HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 6

 

nhận-định tổng-quan

 

 

Sau đây là chân-dung toàn-bộ của mỗi mẫu tính t́nh.

 

11.- người ESFJ nhà buôn: 13%

ESFJ là người xă-giao niềm nở hơn cả trong các mẫu tính t́nh: họ thích giao-thiệp tiếp-xúc với người khác, có khuynh-hướng lư-tưởng-hóa bất cứ người nào hoặc sự ǵ họ cảm-phục ca-tụng. ‘Ḥa-đồng’ đó là ṇng cốt căn-bản của mẫu tính t́nh này. Cứ 100 người, có 13 người thuộc mẫu ESFJ.

Người ESFJ là người quan-trọng trong việc nuôi dưỡng các cơ-sở tổ-chức sẵn có như gia-đ́nh, học- đường, hội-giáo, tổ-chức cộng-đồng. Dù đi đâu chăng nữa họ cũng đề-cao ḥa-khí, và gầy dựng ḥa-hợp. Họ xuất-sắc trong việc tiếp-khách tiếp-tân, nhớ tên từng người chỉ sau một lần gặp. Trong các buổi họp mặt gặp gỡ, họ để ư chăm sóc nhu-cầu của người khác, muốn làm cho mọi người thoải-mái dễ chịu. Người ESFJ để ư đến những giao-tế liên-hệ xă-hội, và các câu chuyện của họ hay xoay quanh chủ-đề nhớ lại kỷ-niệm đă qua. Họ phát-triển, nâng đỡ và duy-tŕ các tập-tục truyền-thống.

Người ESFJ khó chịu về sự lănh-đạm của người khác và họ cần được người khác biết ơn họ cũng như biết ơn những việc họ làm cho người khác. Họ ư-thức được các bộ-điệu dáng-dấp bên ngoài và coi những ư-kiến của người khác về vấn-đề giao-tế xă-hội là rất quan-trọng. Giá-trị người ESFJ đề-cao được tự-do phát-biểu qua những lời ‘nên’ hoặc ‘không nên’. Người ESFJ có trật-tự và đầy ư-thức, nên họ ngao ngán khi ở xa người khác.

Người ESFJ có khuynh-hướng chọn những nghề phục-vụ. Họ nặng về tính cách hướng-ngoại, nên họ buôn bán rất giỏi, và thường đạt giải quán-quân khi thi đua bán hàng. Họ có khả-năng tiến mau trên các dịch-vụ buôn bán trong bất cứ tổ-chức nào. Nếu quan-sát một người ESFJ buôn bán, chúng ta sẽ nhận thấy rơ ràng mẫu người hoạt-động: không phải khách hàng mua món đồ v́ là món đồ tốt, nhưng là v́ người bán dễ thương, lịch-sự, giao-thiệp. Cũng chính đức-tính đó làm cho người ESFJ xuất-sắc trong việc dạy học, giảng-thuyết, kiểm-soát, hành-chánh, làm ông/bà bầu thể-thao, và nói chung là những công việc liên-hệ giữa người với người. Ít khi họ làm cho người trên họ phải khó chịu, bởi lẽ họ tôn-trọng vâng lời luật-pháp quy-tắc, họ có tinh-thần trách-nhiệm và phục-vụ khá cao. Họ trung-thành với chủ-nhân. Người ESFJ thích thảo-luận về các sự việc và các vấn-đề xảy ra trong cuộc sống của các bạn đồng-nghiệp, nhưng khi câu chuyện trở nên trừu-tượng và mang mầu sắc triết-lư hoặc khoa-học, họ trở nên khó chịu. Chẳng hạn như phân-tích một vấn-đề phức-tạp bằng cách t́m lối giải-nghĩa các sự kiện với phương-pháp áp-dụng các nguyên-tắc, không làm cho người ESFJ phấn-khởi chút nào, khác hẳn với người NT.

Người vợ/chồng ESFJ có một hệ-thống giá-trị với những điều ‘nên’ hoặc ‘không nên’ thật rơ ràng, và họ muốn gia-đ́nh họ cũng phải tuân theo như vậy. Họ ư-thức được các trọng-trách trong gia-đ́nh, có thứ-tự trong nhà cửa, và mọi người trong nhà cũng phải sống như vậy. Họ thích gặp gỡ, làm quen và tiêu-khiển giải-trí. Người ESFJ muốn giải-quyết thực-hiện các quyết-định trong gia-đ́nh một cách hiệu-nghiệm và mau lẹ, và muốn nếp sống trong gia-đ́nh có thứ-tự, lớp lang, nề nếp. Họ không muốn phá bỏ các tập-quán; họ quư-trọng các giá-trị truyền-thống trong gia-đ́nh, tôn-trọng lời giao-ước hôn-phối, và dễ gây thiện-cảm nhất trong các mẫu tính t́nh. Họ có khuynh-hướng lệ-thuộc vào người bạn phối-ngẫu, và có thể chỉ kết-hôn để bảo-đảm được một chỗ vững chắc trong guồng máy xă-hội. Họ thích các nghi-lễ tổ-chức ăn uống hội chè đ́nh đám, dự trữ đủ thứ của cải vật-chất và quư-trọng tài-sản. Họ coi vai-tṛ của họ trong cộng-đồng là quan-trọng, và tỏ ra tế-nhị đối với những người cầm quyền quyết-định, và họ liên-đới tốt với quyền-bính. Họ ư-thức được ảnh-hưởng của địa-vị chức-tước và thường lệ-thuộc vào ư-kiến và thái-độ của người trên.

Người ESFJ để lộ con tim trên trán, nên ai cũng biết họ cần nhiều t́nh-cảm. Họ cần phải được yêu thương, quư mến, cảm-phục, và họ có thể tốn nhiều công-sức để biết chắc họ được như vậy. Họ có thể buồn sầu, chán-nản và dám nghĩ đến tự-tử, nếu như họ tưởng rằng v́ lỗi lầm của họ mà đă có những hậu-quả trầm-trọng trong tổ-chức và trong liên-hệ t́nh-nghĩa.

Thông thường người ESFJ kính-trọng yêu mến cha mẹ. Khi đi học, họ là học-sinh ngoan ngoăn vâng lời. Họ tỏ ra có khả-năng diễn-tả biểu-lộ đúng tâm-t́nh trong hoàn-cảnh. Họ là những người giầu t́nh-cảm, dễ tính, và thường hăng say ăn mừng những ngày đáng nhớ đáng mừng như sinh-nhật, kỷ-niệm, giáp năm. Đồng-thời người ESFJ có thể làm cho người khác phải bồn chồn lo lắng v́ họ nh́n xa thấy rộng, biết những khó khăn trở ngại sẽ xẩy đến, những ngày buồn sầu sẽ tới: khuynh-hướng bi-quan này dễ lây sang người khác. Họ cần phải kiểm-soát những lo âu của họ về tương-lai và cần phải chế-ngự khuynh-hướng tiên-đoán những hậu-họa.

