HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

psycho

 

 

CHƯƠNG 1

 

bá nhân bá tính

 

 

3.- BỐN CẶP KHUYNH-HƯỚNG

Sau khi đă đọc phần diễn-tả loại tính-t́nh của bạn và một vài loại tính t́nh khác, bạn có thể đặt những câu hỏi như đâu là nền-tảng cho bảng chia loại tính-t́nh này cũng như bảng phân-loại của Myers-Briggs? Jung hiểu thế nào khi dùng những chữ hướng-ngoại (E: Extrovert), hướng nội (I: Introvert), cảm-giác (S: Sensation), trực-giác (N: iNtuition), suy-tư (T: Thinking), tâm-t́nh (F: Feeling), nhận-thức (P: Perceiving), phán-đoán (J: Judging).

Trước hết chúng ta nên nhớ: Carl Jung không nói rằng một người chỉ là một trong các cặp tính-t́nh đó. Đúng ra, mỗi người có thể hướng-ngoại một phần và hướng-nội một phần, suy-tư một phần và tâm-t́nh một phần.

Thứ đến, Jung không nói rằng người ta không thể thay đổi khuynh-hướng này qua khuynh-hướng khác. Với thời-gian, khuynh-hướng này có thể mạnh lên, khuynh-hướng kia có thể yếu đi.

Điểm thứ ba: chưa có giải-quyết dứt-khoát về vấn-đề tranh-luận xem khuynh-hướng nào có từ khi bẩm-sinh, hay là phát-hiện t́nh-cờ thời thơ-ấu. Jung tin rằng đó là khuynh-hướng bẩm-sinh, cho dù ông không dám quả-quyết rơ ràng về vấn-đề này. Theo Jung, dù là bẩm-sinh hay do lựa chọn sau này, những hành-động đó phát-triển và trở nên mạnh mẽ hơn nhờ việc năng sử-dụng. T.d. một người năng sử-dụng trực-giác nhiều, trực-giác sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, một người dùng tâm-t́nh nhiều hơn, tâm-t́nh sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Đảo lại, một người không dùng suy-tư và phán-đoán hoặc bất cứ khuynh-hướng nào khác, khuynh-hướng đó cũng không phát-triển được và giống như bị cùn, rỉ sét đi vậy. Đây là một giả-thuyết đáng được nghiên-cứu thêm.

Dù sao điều quan-trọng về cách Jung phân-loại tính-t́nh là những lối diễn-tả cách-thức người ta hành-động khác biệt với nhau làm sao, chứ không phải việc chọn từ-ngữ đúng hay không đúng cho những khác biệt này.

 

A.) HƯỚNG-NGOẠI và HƯỚNG-NỘI

Người nào coi người khác như nguồn năng-lực của ḿnh, có lẽ đă đi theo khuynh-hướng hướng-ngoại, c̣n người nào thích yên-tĩnh trầm-lặng, để lấy lại sinh-khí, có lẽ đă đi theo khuynh-hướng hướng-nội. Hướng-ngoại được viết tắt là E do chữ Extraversio (quay ra ngoài), c̣n hướng-nội được viết tắt là do chữ Introversio (quay vào trong) của các ngôn-ngữ gốc La-mă.

1.- nguồn gốc gây hiểu lầm

Những người hướng-ngoại có nhu-cầu tiếp-xúc ngoại-giao, có vẻ như được thêm nghị-lực, được sung-súc khi có người khác liên-hệ. Họ thêm nghị-lực khi nói chuyện, chơi dỡn, làm việc với người khác. Người hướng-ngoại chỉ cảm thấy cô-đơn khi không được tiếp-xúc với người khác. Người hướng-ngoại cực-đoan vừa dự tiệc tiếp-tân này xong là y như đă sẵn sàng chuẩn-bị đi dự tiệc tiếp-tân khác. Máy phát điện của họ hầu như lúc nào cũng đầy nhiên-liệu tới mức tối-đa.

Trong khi người hướng-ngoại dễ cởi mở xă-giao bao nhiêu th́ người hướng-nội lại đóng khung g̣ bó bấy nhiêu. Họ chỉ muốn có chỗ đứng riêng, trong tâm-trí cũng như trong không-gian. Người hướng-nội h́nh như chỉ t́m được nghị-lực từ một nguồn suối khác với người hướng-ngoại. Họ theo đuổi những hoạt-động đơn-độc, làm việc một ḿnh âm-thầm, đọc sách, suy-niệm, tham-dự vào các sinh-hoạt chỉ đ̣i hỏi một nhóm ít người. Đó là những cách người hướng-nội thêm nghị-lực. V́ thế, nếu như một người hướng-nội đi dự tiệc liên-hoan, chỉ sau một thời-gian ngắn, họ đă nghĩ là đủ rồi và t́m đủ mọi cách để kiếu-từ ra về. Đối với họ, như vậy là tham-dự đủ rồi. Họ không phải là loại người làm cho bữa tiệc trở nên chán ngán, nhưng chính họ chán ngán bữa tiệc.

