Câu trả lời hai chiều ‘nên, nhưng’ làm phát-sinh ra một giả-thuyết vĩ-đại liên-hệ tới nguồn gốc các hôn-phối đổ vỡ kế-hoạch phép tiên nhiệm-mầu( Pygmalion project: Pygmalion là tên một vị vua ở Cyprus. Ông làm một tượng mỹ-nhân bằng ngà, rồi được nữ-thần Aphrodite cho biến sống thành người thật).

Trong kế-hoạch phép tiên nhiệm-mầu này, chúng ta t́m đủ mọi cách, cố-gắng đủ mọi lối để chăm sóc lo lắng cho một con người không giống chúng ta chút nào hết, mà nhiều khi c̣n trái ngược trong nhiều phương-diện nữa, để rồi phải cấm-đoán ngăn cản đủ mọi thứ với hy-vọng biến-hoá người bạn phối-ngẫu trở nên giống như h́nh ảnh của riêng ta. Làm như thế có nghĩa là coi giấy hôn-thú như giấy phép hành-nghề của một điêu-khắc-gia, cho phép mỗi người đục đẽo, chạm trổ để người kia trở nên giống như ḿnh vậy. Nếu quả thực cả hai người đều thành-công th́ thực là nực cười. Nếu được như vậy chắc hẳn nhiều người đă chết phải tỉnh giấc trở về mà coi phép lạ.

Dĩ nhiên không có cách ǵ để biến-đổi người bạn phối-ngẫu trở nên giống ta được. Và khi ta cố-gắng để biến-đổi người khác , chính ta đă vô-t́nh làm phương-hại người ta. Khi muốn thay đổi người bạn phối-ngẫu, h́nh như ta muốn nói rằng: ta muốn ngươi phải trở nên con người khác, v́ ngươi không đáp-ứng mẫu người ta mong muốn. Dĩ nhiên như vậy ta đâu có quư mến con người thực của bạn phối-ngẫu nữa, cho dù đúng ra chính v́ điểm khác-biệt đó là lư-do đầu-tiên hai người cảm thấy hấp-dẫn lôi cuốn đối với nhau. Ở đây chúng ta có thể nhận thấy khuynh-hướng của tất cả chúng ta: ai cũng muốn tái-tạo con người, muốn được tái-sinh, hoá-kiếp, nhưng thực sự chúng ta chỉ t́m thấy nguyên-liệu thô-sơ, gỗ đá chưa thành h́nh-thù ǵ: tất cả đều thật xa lạ đối với con người của chúng ta. Và càng muốn thành-công, chúng ta càng muốn người bạn phối-ngẫu thay đổi thật nhiều. Phải chăng tất cả chúng ta đều giống Pygmalion, muốn có phép tiên biến-hoá nhiệm-mầu?

Giả-sử như ư muốn thay đổi người phối-ngẫu bị phản-đối th́ phải làm sao đây? Khi đó liệu hai người có tính-t́nh đối-ngược nhau có thể sống an-vui hạnh-phúc với nhau được không? Nếu chúng ta có thể nhận ra được khuynh-hướng tự-nhiên của ḿnh muốn bắt người phối-ngẫu phải thay đổi điều này cách nọ, xin hăy dừng lại suy-nghĩ mỗi khi cảm thấy khuynh-hướng đó và nín lặng giữ miệng, ta sẽ thấy có một hiện-tượng kỳ-thú xuất-hiện. Chẳng hạn như nếu ta ngưng không t́m cách bắt buộc người phối-ngẫu phải thay đổi quay trở về hướng của ta - để có lư-luận hơn, để có trách-nhiệm hơn, để được tự-nhiên hơn, hoặc để có ư-nghĩa hơn - ta có thể, biết đâu ta có thể quư mến những đặc-tính đă lôi cuốn cho hai người yêu nhau từ thuở ban đầu.

Nên để ư điều này là không phải ta muốn người phối-ngẫu phải từ-bỏ tính cách tự-nhiên hoặc bất cứ một đặc-tính nào người đó có nhiều, nhưng là ta muốn người đó phải có cùng một nhiệm-vụ như ta. chẳng hạn như phải thành-thạo, hiểu biết, thành-công. Trong khi đó ta quên rằng khi người phối-ngẫu có cùng một chủ-đích như ta, họ đă bỏ bẵng đi chủ-đích của họ rồi. Ta không thể vừa muốn ăn bánh cho no, vừa muốn để bánh ngắm cho đẹp được.

Nơi đây ta cần phải giải-thích rơ hơn về tính cách đối-ngược khi nói về hai loại tính t́nh. Hiểu theo nghĩa rộng, những người T (Thinking = suy-tư) đối-ngược với những người S (Sensible = cảm-giác). Theo lư-thuyết của Jung, những người T (Thinker = suy-tư) đối-ngược với những người F (Feeler = tâm-t́nh), phán-đoán (Judicial) đối-ngược với tri-thức (Perceptive), hướng-ngoại (Extrovert) đối-ngược với hướng-nội (Introvert). Dĩ nhiên không có mẫu hướng-ngoại tuyệt-đối, v́ chỉ có 8 mẫu người hướng-ngoại đối-ngược với 8 mẫu người hướng-nội. Và tuy cùng là hướng-ngoại, 8 mẫu tính-t́nh đó cũng khác nhau khá nhiều.