Con cái của người ESFJ thường được coi là gia-đ́nh nới rộng nên đều có ảnh-hưởng trên người ESFJ. Nếu có điều ǵ không hay, người ESFJ có thể chỉ-trích, đổ thừa cho con cái hoặc vợ/chồng trong nhà. Người ESFJ có khuynh-hướng cưới người nghiện ngập hoặc người cần sự giúp đỡ đặc-biệt. Nếu người nữ ESFJ cưới phải một người nam không cung-phụng đủ, nàng có thể cằn nhằn so sánh với trường-hợp người khác. Người ESFJ dù nam dù nữ cũng dễ sống với người khác và vật-dụng hơn là với ư-tưởng nguyên-tắc. Họ thích-thú đường lối đi đến một quyết-định, nhất là khi trọng-tâm của vấn-đề là dùng người, xài đồ vật cho hữu-ích.

 

12.- người ISFJ người bảo-tŕ: 6%

Cứ 100 người có 6 người ISFJ. Ước-vọng chính của họ là phục-vụ và trợ giúp các nhu-cầu cá-nhân. Người ISFJ hiểu biết lịch-sử, am-tường liên-hệ giữa các sự kiện và các t́nh-nghĩa đă qua. Họ đề-cao giá-trị của truyền-thống và nguồn-lực. ISFJ là loại người ít hưởng-thụ hơn cả trong các mẫu tính t́nh, nên họ tin rằng làm việc là tốt, giải-trí là phần thưởng cho công-lao chịu khó. Người ISFJ chịu khó cặm cụi làm việc thật lâu giờ. Khi họ đă nhận một công-tác nào, họ phải cố-gắng hết sức chu-toàn cho được mới thôi. Họ thích và muốn duy-tŕ đường lối đă quy-định sẵn để làm việc và để làm cho đàng hoàng. Họ thường không thắc mắc ǵ về đường lối theo quy-ước, không đặt lại vấn-đề xem đường lối đó có c̣n hiệu-nghiệm nữa hay không. Họ coi những chỉ-dẫn trong sách thủ-bản như khuôn vàng thước ngọc. Họ cảm thấy khó chịu, buồn bực khi có ai vi-phạm hoặc coi thường những chỉ-dẫn đó, cho dù họ không biểu-lộ những điều bực dọc đó ra bên ngoài. Thông thường họ âm-thầm chịu đựng để rồi cảm thấy chán chường, mệt mỏi và gân cốt căng thẳng.

Người ISFJ là mẫu tính t́nh đáng tin hơn cả, và họ không cảm thấy vui khi phải làm việc trong một nơi hay thay đổi luật-lệ. V́ ước-vọng chính của họ là phục-vụ tha-nhân, nên họ thích chọn những nghề như y-tá, giáo-chức, văn-pḥng, y-khoa, nhất là y-khoa tổng-quát, thư-viện, chức-vụ trung-gian. Họ đối-xử thật hay với những người cần đến họ, như người đau yếu bệnh tật, người ít học, sinh-viên, thượng-cấp. Họ cảm thấy hài-ḷng thật nhiều khi họ có dịp giúp đỡ nhu-cầu của người khác và phục-vụ một cách hữu-hiệu, thoải mái. Khi người khác không cần ǵ nữa, người ISFJ có thể thay đổi cách đối-xử và tỏ ra hết hứng-thú. Họ thích giúp đỡ những người sa cơ lỡ vận, và họ có tinh-thần phục-dịch cao hơn những mẫu tính t́nh khác. Khi nào có trường-hợp đ̣i hỏi phải phục-dịch, họ chứng tỏ tinh-thần rất cao. Người ISFJ có tinh-thần trách-nhiệm thật tuyệt-vời, và có biệt-tài thi-hành những thủ-tục tập-quán đ̣i hỏi lặp đi lặp lại hoặc liên-tiếp diễn-tiến. Chẳng hạn như người ISFJ thật xuất-sắc trong nhiệm-vụ thư-kư văn-pḥng, y-tá tận-tụy, giáo-chức tận-tâm. Họ không lấy làm thích-thú ǵ về những lư-thuyết mung lung, suy-tư trừu-tượng. Họ để cho người khác lo mấy chuyện đó, c̣n họ chỉ muốn lo những ǵ thực-tế hữu-dụng thôi.

Người ISFJ có khuynh-hướng trung-tín và chung-thủy với thượng-cấp, và thích sống tựa vào cá-nhân người lănh-đạo hơn là cơ-sở tổ-chức. Họ mong muốn mọi người, kể cả thượng-cấp, phải tuân theo những chỉ-thị kỷ-luật, và họ buồn rầu lúng túng khi người khác không sống theo quy-ước. Người ISFJ thường cảm thấy như chính ḿnh họ có nhiệm-vụ để ư canh chừng cho mọi người trong cơ-sở tổ-chức phải giữ đúng luật-lệ tập-quán. Họ thường nhận-thức được ư-nghĩa và giá-trị của chức-tước, môi-trường, địa-vị, và biết dùng tất cả một cách lợi-ích. Họ nhận-thức được giá-trị của tài-nguyên vật-chất và gớm ghét những ǵ họ coi là phí-phạm lạm-dụng. Họ thấy quan-trọng phải tiết-kiệm, phải dành dụm cho những bất-ngờ trong tương-lai hoặc để đề-pḥng những trường-hợp khẩn-cấp.

Người ISFJ có thể cảm thấy hơi khó chịu khi phải nhận một địa-vị có quyền-bính trên người khác, và có thể cố-gắng tự ḿnh làm hết mọi việc hơn là để người nào làm việc nấy. Hậu-quả là họ thường ôm đồm quá nhiều công việc.

Người ISFJ tận-tâm lo cho vợ/chồng con cái gia-đ́nh, và thường tỏ ra quán-xuyến việc tề-gia nội-trợ thật giỏi. Nhà cửa của họ thường sạch sẽ ngăn nắp trong ngoài. Họ cẩn-thận bảo-tŕ bên trong cũng như bên ngoài theo đường lối gia-truyền. Người cha/mẹ ISFJ mong muốn con cái phải sống theo luật-lệ của xă-hội, và cảm thấy họ có trách-nhiệm đặc-biệt phải làm sao cho chúng tôn-trọng kỷ-luật. Người ISFJ không muốn làm bộ-điệu kiểu cách hoặc lên mặt phô-trương. Họ thích có những bạn hữu khiêm-tốn, trầm lặng hơn là những người khoe khoang. Đối với họ, mỗi người phải cư-xử đúng với địa-vị của họ theo thuyết chính-danh, và người ISFJ có thể khó chịu khi thấy người khác cư-xử quá mức hoặc không đúng mức địa-vị của họ trong xă-hội.

