HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 6

 

nhận-định tổng-quan

 

 

Sau đây là chân-dung toàn-bộ của mỗi mẫu tính t́nh.

 

6.- người INTJ nhà khoa-học: 1%

Người INTJ là mẫu người có ḷng tự-tin cao nhất: họ tự ư-thức nhận-định được nghị-lực của ḿnh. Trong 100 người chỉ có một người INTJ: họ sống trong thực-tế nội-tâm, chú-trọng đến những ǵ khả-hữu, có thể xẩy ra, biết suy-tư theo h́nh-thức lư-luận thực-nghiệm, và muốn mọi người mọi sự có một giá-trị tích-cực. Người INTJ quyết-định một cách dễ dàng tự-nhiên, và khi đă quyết-định xong là yên-tâm không lo lắng ǵ nữa. Người INTJ nh́n về tương-lai hơn là quá-khứ, và cuộc sống của họ có thể tóm tắt được bằng hai chữ xây-dựng. Họ thích xây dựng các hệ-thống và áp-dụng các h́nh-thức lư-thuyết vào thực-tế.

Đối với người INTJ, quyền-bính nào phải tựa vào chức-vụ, đẳng-cấp, tước-vị và tiếng tăm sẽ không có hiệu-lực tuyệt-đối. Người INTJ không có để ḿnh dễ bị lung-lạc bởi các biểu-ngữ, khẩu-hiệu, hô-hoán. Nếu một tư-tưởng hoặc lập-trường nào có lư, người INTJ sẽ chấp-nhận ngay; nếu không có lư, họ sẽ không bao giờ chấp-nhận, cho dù bất cứ là ai đă sáng-kiến nẩy ra ư-định đó hoặc đă chủ-trương lập-trường đó. Cũng như người kiến-trúc-sư INTP, người INTJ không để cho uy-quyền gây ấn-tượng nào.

Tuy nhiên người INTJ có khuynh-hướng tuân theo các kỷ-luật hữu-ích, không phải v́ họ tin vào các kỷ-luật đó, hoặc bởi v́ kỷ-luật có nghĩa-lư, nhưng bởi v́ cách họ nhận-định thực-tế một cách độc-đáo. Người INTJ là những người có óc thực-tế tuyệt vời, họ coi thực-tế là những ǵ do thiên-kiến và giả-tạo, do đó có thể dùng thực-tế như một dụng-cụ, hoặc cũng có thể bỏ qua luôn.Thực-tế được nhào nặn và có thể thay đổi, bị chinh-phục hoặc bị khống-chế. Thực-tế là một điều ngăn trở trong việc trau dồi tư-tưởng, và hiểu theo nghĩa đó, người INTJ là người có óc thuyết-lư nhiều hơn ai hết. Người cổ-động-viên ESTP coi tư-tưởng như quân cờ của thực-tế, c̣n người INTJ coi thực-tế là quân cờ của tư-tưởng. Không có tư-tưởng nào có thể bị coi là quá xa vời không thể nghĩ tới được. Người INTJ là người khai-phá tư-tưởng rất dễ dàng, luôn luôn đón nhận những quan-niệm mới, và trên thực-tế họ tích-cực đi t́m kiếm tư-tưởng mới.

Người INTJ điều-động thế-giới thuyết-lư y như thể một bàn cờ vĩ-đại, luôn đi t́m chiến-thuật, kế-hoạch nào đem lại thành-tích cao. Người INTJ cũng giống người INTP kiến-trúc-sư về khuynh-hướng lư-luận. Tuy nhiên lối lư-luận của người INTJ không bị g̣ bó trong cách suy-tư bằng ngôn-từ. Người INTJ khác với người INTP ở chỗ họ chỉ cần có một ấn-tượng mơ hồ, một trực-giác do lối lư-luận không diễn-tả được là đủ để họ tiếp-tục suy-tư, và chỉ chừng đó là đủ. Hơn nữa họ có mắt nh́n thật tinh-tế để nhận ra những thành-quả khi họ áp-dụng các tư-tưởng mới, các lập-trường mới. Có khi họ tỏ ra tàn-nhẫn trong việc áp-dụng các hệ-thống, ít khi quan-tâm tới những hy-sinh cá-nhân về thời-giờ và nghị-lực. Những lư-thuyết nào không thể áp-dụng được sẽ bị người INTJ sa-thải ngay.

Muốn hiểu được người INTJ, phải cẩn-thận quan-sát cách họ đối-phó với các tư-tưởng. Tư-tưởng họ ư-thức được là hướng-ngoại và thực-tiễn. V́ thế họ có khả-năng khá để tổng-quát-hóa, phân-loại, tóm lược, dẫn-chứng cụ-thể, chứng-minh, đưa ra bằng cớ hơn là người INTP. Người INTJ không cảm thấy tự-nhiên với lư-trí thuần-lư bao nhiêu, tức là hệ-thống lư-luận với các nguyên-lư minh-bạch. Xét theo khía cạnh đó, họ cũng giống như người ENTJ chỉ-huy-trưởng. Thay v́ dùng lối lư-luận suy-diễn, người INTJ dùng trực-giác để che lấp khoảng trống.