Người hướng-nội dễ cảm thấy lẻ loi đơn-độc khi ở giữa đám đông. Đám đông càng lớn, họ càng cảm thấy lẻ loi đơn-độc, nhất là khi có những người xa lạ, như khi ở phi-trường, bến xe đông người, hoặc ở đám tiệc có lắm người đi qua đi lại nhộn nhịp. Như thế không có nghĩa là người hướng-nội không thích có bạn bè chung quanh. Người hướng-nội cũng muốn có những liên-hệ với người này người khác, nhưng những liên-hệ đó làm cho họ mất nghị-lực, không giống như người hướng-ngoại. Người hướng-nôïi cần phải t́m cho được một chỗ yên-lặng thanh vắng để t́m lại nghị-lực, trong khi những nơi chốn như vậy sẽ làm cho người hướng-ngoại mất sức. Nếu người hướng-ngoại phải vào thư-viện để nghiên-cứu một vấn-đề ǵ, họ có thể phải huy-động ư-chí để cố-gắng không t́m dịp nói chuyện với người quản-thủ thư-viện.

psycho

Đối với người hướng-nội th́ hoàn toàn ngược lại: họ chỉ có thể tiếp-xúc với người khác trong khi họ chưa hết nghị-lực mà thôi. Một vấn-đề phải được đặt ra là: phải chăng người hướng-ngoại không có khuynh-hướng hướng nội, và người hướng-nội không có khuynh-hướng hướng-ngoại? Dĩ nhiên là có, tuy nhiên thái-độ và khuynh-hướng mănh-liệt hơn, dù là hướng-nội hay hướng-ngoại, cũng sẽ có ảnh-hưởng nhiều hơn và khuynh-hướng kia sẽ bị giảm bớt đi. Thái-độ mănh-liệt hơn sẽ được biểu-lộ nơi hành-vi ư-thức của con người và sẽ ảnh-hưởng tới mục-đích, ư-chí, hoạt-động của con người ư-thức. Khuynh-hướng yếu kém hơn chỉ có một phần nào trong ư-thức và chỉ ảnh-hưởng tới những ǵ t́nh-cờ ngẫu-nhiên xẩy đến. Khuynh-hướng yếu kém này sẽ không phát-triển được và ít có ảnh-hưởng trên tính t́nh của con người, và thường chỉ ở trong t́nh-trạng sơ-khai chớm nở thôi. Jung c̣n chủ-trương rằng nếu người mẹ bắt ép đứa con sống theo khuynh-hướng yếu kém đó, sau này khi đứa con lớn lên sẽ bị nhiều khó khăn trở ngại.

Theo như nhận-định của K. Bradway, 1964 th́ có chừng 75% người thuộc loại hướng-ngoại và 25% người thuộc loại hướng-nội. (Theo như chúng tôi nhận-định, có lẽ Việt-nam là 30%-40% hướng ngoại và 70%-60% hướng nội).Thực vậy nền văn-hóa Âu-Mỹ đề-cao con người cởi mở, xă-giao, biết cách ăn nói, có tinh-thần tập-thể, c̣n những ai thích yên lặng trầm-tĩnh th́ bị coi như là khó tính, không thân-thiện. Người ta coi những hoạt-động đơn-độc chỉ là cách câu giờ, chờ-đợi những ǵ tốt đẹp hơn sẽ đến, và tốt đẹp đây có nghĩa là giao-tiếp liên-hệ giữa người với người. Chính v́ thế người hướng-nội bị coi như chim lạc đàn trong một đám đông chỉ thích xă-giao và tiếp-xúc liên-hệ. Một bà mẹ đă phản-đối lời nhận xét coi cô con gái cưng của bà là người hướng-nội như sau: “Nó không phải là người hướng-nội, v́ nó dễ thương lắm”. Con người hướng-nội cho biết rằng đa-số trong mẫu người này nhận thấy họ cần phải tiếp-xúc xă-giao nhiều hơn, nhưng v́ họ không thể tự ḿnh làm được như vậy , nên muôn đời họ vẫn chỉ là những con chim chưa ra ràng trong xă-hội muôn mầu, họ không bao giờ đủ lông đủ cánh để bay bổng tới trời cao của người khác. Hậu-quả tất-nhiên là ít khi họ dành để cho họ đủ chỗ để thở mà không cảm thấy mặc-cảm tội lỗi một chút.

2.- những chữ mồi quan-trọng

Chữ quan-trọng nhất để phân-biệt người hướng-ngoại là giao-thiệp tiếp-xúc, người hướng-nội là đóng kín một ḿnh. Điều hấp-dẫn nhất cho người hướng-ngoại là chiều ngang, đi tới người khác, cho người hướng-nội là chiều dọc, đi lên cao hoặc đào sâu một vấn-đề. Người hướng-ngoại quan-niệm những ǵ bên ngoài, ngoại-tại, người hướng-nội quan-niệm những ǵ bên trong, nội-tại. Người hướng-ngoại để ư tới lượng, người hướng-nội để ư tới phẩm. Người hướng-ngoại để ư tới liên-hệ, phản-ứng, người hướng-nội để ư đến chủ-điểm, mục-đích. Người hướng-ngoại muốn có càng nhiều giao-tiếp liên-hệ càng tốt, người hướng-nội hạn-chế tối-thiểu những xă-giao tiếp-xúc. Người hướng-ngoại sử-dụng nghị-lực, người hướng-nội t́m cách tiết-kiệm. Người hướng-ngoại thích để ư đến những ǵ xẩy ra bên ngoài, người hướng-nội chú ư tới những ǵ diễn-tiến bên trong.