Người nữ ISFJ thường biểu-lộ một năng-khiếu trang-hoàng bên trong nhà cửa thật hấp-dẫn theo đường lối cổ-kính, dọn ăn thật ngon thật đẹp và sắp đặt môi-trường cho có thứ-tự ngăn nắp. Nam cũng như nữ ISFJ coi nhà cửa là lănh-vực quan-trọng cần phải bảo-tŕ và làm chủ.

nhatrang

Tính t́nh người ISFJ là mẫu tính t́nh rất đáng tin cậy, nhưng họ có thể cảm thấy lôi cuốn tới người vô-trách-nhiệm, người tham lam, người mê ăn uống. Nhiều người ISFJ cưới người nghiện ngập và rơi vào tṛ chơi ‘cứu người bỏ người’ không cùng: họ muốn ra tay cứu-nhân độ-thế để giúp người bạn phối-ngẫu cải-thiện. Đôi khi người mẹ ISFJ tỏ ra khuynh-hướng khôi-hài mâu-thuẫn ở chỗ để thả lỏng cho con trai đi chơi hoang-đàng, trong khi lại dạy con gái phải biết tôn-trọng tập-tục truyền-thống đúng chỗ đúng lúc.

Người ISFJ thường hay bị hiểu lầm và bị coi thường giá-trị. Không mấy ai nhận ra giá-trị phần họ đóng góp, và họ dễ bị người khác coi thường. Điều đó có thể làm cho họ dễ bị uất-ức căm hờn, tạo nên đau khổ vô-cớ cho họ.

 

13.- người ESTP cổ-động-viên: 13%

Người ESTP dù nam hay nữ cũng là mẫu người thích hoạt-động. Bất cứ ở đâu có người ESTP, th́ cũng có sinh-hoạt hành-động ở đó. Khi ánh sáng chiếu lên, cung nhạc vang dội, tất nhiên phải có sinh-hoạt. Đây là sinh-hoạt của người ESTP: kinh-doanh, ngoại-giao, ḥa-giải, thương-thảo: việc nào họ cũng tỏ ra xuất-sắc tuyệt-hảo. Cứ 100 người, có 13 người thuộc mẫu tính t́nh ESTP: hướng-ngoại, cảm-giác, suy-tư và trực-giác. Ngôn-từ chính-xác nhất để diễn-tả người ESTP đó là ‘hữu-dụng, có ích’.

Cuộc sống không bao giờ buồn tẻ chung quanh người ESTP. Họ có dáng dấp bộ-điệu hấp-dẫn, dễ thương, lúc nào cũng như trên sân khấu và màn ảnh, khiến cho chuyện ǵ dù tầm-thường đến đâu cũng trở nên phấn-khởi thích-thú. Người ESTP thường biết rơ những tiệm ăn ngon nhất, và người giúp bàn biết rơ tên họ. Người ESTP cư-xử lịch-thiệp, đàng hoàng và có tư-cách ngoài xă-hội cũng như khéo léo biết cách sử-dụng môi-trường hoàn-cảnh.

Người ESTP có biệt-tài quan-sát ư-tứ chủ-đích của người khác, và rất tinh-vi nhận ra từng cử-chỉ thật nhỏ mà các mẫu tính t́nh khác không nhận ra được. Họ quán-quân về việc sử-dụng những nhận xét đó để thu-hút thân-chủ. Con mắt người ESTP lúc nào cũng nh́n người đối-diện, và mọi hành-động đều hướng về khán-thính-giả. Người ESTP thật khôn-ngoan, khéo léo, vui tính, và coi bộ như thông-cảm ḥa-đồng với mọi người thật tài-t́nh, cho dù thực-tế có khi là ngược lại. Thực ra họ nhận xét thật tinh-vi từng cử-chỉ tế-nhị của người khác, nên thường đi trước người khác thật xa. Họ có thể dùng những nhận-định này tùy theo ư họ muốn: bề ngoài coi họ có vẻ như ư-chí sắt đá, họ chấp-nhận làm những công việc mà người khác có thể coi như là ‘chuông tạ treo chỉ mành’. Người khác coi đó là liều mạng, nhưng người ESTP lại lấy làm khoái-chí nhận những công việc gần như tuyệt-vọng. Người ESTP có óc thực-tế tàn canh luôn, và thường coi mục-đích biện-minh cho phương-tiện, khi họ thấy đó là cần-thiết, cho dù họ có thể biết đó là điều đáng tiếc nhưng lại rất ư là cần-thiết. Tuy nhiên, thường thường người ESTP không để ư việc phải biện-minh cho hành-động của ḿnh, nhưng họ tiếp-tục tiến-tới một hành-động khác.

Người ESTP có biệt-tài sáng-kiến làm những công việc đưa người ta ngồi lại với nhau để thương-thảo. Họ là những nhà quản-đốc lưu-động, có thể giúp cho các xí-nghiệp hoặc cơ-sở bị nguy-ngập khánh-tận, được phục-hồi thật mau lẹ và đàng hoàng. Họ có thể đề-nghị một chương-tŕnh, một dự-án để người khác chấp-thuận mà không mẫu tính t́nh nào khác có thể làm được, tuy nhiên họ không muốn đi sâu vào những chi-tiết hành-chánh rườm rà của dự-án. Điều này thường khiến cho người khác không quư mến tài-năng đặc-biệt của người ESTP , bởi lẽ người ta dễ quên đi nguồn gốc dự-án mà chỉ để ư đến những chi-tiết chưa được thực-hiện, nên dễ chỉ-trích khuyết-điểm của người ESTP hơn là quư mến ưu-điểm của họ. Ít cơ-sở xí-nghiệp biết dùng người ESTP đúng cách. Khi người ESTP tự ḿnh đề-xướng ra một điều ǵ, ít khi họ thành-công v́ họ không chịu tiếp-tục đi sâu vào các chi-tiết thực-hiện, nên cho dù dự-án có tốt đẹp cũng dễ bị rơi vào quên lăng. Người ESTP cần có người để ư nghiên-cứu theo dơi các chi-tiết mà thực-hiện cho có kết-quả.

Nếu tài kinh-doanh và hoạt-động của người ESTP được sử-dụng vào mục-đích xây-dựng, phần đóng góp của họ cho một tổ-chức thật là quư giá. Tuy nhiên nếu họ không t́m thấy phấn-khởi thích-thú một cách xây dựng, họ có thể quay ra phá-đổ, chống đối trong những ngành đáng lư ra phải có tin-nhiệm: làm giấy tờ giả-mạo, viết chi-phiếu không tiền bảo-chứng, lường gạt. Phim ‘THE STING’ nói lên cách sử-dụng tài khéo của người ESTP.