Người INTJ có bản-tính muốn làm việc ǵ cũng phải xong, luôn luôn để ư nh́n xa tới những hậu-quả có thể xẩy ra. Các tư-tưởng ư-kiến h́nh như có một sức mạnh đặc-biệt đối với người INTJ, cho dù họ phải thử xem tư-tưởng nào có ích, ư-kiến nào có lợi. Công việc càng khó khăn, người INTJ càng thích, v́ tính của họ là muốn có thử-thách và sáng-tạo. Những đặc-tính đó đưa đẩy người INTJ vào những nghề-nghiệp áp-dụng kiểu-mẫu lư-thuyết vào thực-tế. Họ thích xây dựng các hệ-thống sự kiện và tổ-chức sắp-đặt người việc bất cứ khi nào họ có cơ-hội. Họ rất xuất-sắc trong ngành nghiên-cứu để sản-xuất ra đủ mọi cách áp-dụng tư-tưởng ư-kiến. Cùng làm việc với người INTP mẫu người kiến-trúc các hệ-thống, người INTJ cung-ứng một khía cạnh cần-thiết cho một tổ-chức để bảo-đảm rằng công-tŕnh của người INTP không đóng bụi trên giá sách thư-viện.

Người INTJ đôi khi có tư-tưởng một chiều: đây có thể là ưu-điểm hoặc cũng có thể là khuyết-điểm cho nghề-nghiệp của họ, bởi lẽ họ có thể bỏ qua quan-điểm và ước muốn của người khác. Người INTJ thường leo cao lên các địa-vị có trách-nhiệm, bởi v́ họ làm việc trường-kỳ cần-mẫn và luôn theo đuổi mục-đích của họ, không để phí phạm thời-giờ và cố-gắng của ḿnh cũng như của đồng-nghiệp hoặc của nhân-viên.

Người INTJ muốn sống để nh́n thấy các hệ-thống tư-tưởng chuyển thành thực-thể hữu-ích, c̣n ngược lại, người INTP chỉ hài-ḷng phác-họa ra các hệ-thống đó. Tuy nhiên cả hai mẫu người cùng coi việc tư-tưởng duy-nhất là điều rất quan-trọng. Duy-nhất bên ngoài cũng như duy-nhất bên trong thật là quan-trọng đối với người INTJ, nên nếu khi làm việc mà họ thấy các phận-vụ dẫm chân lên nhau, các cố-gắng giống nhau, các giấy tờ không hiệu-quả, và phí phạm nhân-tài-vật-lực, họ sẽ không thể ngồi yên được cho đến khi điều-chỉnh được t́nh-trạng. Người INTJ quan-niệm việc làm phải có kết-quả tương-ứng với cố-gắng, và họ thường chọn nghề kỹ-sư, nhất là kỹ-sư nhân-sự. Cũng có khi thấy họ chọn ngành vật-lư, hoặc những chức-vụ đ̣i hỏi phát-triển như sắp đặt chương-tŕnh, hoặc nói chung bất cứ công việc ǵ đ̣i hỏi sáng-tạo và áp-dụng kỹ-thuật vào các lănh-vực phức-tạp.

Những cộng-sự-viên của người INTJ thường cảm thấy y như rằng người INTJ có thể nh́n thấu suốt con người của họ và thường tin rằng người INTJ cần họ. Cảm-tưởng bị người INTJ nh́n thấu suốt thường tạo nên những xa cách tâm-lư trong liên-hệ giữa người với người. Những cộng-sự-viên thường nhận thấy người INTJ bề ngoài như không có t́nh-cảm, và có khi lạnh nhạt, vô-tâm. Bởi lẽ người INTJ có khuynh-hướng bắt người khác cũng phải làm việc hăng say như họ, nên họ dễ tỏ ra đ̣i hỏi, và khó có ai có thể làm vừa ḷng họ. Người INTJ thành-công khả-quan trong trường học nơi sở làm. Nơi sở làm, họ coi mục-đích của sở rất nghiêm-chỉnh, và tiếp-tục đáp-ứng các mục-đích này. Họ là những nhân-viên tận-tụy, trung-thành: trung-thành với cơ-sở hệ-thống tổ-chức hơn những thành-viên khác. Do đó, thành-viên trong tổ-chức có thay đổi cũng không ảnh-hưởng tới người INTJ bao nhiêu, khác hẳn với nhóm người NF muốn trung-thành với thành-viên hơn với tổ-chức. Thông thường người INTJ có khuynh-hướng nói ra những điều hay và ngậm tăm về những lời phê-b́nh tiêu-cực. Họ muốn tổ-chức tiến-tới hơn là cay đắng về lỗi lầm quá-khứ.

Người phối-ngẫu INTJ muốn có ḥa-khí và trật-tự trong gia-đ́nh và trong liên-hệ t́nh-nghĩa. Họ là loại người tự-lập tự-chủ nhất trong các mẫu tính t́nh. Họ luôn tín-nhiệm trực-giác của họ trong việc chọn lựa bạn hữu và người phối-ngẫu, cho dù đôi khi người khác hiển-nhiên chống-đối và làm áp-lực. Khó mà đọc được rơ tâm-t́nh của người INTJ, và nam cũng như nữ INTJ rất khó bộc-lộ tâm-t́nh của ḿnh. Thỉnh thoảng cả hai người nam nữ có vẻ như lạnh nhạt, nhút nhát và bất-động, trong khi thực ra người INTJ rất nhậy cảm khi bị những người thân-tín chối-từ. Trong giao-tế xă-hội, người INTJ có thể không tinh-tế và có khi quên lăng không giữ những h́nh-thức nho nhỏ giúp cho người khác dễ chịu. Chẳng hạn như người INTJ có thể cho biết rằng thời-giờ dùng để nhàn-đàm, tâm-sự vụn vặt là vô-ích, làm cho người khác có cảm-tưởng phải vội vă, cho dù đó không phải là điều họ muốn. Trong liên-hệ giữa người với người, người INTJ thường tỏ ra khả-quan khi làm việc hơn là khi giải-trí. Họ không thích những cử-chỉ thân-mật âu yếm, ngoại trừ với một nhóm nhỏ họ lựa chọn.