Các mẫu tính-t́nh đối-ngược nhau là

INTP <-> ESFJ INFP <-> ESTJ

ENTP <-> ISFJ ENFP <-> ISTJ

INTJ <-> ESFP INFJ <-> ESTP

ENTJ <-> ISFP ENFJ <-> ISTP

Những tính-t́nh đối-ngược nhau là:

NF <-> NT SP <-> SJ

Như vậy các mẫu tính t́nh đối-ngược nhau dễ lôi-cuốn hấp-dẫn nhau hơn các mẫu tính t́nh khác. Chẳng hạn như ENFP dễ lôi cuốn tới ISTJ hơn là INTJ. Một thí-dụ khác: ENTJ thích chọn ISFP hơn là INFP, và có thể ưng ESFP v́ gần như ISFP hơn là INFP.

Một điều quan-trọng nữa cần phải để ư khi t́m hiểu người phối-ngẫu: không phải ai cũng muốn cùng một điều giống như ai khác trong hôn-phối. Người NF có thể muốn, hoặc ít ra nói rằng họ muốn, một t́nh-nghĩa thắm thiết sâu xa, nhưng người NT, SP và SJ không mấy chú-ư tới chiều sâu, vẻ thắm-thiết của t́nh-nghĩa, rồi không biết thế nào mới thực sự là chiều sâu, là thắm-thiết trong t́nh-nghĩa hôn-phối.

Vấn-đề là: mỗi mẫu tính t́nh muốn ǵ khi họ phối-ngẫu?

psycho

Chúng ta hăy công-nhận rằng bản-tính của mỗi người phải có một cái ǵ hấp-dẫn lôi cuốn. Có lẽ ta thử nh́n rảo qua mỗi mẫu tính t́nh để xem có cái ǵ hấp-dẫn lôi cuốn hơn cả, hy-vọng sẽ có thêm được một chút tia sáng giúp giải-quyết vấn-đề. Chúng ta dùng 16 nghề-nghiệp tiêu-biểu trong số rất nhiều công việc khác nhau, để hy-vọng có được một h́nh-ảnh về mỗi mẫu tính t́nh. Đây là cách cặp đôi 2 mẫu tính t́nh đối-ngược nhau:

1% INTP kiến-trúc-sư           &                 13% ESFJ nhà buôn

5% ENTP nhà phát-minh       &                 6% ISFJ bảo-tŕ

1% INTJ nhà khoa-học          &                  13% ESFP diễn-viên

5% ENTJ chỉ-huy-trưởng       &                   15% ISFP nghệ-sĩ

1% INFP nhà chinh-phục       &                  13% ESTJ điều-hành

5% ENFP nhà báo                &                    6% ISTJ giám-đốc

1% INFJ tác-giả                   &                   13% ESTP cổ-động-viên

5% ENFJ nhà giáo               &                     7% ISTP nhà nghề

nguyên-tắc:

đối-ngược th́ hấp-dẫn lôi cuốn, giống như nam châm: hai cực giống nhau th́ đẩy nhau, c̣n hai cực khác nhau th́ hút nhau.

mẫu 1: INTP kiến-trúc-sư 1%

Kiến-trúc-sư đây không phải chỉ là người hoạ kiểu xây cất nhà cửa vật-chất. Có người có tài kiến-trúc xây-dựng các hệ-thống tư-tưởng như triết-gia, hoặc sắp-đặt các con số như toán-học, hoặc sắp xếp cấu-tạo các ngôn-từ như thảo-chương-điện-toán vi-tính v.v...Nói tóm lại, điểm nổi mạnh là kiến-trúc trừu-tượng và liên-kết hệ-thống tư-tưởng mạch lạc.

Tại sao nhà kiến-trúc-sư trừu-tượng lại nhận thấy người ESFJ nhà buôn là hấp-dẫn? Thưa: xin nghĩ đến kỹ-thuật buôn bán một cách rộng răi hơn, đó là làm sao phải thuyết-phục được người mua muốn bỏ tiền ra mua một phẩm-vật ǵ có giá-trị hoặc có ích cho họ. Người bán chứng-tỏ họ lo lắng chăm sóc nhu-cầu của người mua, khác hẳn với sự thực là người mua phải trả tiền. Chính đó là thái-độ chính-yếu của nhà buôn ESFJ, và người mua dễ nh́n nhận ra thái-độ đó. Người mua cảm-nghiệm được đường lối bổ-ích này. Chính đó là lư-do tại sao người INTP kiến-trúc-sư và triết-gia cảm thấy người ESFJ nhà buôn hấp-dẫn, v́ nhờ đó mà họ được giáp mặt với thế-giới thực-tại.