Người ESTP sống trong giây phút hiện-tại. Trong cuộc sống hôn-nhân, họ thường đem lại phấn-khởi và thích-thú bất-ngờ cho liên-hệ t́nh-nghĩa. Người phối-ngẫu ESTP thường tỏ ra rất chú-ư khi ở nơi công-cộng và xă-giao mềm dẻo. Họ có đường lối đối-đáp vui đùa,và lúc nào cũng có những trận cười ḍn kèm theo những chuyện tiếu-lâm, những chuyện vui cưới vô-tận của họ. Người ESTP chiếu-tỏa hấp-dẫn quyến-dũ. Họ không tiếc ǵ với bạn bè, cho dù đôi khi trách-nhiệm gia-đ́nh của họ phải xuống hàng thứ-yếu. Người phối-ngẫu ESTP có khi cảm thấy ḿnh như là một đồ vật: người nữ như một tṛ chơi, người nam như một tiện-nghi. Người ESTP không thiết-tha gắn bó sâu-đậm và dài lâu, cho dù nhiều người quen biết họ, và họ nhớ tên từng người. Họ đặt điều-kiện cho liên-hệ t́nh-nghĩa của họ, và điều-kiện đó là coi xem họ có được lợi ǵ không. Tuy nhiên, thu lượm được ǵ, họ sẵn sàng chia sẻ với người bạn phối-ngẫu. Người ESTP có thể làm người bạn phối-ngẫu ngạc-nhiên với một món quà bất-ngờ, như đi du-lịch ṿng quanh thế-giới, món đồ đắt tiền. T́nh-nghĩa của họ có đặc-tính là vui nhộn, phấn-khởi, cười đùa và bất-ngờ.

Người ESTP khó chịu-đựng được tâm-trạng hồi-hộp căng thẳng. Họ thường xa tránh các môi-trường đó, hoặc bỏ đi khi thấy quá nhiều gây-cấn xung-khắc giữa cá-nhân. Người ESTP thường có vẻ bí-nhiệm đối với người bạn phối-ngẫu cũng như đối với người khác. Ít có ai hiểu được tính t́nh độc-đáo này. Chính người ESTP hiểu rơ câu nói ‘ai đi trước là phải đi một ḿnh’. Thế nhưng người ESTP không thích sống cô-đơn lâu dài. Họ ham sống, thích những sự trên đời, đi t́m phấn-khởi, bằng cách trở nên người chiến-sĩ, lực-sĩ, mạo-hiểm, chơi tṛ may rủi, và lúc nào cũng muốn gơ cửa Thần Tài cách này cách khác. Suốt cuộc đời của người ESTP lúc nào cũng có một ư-nghĩ đi t́m phấn-khởi thích-thú qua các cuộc mạo-hiểm.

 

14.- người ESFP diễn-viên: 13%

Người ESFP chiếu-tỏa đức-tính lạc-quan, thân-t́nh, ấm cúng, quyến-dũ. Họ dịu dàng. lanh lợi, dễ thương, khéo léo, hoạt-bát, cởi mở. Cứ 100 người, có 13 người thuộc mẫu tính t́nh ESFP. Họ là con người dễ sống, vui tính, ai cũng thích được làm quen làm bạn. Họ cũng là con người hảo-tâm đại-lượng hơn tất cả các mẫu tính t́nh khác. Ngôn-từ chính-xác nhất để diễn-tả con người ESFP là ‘biểu-diễn tŕnh bầy’.

Người ESFP tránh ở một ḿnh, luôn t́m cách có người này người kia. Người ESFP dễ t́m bạn bè, bởi v́ người khác dễ nhận thấy rằng hễ có người ESFP là có vui vẻ nhộn nhịp. Người ESFP thích phấn-khởi thích-thú dù họ ở đâu hay làm việc ǵ cũng vậy. Niềm vui sống của họ ảnh-hưởng lây tới người khác và bộ mặt của họ lúc nào cũng để lộ ra hạnh-phúc vui tuơi. Họ ăn nói hoạt-bát và cách họ nói dỡn chơi vui cười thật tế-nhị khôn khéo. Người ESFP có điệu-bộ đàng hoàng và thường ăn mặc theo mốt hợp thời nhất, chứng-tỏ họ vui hưởng cuộc sống: y-phục, thực-phẩm, tiện-nghi vật-chất và giờ vui chơi giải-trí. Dù đi đâu người ESFP cũng tạo nên môi-trường ăn uống vui chơi dễ dàng, và chung quanh họ lúc nào cũng có vẻ vui tươi nhộn nhịp như hội hè đ́nh đám.

Người ESFP thích phấn-khởi hứng-thú, cho dù đôi khi nổi-hứng bất-tử bất-thần làm cho người bạn phối-ngẫu có lúc phải bồn chồn lo lắng v́ phải sống trên đường mạo-hiểm. Nhà của người ESFP lúc nào cũng có khách khứa ra vào nhộn nhịp vui vẻ. Bề ngoài coi bộ như không có vấn-đề trở ngại ǵ xẩy ra, nhưng kỳ thực họ hành-động như thế cũng giống như người sợ ma đi qua nghĩa-trang phải huưt sáo thật to để đánh trống lảng. Họ không muốn chấp-nhận có lúc tàn-canh mạt-vận.

Người ESFP có thể tỏ ra đại-lượng một cách kỳ-cục. Của họ là của bạn, và của bạn vẫn thuộc về của họ cách nào đó. Họ giúp đỡ người này người khác mà không mong đợi được đền ơn trả nghĩa. Họ yêu người một cách bất-vụ-lợi. Họ coi đời như một kho-tàng vô-tận để họ vui hưởng mà không phải cố-gắng lo lắng nhiều.

Thái-độ người ESFP thích vui hưởng đời có thể làm cho họ sa vào nhiều cạm bẫy hơn các mẫu tính t́nh khác. Họ dễ có khuynh-hướng bốc-đồng, nên nam cũng như nữ dễ bị mê-hoặc rủ rê về tâm-lư cũng như thể-lư. Họ dễ bị người khác chinh-phục và chiều theo đ̣i hỏi của người khác. Làm cha mẹ, người ESFP thích vui chơi, tạo nên nhịp sống phấn-khởi thích-thú trong nhà, và dễ chơi với con cái như bạn bè ngang hàng. Nhưng khi nào có ốm đau hoặc bất cứ vấn-đề ǵ, họ có thể tỏ ra mất kiên-nhẫn và t́m cách tránh xa.

Trong các mẫu tính t́nh, người ESFP khó chịu nổi được băn khoăn lo lắng nhất. Họ t́m cách tránh xa các băn khoăn lo lắng bằng cách giả vờ bỏ quên không nh́n vào bóng tối của cuộc đời càng lâu càng tốt. Họ có khuynh-hướng chiều theo ư riêng ḿnh, nhưng thay v́ tỏ ra cách chống-cự bề ngoài hoặc làm rùm beng lên, người ESFP dễ tỏ ra hợp-tác bề ngoài, để rồi họ cứ làm mọi sự theo sở-thích riêng tư của họ.

Người ESFP thích những ngành hoạt-động, và không nên trao phó cho họ những nhiệm-vụ đơn-độc lẻ loi. Họ thích làm việc với quần-chúng, và có biệt-tài giao-tế xă-hội, liên-lạc công-cộng. Họ đi tới quyết-định với tính cách thân-t́nh niềm nở, do người này người kia giới-thiệu hoặc có liên-hệ tới những ǵ quan-trọng. Người ESFP lệ-thuộc rất nhiều vào kinh-nghiệm cá-nhân của họ, và thường thường tỏ ra có lương-tâm thẳng thắn, lương-tri minh-bạch.