Là cha mẹ, người INTJ rất tận-tụy và một ḷng một trí lo cho con cái: con cái là trọng-tâm cuộc đời của họ. Họ nâng đỡ con cái và có khuynh-hướng để cho con cái phát-triển theo đường lối chúng lựa chọn. Người INTJ thường tỏ ra cương-quyết và nghiêm-minh trong vấn-đề kỷ-luật, và ít khi phải lặp đi lặp lại chỉ-thị cho con cái cũng như cho người khác. Họ có tinh-thần tự-chủ tự-lập hơn các mẫu tính t́nh khác, nên họ rất cần phải được độc-lập. Một khi họ tin rằng họ đúng phải, những lời chỉ-trích phê-b́nh của người khác chẳng ảnh-hưởng ǵ tới họ cả. Họ cũng có nhu-cầu đời sống riêng tư thật mạnh.

Điều người INTJ lấy làm quan-trọng nhất đó là trực-giác, nhưng ít khi người khác nhận thấy được điều đó. Thường thường người ta nhận thấy đó là cách người INTJ dùng như một đường lối suy-tư để đối-phó với đời và với người. Người INTJ dễ bị tổn-thương trong lănh-vực t́nh-cảm và dễ bị sai lầm trầm-trọng.

 

7.- người ENTP nhà phát-minh: 5%

Người ENTP muốn chứng-tỏ tài khéo phát-minh và sáng-tạo trong thế-giới con người và vũ-trụ vạn vật. Trong 100 người chỉ có 5 người ENTP: hướng-ngoại và trực-giác, họ dùng trí tưởng-tượng để đối-phó với các liên-hệ xă-hội cũng như các liên-hệ máy móc vật-chất. Họ luôn coi chừng những ǵ sắp xẩy đến và nhậy cảm đón trước những ǵ có thể xẩy ra.

Người ENTP có tài phân-tích, đặc-biệt là phân-tích các nhiệm-vụ, vai tṛ, và biết chịu đựng cũng như thích có những vấn-đề phức-tạp. Người ENTP lúc nào cũng đầy phấn-khởi nên việc ǵ họ cũng thích làm, nhờ đó người khác coi họ như là nguồn cảm-hứng vậy: người ENTP làm cho người khác hăng say thích-thú. Mẫu người này có thể thích-thú bất cứ cái ǵ, và rất dễ làm đẹp ḷng mọi người, và thường biểu-lộ sự vui tươi hứng-chí của người ENFP kế-cận. Trong tất cả các mẫu tính t́nh, người ENTP là mẫu người không muốn làm việc ǵ theo cách-thức riêng, chỉ v́ đó là cách-thức mọi người vẫn quen làm. Họ có một con mắt quan-sát đặc-biệt để nhận ra một đường lối tốt hơn, luôn luôn đi t́m những chương-tŕnh mới, những hoạt-động mới, những phương-pháp mới.

Người ENTP tin-tưởng vào giá-trị những ǵ họ theo đuổi và chứng-tỏ khả-năng thật tài-t́nh để bỏ đi những ǵ là tiêu-chuẩn, truyềøn-thống và uy-quyền. Kết-quả của thái-độ cởi mở đó là họ thường đem lại một phương-thức mới mẻ tân-kỳ cho công việc họ làm và nếp sống của họ. Người ENTP nhận-định phán-đoán thật tinh-vi về thực-tế xă-hội và máy móc, và có thể trở thành chuyên-viên điều-hành các liên-hệ giữa phương-tiện và mục-đích.

gxvnparis

Người NTP hướng-nội coi dự-án như là một cùng-đích., c̣n người NTP hướng-ngoại lại coi dự-án chỉ là một phương-tiện. Cùng-đích là khi nào công việc phát-minh sáng-chế đem lại kết-quả, là khi nào có thể sản-xuất tiếp những công việc như dự-án đầu-tiên dự-liệu. Các tư-tưởng chỉ có giá-trị khi được thực-hiện thành-công trong hoạt-động và đối-tượng. Khi một người nói ‘làm như thế là không được’, người ENTP chấp-nhận như một thách-đố và phản-ứng lại bằng cách nói ‘tôi sẽ làm được như thế cho mà coi’. Tuy nhiên họ không phải là những người chuyển núi rời non như người INTJ. Người ENTP tin-tưởng vững chắc rằng họ có khả-năng tùy cơ ứng-biến, và thực sự họ có biệt-tài đáp-ứng lại đ̣i hỏi cấp-bách của hoàn-cảnh. Bề ngoài người phát-minh ENTP giống như người cổ-động-viên ESTP ở điểm dám nói dám làm. Nhưng trọng-tâm của người ENTP là khả-năng và sức mạnh do khả-năng tạo-dựng, c̣n người ESTP th́ chú-trọng vào tư-tưởng được tự-do v́ dám nói dám làm.