 

B.) TRỰC-GIÁC và CẢM-GIÁC

Người có khuynh-hướng thiên về cảm-giác tự nhận ḿnh có óc thực-tế, trong khi đó người có khuynh-hướng thiên về trực-giác coi ḿnh có nhiều sáng-tạo. Theo như Bradway nhận-định năm 1964, có 75% thiên về cảm-giác (viết tắt S: sensatio), và 25% thiên về trực-giác (viết tắt N: intuitio)

1.- nguồn gốc gây hiểu lầm

Hướng-ngoại và hướng-nội là hai khuynh-hướng quan-trọng giúp chúng ta hiểu những khác-biệt giữa ta với người, nhất là những người sống chung quanh, nhưng trực-giác và cảm-giác c̣n quan-trọng hơn nhiều, v́ đây là những đường lối khác-biệt về cách nhận-định và suy-tư. Đường lối trực-giác và cảm-giác là nguồn của đa-số những hiểu lầm, ngộ-nhận, hiểu xấu, ư xấu, nghĩ xấu. Sự khác-biệt giữa cảm-giác và trực-giác tạo nên khoảng cách lớn lao giữa người với người. Thực vậy, Kretschmer nhận thấy sự khác-biệt này quá lớn lao, nên đă phân-chia tính-t́nh thành hai loại bộc-trực (schizothyme) và mẫn-cảm (cyclothyme). Người bộc-trực có thể là nhạy cảm hoặc lạnh cảm, ư-thức hoặc vô-ư-thức, c̣n người mẫn-căm có thể là dễ vui dễ buồn, lạc-quan hoặc bi-quan. Ông cho đó là nền-tảng của những khác-biệt về tính-t́nh, c̣n Jung lại chỉ coi đó là 1 trong 4 khuynh-hướng khác biệt nền-tảng.

Người có khuynh-hướng cảm-giác muốn có sự-kiện đàng-hoàng, tin-tưởng và ghi nhớ các sự việc đă xẩy ra. Họ tin vào kinh-nghiệm, và hiểu biết nhờ kinh-nghiệm lịch-sử, kinh-nghiệm cá-nhân cũng như kinh-nghiệm quần-chúng. Con người của họ vừa được mô-tả như dính liền với trái đất, đi sát với thực-tế, gần đất và xa trời. Khi con người cảm-giác nói chuyện, họ thích nói về kinh-nghiệm, về quá-khứ, t.d. khi phỏng-vấn người xin việc, họ sẽ hỏi đầy đủ chi-tiết về kinh-nghiệm việc làm trong quá-khứ. Đối với họ, đây thật là một điều quan-trọng, v́ quá-khứ làm việc tốt sẽ bảo-đảm cho tương-lai biết làm việc kết-quả. Ngược lại, người trực-giác không quan-tâm đến dĩ-văng của người xin việc, nhưng lại muốn cái nh́n về tương-lai, hướng đi mới của người muốn làm việc, xem người này có thể làm ǵ để giúp cho hăng mở mang, cho công việc phát-triển, cho giải-quyết một vấn-đề.

Người cảm-giác để ư đến công việc hiện-tại và t́m cách đối-phó. Họ đặt trọng-tâm vào việc đang hoặc sẽ xẩy ra, hơn là lo lắng về những ǵ biết đâu có thể xẩy ra trong tương-lai. Họ sống trong thực-tế, và họ không muốn làm một công việc ǵ coi như vô-nghĩa. Họ nhận xét chi-tiết rất tinh-vi chính-xác sâu-sắc, có lẽ bởi v́ khi họ để ư tới một cái ǵ, con mắt của họ thường để ư đến một vài chi-tiết đặc-biệt. Người trực-giác th́ lại khác: khi họ t́m hiểu một hoàn-cảnh nào, họ nh́n ngắm, đắn-đo, suy-nghĩ, t́m ṭi để xem có những ǵ liên-hệ tới điều mà họ đang để ư, chứ không màng tới những chi-tiết như người cảm-giác thường nhận ra.