C̣n người ESFJ nhà buôn th́ cảm thấy ǵ hấp-dẫn nơi người INTP kiến-trúc-sư? Người INTP giống như chiếc bong bóng đầy khinh-khí, chỉ chờ dịp thoát khỏi mặt đất, qua thái-độ trừu-tượng. Họ cần có sợi giây buộc họ lại, để thỉnh thoảng họ quay về với trái đất. Hiểu theo một nghĩa nào đó, họ cần sống thực-tế, cho dù họ có thái-độ lănh-đạm thờ-ơ.

Chừng 15% người thuộc mẫu ESFJ nhà buôn: họ cũng cảm thấy một mẫu người khác hấp-dẫn như vậy. Đó là người đối-ngược với họ cùng về phía thành-tố S: người ISTP nhà nghề. Người ISTP nhà nghề rất tinh đời nhận-diện cuộc đời. nhưng trớ trêu thay họ chẳng quan-tâm bao nhiêu đến những sản-phẩm của họ. Họ chỉ để ư đến diễn-tiến của công việc thôi. Hơn thế nữa, họ thường muốn có những máy móc với vận-tốc nhanh để thoả-măn ḷng họ khao-khát mạo-hiểm và thích-thú. V́ thế hiểu theo một nghĩa nào đó, người ISTP nhà nghề cũng xa vời thực-tế như người INTP kiến-trúc-sư lănh-đạm với thành-quả. Cả hai đều cần người người ESFJ nhà buôn đưa vào quỹ-đạo thực-tế, cần được họ mua bán trao đổi.

Có khi người INTP kiến-trúc-sư cũng thấy người ENFJ nhà giáo là hấp-dẫn. Nhà giáo là người tạo nên điều-kiện để người khác phát-triển tăng-trưởng, là người giúp cho người khác nhận-định ra khả-năng và làm triển-nở các năng-khiếu, là người mở đường vẽ lối cho người khác. Tất cả các mẫu ngươi NF h́nh như đều có khả-năng này và muốn biểu-lộ ra, tuy nhiên người ENFJ nhà giáo là nhiều khả-năng hơn cả. Một bản điều-tra thăm ḍ ư-kiến giáo-chức về các mẫu người trong giáo-chức và quản-trị xem ai là giáo-sư gương mẫu mà họ quen biết, cho biết kết-quả luôn là người ENFJ nhà giáo. (J. Wright, luận-án tiến-sĩ chưa xuất-bản, Claremont Graduate School)

Liên-hệ t́nh-nghĩa giữa người ENFJ nhà giáo và người INTP kiến-trúc-sư có thể rất sâu xa ư-nghĩa đối với người ENFJ nhà giáo và rất hấp-dẫn sinh-động đối với người INTP kiến-trúc-sư.

mẫu 2: ENTP nhà phát-minh 5%

Con người ENTP đầy sáng-kiến phát-minh t́m ra phần bổ-túc kiện-toàn nơi người ISFJ bảo-tŕ-viên. Hiểu theo nghĩa rộng, bảo-tŕ-viên là người ư-thức được trách-nhiệm bảo-vệ vật-chất cũng như duy-tŕ tinh-thần những ǵ họ được trao-phó. Hiểu theo nghĩa rộng, nhà phát-minh là người sẵn sàng thay thế những dụng-cụ cũ kỹ, những hoạt-động lỗi thời, những phương-pháp cổ xưa bằng những ǵ mới hơn, tốt hơn, hữu-hiệu hơn. Người ENTP phát-minh muốn chứng-tỏ tái phát-minh của ho,ï nên dĩ nhiên họ cần phải được giới-thiệu, quảng-cáo, suy-tôn. V́ thế người ENTP phát-minh dễ bị va chạm với các vị niên-trưởng trong một cơ-cấu tổ-chức, những vị không muốn thay thế những dụng-cụ đă quen dùng, những hoạt-động đă thành lề-thói, những phương-pháp cổ-điển được truyền-tụng mà người ENTP phát-minh muốn bỏ đi. Nếu người ISFJ bảo-tŕ-viên phối-ngẫu với người ENTP phát-minh th́ người ISFJ có nhiệm-vụ thương-lượng điều-đ́nh với cơ-cấu tổ-chức.

Người ENTP cũng có thể cảm thấy hấp-dẫn nơi mẫu người đối-ngược cùng phía trực-giác N của họ là mẫu người INFJ tác-giả. Nhưng người INFJ tác-giả lại khác người ISFJ bảo-tŕ-viên một cách thật buồn cười, cho dù nh́n qua hai mẫu người có vẻ như giống nhau. Trong con người INFJ là tâm-hồn của tác-giả, người tạo-dựng ư-nghĩa, người huyền-nhiệm, người tiên-tri sấm-ngôn. Có lẽ người INFJ là người bảo-tŕ tâm-hồn giống như một vị cứu-tinh vậy. Dù sao cũng nên để ư đến một điểm về mẫu người INFJ tác-giả hiểu theo một nghĩa rộng, mà người ENTP phát-minh ham-mê. Nhớ lại chuyện thần Prometheus phải trả giá rất đắt v́ đă cho loài người có được lửa. Người Prometheus ENTP phát-minh có thể nghĩ rằng cho dù người phối-ngẫu INFJ tác-giả không cứu họ thoát thân xác, khỏi đau khổ vật-chất, ít ra cũng cứu họ thoát khỏi đau khổ tinh-thần.