Người ENTP nói chuyện thật hấp-dẫn lôi cuốn: họ có khả-năng theo dơi những ngôn-từ phức-tạp của người khác. Có khi họ chủ-tâm dùng chiến-thuật tranh-luận để làm bất-lợi cho đối-phương, kể cả khi đối-phương là những cộng-sự-viên hoặc bạn bè thân-tín. Người ENTP có khả-năng hơn các mẫu tính t́nh khác để duy-tŕ thế nước cờ đi trước vai vế ngồi trên đối với người khác. Họ đặt giá-trị cao vào việc thích-ứng và sáng-kiến linh-động nên dễ dàng đáp-ứng mau lẹ và thích-nghi với người khác hay thay đổi lập-trường. Có khi họ c̣n bước xa cả mấy bước trước người khác nữa. Người ENTP hoạt-bát và phấn-khởi, thường là linh-hồn của một cơ-sở tổ-chức. Người ENTP có óc kinh-doanh và có tài khéo làm bất cứ việc ǵ tới tay cũng như hợp-tác với bất cứ ai có mặt, v́ họ tin-tưởng óc sáng-kiến của họ có thể giải-quyết vấn-đề xẫy ra, hơn là ngồi đó mà thảo ra một dự-án đầy đủ chi-tiết trước. Người ENTP chỉ cần một bản sơ-thảo là đủ để họ có tự-tin bắt tay vào việc, tin-tưởng vào khả-năng tùy-cơ ứng-biến. Chính v́ tin vào khả-năng tùy cơ ứng-biến và óc sáng-kiến phát-minh nên có khi người ENTP lơ là không chịu chuẩn-bị cẩn-thận. Chỉ sau khi thất-bại liên-tiếp v́ sáng-kiến và ứng-biến không đủ, người ENTP mới chịu t́m cách để tránh các trường-hợp thất-bại đó thay v́ chuẩn-bị chu-đáo.

Người ENTP có thể thành-công trong nhiều nghề-nghiệp, miễn là công việc không đ̣i hỏi tập-quán buồn chán. Khi đó họ sẽ khó chịu đứng ngồi không yên. Nếu như một đồ-án họ đang-thực-hiện không c̣n tỏ ra thách-đố nữa, họ sẽ mau chán ngán và bỏ dở cuộc làm cho bạn đồng-nghiệp khó chịu.

Ít có khi người ENTP tỏ ra a-dua lụy-phục. Người ENTP thích-thú tỏ ra vượt qua hệ-thống và thường dùng luật-lệ quy-tắc trong một hệ-thống để thắng cuộc, cho dù đó là cuộc ǵ chăng nữa. Họ hiểu rơ các mánh lới của tổ-chức và đối-phó với những thực-tế đó rất khéo, luôn luôn cố-gắng t́m hiểu người và việc trong hệ-thống hơn là phê-phán kết-án. Người ENTP có tài sáng-kiến sắp đặt các dự-án và thực-hiện các dự-án đó rất đàng-hoàng, miễn là không có tính cách thói quen nhàm chán. Họ là những giáo-sư xuất-sắc, luôn luôn nghĩ ra những phương-pháp mới để học-sinh cảm thấy phấn-khởi khi học-tập. Là nhân-viên khi làm việc, họ có thể đi ngược lại với hệ-thống sở làm, chỉ v́ họ cảm thấy thích-thú khi hơn người khác. Người ENTP cảm thấy nhục-nhă khi bị lợi-dụng, bị người khác sai khiến điều-động. Khi bị nhục-mạ như vậy, họ không c̣n cảm thấy niềm vui được hơn người khác nữa. Người ENTP đương nhiên là những người kiến-trúc các liên-hệ t́nh-nghĩa và hệ-thống tổ-chức giữa người với người. Óc trào-phúng và diện-mạo lạc-quan của họ gây ảnh-hưởng dễ dàng, và ai cũng muốn làm quen và sống gần họ.

Người phối-ngẫu ENTP có khuynh-hướng sáng-tạo một bầu-khí vui tươi náo-nhiệt. Họ dễ làm quen, luôn vui cười dễ dàng, và có óc trào-phúng tốt. Họ không cảm thấy hứng-thú bao nhiêu với những trật-tự do thói quen của nếp sống hằng ngày. Thường họ dùng những người trong nhà để chu-toàn những việc thường ngày đó. (Tom Sawyer đă biểu-lộ biệt-tài đó khi chàng giải-quyết vấn-đề phải sơn trắng bờ rào của Aunt Polly). Cuộc sống của người ENTP là một mạo-hiểm bạo-dạn: họ có thể đưa gia-đ́nh vào những nguy-hiểm vật-chất, nguy-cơ tài-chánh. Người ENTP biến-báo linh-động để chứng-tỏ rằng họ không hoàn toàn biết rơ hoàn-cảnh mà tránh xa các nguy-hiểm đó.

Nếu người phối-ngẫu ENTP không thích đua tranh, họ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi v́ những cố-gắng cứ phải tiến hơn nữa, hậu-quả có thể là tranh-chấp xung-khắc. Mặc dầu người ENTP thường lo liệu cung-cấp tài-chính vật-chất đầy đủ, có khi họ liều mạng với nghề-nghiệp của họ, v́ thái-độ không ư-thức được các hậu-quả xẩy đến. Do đó, họ có thể đưa ra những thách-đố không cần-thiết đối với những người có quyền trên sự-nghiệp của họ. Khi những thách-đố này tạo ra phản-ứng tiêu-cực nơi những cấp trên, người ENTP có khả-năng phản-ứng lại một cách thích-thú, cho rằng họ có cơ-hội ứng-biến một giải-pháp cho cuộc khủng-hoảng, và thường thường họ thành-công.