Người trực-giác dùng loại ngôn-từ không có ảnh-hưởng ǵ tới người cảm-giác. Người trực-giác thích nói những lời bóng bẩy, dùng những h́nh ảnh sống động. Họ hay thích mơ mộng, ngâm thơ, yêu giả-tưởng và ảo-giác, coi việc nghiên-cứu chiêm-bao là thú-vị. Người trực-giác hành-động y như là một người từ tinh-tú xa xôi, như một phi-hành-gia trong không-gian đi thám-hiểm những ǵ vượt quá hiện-tại và quá-khứ. Trí tưởng-tượng của họ bị thu hút bởi những ǵ có thể xẩy ra trong tương-lai. Mà bởi lẽ đầu óc của họ chỉ thích đi trên mây, dạo trên cung trăng, nên người trực-giác dễ bị sai lầm lớn về các sự-kiện hơn là người cảm-giác, v́ người cảm-giác để ư nhiều hơn về những ǵ xẩy ra cho ḿnh. Người trực-giác nh́n thấy cuộc sống chạy ṿng quanh, vượt qua núi đồi, xa hơn nhăn-giới chân trời chúng ta đang sống. Họ có thể ngồi hằng giờ hằng ngày để suy-nghĩ về những ǵ có thể xẩy ra. Họ hành-động theo chiều hướng tương-lai, biết nh́n đường cong hơn là đường thẳng, và biết được cả cơi vô-thức nữa. Người trực-giác có khi nhận thấy tư-tưởng đến với họ như một hệ-thống toàn bộ, mà họ không thể giải-thích nổi tại sao họ biết được như vậy. Đây là những viễn-tượng, những trực-giác, những sáng-kiến ta gặp thấy trong bất cứ một lănh-vực nào như kỹ-thuật, khoa-học, toán, triết-lư, nghệ-thuật, và sinh-hoạt xă-hội.

Dĩ nhiên người cảm-giác cũng có trực-giác và sáng-kiến, nhưng họ không để ư tới bao nhiêu, và qua nhiều năm không sử-dụng hoặc coi thường, trực-giác của họ chỉ c̣n là một tiếng kêu trống rỗng. Hậu-quả là tiếng nói âm-thầm của trực-giác bị giảm-thiểu, không c̣n nghe thấy được nữa. Rút cục người trực-giác giầu tưởng-tượng dễ quên đi thực-tại của cuộc sống và khó thích-ứng với những thực-tế chung quanh họ.

Người trực-giác sống trong chờ đợi, phỏng-đoán. Đối với họ, cái ǵ hiện-tại cũng có thể khác hoặc khá hơn, và hiện-tại chỉ là một chỗ dừng. Do đó người trực-giác thường cảm thấy bực tức một cách vô-lư, áy náy bồn chồn một cách vu vơ. H́nh như họ khó chịu v́ thực-tại, nên họ chỉ t́m cách thay đổi hoặc cải-tiến thực-tại.

Người trực-giác có thể chạy từ hoạt-động này tới hoạt-động khác mà có khi rút cục chẳng hoàn-tất được hoạt-động nào cả. Năm 1923, Jung mô-tả người trực-giác như một nhà nông trồng lúa nơi cánh đồng này rồi chạy tới cánh đồng khác, chẳng chịu đợi cho lúa trổ bông nẩy hạt. Thay v́ chờ đợi công khó của họ thành-tựu, họ vội vă lên đường đi t́m một cánh đồng mới để khởi-sự nữa, trong khi đó người khác đến đúng lúc có thể được hưởng hoa mầu của sáng-kiến người trực-giác đă dầy công gieo rắc vun trồng. V́ thế đối với người cảm-giác, người trực-giác bị coi như là hay thay đổi, không thực-tế, không thiết-thực. Đảo lại có lúc người trực-giác coi người cảm-giác như tŕ-trệ chậm chạp, không biết hướng về tương-lai, không biết tạo nên cơ-hội thuận-tiện.

Sự khác biệt giữa người trực-giác và người cảm-giác trở nên rơ ràng nhất trong cách thức nuôi con. Nếu cả hai cha mẹ đều là người trực-giác, họ sẽ khó chịu khi thấy đứa con không chịu mơ mộng, tưởng-tượng, thả hồn theo mây gió, hoặc không thích nghe chuyện thần-thoại. Cha mẹ trực-giác chỉ muốn cho con cái t́m cách phát-triển óc tưởng-tượng hằng ngày. Đối với người trực-giác cực-đoan, không có ǵ quư giá hơn là óc tưởng-tượng phong-phú.

Ngược lại, hai cha mẹ cảm-giác sẽ lo lắng khi thấy đứa con chỉ mơ mộng viển vông mất thời giờ. Họ tin rằng mỗi người phải trở nên hữu-dụng, khi c̣n trẻ phải dùng thời-giờ chơi thể-thao, hoạt-động ngoài trời, khi lớn lên phải làm việc.

2.- những chữ mồi quan-trọng

Nếu lắng nghe lời mỗi người nói, chữ mỗi người lựa chọn, ta có thể nhận thấy tính-t́nh khác biệt. Mỗi người đều để biểu-lộ phát-hiện ra một hệ-thống giá-trị qua chữ viết và lời nói, giọng nói điệu-bộ nhấn mạnh.

Người cảm-giác thích dùng những chữ kinh-nghiệm, hay nói đến túi khôn của người xưa, và muốn tỏ ra óc thực-tế, trong khi người trực-giác nhấn-mạnh đến sáng-kiến, cái nh́n về tương-lai, và có tính cách suy-tư. Người cảm-giác lệ-thuộc vào việc làm, kinh-nghiệm, c̣n người trực-giác tùy-thuộc vào sáng-tạo, ư-kiến mới. Người cảm-giác thích dùng những chữ như hiện-tại, thực-tế, có lư, sự thực, hữu-dụng, c̣n người trực-giác thích dùng những chữ như có thể, hấp-dẫn, sáng-tạo, giầu tưởng-tượng, nhiều khả-năng.