mẫu 3: INTJ nhà khoa-học 1%

Người INTJ nhà khoa-học muốn kiểm-soát chế-ngự thiên-nhiên, nên họ khó chọn bạn phối-ngẫu hơn các mẫu tính-t́nh khác. Họ lựa chọn bạn phối-ngẫu theo đường lối khoa-học. Có thể chính những vở kịch, phim ảnh, chuyện kể đề-cao phương-pháp lư-luận và khách-quan là mục-tiêu thích-hợp cho người INTJ nhà khoa-học. Dù sao khi c̣n trẻ, người INTJ cũng thích tính cách hồn-nhiên, tự-do vui chơi của người ESFP diễn-viên. Nhưng rồi người INTJ phải t́m hiểu xem người phối-ngẫu có đúng tiêu-chuẩn không đă; nếu không, họ sẽ bỏ ngay. Chính v́ thế, người INTJ thường không theo đuổi cho đến cùng những ǵ hấp-dẫn tự-nhiên lúc ban đầu. V́ họ theo phương-pháp khoa-học và lư-luận, nên cuối cùng họ thường chọn người cùng một tính t́nh hơn là người có tính t́nh đối-ngược, tâm-niệm rằng giống nhau th́ dễ hợp nhau. Nhà khoa-học INTJ cũng dễ hấp-dẫn tới nhà báo ENFP, có lẽ v́ tính cách phấn-khởi, hồ-hởi, vui nhộn, sốt dẻo, đối-ngược với tính cách thận-trọng, suy-tư, chính-xác của chính họ.

mẫu 4: ENTJ chỉ-huy-trưởng 5%

Người ENTJ chỉ-huy-trưởng có khuynh-hướng tự-nhiên muốn chỉ-huy, có nghĩa là họ muốn ra tay chỉ-huy điều-động các lực-lượng, để họ dùng sức mạnh hoặc tuyên-chiến khi cần. Nếu người ENTJ đứng đầu một cơ-sở, họ điều-khiển cơ-sở y như một tướng-lănh chỉ-huy binh-sĩ: chú-ư tới chiến-lược trường-kỳ, và không quên những liên-hệ tới chiến-lược đó: kế-hoạch điều-động, lư-luận và hậu-quả. Tuy nhiên người chỉ-huy vạn quân lại tỏ ra mềm yếu trước một cánh hoa đồng nội để say mê người ISFP nghệ-sĩ. Có lẽ người ENTJ muốn có đuợc người phối-ngẫu chia vui sẻ buồn với ḿnh trong vẻ âm-u huyền-diệu của thiên-nhiên rừng rú, hoặc nơi thôn-dă thanh-b́nh yên-t́nh, xa rời đám đông cuồng-nhiệt. Như vậy sở làm và nhà ở là hai nơi thật cách xa riêng biệt.

Người ENTJ cảm thấy hấp-dẫn tới người đối-ngược trong nhóm Apollo NF, người INFP nhà chinh-phục, con người đơn-thương độc-mă đi t́m kiếm chinh-phục. Có ǵ hấp-dẫn nơi người INFP vậy, như trường-hợp Thánh-nữ Joan of Arc (Hai Bà Trưng)? Trước hết, phải nh́n nhận rằng hai mẫu tính t́nh bề ngoài coi như giống nhau: INFP và ISFP. Có lẽ đó là bộ mặt nổi bật của mẫu INFP nhà chinh-phục: ra đi để chinh-phục. Hiểu theo một nghĩa nào đó, cả hai người INFP chinh-phục và ISFP nghệ-sĩ đều có tinh-thần lên đường đi chinh-phục: người INFP đi t́m kiếm chinh-phục người phối-ngẫu, c̣n người ISFP coi người phối-ngẫu như một phần của toàn bộ thiên-nhiên thanh-thản.

mẫu 5: INFP nhà chinh-phục 1%

Có lẽ người INFP nhà chinh-phục gặp nhiều vấn-đề rắc rối trong vấn-đề phối-ng 01;i mới có 1-2 người là INFP#7873; rắc rối nhất của họ là cách họ nh́n đời, nhân-sinh-quan. Người INFP nhà chinh-phục quan-niệm cuộc sống là một vấn-đề rất hệ-trọng. Do đó, khi một người coi cuộc đời của ḿnh như là một cuộc viễn-chinh hoặc một chuỗi liên-tiếp những ngày viễn-chinh, dĩ nhiên người phối-ngẫu sẽ bị ảnh-hưởng liên-lụy. Nếu người INFP nhà chinh-phục mang thêm một bộ mặt khác của loại tính t́nh này, bộ mặt ẩn-tu, lúc chinh-phục lúc ẩn-tu, người phối-ngẫu lại càng bị ảnh-hưởng liên-lụy, v́ muốn đưa con người ẩn-tu ra khỏi bóng tối suy-tư của nơi ẩn-dật.