Người ENTP muốn đủ mọi thứ sở-thích và thông-thạo cả trên những lănh-vực bất-ngờ, nhưng họ lại không muốn chia sẻ các sở-thích đó bằng cách chỉ-bảo cho gia-đ́nh vợ/chồng con cái biết. Thực ra người ENTP không được thuần-nhất trong vấn-đề lưu-ư tới con cái. Thông thường là cảnh ngày nay ăn tiệc ngày mai ăn chay. Người ENTP có nhóm bạn bè hăng hái và thích biết những tư-tưởng và hoạt-động của họ. Thông thường họ cởi mở, dễ chịu, ít khi phê-b́nh chỉ-trích hoặc phàn nàn lẩm bẩm. Tệ lắm họ để lộ ra khuyết-điểm hay thay đổi và khó tin cậy, và do đó dễ bị nản-chí.

 

8.-người INTP kiến-trúc-sư: 1%

Trong các mẫu tính t́nh, người INTP có tư-tưởng và ngôn-từ chính-xác hơn cả. Họ có khuynh-hướng nhận ra ngay được những phân-biệt tinh-vi, những dị-biệt tiểu-tiết trong tư-tưởng cũng như ngôn-từ. Một danh-từ có thể bắt mạch được đường lối đặc-biệt của người INTP đó là kiến-trúc: họ kiến-trúc xây-dựng các hệ-thống tổ-chức và tư-tưởng cũng như kíến-trúc xây dựng các dinh-thự nhà cửa. Trong 100 người mới có 1 người kiến-trúc-sư nên chúng ta không thường gặp như một số các mẫu tính t́nh khác.

Người INTP khám-phá ra những mâu-thuẫn trong các lời phát-biểu bất kể thời-gian không-gian xa cách bao nhiêu khi người ta phát-biểu những lời mâu-thuẫn đó.Trí tuệ của người INTP được coi là có đặc-tính đi theo nguyên-tắc: như thế có nghĩa là người INTP đi t́m kiếm những ǵ có liên-quan tới vấn-đề họ đang nghiên-cứu, những ǵ có ư-nghĩa. Do đó người INTP có thể tập-trung tư-tưởng dễ dàng hơn các mẫu tính t́nh khác.

Người INTP không mấy cảm-phục uy-quyền do chức-vụ, địa-vị hoặc tiếng tăm. Chỉ có những phát-biểu nào mạch lạc, hợp-lư mới có giá-trị đối với họ. Uy-quyền từ bên ngoài tới tự nó chẳng có nghĩa-lư ǵ đối với họ. Người INTP chê ghét trường-hợp tiền-hậu bất-nhất và tính cách lặp đi lặp lại. Người INTP luôn luôn đi t́m luật thiên-nhiên v́ họ có ḷng thèm khát t́m hiểu vũ-trụ. Mẫu tính t́nh này có sức mạnh lớn v́ óc ṭ ṃ muốn t́m kiếm ra các ch́a khóa để mở cửa đi vào vũ-trụ.

Người INTP đánh giá trí tuệ của họ cũng như của người khác, nhưng lại có thể trở thành trí-thức nửa mùa chỉ v́ họ thấy cần phải thu-thập các ư-tưởng, các nguyên-tắc, hoặc cần phải t́m hiểu các hành-động để mà t́m hiểu. Một khi họ hiểu biết được điều ǵ, họ sẽ nhớ măi. Người INTP có thể mắc phải tật thích phân-tích tỉ mỉ. Một khi họ tra tay vào một hệ-thống tư-tưởng, chính phương-pháp suy-tư có một sức mạnh riêng đối với họ, làm cho họ phải kiên-tŕ cho đến khi nào thấu-đáo được tất cả mọi khía cạnh phức-tạp của vấn-đề xong mới thôi. Họ có thể chỉ là những nhà trí-thức rởm và có khi tỏ ra mất kiên-nhẫn đối với những người không thông-minh bằng họ. Người INTP cũng nhận thấy rằng điều đó có thể tạo nên ác-cảm nơi người khác, làm cho người ta có cảm-tưởng rằng người INTP kiêu-căng tự-phụ. Đối với người INTP, thế-giới này hiện-hữu là để cho loài người khám-phá phát-minh và t́m hiểu. Thực-tại chỉ là tầm-thường v́ chỉ tạo nên một môi-trường để thí-nghiệm các tư-tưởng. Cần phải t́m hiểu vũ-trụ, và cần phải phát-biểu chính-xác về vũ-trụ này với lư-luận mạch lạc không lặp đi lặp lại. Đó là mục-đích cuối cùng của người INTP, dù người khác hiểu được hay không cũng không quan-trọng ǵ.

Người INTP là con người lư-luận, nhà toán-học, triết-gia, khoa-học-gia: họ cảm thấy hấp dẫn mỗi khi được theo đuổi cách cấu-tạo, sắp đặt, kiến-trúc tư-tưởng. Tuy nhiên, không nên dùng người INTP để áp-dụng những khuôn mẫu của họ vào thế-giới thực-tế. Người INTP chỉ là người kiến-trúc cấu-tạo một hệ-thống để cho người khác xây-dựng và áp-dụng. Chính v́ thế rất nhiều lần người INTP không được tuyên-dương công-trạng về việc họ làm. Những người xây dựng và áp-dụng vào thực-tế được tiếng tốt danh thơm, c̣n người INTP chỉ là anh-hùng vô-danh. Thường thường chỉ sau khi qua đời, người INTP mới được người khác để ư ca-tụng thôi, bởi lẽ đa-số các công-tŕnh của họ chỉ nằm trong thư-viện, nơi văn-pḥng.