Người ESFP là nguồn gầy-dựng thiện-cảm nơi người khác nhờ tính cách xă-hội và thích-nghi mềm dẻo của họ. Họ không khó chịu khi bị ai ngắt lời. Họ có đủ sự kiện về những người chung quanh họ, nhờ những quan-sát không ngừng và những nhận xét dễ có, nhờ đó lời họ nhận-định về người khác đáng tin.

Người ESFP không thích ngành học-vấn bao nhiêu. Họ chỉ học hỏi t́m hiểu những ǵ cần sử-dụng ngay thôi. Họ tránh xa khoa-học và kỹ-thuật, thích xoay quanh kinh-doanh thương-mại, và có khả-năng buôn bán, nhất là bán những đồ vật mau hư. Họ có thể thành-công trong ngành giáo-dục, nhất là lớp tiểu-học, và có thề thích nghề y-tá, v́ tính cách bi-thương của ngành này. Họ làm việc có kết-quả với những người bị khủng-hoảng, và nhờ đức-tính này, họ thường chọn các công-tác xă-hội. Họ cũng thích những người làm nghề giải-trí, nên có khi đi vào nghệ-thuật tŕnh-diễn, ước mong được phấn-khởi thích-thú khi xuất đầu lộ-diện trước công-chúng.

 

15.- người nhà nghề ISTP: 7%

Người ISTP cũng có tính cách bốc-đồng như những người SP khác, và đối với họ, cuộc sống là nghệâ-thuật trong hành-động: hành-động là cứu-cánh của tất cả. Người ISTP cảm thấy phấn-khởi thích-thú khi được hành-động v́ bốc-đồng xuất-thần hơn là v́ một mục-đích. Nếu hành-động có một mục-đích nào khác th́ cũng kệ nó, miễn là hành-động đó được thi-hành. Mỗi hành-động có một định-hướng sẵn, có những định-luật riêng mà không một luật-pháp quy-luật nào có thể ràng buộc được. Người ISTP chủ-trương b́nh-đẳng và muốn trung-tín với anh chị em trong t́nh huynh-đệ, nhưng cũng có khi họ tỏ ra bướng bỉnh cố-chấp, coi hệ-thống tổ-chức và quyền-bính như không cần và thừa thăi. Họ không muốn chống lại kỷ-luật, nhưng chỉ coi thường bỏ qua đi thôi. Người ISTP muốn tự-do làm những ǵ họ muốn, thay đổi cách thức hành-động theo họ thích. Người ISTP hănh-diện v́ họ có khả-năng đó.

Người ISTP thường không sợ hăi nhút nhát: họ mạo-hiểm hơn các mẫu tính t́nh khác, cho dù bị thương-tích thường-xuyên. Trong các mẫu tính t́nh, người ISTP dám dùng con người và kỹ-thuật của họ có để bất-chấp may rủi, thời-cơ, số mạng. Họ thích-thú những phấn-khởi hăng hái mỗi ngày bằng cách đi theo những di-chuyển nhanh như đua xe, nhào lộn trên không, đi lượn cỡi sóng. V́ họ thích hành-động, nên họ là loại người dễ bị buồn chán hơn cả. Lúc nào họ cũng bị kích-thích để tăng-gia vận-tốc. Tuy nhiên có điều này kỳ-lạ là họ không cảm thấy buồn chán khi làm những công việc họ thích, cho dù đ̣i hỏi phải có thời-gian lâu, như du-lịch, đi săn, đi câu, đi lượn cỡi sóng.

Bản-tính của người ISTP dễ được nhận ra hơn cả là trong cách họ làm chủ được các dụng-cụ bất cứ loại ǵ, từ một kính hiển-vi cho đến phi-cơ phản-lực. Từ thuở nhỏ, họ đă mê thích những dụng-cụ: họ ṭ ṃ táy máy, tháo gỡ ráp nối, sử-dụng. Nhiều phi-công ngay từ thuở 5 tuổi đă biết rằng mai mốt họ sẽ trở thành phi-công. Người ISTP có khuynh-hướng chọn những ngành hoạt-động nào giúp họ sử-dụng các dụng-cụ như lái xe, điều-khiển máy móc. Nếu như có một dụng-cụ nào cần có người điều-khiển tinh-vi tế-nhị, đây chắc hẳn phải là người ISTP. Dĩ nhiên ai cũng biết sử-dụng dụng -cụ, nhưng không ai sử-dụng khéo léo cho bằng người ISTP. Phải công-nhận người ISTP là thợ nhà nghề, v́ họ sử-dụng các dụng-cụ được y như ư họ muốn. Dĩ nhiên người ISTP , tiêu-biểu là Michaele Angelo và Leonardo da Vinci, làm việc hoặc nói đúng ra là chơi với những dụng-cụ họ có tùy theo ngẫu-hứng xuất-thần, chứ không theo giờ giấc thời-khóa-biểu. Nếu thời-khóa-biểu trùng-hợp với ngẫu-hứng xuất-thần của họ th́ được, c̣n không th́ cũng mặc kệ cho thời-khóa-biểu muốn sao th́ sao.

Một dụng-cụ hấp-dẫn đối với người ISTP là khí-giới. Nếu như người ISTP chống lại xă-hội v́ bất cứ lư-do ǵ, họ rất dễ dàng dùng đến thứ khí-giới giết người để ủng-hộ lập-trường của họ. Những anh-hùng hảo-hán trong sử xanh, những tay cao-bồi du-đăng gộc chính là h́nh ảnh đúng nhất về người ISTP. Cũng may, họ cũng có những thành-phần tốt trong xă-hội như binh-sĩ, cảnh-sát, trinh-thám. Như thế không có nghĩa là mọi người chiến-sĩ tốt xấu đều là mẫu người ISTP, hoặc họ là chuyên-viên sử-dụng khí-giới, nhưng đúng ra những tay sử-dụng khí-giới chuyên-nghiệp thường là người ISTP.

nhatrang28

Người ISTP muốn chơi bời giải-trí lúc nào tùy ư. Khi nào họ cảm thấy thích thú, nổi hứng là họ làm. Chúng ta không nên t́m cách để ngăn cản người ISTP làm những ǵ họ muốn khi nổi hứng. Bác-sĩ giải-phẫu có khi lại thích về nhà xay lúa giă gạo hoặc đi xe đạp đi làm. Nhà kinh-doanh có thể bỗng dưng đi săn mấy ngày trong khi đang mùa thuế-khóa. Cách người ISTP dùng để t́m sảng-khoái thích-thú không bao giờ cùng. Bề ngoài họ có vẻ như làm việc một ḿnh, nhưng thực ra họ thích tụ tập với những người giống như họ. Những người thích leo núi, đua xe, bay lượn trên không, đi săn, và nói chung thích di-động, thường thường tụ tập với nhau. T́nh bạn của họ là qua dụng-cụ, và câu chuyện họ trao đổi chẳng có ǵ khác ngoài việc sử-dụng dụng-cụ.