psycho

Những mẫu đối-ngược với con người vừa chinh-phục vừa ẩn-tu có lẽ thích-hợp với tính-cách nước đôi này: mẫu người ENTJ chỉ-huy-trưởng và ESTJ quản-trị-viên. Cả hai mẫu đều có căn-bản thực-tế để trả đũa. Người ENTJ chỉ-huy-trưởng dồn hết lực-lượng tâm-huyết hướng về mục-tiêu xa xôi, c̣n người ESTJ quản-trị-viên sắp xếp những ǵ dưới quyền họ theo phương-pháp vững chắc, đáng tin và truyền-thống. Cả hai mẫu tính t́nh đều tạo nên một căn-bản vững chắc cho người INFP chinh-phục để họ khỏi bị lạc-lơng khi ra đi chinh-phục hoặc suy-tư ẩn-dật. Nếu người INFP nhà chinh-phục chọn một mẫu tính t́nh khác không liên-hệ bao nhiêu như ISTP nhà nghề hoặc ESTP cổ-động-viên, họ chứng-tỏ không khôn-ngoan chút nào trong vấn-đề hệ-trọng như vấn-đề nhân-sinh.

mẫu 6: ENFP nhà báo 5%

Đây là con người thích loan tin hay tuyên-bố. Nhưng bên trong cái vỏ hăng-hái nhiệt-thành đó là một con người rất tận-tụy đi t́m ư-nghĩa cuộc sống gần giống như người INFP nhà chinh-phục, người chiến-sĩ. Chỉ có điều là người ENFP nhà báo không ra đi viễn-chinh cũng chẳng ẩn-dật suy-tư, nhất là một cách truờng-kỳ. Người ENFP nhà báo thấy cái ǵ cũng nhào vô hết, lục lọi sục sạo giống như chó săn, ngửi hơi xem có ǵ mới lạ không. Người ENFP nhà báo muốn nhúng tay vào mọi chuyện, không thể chịu trận đứng ngoài ṿng được. Đó là lư-do họ là những phóng-viên, người săn tin, nhà báo tuyệt vời. Vậy ai là người thích mẫu người lục lọi sục sạo, sôi động nhưng lại nghiêm-chỉnh này? Dĩ nhiên là mẫu người ISTJ ban giám-đốc, con người vững như bàn thạch. Con người ISTJ ban giám-đốc ước muốn giữ sổ sách đàng-hoàng, quân-b́nh ngân-sách, duy-tŕ và bảo-vệ mọi sự, lèo lái con thuyền đi đúng hướng, chỉ-huy hướng đi, cũng sẽ rất thích-thú được giúp cho người ENFP nhà báo xông xáo đây đó được nơi an-toàn để dung-thân khi cần.

Có mẫu người nào khác thấy hấp-dẫn đối với nhà báo hiếu-kỳ không? Bất-ngờ thay là nhà khoa-học trừu-tượng INTJ. Nhà khoa-học dễ lạc-lối trong thế-giới giả-thuyết và ảo-tưởng trừu-tượng, dễ t́m được hướng đi và chỗ nương tựa nơi con người thành-thạo diễn-tiến trên thế-giới thực-tế. Như vậy người ENFP nhà báo có thể trở nên chỗ nương tựa hoặc t́m được nơi nương-tựa nơi người INTJ nhà khoa-học. Khó mà biết ai chọn ai, ai cần ai!

mẫu 7: INFJ tác-giả 1%

Người INFJ tác-giả lắm lời có thể đi chọn người ENTP nhà phát-minh đầy sáng-kiến, hoặc cũng có thể đi t́m kiếm một mẫu người đối-ngược đó là ESTP cổ-động-viên. Nh́n bề ngoài coi bộ người ESTP cổ-động-viên và người ENTP nhà phát-minh có vẻ giống nhau: dễ thương, dịu dàng, lịch-sự, vui tính, khôn-ngoan, rất dễ tiếp-xúc, mạo-hiểm, đôi khi bất-cẩn. Người ESTP cổ-động-viên có nhiệm-vụ cổ-động quảng-cáo, người ENTP nhà phát-minh có nhiệm-vụ phát-minh sáng-chế, và đó không phải là khác-biệt nhỏ. Người phát-minh sáng-chế ra một bộ máy, một dụng-cụ, nhưng chỉ có người cổ-động-viên mới tạo nên một thương-trường tiêu-thụ dụng-cụ, một dịch-vụ sản-xuất bộ máy được thôi.