Người INTP không có khuynh-hướng trở thành văn-sĩ hoặc làm nghề buôn bán. Tuy nhiên họ thường là giáo-sư rất tốt, nhất là đối với các lớp cao-học, cho dù họ không được tiếng b́nh-dân, nhưng họ chu-toàn nhiệm-vụ đàng-hoàng. Họ không thích việc văn-pḥng và khó chịu với những chi-tiết theo thói quen. Họ thích làm việc âm-thầm, không muốn bị ai quấy rầy ngắt quăng, và thường hay làm việc một ḿnh. Nếu một tổ-chức muốn dùng tài-năng của người INTP một cách thích-hợp, ban điều-hành cần phải tích-cực ủng-hộ các tư-tưởng và sáng-kiến của người INTP, kẻo họ mất hứng bỏ đi chơi chỗ khác.

Người INTP coi việc phối-ngẫu vợ chồng là quan-trọng và thường trung-tín tận-tâm cho dù đôi khi họ tỏ ra bận rộn. Họ thường không thích có nhiều dịp xă-giao và càng không thích mất trật-tự trong nhà. Thông thường người bạn phối-ngẫu của người INTP sẽ phải lo sáng-kiến và tổ-chức cuộc sống xă-hội của hai người. Nếu để tự-do một ḿnh, người INTP sẽ trở về thế-giới sách vở và chỉ xuất-hiện khi có nhu-cầu vật-chất đ̣i hỏi thôi. Tuy nhiên người INTP là con người có thiện-chí, biết thích-nghi và rất dễ sống, cho dù đôi khi họ quên giờ hẹn, ngày kỷ-niệm gia-đ́nh và những tập-quán thường ngày, nếu không được ai nhắc nhở tới. Có khi họ cảm thấy khó diễn-tả bằng lời nói những tâm-t́nh của họ, và người bạn phối-ngẫu của người INTP có thể tin rằng họ không cần phải để ư tới. Người cha mẹ INTP rất tận-tâm: thích sống với con cái và chủ-tâm giáo-dục con cái. Gia-đ́nh của người INTP thường thường an-vui, thoải mái về kỷ-luật, đồng-thời có trật-tự và tổ-chức.

Người INTP tiếp-xúc với ngoại-cảnh phần lớn do trực-giác, và đặc-tính đặc-biệt nhất của họ là suy-tư, thường thường ít được ai để ư đến, ngoại trừ trong những nhóm nhỏ bé thân-mật. Chính v́ thế người INTP thường dễ bị hiểu lầm, bị coi là con người khó hiểu, và ít khi được người khác tín-nhiệm là con người hiểu biết thành-thạo. Họ có khuynh-hướng nhút nhát ngoại trừ đối với ít bạn bè thân-cận, và ít người có thể phá tan tính cách dè dặt của họ được. Họ dễ thích-nghi cho đến khi nguyên-tắc của họ bị vi-phạm: khi đó, họ chẳng chịu thích-nghi chút nào nữa. Người khác khó hiểu được người INTP, bởi lẽ người INTP thích suy-tư phức-tạp và muốn mọi tư-tưởng thật chính-xác không có chuyện lặp đi lặp lại. T́nh-cảm của người INTP không được phát-triển đầy đủ, nên họ dễ tỏ ra lănh-đạm thờ-ơ với ư-nguyện sở-thích của người khác, nhiều khi không biết rằng người khác có ư-nguyện và sở-thích riêng biệt khác hẳn.

 

9.- người ESTJ ban điều-hành: 13%

Người ESTJ tiếp-xúc với môi-trường ngoại-cảnh. Họ hiểu biết cộng-đồng nơi họ sinh-sống và thường là cột trụ sức mạnh của cộng-đồng. Tĩnh-từ thích-hợp nhất để mô-tả người ESTJ là ‘có tinh-thần trách-nhiệm’. Trong 100 người có 13 người thuộc mẫu tính t́nh ESTJ.

Người ESTJ có tài xuất-chúng về cách tổ-chức sắp đặt cho có tôn-ti trật-tự, về các chi-tiết luật-lệ phép tắc.Họ muốn thấy mọi sự phải đâu vào đó. Họ có khuynh-hướng khó chịu với những ai không chịu lưu-ư đầy đủ để thi-hành các biện-pháp theo chi-tiết được mô-tả và tŕnh-bày do những người có kinh-nghiệm ngơ hầu đạt mục-đích mong đợi.

Người ESTJ cảm thấy thích đánh giá người khác và có khuynh-hướng phê-phán một phần theo tiêu-chuẩn coi xem người đó có làm theo các mẫu mực không. Có khi họ tỏ ra sỗ sàng với những người không chịu theo kỷ-luật quy-tắc. Người ESTJ có óc thực-tế, thích sự kiện, và ṭ ṃ muốn biết các phương-pháp, cách thức mới hơn là các nguyên-tắc và thuyết-lư mới.

quangchai

Thông thường người ESTJ trung-thành với tổ-chức, công việc và cộng-đồng của họ. Họ là những người bạn phối-ngẫu và phụ-huynh tuyệt vời. Họ biết nh́n nhận đâu là trách-nhiệm của họ và ít khi trốn tránh trách-nhiệm, cho dù phải hy-sinh cố-gắng rất nhiều. Họ thường đạt tới các chức-vụ có trách-nhiệm trong ngành của họ, trong cộng-đồng cũng như trong giáo-hội của họ. Họ thường gia-nhập nhiều hội-đoàn và siêng năng hội họp cũng như phát-biểu cảm-tưởng ủng-hộ. Người ESTJ rất đúng giờ và muốn người khác cũng phải đúng giờ.