 

C.) SUY-TƯ và TÂM-T̀NH

Jung gọi là loại suy-tư (T viết tắt của chữ Thinking), những người dùng tiêu-chuẩn khách-quan vô-tư khi phải lựa chọn quyết-định, c̣n những người theo chủ-quan và ư riêng ḿnh là loại tâm-t́nh (F viết tắt của chữ Feeling). Cả hai khuynh-hướng lựa chọn quyết-định đều cần-thiết và hữu-ích. Vấn-đề chỉ là người này thích thế này, người kia ưng kiểu kia. Có người thích nhận-định một cách khách-quan, vô-tư, và khó chịu với những ư-kiến riêng tư. Người khác lại thích những phán-đoán theo cảm-t́nh, thiên-kiến, và không quan-tâm bao nhiêu tới giá-trị của lư-luận. Người tâm-t́nh quá-khích sẽ không hài-ḷng với những lựa chọn tựa theo lề-luật, v́ coi như thế là khắt khe, dă-man, vô-nhân-đạo. Người suy-tư cực-đoan sẽ coi những quyết-định tựa theo t́nh cảm là hời hợt, giả-trá, mau qua. Thực ra ai cũng có thể quyết-định theo suy-tư hoặc tâm-t́nh, nhưng vấn-đề chỉ là thích hoặc không thích cách này hoặc cách khác, lúc này lúc kia thôi.

1.- nguồn gốc gây hiểu lầm

Đa-số phái nữ (chừng 60 trong 100 người) cho biết họ thích quyết-định theo ư-muốn cá-nhân, theo tâm-t́nh: họ nghiêng về phía ‘t́nh’ hơn ‘lư’. Ảnh-hưởng văn-hóa mỗi dân-tộc lại có thể khác hơn nữa. (Người Việt-nam có lẽ sẽ nhiều ‘t́nh’ hơn ‘lư’: có thể tới 70%-80%). Đa-số phái nam (chừng 60 trong 100 người) cho biết họ thích quyết-định theo nguyên-tắc, luật-lệ, một cách khách-quan và hữu-lư. Như thế phái nam nghiêng về phía ‘lư’ hơn, và phái nữ nghiêng về phía ‘t́nh’ hơn, cho dù sự khác biệt phái-tính này không rơ ràng bao nhiêu, và khó có thể nhờ đó mà đoán trước hành-động của mỗi người. Hai khuynh-hướng suy-tư và tâm-t́nh có mang mầu sắc phái-tính nam nữ (Myers, 1963), và chia nhau đồng đều mỗi bên một nửa (Bradway, 1964).

Người tâm-t́nh có lúc cho rằng loại người suy-tư là cứng dắn, chai đá, lạnh nhạt, ĺ lợm, xa cách, chỉ biết suy-tư trong đầu óc, trên sách vở mà không biết hiền-ḥa từ-tốn. Trong khi đó người suy-tư lại cho rằng người tâm-t́nh dễ yếu đuối, mềm ḷng, thiếu ư-chí nghị-lực, không biết suy-nghĩ chín chắn, không hiểu căn-bản luận-lư, mau nước mắt. Hiểu lầm sẽ xẩy đến khi một người tâm-t́nh và một người suy-tư cùng phải quyết-định ngược lại với thói quen của họ, làm cho họ khó chịu., t.d. người vợ tâm-t́nh muốn người chồng suy-tư phải bộc-lộ tâm-sự t́nh-cảm của chàng, trong khi chàng lại ước sao cho nàng biết suy-luận có lư một chút. Dĩ nhiên chẳng có cách lựa chọn nào đáng chê cả.

Người tâm-t́nh có lợi-điểm hơn người suy-tư trong việc chấp-nhận và phát-triển những ǵ họ không thích. Học-đường là môi-trường thích-hợp phát-triển khả-năng suy-tư hơn là biểu-lộ tâm-t́nh, nên chi người tâm-t́nh đi học có cơ-hội làm triển nở khả-năng suy-tư của họ, c̣n người suy-tư đi học ít có cơ-hội làm triển nở lănh-vực tâm-t́nh, do đó nên lănh-vực tâm-t́nh của họ vẫn chỉ ở giai-đoạn phôi-thai.

psycho

Đôi khi người tâm-t́nh coi bộ ra vẻ nhiều t́nh-cảm dễ xúc-động hơn người suy-tư, nhưng thực-tế không hoàn toàn đúng như vậy. Cả hai loại người đều có thể dạt dào t́nh-cảm và tâm-t́nh chứa chan.