Muốn thành-công người cổ-động-viên đúng ra phải có nhiều mánh lới lắm mới tạo được sự tín-nhiệm nơi quần-chúng. Như vậy tại sao con người INFJ tác-giả đi t́m ư-nghĩa chủ-đích lại thấy lôi cuốn tới con người ESTP cổ-động-viên mánh-lới? Đó là v́ người INFJ muốn cho người ESTP nhận-diện được tâm-hồn ḿnh và t́m ra ư-nghĩa những việc ḿnh làm. Cũng vậy, tại sao người INFJ cảm thấy lôi cuốn tới người ENTP nhà phát-minh? Đó là v́ người INFJ muốn giải-cứu người ENTP khỏi những ngông cuồng khờ dại, và quả thực đa-số các nhà phát-minh sáng-chế đều yểu-mệnh chết non.

mẫu 8: ENFJ: nhà giáo 5%

Ai có thể bổ-túc cho con người chuyên giúp người khác lớn lên đây? Đối-ngược về phía S là người ISTP nhà nghề. Người ENFJ nhà giáo dễ giúp cho người ISTP nhà nghề thực-hiện ngón nghề của ḿnh. Tuy nhiên người ISTP nhà nghề đôi khi có một khía cạnh khác nữa trong tính-t́nh của họ, và thỉnh thoảng trở thành chủ-lực của cuộc sống: mạo-hiểm và khai-phá.

Người ISTP nhà nghề có thể đi lạc-đường, đặt bước vào những nơi chưa biết. Khó mà tưởng-tượng ra được rằng người ENFJ nhà giáo cũng có khuynh-hướng ham muốn tương-tự.

Như đă nói trên, người ENFJ nhà giáo nhận thấy người INTP (coi số 1: kiến-trúc-sư) hấp-dẫn. Đây là mục-tiêu ngoạn-mục cho nhà giáo giúp người khác phát-triển và lớn lên, bởi v́ bên dưới bộ mặt lạnh lùng, trầm-tĩnh, vô-tư và nghi-ngờ là cả một kiến-trúc dinh-thự, máy móc, hoạt-động, sách-lược, ngôn-từ, tính toán, và bất cứ những ǵ có thể phác-hoạ ra được. Chính đó là cơ-hội để nhà giáo giúp kiến-trúc-sư ra mắt, thi-thố tài-năng.

Nếu người ENFJ nhà giáo là giáo-chức thực-thụ dù ở tŕnh-độ nào, họ sẽ bớt lôi cuốn đi t́m tính t́nh đối-ngược. Dĩ nhiên đa-số người ENFJ không hành-nghề giáo-chức.

mẫu 9: ESFJ nhà buôn 13%

Chúng ta đă nhận thấy hai mẫu người ESFJ nhà buôn và INTP kiến-trúc-sư thu-hút nhau (coi số 1). Người ESFJ nhà buôn muốn tạo nên căn-cứ-điểm để người INTP kiến-trúc-sư có thể bay cao hơn trên các tầng lầu trừu-tượng, lại nhận thấy người ISTP nhà nghề cần phải có điểm nương-tựa hơn nữa. Người ISTP nhà nghề muốn bay cao thực sự. Hăy quan-sát pḥng chỉ-huy của các phi-cơ, ta sẽ thấy toàn là những người ISTP nhà nghề thôi. Dĩ nhiên không phải bất cứ người ISTP nhà nghề nào nào cũng thích bay cao thực sự, nhưng khuynh-hướng mạo-hiểm và khám-phá vẫn tiềm-ẩn nơi con người của họ, y như con thiêu-thân nh́n thấy ánh-sáng là phải lao đầu vào. Như vậy có ích-lợi ǵ cho bản-tính vị-tha, xả-kỷ, hy-sinh, chăm sóc của người ESFJ nhà buôn không? Thưa có chứ. Đó là khi người ISTP nhà nghề thám-hiểm khám-phá xong trở về, đă có sẵn người ESFJ nhà buôn chờ đón để uỷ-lạo, săn sóc cho nghỉ-ngơi và giải-trí.

mẫu 10: ISFJ bảo-tŕ-viên 6%

Chúng ta đă thấy lư-do tại sao bản-tính bảo-tŕ của người ISFJ bảo-tŕ-viên bổ-túc hoà-hợp với người ENTP nhà phát-minh (coi lại số 2). Giữa người ISFJ bảo-tŕ-viên và người ESTP cổ-động-viên càng có liên-hệ mật-thiết hơn. Người ESTP mau mắn, lanh-lợi, uyển-chuyển thương-lượng cần có nơi để nương-tựa. Người ESTP có khuynh-hướng có những lúc bốc-đồng lên cao chín tầng mây xanh với đủ mọi thứ hoạt-động, c̣n người ISFJ thích cung-cấp một nơi để những người xuất-thần có thể xả-hơi tĩnh-dưỡng.