Không phải lúc nào người ESTJ cũng chịu trách-nhiệm về quan-điểm và t́nh-cảm của người khác, và đôi khi họ có khuynh-hướng đi tới kết-luận thật vội vă . Không phải lúc nào họ cũng kiên-tâm lắng nghe những ư-kiến đối-nghịch, và nếu họ có quyền, họ dễ bị vấp phạm vào lỗi lầm không lắng nghe ư-kiến đối-nghịch. Họ cần phải cố-gắng nhiều để tỏ ra cởi mở hơn để đón nhận ư-kiến của người khác, nhất là những người tùy thuộc vào họ như con cái, vợ/chồng, nhân-viên.

Người ESTJ sống thích-ứng với những cơ-sở vững bền, những định-chế lâu năm, và quen thuộc những đường lối truyền-thống trong các cơ-sở định-chế đó, nên họ không thể hiểu tại sao có người lại muốn từ-bỏ hoặc thay đổi những cơ-sở và định-chế đó. Họ tuân theo tập-quán thói quen ở nhà cũng như ở sở làm, muốn mỗi sự có một chỗ và mỗi nơi có một việc. Họ thường ăn mặc chỉnh-tề và có trật-tự, lúc làm việc cũng như khi vui chơi.

Trong việc giao-tế nhân-sự, họ theo truyền-thống và lễ-nghi, tạo-dựng ḥa-khí và an-vui trong các liên-hệ bằng cách lập nên những tập-tục và cách-thức quen thuộc. Gia-truyền bảo-cổ có một ư-nghĩa đặc-biệt với người ESTJ, và họ cố-gắng bảo-tŕ tuân giữ. Họ thích có dịp gặp gỡ bạn bè, đồng-nghiệp xưa, bà con , họ hàng trong các cơ-hội như tiệc tiễn đưa, ăn tập-thể, các lễ lạy và giỗ chạp. Tương-đối người ESTJ là loại người dễ biết dễ hiểu. Họ không có khuynh-hướng làm người khác hiểu lầm v́ nói một đàng làm một nẻo. Họ đáng tin cậy và trước sau như một: họ có vẻ như thế nào th́ họ sống thực như vậy.

 

10.- người ISTJ ban giám-đốc: 6%

Người ISTJ có đặc-tính cương-quyết trong các công việc thực-tế. Họ là những người bảo-vệ các cơ-cấu lưu-truyền từ đời này tới đời kia, và nếu cần một từ đề diễn-tả con người của họ, th́ đó là chữ ‘đáng tín-nhiệm’. Cứ 100 người có 6 người ISTJ. Người ISTJ thích có những liên-hệ t́nh-nghĩa, và họ thật khó chịu khi nghĩ tới những đổ vỡ trong một gia-đ́nh, một tổ-chức, hoặc ngoài xă-hội, quốc-gia.

Dù ở nhà hay nơi làm việc, người ISTJ cũng thích yên lặng và nghiêm-trang đứng đắn. Họ kiên-tŕ và đáng tin một cách đặc-biệt. Đầu óc họ không thể nghĩ tới việc chấm dứt, hủy bỏ một giao-kèo. Đối với họ, lời nói là danh-dự của con người. Nên tin người ISTJ trong việc bảo-tồn các tài-năng của tổ-chức và họ có óc thực-tế trong công việc của họ. Họ chu-toàn nghĩa-vụ mà không phô-trương phách lối, nên không ai để ư đến hoặc nhận chân giá-trị của việc họ tận-tụy làm việc hoạt-động.

Người ISTJ thích mọi chi-tiết đâu vào đó, công-b́nh, dùng những phương-pháp thực-tế, sử-dụng nhân-sự và vật liệu khéo léo, khiến cho họ được trọng-dụng trong các ngành cần những đức-tính đó. Người ISTJ rất hữu-dụng trong ngành thanh-tra thuế-vụ, kiểm-kê tài-sản, thanh-tra ngân-sách, thanh-tra ngân-hàng. Người ISTJ thích đầu-tư vào các thị-trường chứng-khoán chứ họ không thích chơi tṛ may rủi với tiền bạc của họ có hoặc tiền của người khác.

Người ISTJ có thể đối-phó với các con số phức-tạp, chi-tiết, khó khăn và tạo nên một ư-nghĩa lư-sự. Họ cho người khác biết họ đáng tin và trung-thành, nhờ đó họ thường là giám-đốc, chủ-sự hữu-hiệu trong bệnh-viện, thư-viện hoặc xí-nghiệp. Họ có khả-năng chu-toàn nhiệm-vụ của chủ nhà ḥm, thư-kư ṭa án hoặc nghiên-cứu pháp-luật. Người ISTJ là giáo-sư kinh-doanh, gia-chánh, thể-dục và khoa-học, cũng như là sĩ-quan nữ quân-nhân. Thường thường nữ quân-nhân coi bộ như lạnh nhạt, nhưng đó là v́ người ta không nhận ra được nhược-điểm của người ISTJ là dễ bị tổn-thương khi bị phê-b́nh chỉ-trích.