Cũng như người nghệ-sĩ ISFP, người ISTP truyền-đạt tư-tưởng qua hành-động, và họ ít chú-ư đến lời nói hoa-mỹ. Thực vậy, v́ họ không thích truyền-đạt bằng lời nói, nên nhiều khi họ bị những y-sĩ và giáo-chức hiều lầm, coi họ như chậm trí, chậm hiểu, những khuyết-điểm bị coi như vô-lư nếu được t́m hiểu kỹ-càng. Cứ để cho người ISTP tới gần bất cứ một dụng-cụ nào, chúng ta sẽ thấy họ qua mặt người khác về cách thức biết sử-dụng và biết tên từng bộ-phận từng chi-tiết.

Mặc dầu người ISTP thích b́nh-đẳng b́nh-quyền, thích tự-do phóng-khoáng và ngại phục-tùng, họ có thể là những người lănh-đạo tài-ba. Có điều là họ phải có quyền chỉ-huy thực sự, ‘đứng mũi chịu sào’. Có nghĩa là người ISTP rất thành-công trên các mặt trận, các chiến-tuyến, cho dù đội-quân của họ nhỏ hay lớn. Họ có óc thực-tế tuyệt vời, lựa đúng thời-cơ, biết dùng mọi khả-năng để chụp lấy cơ-hội và sử-dụng tối-đa nhân-tài vật-lực có trong tay, cũng như khai-thác triệt-để khuyết-điểm lỗi lầm của đối-phương. Nghệ-thuật lănh-đạo của họ là lợi-dụng thời-cơ tựa vào óc thực-tế tuyệt-vời của họ. Đối với người ISTP chỉ-huy chiến-tuyến, chiến-đấu là một nghệ-thuật, là một tṛ chơi bằng mưu-trí, không phải bằng chiến-lược do trí óc sản-xuất như nhóm người NT hiểu, nhưng là biết sử-dụng những ǵ có trong tay để thắng đối-phương mà ít hư hao tổn-thương. Các kiện-tướng đều là loại chiến-đấu một sống một c̣n. Đó là con người Patton! và phải phục tướng Marshall, một chiến-lược-gia mẫu NTJ, biết nhận ra thực-tài chiến-đấu của Patton hiện-hữu dưới cái bộ-điệu kênh kiệu, ngẫu-hứng, bất-phục-tùng. Cũng phải cảm-phục tướng Grant, một mẫu NTJ khác nữa, đă chọn đúng tướng Sheridan, mẫu STP. Cũng nên cảm-phục Hitler, mẫu ENFJ, đă chọn tướng Rommel, mẫu ISTP. Tất cả các danh-tướng Patton, Sheridan và Rommel đều chung một khuôn đúc: nghệ-thuật gián-điệp cao cường và chiến-thuật quyền-biến khôn lường.

‘Chiến-thắng vinh-quang’ là quan-niệm cổ trước thế-kỷ 20, được mẫu người ISTP thấu-hiểu hơn ai khác, hoặc ít nhất họ cũng có quan-tâm đến chiến-thắng vinh-quang hơn ai. Có chiến-đấu mới được vinh-quang, và chỉ ở nơi chiến-trường người ta mới được quyền trổ tài giết người và coi đó như niềm kiêu-hănh vẻ vang. Bẩy tay đao-kiếm Nhật-bản được vinh-quang cũng như những tay đấu gươm từ bao thế-hệ. Foss, Moyington, Fonck và Von Richtaffen, những tay thiện-xạ súng máy vẫn c̣n được ca-tụng như những anh-hùng. Tuy nhiên vẫn có cả trăm người chiến-sĩ như họ. Đấu kiếm tay đôi một sống một chết là cơ-hội để người ta t́m vinh-quang chiến-thắng như phim ‘The Great Waldo Pepper’ đă diễn-tả một cách thơ mộng.

Nên nói thêm về nền giáo-dục và trí óc của người ISTP. Họ có trí óc một nghệ-sĩ, người ISTP không thích nghề thư-kư, khoa-học bao nhiêu. Những người SP khác không thích học, nhưng ít ra cũng tỏ ra rằng họ cố-gắng học, nhưng người ISTP th́ không vậy. Họ chỉ nh́n giáo-chức với đôi mắt lạnh nhạt mà cũng chẳng thèm nói ‘không’ nữa. Không có cách nào giúp cho họ thích học hoặc làm bài được: dù thưởng phạt, dù dọa nạt, dù hối-lộ, dù nịnh nọt. Việc học dĩ nhiên là không có liên-hệ với tài-năng của người ISTP bao nhiêu, mà c̣n bị coi như là vô-ích, v́ huấn-luyện cho họ làm những việc mà họ chắc chắn sẽ không bao giờ làm. Người ISTP chẳng muốn chuẩn-bị ǵ cả, và họ nói rơ cho giáo-chức của họ biết như thế. Có việc ǵ cần làm bây giờ mà có giá-trị sau này đâu? Người ISTP sẽ không ngồi đó để cho người ta rót vào tai những chuyện tầm-thường đó. Đa-số ai cũng đồng-ư rằng người ISTP phải đi học và làm bài. Nhưng tại sao vậy? Các lư-luận không tỏ ra vững chắc hợp t́nh hợp lư chút nào và chắc chắn càng làm cho người ISTP bực ḿnh thêm nữa. Người ISTP không phải là loại người bị đau óc, kém hoạt-động hoặc chậm trí. Họ là loại người hoạt-động, và họ khăng khăng quyết-định rằng trường học phải có cái ǵ giúp họ chứng-tỏ trí óc của họ. Chê-trách khinh-khi họ chẳng làm cho họ thay đổi, ngoại trừ làm cho họ bớt tự tin. Hăy thử cho họ học một khóa học về dụng-cụ, mới thấy họ tiến nhanh chừng nào.

Người ISTP hành-động cũng giống như người cổ-động-viên ESTP vậy, và càng già họ càng giống nhau hơn nữa. Khi c̣n trẻ, người ISTP coi bộ giống như người nghệ-sĩ ISFP nhiều hơn. Nhưng nếu họ có ḷng tự tin và hănh-diện nhiều, họ lại càng bớt giống nhau. Trường-phái Carl Jung tưởng rằng mẫu người ISTP cũng giống như mẫu người kiến-trúc-sư INTP, ngoại trừ một vài khác-biệt nho nhỏ, bởi v́ họ cho mẫu người ISTP là suy-tư và hướng-nội. Mẫu người INTP thích lư-luận, triết-lư và kiến-trúc trong đường lối họ suy nghĩ, c̣n người ISTP hoàn toàn lănh-đạm với đường lối đó. Chỉ cần nh́n thoáng qua người ISTP cũng thấy hai mẫu tính t́nh thật khác xa nhau, và chẳng có ǵ giống nhau bao nhiêu.