Thông-thường người ISFJ t́m những nghề-nghiệp đ̣i hỏi phục-vụ, chăm sóc giúp đỡ. Họ cũng thích làm những công việc tương-tự như vậy ở nhà và v́ thế dễ bận bịu hơn người khác. Nếu người phối-ngẫu không biết cảm-phục biết ơn những việc đó, họ có thể phàn-nàn lẩm bẩm v́ hy-sinh như những anh-hùng vô-danh.

mẫu 11: ESFP diễn-viên 13%

Người ta đă nghiên-cứu mối liên-hệ giữa những người INTJ nhà khoa-học và người ESFP diễn-viên. Tuy nhiên liên-hệ t́nh-nghĩa giữa hai mẫu người rất là hoạ-hiếm, nên nghiên-cứu tỉ mỉ để mà học hỏi đúng hơn là để áp-dụng thực-tế. Trong 100 người mới có 1-2 người INTJ, và người INTJ nhà khoa-học ít khi có dịp tiếp-xúc với người ESFP diễn-viên. Thông-thường người ESFP thấy dễ lôi cuốn tới người ISTJ ban giám-đốc. Người ESFP đầy nghị-lực hăng say chuẩn-bị một xuất tŕnh-diễn: họ cần xuất-đầu lộ-diện, thích tiệc trà ăn uống, hội họp đ́nh đám. Người ESFP là linh-hồn của bất cứ cuộc họp mặt gặp gỡ nào. Không biết bao nhiêu lần tiểu-thuyết-gia, kịch-gia, kư-giả màn ảnh đă viết chuyện nói về mối t́nh giữa nhà triệu-phú và người kỹ-nữ, chàng công-tử bột và ông phú-hộ. Người ESFP diễn-viên muốn đem lại sinh-lực phấn-khởi cho người ISTJ ban giám-đốc, đồng-thời cũng lại muốn nhờ người ISTJ trung-kiên và trách-nhiệm mà ổn-định cuộc đời của ḿnh.

mẫu 12: ISFP nghệ-sĩ 15%

Người ISFP nghệ-sĩ theo đuổi hai chủ-đề: một là muốn sống gần thiên-nhiên, hai là muốn sinh-hoạt nghệ-thuật. Chính v́ vậy mà người ISFP không có vẻ vụ-lợi, cho dù là thực sự họ cảm thấy khía-cạnh vụ-lợi thật hấp-dẫn. Tính t́nh đối-ngược về phía N là người ENTJ chỉ-huy-trưởng, loại tính t́nh hung hăng đầy nhiệt-huyết, nhất là để thực-hiện một kế-hoạch, một chương-tŕnh. Người ISFP dễ trở thành người hoà-giải, trung-gian, người cổ-vơ sống thiên-nhiên, nhưng cũng có lúc muốn t́m người có tài lănh-đạo, chỉ-huy để thực-hiện một chương-tŕnh ngắn hạn. Người ISFP nghệ-sĩ dễ lôi cuốn tới người ESTJ ban điều-hành, con người có đầu óc thích-hợp để điều-hành quản-trị mọi việc dù cho nhất-thời. Nên nhớ rằng người nào hay chê bai một cơ-sở tổ-chức cũng chính là người muốn cầm đầu cơ-sở tổ-chức đó. Khi người ISFP nghệ-sĩ cưới một người ENTJ chỉ-huy-trưởng hoặc ESTJ ban điều-hành, họ không có ư muốn thay đổi người phối-ngẫu thành một con người thích thiên-nhiên đâu. Trong các mẫu tính t́nh, người ISFP là con người dễ tính nhất để ai làm ǵ cũng được, việc ǵ ra sao cũng không sao. Chính thái-độ này là môi-trường thích-hợp để xí-nghiệp phát-triển và văn-minh tăng-tiến.

mẫu 13: ESTJ ban điều-hành 13%

Người ESTJ ban điều-hành cảm thấy thích-thú và thoải-mái được bảo-tồn một cơ-sở, giúp cho cơ-cấu được vững bền, dung-hoà, bảo-đảm, thứ-tự đâu vào đó. Thế nhưng họ lại thích lôi cuốn tới người ISFP nhà nghệ-sĩ siêu! Chắc hẳn họ không hy-vọng thay đổi con người nghệ-sĩ siêu này thành ra giống như họ được. H́nh như họ thấy lối sống siêu-thoát, bất-cần của nghệ-sĩ giúp họ bớt lo-lắng về những trách-nhiệm vĩ-đại mà họ phải ra tay gánh vác.

psycho

Có khi họ t́m ra mẫu tính t́nh đối-ngược lại hấp-dẫn, người INFP nhà chinh-phục với khuynh-hướng ẩn-dật. Đó là điều thật hoạ-hiếm v́ cứ 15 người ESTJ quản-trị-viên mới có một người INFP nhà chinh-phục. Khó mà tin được rằng người ESTJ sẽ t́m được an-vui thảnh thơi nơi người INFP, bởi lẽ dưới bộ mặt ẩn-dật, c̣n tiềm-tàng khả-năng một chiến-sĩ xung-phong, - điều mà ít khi biểu-lộ ra khi người ESTJ đi t́m kiếm. Có khi họ tự đ̣i hỏi ḿnh phải tiến sâu hơn trong liên-hệ t́nh-nghĩa để t́m ra ư-nghĩa đích-thực nhưng lại chẳng biết phải làm thế nào. Họ càng cố-gắng th́ càng chứng-tỏ họ chỉ thấy giả-tạo và vô-nghĩa.