Người ISTJ kiên-tâm với công việc họ làm và với các phương-pháp trong một cơ-cấu tổ-chức, cho dù họ không luôn kiên-tâm với những mục-đích riêng tư của mỗi cá-nhân trong cơ cấu tổ-chức đó. Người ISTJ muốn làm sao để mọi sự đâu vào đó: tài-năng được phân-phối đúng chỗ đúng lúc, vật liệu được phân-chia đồng đều đúng cách. Người ISTJ cũng muốn người khác phải làm như vậy.

Người ISTJ là cột trụ sức mạnh trong đời sống phối-ngẫu vợ chồng. Họ tôn-trọng khế-ước thương-mại. Họ tôn-trọng giao-ước hôn-nhân hơn nữa. Họ trung-thành và chung-thủy, nhận trách-nhiệm đối với con cái và người bạn đời, coi đây là trách-nhiệm trọn cả cuộc đời. Người ISTJ tự coi ḿnh có nhiệm-vụ nuôi sống gia-đ́nh cho dù họ có thể để cho người vợ làm việc, miễn là không sao-lăng nhiệm-vụ đối với con cái. Người ISTJ có quan-niệm ‘phụ-hệ’: mọi việc là do đàn ông gánh vác đảm-trách, và nếu cả vợ chồng đều là ISTJ, họ là cặp sống trọn t́nh đáng tin. Người vợ ISTJ có thể bỏ những phù-phiếm chóng qua để t́m những ǵ có ư-nghĩa và lư-sự, và có thể không đào sâu ư-nghĩa đời sống tính-dục.

Người cha mẹ ISTJ xử-sự đúng lư đối với con cái và mọi luật-lệ trong gia-đ́nh đều rơ ràng. Con cái ngỗ nghịch, khó dạy có thể khó sống chung được với cha/mẹ ISTJ, và đảo lại cũng thế. Con cái trẻ em ISTJ có khuynh-hướng vâng lời và là nguồn an-vui cho cha mẹ và giáo-sư.

Mặc dầu người ISTJ có óc thực-tế và lư-sự, họ có thể cưới một người vô-trách-nhiệm và như thế liên-hệ hôn-phối sẽ trở thành liên-hệ cha mẹ với con cái hơn là liên-hệ giữa hai người lớn đồng vai đồng vế với nhau. Người ISTJ lúc tỏ ra muốn cứu giúp, lúc tỏ ra muốn sửa đổi người bạn đời lầm lỡ của ḿnh. Như vậy liên-hệ hôn-phối sẽ trở thành một tṛ chơi đuổi bắt hú tim dài dài: một bên là vô-trách-nhiệm, là hứa sửa đổi, là sửa đổi một chút, rồi lại là vô-trách-nhiệm, c̣n bên kia là ISTJ với chu-kỳ là không đồng-ư, là cứu-giúp, là quở trách, là tha thứ, là chấp-nhận cho nên tốt hơn, và cứ ṿng vo tam-quốc như vậy măi. Chu-kỳ như vậy thường thấy nơi người ISTJ cưới một người nghiện ngập, và bước vào một cuộc sống chỉ biết lo lắng săn sóc cho người bạn đời, thỉnh thoảng pha trộn những lúc giận dữ hoặc từ-bỏ. Mặc dầu người ISTJ có thể chấp-nhận tính cách ích-kỷ và hay thay đổi của người bạn đời, nhưng họ lại không thể chấp-nhận tính cách đó nơi chính ḿnh họ.

Người ISTJ không thích những diễn-văn bóng bẩy, những lối ăn-diện xa-hoa, nhà ở sang-trọng. Họ ghét những đường lối kiêu-sa. Họ chỉ muốn nhà ở cũng như sở làm có thứ-tự, ngăn nắp, sạch sẽ là đủ. Đồ đạc th́ cần bền chắc chứ không cần đẹp sang hào nhoáng. ‘Ăn chắc mặc bền’ là tiêu-chuẩn phục-sức của người ISTJ hơn là kiểu mới nhất, mẫu hợp thời-trang nhất. Họ không cần đồ ăn ngon miệng hoặc phục-sức lộng lẫy.

Người nam ISTJ chỉ thích họp bạn với phái nam thôi, và hay dùng kiểu nói lái khi chỉ có bọn đàn ông con trai với nhau. Thú đi săn bắn hoặc câu cá một ḿnh hoặc với bọn đàn ông con trai với nhau là một phần sở-thích căn-bản của người ISTJ. Người nam ISTJ thích gia-nhập những phong-trào phục-vụ cộng-đồng với truyền-thống nêu cao giá-trị cổ-truyền như hướng-đạo, hơn là người nữ ISTJ. Họ hiểu biết và nhận rơ phần đóng góp của các phong-trào này vào việc bảo-tồn gia-sản tinh-thần quốc-gia. Là người SJ, họ thích đặc-biệt những dịp hội hè đ́nh đám như hôn-quan-tang-tế, lễ cưới, vinh-quy, thăng-chức, đại-tiệc, dạ-hội. Nơi sở làm, người ISTJ thấy cần phải có những bữa tiệc họp bạn: họ thích tham-dự và thưởng-thức, cho dù biết rằng đôi khi gây nên những quấy rối công việc của họ, nhưng họ lại cho đó là cần-thiết.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.