Điều quan-trọng nhất về mẫu người ISTP là yếu-tố SP họ có chung với những người SP khác. Có người tưởng mẫu người nhà nghề ISTP và ban giám-đốc ISTJ giống nhau nhiều v́ yếu-tố IST chung, nhưng thực ra hành-động của họ trái ngược nhau rất nhiều: một đàng là bi-quan, một đàng là lạc-quan; một đàng là quyền-uy, một đàng là b́nh-đẳng; một đàng là tiết-kiệm, một đàng là tiêu-dùng sử-dụng; một đàng là tin-tưởng luật-lệ, một đàng là coi thường luật-pháp. Người ISTP có nhiều điểm giống người diễn-viên ESFP hơn bất cứ mẫu tính t́nh nào có yếu-tố NT hoặc SJ. Ngoài ra, họ luôn vui vẻ, trung-tín với bạn bè, không muốn ràng buộc rắc rối, không đ̣i hỏi nghĩa-vụ bó buộc , ít hẹn ước thề nguyền, rất đơn sơ trong các mơ ước, đáng tin, niềm nở và quảng-đại.

 

16.- người ISFP nghệ-sĩ: 15%

Mặc dầu tất cả các mẫu tính t́nh SP , nghệ-sĩ đa-t́nh, đều có máu văn-nghệ, thường thường họ không theo đuổi nghệ-thuật với cùng một ḷng hăng say tha thiết như người ISFP. Không hiểu v́ lư-do ǵ mà người ISFP có nghệ-sĩ-tính và hâm-mộ nghệ-thuật hơn các mẫu SP khác. Do đó nếu thấy ai là một nghệ-sĩ tài-ba dù là hội-họa, sáng-tác nhạc hay vũ, thường thường họ là mẫu người ISFP. Nhạc-sĩ Beethoven, nhạc-trưởng Toscanini, danh-họa Rembrandt, vũ-sư Nijinski là những người thuộc mẫu tính t́nh ISFP. Tuy nhiên khó mà nhận-định ra được tính t́nh người ISFP ngay cả nơi những nghệ-sĩ đại-tài, và v́ thế có lẽ người ISFP là người dễ bị hiểu lầm hơn hết.

Một lư-do chính gây hiểu lầm là v́ người ISFP có khuynh-hướng không trực-tiếp biểu-lộ tâm-t́nh, diễn-tả t́mh-cảm, mà chỉ gián-tiếp qua hành-động. Nếu họ t́m được dịp biểu-lộ qua nghệ-thuật, họ sẽ biểu-lộ diễn-tả qua nghệ-thuật một phần nào. Bằng không, họ chẳng cho ai biết con người họ ra sao, làm cho không ai nhận ra được chiều-hướng xă-hội vô-h́nh của họ. Dĩ nhiên trong trường-hợp họa-hiếm nơi các thiên-tài, ai cũng biết tên tuổi tiếng tăm người ISFP nhưng ít ai biết rơ con người thực bên trong của họ ra sao. Harpo Marx, một kịch-sĩ nổi tiếng, là một trường-hợp điển-h́nh: ai cũng biết tiếng nhưng chẳng ai hiểu tâm-tính con người đó.

Quan-sát thật kỹ, chúng ta nhận thấy trong số 100 người chỉ có một thiểu-số 5% người ISFP, trong khi đó 15% ESFP, nhưng họ cũng ưa đi t́m hưởng-thụ, và hành-động theo ngẫu-hứng như bao nhiêu người SP khác. Họ không có được mục-đích đi t́m ư-nghĩa như người NF, hoặc có óc khoa-học như người NT, hoặc buôn bán như người SJ. Người ISFP sống cho giây phút hiện-tại, hưởng-thụ những ǵ họ hiện đang có, và được chừng nào hay chừng đó. Họ không biết chuẩn-bị đặt kế-hoạch. Họ hâm-mộ nghệ-thuật không phải để chuẩn-bị cho tương-lai mai sau, nhưng là v́ hiện-tại họ đang cảm-nghiệm hứng-thú. Người ISFP không muốn chờ-đợi, v́ chờ đợi sẽ làm hứng thú tiêu tan. Họ muốn coi những ngẫu-hứng như trung-tâm-điểm cuộc đời của họ. Người ISFP cũng không tha-thiết tận tụy với nghệ-thuật đâu, mà họ chỉ bị thu hút lôi cuốn vào đó thôi. Chính v́ thế, những thiên-tài luyện-tập lâu giờ không phải là v́ họ muốn tập-luyện để chuẩn-bị ǵ, nhưng đó là hành-động của họ: muốn biểu-diễn chính lúc đó. Chính hành-động làm chủ con người ISFP, chứ người ISFP không làm chủ được hành-động. Do đó đừng tin rằng người ISFP sẽ chuẩn-bị cẩn-thận, sẽ đặt kế-hoạch chu-đáo. Họ vẽ, hát, vũ, chạy, nhẩy, chỉ vỉ họ phải làm như vậy thôi. Họ leo núi chỉ v́ có núi ở trước mặt đó.

V́ lẽ người ISFP bị hành-động hiện-thời chi-phối, chứ không phải hướng về mục-đích tương-lai, nên họ dễ bị mệt nhọc, đau khổ, nguy-hiểm: đó là hậu-quả thường đi liền với những sinh-hoạt họ ưa chuộng mà nhiều khi họ quên mất. Không phải là người ISFP không quen biết những hậu-quả đó, nhưng là họ dấn-thân hoạt-động, nên họ không để ư ǵ nữa. Về điểm này, người ISFP cũng giống như những người SP khác, và khác-biệt với các mẫu tính t́nh khác.

Người ISFP cũng như những người SP khác có một loại trí-tuệ đặc-biệt. Nên nhớ lại định-nghĩa về trí-tuệ trong sách này: khả-năng hoạt-động qua mọi hoàn-cảnh. Trí-tuệ đặc-biệt của người ISFP có thể gọi được là ‘óc cụ-thể của nghệ-sĩ’. Khả-năng này khác hẳn với khả-năng của người NF, NT và SJ, dĩ nhiên phải hiểu rằng mỗi loại người có một trí-tuệ đặc-biệt. Óc nghệ-sĩ cụ-thể này giúp cho người ISFP sống thật sát với thực-tế. Trong khi người ISTP thích-hợp với các dụng-cụ, người ISFP lại thích-hợp với các đường nét, cơ-cấu, bóng h́nh, với các giác-quan về đụng chạm, di-chuyển, nh́n nhận, ḥa hợp trong âm-thanh. Giác-quan của người ISFP có vẻ nhậy cảm và tinh-tế chính-xác hơn những mẫu tính t́nh khác. Họa-sĩ Rembrandt có thể gần như nếm được các mầu sắc khác nhau. Nhạc-trưởng Toscanini có thể nghe ra được một nốt nhạc sai trong dàn nhạc đại-ḥa-tấu. Văn-sĩ Hemingway dùng ngôn-từ thật chính-xác để nếm, ngửi và cảm thấy các làn sóng biển. Óc nghệ-sĩ cụ-thể này dường như dính liền với xương cốt da thịt người ISFP vậy.