mẫu 14: ISTJ ban giám-đốc 6%

Đây là con người tổng-hợp của bảo-đảm, chuẩn-bị, và liên-kết, một con người với ư-muốn được tín-nhiệm. Dĩ nhiên họ thích những nghề về kết-toán, ngân-hàng, thị-trường chứng-khoán. Thử tưởng-tượng xem cả hai người phối-ngẫu đều là ISTJ: hai tượng đá đứng bên nhau. Vững chắc th́ có vững chắc đó, nhưng đâu có dễ dàng bắc nhịp cầu thông-cảm.

Người ISTJ ban giám-đốc thấy lôi cuốn tới mẫu t́nh t́nh đối-ngược là người ESFP diễn-viên v́ tính cách sống động linh-hoạt. Người ISTJ chỉ thích thu-tích tiết-kiệm sẽ cảm thấy lôi cuốn tới người ESFP chỉ thích chi tiêu, sử-dụng. Đối-nguợc nhau hoàn toàn nhưng lại dễ yêu nhau và cưới nhau.

Người ISTJ có thể thấy tính t́nh đối-ngược về khía cạnh N là hấp-dẫn lôi cuốn, người ENFP nhà báo. Cứ 100 người th́ có 5 người ban giám-đốc và 5 người ENFP nhà báo. Có lẽ họ cảm thấy người ENFP muốn loan tin cũng giống như tâm-t́nh của người ESFP diễn-viên muốn tŕnh-diễn vậy. Dĩ nhiên cả hai mẫu người ENFP và ESFP đều có chung tính cách sống động và linh-hoạt, một đức tính quư báu dễ làm cho người ISTJ cẩn-thận nghiêm-nghị được vui vẻ.

mẫu 15: ESTP cổ-động-viên 13%

Trong 100 người có 13-15 người ESTP cổ-động-viên, mà chỉ có 1-2 người INFJ tác-giả, tính t́nh đối-ngược nhau về khía cạnh N, nên ít khi có vụ 2 người hợp-duyên với nhau. Cứ thử tưởng-tượng xem làm sao một người tác-giả thích suy-tư tiên-đoán, lại có thể hợp duyên được với một cổ-động-viên thương-lượng tính toán. Nên nhớ rằng các vị tổng-thống lỗi-lạc của Hoa-kỳ như J.F. Kennedy, L.B. Johnson, T. Roosevelt, F.D. Roosevelt đều là người ESTP ít ai sánh kịp. Có lẽ nên nghiên-cứu xem tính t́nh của các đệ-nhất phu-nhân ra sao xem họ có phải là người INFJ tác-giả suy-tư tiên-đoán hay không.

Người ESTP h́nh như thích lựa chọn người ISFJ bảo-tŕ-viên. Nếu chồng là ESTP cổ-động-viên và vợ là ISFJ bảo-tŕ-viên th́ thật là xứng đôi vừa lứa. Thiên-kiến về vai-tṛ nam nữ trong xă-hội có thể cho thấy một đôi vợ ESTP và chồng ISFJ khó mà thành-công, nhưng nếu cố-gắng hoà-hợp điều-chỉnh với xă-hội thay đổi, họ cũng có thể thành-công.

mẫu 16: ISTP nhà nghề 7%

Con người ISTP nhà nghề có thể đi t́m kiếm mẫu tính t́nh đối-ngược, người ENFJ nhà giáo. Như đă nói ở trên (coi số 8) nơi người ENFJ nhà giáo có yếu-tố giúp người khác tăng-trưởng phát-triển, nên người ISTP nhà nghề coi đó như cần-thiết để bổ-túc cho ḿnh. Tuy nhiên nơi bản-tính của người ENFJ không có ǵ giúp cho khía cạnh mạo-hiểm của tính t́nh người ISTP. Nếu người ISTP nặng về mạo-hiểm quá nhiều, t́nh-nghĩa giữa người ENFJ nhà giáo và người ISTP nhà nghề sẽ gặp nhiều rắc rối.

Người ISTP nhà nghề không cảm thấy lôi cuốn chút nào tới người ESFJ nhà buôn dẻo miệng, đon đả, ân-cần, chiêu-đăi. Người ESFJ nhà buôn phải đích-thân chủ-sự mời người ISTP nhà nghề rời ghế xe hơi, ghế phi-cơ, xe gắn máy thật lâu mới được, để họ biết liên-hệ với người khác một cách hữu-hiệu và thoải-mái hơn. Người ISTP nhà nghề cần nơi nương-tựa; nếu không, họ sẽ ra đi t́m kiếm chân-trời mới. Khi người ISTP nghe hai chữ ‘ra đi, lên đường’, họ coi đó như điều tâm-niệm nằm ḷng và họ cố công thực-hiện y như vậy.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.