Người tâm-t́nh có khuynh-hướng biểu-lộ t́nh-cảm của ḿnh ra bên ngoài và người ta có thể coi họ như con người thân-mật, đầy t́nh-cảm đậm đà hơn người suy-tư. Khi một người tâm-t́nh xúc-động, như khi tay họ toát ra mồ hôi, khi họ đổi sắc mặt, khi thân ḿnh rung động, khi tim đập mạnh hơn và nhanh hơn, hoặc khi họ không c̣n làm chủ được con người của chính ḿnh nữa, người khác dễ bị ảnh-hưởng lây. Những rung động t́nh-cảm của người tâm-t́nh có phản-ứng dây chuyền và tạo nên ảnh-hưởng nơi người khác. C̣n khi người suy-tư xúc-động, ít thấy ǵ thay đổi nơi con người của họ, và người khác cũng khó nhận xét được. Chính v́ thế mà người suy-tư được mô-tả là ‘lạnh như tiền’, ‘khô như ngói’, ‘cứng như đá’, cho dù trên thực-tế họ cũng có thể có những tâm-t́nh sâu-đậm y như người tâm-t́nh. Có khi người suy-tư cảm thấy xấu-hổ v́ có cảm-xúc mănh-liệt, trong khi đó người tâm-t́nh có khi lại lấy làm vui v́ cảm-xúc tràn trề.

Trong liên-hệ giao-tiếp giữa người với người, khi phải lựa chọn quyết-định, sự khác biệt giữa đường lối suy-tư và đường lối tâm-t́nh không tạo nên nhiều khó khăn lắm, một khi đă hiểu biết và nhận chân giá-trị của mỗi đường lối. Thực ra hai người với hai đường lối khác biệt về suy-tư và tâm-t́nh này có thể bổ-túc cho nhau hơn là những cặp khuynh-hướng khác, t.d. hướng-nội và hướng-ngoại, trực-giác và cảm-giác dễ tạo nên nhiều hiểu lầm hơn là bổ-túc cho nhau. Người tâm-t́nh cần người suy-tư để nh́n thấy một đường lối mới, và đảo lại người suy-tư cần người tâm-t́nh để hiểu thêm một cách-thức khác. Một khi người tâm-t́nh hiểu được rằng người suy-tư cũng có những tâm-t́nh sâu xa, cho dù họ không biểu lộ ra, và một khi người suy-tư biết cho rằng người tâm-t́nh cũng có khả-năng lư-luận rành mạch, cho dù họ không diễn-tả ra được bằng ngôn-từ chính-xác, lư-do để hiểu lầm sẽ không c̣n nữa.

2. những chữ mồi quan-trọng

Người suy-tư T thích quyết định theo đường lối vô-tư, thích dùng những chữ như khách-quan, nguyên-tắc, chính-sách, chủ-trương, luật-lệ, tiêu-chuẩn, cương-quyết; trong khi người tâm-t́nh F muốn lựa chọn theo sở-thích riêng tư cá-nhân, lại thích dùng những chữ như chủ-quan, giá-trị, trường-hợp gia-giảm, môi-trường, hoàn-cảnh, xă-hội, cộng-đồng, t́nh-thân, thuyết-phục. Khi đối-phó với người khác, với dự-án kế-hoạch, người suy-tư T có khuynh-hướng dùng phương-pháp tổng-luận, c̣n người tâm-t́nh F lại dùng phương-pháp cá-biệt. Người suy-tư thích những chữ công-lư, phê-b́nh, tiêu-chuẩn, chỉ-tiêu, phân-tích; c̣n người tâm-t́nh ưa dùng những chữ nhân-đạo, hoà-hợp, tốt xấu, thiện-cảm, quư-trọng, dấn-thân. Người suy-tư đặt ưu-tiên vào các tiêu-chuẩn khách-quan, và có tài lư-luận, thuyết-phục người khác theo quan-điểm của họ, bằng lư-luận hơn là t́nh-cảm. Người tâm-t́nh có tài thuyết-phục người khác và lựa chọn quyết-định v́ ảnh-hưởng của người chung quanh.

 

D.) PHÁN-ĐOÁN và TRI-THỨC

Vấn-đề: muốn mọi sự kết-thúc dàn xếp đàng hoàng hay muốn để linh-động tuỳ nghi?

Người nào muốn mọi sự kết-thúc dàn xếp đâu vào đó hơn là để tuỳ nghi linh-động, chính là mẫu người thuộc loại phán-đoán J, c̣n người nào có khuynh-hướng để mọi sự tuỳ nghi linh-động, chính là mẫu người thuộc loại tri-thức P. Người phán-đoán J chỉ muốn làm sao để đưa vấn-đề tới kết-thúc, và chỉ khi nào quyết-định xong đâu vào đó rồi họ mới cảm thấy yên ḷng. Ngược lại, người tri-giác cảm thấy ái-ngại mỗi khi phải quyết-định một điều ǵ, v́ họ chỉ muốn sao cho thu thập được thật nhiều sự-kiện, càng nhiều càng tốt. Do đó khi người tri-giác quyết-định một điều ǵ, họ tỏ ra bối rối, do dự, khó chịu, c̣n người phán-đoán cảm thấy thoải mái an-tâm.

Người phán-đoán có khuynh-hướng thiết-lập thời-biểu, ấn-định giờ giấc, và họ muốn mọi người phải làm y như vậy. Người tri-giác có khuynh-hướng coi thời-biểu y như một chiếc đồng-hồ báo thức, reo hay không reo là tuỳ người ta có ấn nút hay không, và họ coi thời-biểu chỉ là để nhắc nhở ta phải làm việc hơn là bắt buộc phải hoàn-tất việc đó.