Khía cạnh đời sống xă-hội của người ISFP không nên để cho khía cạnh biểu-diễn nghệ-thuật tài-t́nh lấn át. Người ISFP phải là người tử-tế, hiền-ḥa, dễ thương hơn hết tất cả các mẫu t́nh t́nh, ít ai sánh b́ được, mà không bị ràng buộc g̣ bó ǵ cả. Ai trong chúng ta cũng có ḷng nhân-từ khoan-hậu, nhưng người ISFP trổi vượt về điểm này. Người ISFP đặc-biệt nhậy-cảm đối với buồn khổ đau thương của người khác, như Thánh Phanxicô khó khăn của thành Assissi động ḷng trắc-ẩn, sẵn sàng hy-sinh mọi sự cho người bị đau khổ.

Thường thường người ISFP không để ư đến việc trau dồi khoa ăn nói, viết lách, tiếp-chuyện. Dẫu sao nói cũng là trừu-tượng, không cụ-thể, mà người ISFP chỉ muốn cái ǵ cũng phải cụ-thể thực-tế sờ nắn được tận tay , nh́n ngắm được tận mắt, nghe thấy được tận tai, ngửi hơi được tận mũi. Có người ISFP quá để ư đến thực-tế của giác-quan, nên có gây trở-ngại cho ngôn-từ, làm cho ngôn-từ không biểu-lộ được tâm-t́nh liên-hệ êm ái giữa người với người nữa. V́ thế có khi người khác nhận thấy người ISFP đóng kín, riêng rẽ, dễ nản, không muốn dùng ngôn-từ để diễn-tả tâm-t́nh của ḿnh. Họ không muốn dùng ngôn-từ v́ không thấy hứng-thú, chứ không phải v́ họ không có khả-năng. Văn-sĩ Hemingway đă phá đổ thành-kiến đó, khơi-mào cho thế-hệ những người ISFP đi vào thế-giới ngôn-từ, và dùng những ǵ không tinh-tế để tạo-dựng nghệ-thuật, đổi mới bộ mặt văn-học thế-kỷ 20 này.

Sau khi ngiên-cứu so sánh, người ta nhận thấy số các nhà nghệ-sĩ tài-danh ISFP thực là đáng sợ. Những người SP khác không có bao nhiêu danh-tài nghệ-sĩ. Họa-sĩ Gaugin và nhạc-sĩ Puccini là những người ESTP họa-hiếm. Âm-nhạc và khiêu-vũ h́nh như là lănh-vực chuyên-môn của người ISFP, và lực-sĩ cũng có một số thuộc mẫu tính t́nh này.

Dĩ nhiên không phải tất cả những người ISFP là nghệ-sĩ hoặc phải trở nên nghệ-sĩ theo nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, nghệ-thuật là bất cứ hành-động nào được điều-hành tự-do, và chính nghệ-thuật hiểu theo nghĩa đó là điểm mạnh của người SP nói chung và của người ISFP nói riêng. Như vậy người ISFP có nhiều cơ-hội để lựa chọn nghề-nghiệp, nhất là nếu họ không bỏ học sớm. Nhiều người SP bỏ học v́ nhà trường chẳng có mấy tí ǵ hấp-dẫn lôi cuốn hoặc thách-đố trí-tuệ của họ. Nếu một ngày nào đó người ISFP phải chọn một nghề đ̣i hỏi tuân theo luật-lệ cố-định không được tự-do, đó thực là một ngày đáng buồn cho họ. Muốn được hạnh-phúc và có thành-quả, người ISFP phải chọn những hành-động thay đổi và được tưởng-thưởng xứng đáng v́ đă thực-hành đàng hoàng.

Sau cùng, nơi nhiều người ISFP có một bản-năng tự-nhiên khao-khát thiên-nhiên, thôn-quê, đồng-nương. Họ cảm thấy thoải mái hồn-nhiên với cảnh hoang-dă, và thiên-nhiên h́nh như mở rộng đón chào họ. Một số người cư-xử thật đặc-biệt với loài vật, kể cả dă-thú, y như thể có một liên-hệ tương-thân tương-ái tin-tưởng lẫn nhau. Trong một vài trường-hợp, giữa người ISFP và trẻ em cũng có một mối giây tự-nhiên, không g̣ bó tương-tự.

Có lẽ điều quan-trọng nhất để hiểu người ISFP là phải luôn nhớ rằng họ thuộc nhóm SP, đặc-biệt có nhiều điểm chung với mẫu người ESFP, và giống mẫu người ISTP nhiều, cho dù có một vài điểm chung với người ESTP, một mẫu tính t́nh khác hẳn.

Nói tóm lại, điểm chung của những người SP này là thái-độ lạc-quan yêu đời, tính cách b́nh-đẳng thân-hữu. Họ không chịu phục-tùng, và t́m cách tránh xa nghĩa-vụ, tù túng, kiềm-chế. Họ thích tự-do, dễ buồn chán, thích vui nhộn phấn-khởi, mạo-hiểm, cầu may, thử thời-vận. Họ không nhằm mục-đích xa vời phiền-toái, nhưng tin-tưởng, quảng-đại, và đúng là một người chi-tiêu hơn là người tiết-kiệm.

Người ISFP bị hiểu lầm không phải chỉ v́ họ rút lui vào bóng tối, dè dặt, có khi quên ḿnh, nhưng là v́ trường-phái Carl Jung đă liệt-kê họ vào loại đa-cảm hướng-nộïi, và như vậy họ rất giống mẫu người chinh-phục INFP. Cứ để ư quan-sát thật kỹ một ít người ISFP, bạn sẽ thấy họ chẳng giống mẫu người INFP bao nhiêu. Những mẫu tính t́nh khác nên nhớ đừng có khuynh-hướng phóng-chiếu những đặc-điểm tính t́nh của ḿnh trên mẫu người ISFP trầm lặng.

 

Bảng tổng-quan về các mẫu tính t́nh

1.- ENFJ    nhà giáo             5%

2.- INFJ     tác-giả                1%

3.- ENFP   nhà báo              5%

4.- INFP    nhà chinh-phục  1%

5.- ENTJ   chỉ-huy-trưởng  5%

6.- INTJ     nhà khoa-học    1%

7.- ENTP   nhà phát-minh   5%

8.- INTP    kiến-trúc-sư      1%

9.- ESTJ   ban điều-hành   13%

10.- ISTJ   ban giám-đốc     6%

11.- ESFJ   nhà buôn         13%

12.- ISFJ    người bảo-tŕ    6%

13.- ESTP  cổ-động-viên    13%

14.- ESFP   diễn-viên         13%

15.- ISTP    nhà nghề          7%

16.- ISFP     nghệ-sĩ          15%

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.