Ta có thể quan-sát một hiện-tượng kỳ-lạ này là khi nào người tri-giác P có nhiệm-vụ giữ đúng hẹn với người trên, họ không tin được người khác giữ đúng giờ, nên họ thường hẹn sớm hơn giờ họ tính toán. Trong khi đó, người phán-đoán J chỉ bảo cho người khác biết giờ khắc đàng hoàng và muốn mọi người phải theo đúng giờ khắc đó một cách nghiêm-chỉnh.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác-biệt giữa người phán-đoán và người tri-thức trong trường-hợp cực-đoan. Rất tiếc là Jung không ấn-dịnh rơ ư-nghĩa của mấy chữ phán-đoán và tri-thức. Phán-đoán có nghĩa là có một quyết-định, một kết-luận, c̣n tri-thức có nghĩa là biết, là ư-thức. Định-nghĩa như trên chỉ là để tránh né một số quan-niệm mơ hồ về phán-đoán và tri-thức. Rất may là Jung có những nhận xét tinh-vi về cách hành-động của hai loại tính t́nh này mà không bị lệ-thuộc về đường lối suy-tư của ông, nên chúng ta có thể phát-hiện và mô-tả hai loại tính t́nh này mà không bị chi-phối v́ quan-niệm của ông.

1.- nguồn gốc gây hiểu lầm

Bradway, 1964, cho biết hai loại tính t́nh này phân-chia đồng đều mỗi bên một nửa. Chính v́ vậy mà dễ gây nên bực tức khó chịu: người phán-đoán J muốn đi tới quyết-định, c̣n người tri-thức P cứ dùng dằng tŕ-hoăn, chẳng chịu dứt-khoát. Ngoài ra, những chữ phán-đoán và tri-thức dễ gây ngộ nhận. Phán-đoán dễ đi đôi với thiên-kiến, tri-thức dễ được coi là tri-giác. Thực ra, người phán-đoán cũng có thể chẳng có nhiều thiên-kiến hơn ǵ người tri-thức, và người tri-thức cũng chưa chắc đă có nhiều tri-giác hơn người phán-đoán. Để tránh ngộ-nhận, nên hiểu phán-đoán là khuynh-hướng kết-thúc một câu chuyện, kết-luận một vấn-đề, c̣n tri-thức là khuynh-hướng muốn biết rơ hơn, muốn cảm được nhiều hơn.

Nh́n bề ngoài, tất cả các mẫu người phán-đoán, dù hướng-nội hay hướng-ngoại, dù suy-tư hay tâm-t́nh, dù trực-giác hay cảm-giác, cũng có một thái-độ làm việc và nghỉ ngơi như nhau, khác hẳn với loại người tri-thức. Người phán-đoán h́nh như coi hành-động là luật tối-thượng, và muốn ai cũng phải hành-động, làm việc rồi mới được nghỉ ngơi giải-trí. Diện bên ngoài này có ảnh-hưởng rơ rệt trên người phán-đoán: làm tất cả những ǵ có thể để cho xong một công việc. Người phán-đoán chuẩn-bị sửa soạn mọi sự đầy đủ, bảo-toàn duy-tŕ cẩn-thận, và thu quén quét dọn đàng-hoàng v́ họ coi như thế là cần-thiết.

Người tri-thức không hành-động như vậy. Dù là trực-giác hay cảm-giác, suy-tư hay tâm-t́nh, hướng-nội hay hướng-ngoại, người tri-thức h́nh như theo triết-lư chữ nhàn: họ chịu chơi hơn là nghiêm-trang đứng đắn. Người tri-giác không chịu cố-gắng làm những ǵ ít liên-quan trực-tiếp tới hành-động hiện-thời: họ ngại chuẩn-bị sửa soạn, bảo-toàn duy-tŕ, hoặc thu quén dọn dẹp. Cùng lắm họ sẽ kiếm người khác làm thay cho họ. Người tri-thức muốn t́m thấy cái thú của làm việc. Có thể nói rằng người tri-thức làm việc để t́m cái thú, lợi trong công việc, c̣n người phán-đoán làm việc để nhằm tới kết-quả của công việc.

Hai người tri-thức và phán-đoán nếu làm việc chung sẽ phê-b́nh chỉ-trích nhau rất nhiều. Người phán-đoán có thể mô-tả người tri-giác là không cương-quyết, chậm chạp, lần lữa nay mai, không có chương-tŕnh mục-đích, hay chống-đối, phê-b́nh, lư-thuyết suông, không theo quyết-định chung. Người tri-thức có khi không tỏ ra kiên-nhẫn được với người phán-đoán, v́ họ nhận thấy người phán-đoán có khuynh-hướng đi tới kết-luận vội vàng, cẩu-thả, làm cho chính họ, ngướ tri-thức bị hối-thúc và áp-lực.

Người tri-thức có khi lại cho rằng người phán-đoán hay quyết-định cấp-tốc, bị áp-lực nào đó rồi hối-thúc người khác, chỉ biết đạt cho được chỉ-tiêu mà không để ư tới yếu-tố nào khác, có thái-độ cứng nhắc khó thay đổi, độc-tài thiên-kiến, đặt kế-hoạch và quyết-định vội vàng. Thông thường nếu nghiên-cứu cẩn-thận sự khác biệt về đường lối tri-thức và phán-đoán, người ta có thể phá tan cả những khác biệt khác nữa. Phần nhiều những khác biệt này dễ làm cho người ta phấn-khởi thích-thú, và chịu khó t́m hiểu một chút, ai cũng có thể thích-ứng với người khác được.

2.- những chữ mồi quan-trọng

Người phán-đoán thích những chữ : quyết-định, ổn-thoả, cố-định, dự-tính, chuẩn-bị, kết-thúc, đặt kế-hoạch, hoàn-tất, khẩn-trương, cấp-tốc, hạn chót, ra tay.

Người tri-thức thích những chữ: chờ xem, t́m hiểu thêm, linh-động, tuỳ nghi thích-ứng, để chân trời rộng mở, cứ tiếp-tục t́m hiểu, kế-hoạch tạm thời, c̣n nước c̣n tát, ngày dài tháng rộng, biết đâu bất ngờ, đâu cần phải hẹn, chờ xem.

Nói tóm lại, 4 cặp khác-biệt về tính t́nh có thể được thu gọn lại như sau: (xin đọc thêm trang 275-276)

 

E (Mỹ 75%; Việt 40%)              I (Mỹ 25%; Việt 60%)

ngoại-giao                             đặt giới-hạn
ḥa-đồng                              tập-trung một nơi
hướng ngoại                          hướng nội
trải rộng, chiều rộng               đi sâu, chiều sâu
hướng ngoại-diện                   hướng nội-tâm
nhiều bạn bè liên-hệ               bạn bè liên-hệ giới-hạn
tận-dụng nghị-lực                   tiết-kiệm nghị-lực
thích tổ-chức bề ngoài            chú ư đến phản-ứng bên trong

    

S (75% chung)                 N (25% chung)

kinh-nghiệm                          suy-đoán
quá-khứ                                tương-lai
thực-tế                                 đoán chừng
làm việc chịu khó                  cảm-hứng sáng-kiến
hiện-tại, thực-tế                     khả-hữu, có thể
thực-dụng,                            thông-thường mơ mộng viển vông
có ích, công-hiệu                   thần-tiên, tưởng-tượng
sự-kiện thực                         chuyện giả-tưởng
hữu-ích, thực-nghiệm             độc-đáo, sáng-tạo
có nghĩa lư                            giầu tưởng-tượng

 

T (Mỹ: 50%; Việt: 25%)      F (Mỹ: 50%; Việt: 75%)

khách-quan                        chủ-quan
nguyên-tắc                         giá-trị
chính-sách                         giá-trị xă-hội
luật-lệ                                trường-hợp gia-giảm
theo tiêu-chuẩn                  theo t́nh-thân
cương-quyết                      chinh-phục
vô-tư                                 tâm-t́nh
công-lư                              nhân-đạo
chia loại                             ḥa-hợp
chỉ-tiêu                              tốt hoặc xấu
phê-b́nh                            mộ mến
phân-tích                           thiện-cảm
chia phần                           nhiệt-tâm

 

J (50% chung)               P (50% chung)

ổn-thỏa                            chần-chờ
dứt-khoát                         t́m hiểu thêm
cố-định                            linh-động
kế-hoạch dự-liệu trước     tùy-nghi thích-ứng
điều-hành nếp sống          để cuộc sống diễn-tiến
kết-thúc                          để bỏ ngỏ
đặt kế-hoạch                   t́m kiếm cơ-hội
dự-trù, hoạch-định           để ḷng tḥng
quyết-định                      đợi t́nh-cờ ngẫu-nhiên
hoàn-tất                          tạm thời
đi đến kết-luận                chờ coi xem sao
khẩn-cấp                         thong thả
hạn cuối cùng                  không cần đúng hẹn
bắt tay vào việc               thái-độ chờ xem

E          Extraversion       hướng-ngoại
I           Introversion        hướng-nội
N          iNtuition             trực-giác
S          Sensation            cảm-giác
T          Thinking             suy-tư lư-luận
F          Feeling               tâm-tư t́nh-tư
J          Judging               phán-đoán kết-luận
P          Perceiving          tri-thức nhận-định

Như vậy là chúng ta đă có dịp t́m hiểu 4 tầm-kích (khuynh-hướng) khác nhau của tính t́nh theo lư-thuyết của Jung: từ 4 tầm-kích khác nhau đó, người ta chia tính t́nh thành 16 loại. Muốn dùng bản chia loại này để hiểu tính t́nh người khác, chúng ta phải làm quen với cả 16 loại. Đây là một công-tŕnh khá lớn lao.

Điều hữu-ích không phải là học thuộc ḷng tất cả chân-dung (h́nh ảnh) của 16 loại tính t́nh này, nhưng là hiểu biết nền tảng căn-bản của mỗi loại. Nói chung, h́nh như chỉ có 4 loại t́nh t́nh như Hippocrates đă cho biết từ bao nhiêu thế-kỷ trước, và Spranger mới lặp lại gần đây.

Trong chương sau chúng ta sẽ nghiên-cứu về quan-niệm này.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.